Tác Giả

Hòa Thượng Thích Thiện Phụng

I/ THÂN THẾ:
 
Hoà thượng Thích Thiện Phụng, thế danh Nguyễn Minh Chiếu, huý Nhuận Chiếu, tự Không Đạt, thuộc Lâm Tế Chánh Tông, đời thứ 46.
 
Hoà thượng xuất thế ngày 25 tháng 1 năm 1944, nhằm ngày 1 tháng 1 năm Giáp Thân tại Nam Vang, Campuchia.
Năm lên 2 tuổi, song thân không còn nữa, Hoà thượng lúc đó được một người mẹ nuôi đem về cưu mang.
Năm lên 6 tuổi, Người mẹ nuôi mang Hoà thượng gửi cho Hoà thượng Thích Giác Chơn trụ trì Chùa Kim Cang, Nam Vang, Campuchia.
 
II/ QUÁ TRÌNH TU HỌC
 
Năm 1955, đại hội Phật Giáo thế giới tại Campuchia, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dẫn đầu đoàn đại biểu Phật Giáo Việt Nam đi dự đại lễ, cùng đi trong đoàn có Hoà thượng Thích Thiện Huê trụ trì Chùa Đại Giác sau này. Trong thời gian dự đại lễ ở Campuchia, đoàn đại biểu Phật Giáo Việt Nam cư trú tại Chùa Kim Cang, Nam Vang, Campuchia. Lúc bấy giờ, Hoà thượng viện chủ Chùa Kim Cang vừa viên tịch, Chùa tạm thời do các Phật tử trông coi. Hoà thượng Thích Thiện Phụng lúc bấy giờ còn là một chú tiểu nhỏ cho nên Phật tử Chùa Kim Cang nhã ý xin Hoà thượng Thích Trí Tịnh dẫn chú tiểu về Việt Nam để nuôi dạy.
 
Năm đó, Hoà thượng Thích Thiện Phụng theo đoàn đại biểu Phật giáo Việt Nam về nước. Lúc đầu Hoà thượng theo tu học với Hoà thượng Thích Trí Tịnh. Sau đó Hoà thượng Thích Trí Tịnh cho chú tiểu theo làm đệ tử Hoà thượng Thích Thiện Huê.
 
Năm 1957, Hoà thượng về ở tu học tại Chùa Niệm Phật bến cát Bình Dương. Bạn đồng tu với Hoà thượng lúc bấy giờ tại đây có Hoà thượng Thích Nhật Quang hiện trụ trì Thiền Viện Thường Chiếu tại huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai.
 
Năm 1960, Hoà thượng Thích Thiện Phụng theo Hoà thượng Bổn Sư về tu học tại Chùa Đại Giác ở Sài Gòn.
 
Sau 5 năm tu học, vốn chủng tử Phật Pháp đã sẵn có, thông minh đỉnh đạc và tinh tấn tu trì nên Hoà thượng Bổn Sư cho đi thọ giới sadi tại giới đàn Chùa Phật Quang ngày 21 tháng 10 năm 1961. Sau đó Hoà thượng theo Thầy Bổn Sư về Chùa Liên Trì, Núi Thị Vải, Vạn Hạnh, Bà Rịa Vũng Tàu tu học một thời gian. Thời bấy giờ Hoà thượng Thích Trí Quảng làm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự, Trưởng Ban Phật Giáo Quốc Tế Trung Ương là bạn đồng tu học với Hoà thượng tại núi Thị Vải này.
 
Năm 1969 Hoà thượng Thích Thiện Phụng theo học với cố Hoà thượng thượng Phước hạ Cần, Chùa Phật Quang Quận 10 Thành Phố Hồ Chí Minh.
 
Sau 7 năm tinh tấn tu trì chuyên tâm Kinh Luật, Hoà thượng Bổn Sư xét thấy tâm Bồ-đề đã đủ, tướng trượng phu đã tròn nên cho phép Hoà thượng đăng đàn thọ cụ túc giới tại giới đàn Chùa Linh Sơn ngày 15 tháng 4 năm 1968 do Hoà thượng thượng Nhựt hạ Minh làm đàn đầu.
 
Từ năm 1970 đến năm 1974, Hoà thượng Thích Thiện Phụng được Hoà thượng Bổn Sư giao phó trực tiếp xây dựng và trụ trì Tịnh Xá Niết Bàn bãi Dứa thành phố Vũng Tàu.
 
Năm 1982 Hoà thượng theo học với cố Hoà thượng thượng Nhựt hạ Minh Chùa Linh Sơn, Cô Giang Quận 1 Thành Phố Hồ Chí Minh. Nơi đây, Hoà thượng đảm nhiệm chức vụ phó thiền chủ trong hạ trường.
Năm 1983, Hoà thượng đã phát nguyện nhập thất tu trì tại Phật Tích Tòng Lâm tỉnh Đồng Nai.
III/ ĐẠO NGHIỆP HOẰNG PHÁP VÀ ĐỘ SANH
 
Năm 1984, được sư bà trụ trì Chùa Linh Bửu hiến cúng cho Hoà thượng một mảnh đất tại chân núi Thị Vải để lập thất tu trì. Do hai bên đường vào tịnh thất đều trồng mai vàng nên Hoà thượng lấy tên Huỳnh Mai tịnh thất.
 
Thiết nghĩ ban đầu, Hoà thượng về đây chỉ làm một tịnh thất nhỏ để tu niện hằng ngày. Với chí nguyện hoằng dương Phật Pháp tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức, Hoà thượng phát nguyện kiến lập đại Già Lam để làm nơi tiếp tăng độ chúng đào tạo tăng tài. Hoà thượng quyết định mua thêm đất để mở rộng diện tích khuôn viên tịnh thất và xây dựng tăng đường để tạo điều kiện cho tăng chúng có trú xứ tu học.
 
Năm 1988 nhân duyên đầy đủ, được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và sự phát tâm của chư Phật tử gần xa, Hoà thượng làm lễ đặt viên đá đầu tiên để kiến tạo ngôi Già Lam và lấy tên là Chùa Niết Bàn theo tên Chùa cũ của Hoà thượng là Tịnh Xá Niết Bàn ở Thành Phố Vũng Tàu. Trong thời gian này, Hoà thượng vừa xây Chùa nhưng không quên bổn nguyện đào tạo tăng tài nên Hoà thượng phát tâm mở lớp sơ cấp Phật Học và các lớp bổ túc văn hoá tại đây.
 
Vì nhu cầu tu học của chư ni, năm 1990 Hoà thượng tiếp tục khai sơn Chùa Hương Sơn làm trú xứ cho ni chúng.
Với hạnh nguyện tiếp tăng độ chúng, từ đó đến nay, số lượng tăng ni mà Hoà thượng đã thế độ xuất gia hơn cả trăm đệ tử, trong đó có một số vị được Hoà thượng cho đi du phương tham học và trụ trì các ngôi tự viện khắp trong cả nước.
 
Vào những năm đầu thập niên 1990, đến mùa an cư, chư Tăng ở khắp nơi trở về Chùa Niết Bàn an cư kiết hạ rất đông. Số lượng Tăng chúng có năm lên đến gần cả trăm vị.
 
Trong suốt 25 năm trụ trì Chùa Niết Bàn, với tâm niệm mỗi vị Tăng Ni là một vị Phật tương lai cho nên cứ mỗi năm vào mùa Vu lan Báo hiếu, Hoà thượng đều tổ chức đại lễ trai tăng cúng dường với số lượng Tăng Ni trên 1000 vị.

Hoà thượng đã được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tấn phong giáo phẩm Thượng toạ vào ngày 05 tháng 12 năm 2002 và giáo phẩm Hoà thượng ngày 14 tháng 12 năm 2007.
 
Do công hạnh tu tập nghiêm trì giới luật của Hoà thượng nên được các Ban Tổ Chức đại giới đàn cung thỉnh Hoà thượng làm tôn chứng Tăng già của các Giới Đàn như Đại Giới Đàn Chùa Linh Sơn Thành Phố Hồ Chí Minh năm 1983 và năm 1984. Đại Giới Đàn tại Đại Tòng Lâm do Ban Trị Sự tỉnh hội Phật Giáo Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức năm 1993 và năm 1997 và Đại Giới Đàn Cam Lộ do Ban Trị Sự tỉnh hội Phật Giáo Gia Lai tổ chức năm 2010 tại Chùa Minh Thành, thành phố Pleiku.
 
IV/ HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI
 
Suốt cả cuộc đời, ngoài việc tinh tấn tu hành, nghiêm trì giới luật, Hoà thượng còn lập hạnh bố thí cúng dường với phương châm: “Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”. Từ tâm nguyện đó, Hoà thượng phát tâm làm các công tác từ thiện xã hội như: giúp đỡ trẻ em mồ côi, người già neo đơn tàn tật, mở bếp ăn tình thương cho bệnh nhân nghèo khó khăn, uỷ lạo cho những người bị mắc bệnh nan y ở các trại bệnh phong cùi và giúp đỡ cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số ở các vùng cao nguyên.
 
Khi các vùng miền trong nước gặp phải thiên tai bão lụt, Hoà thượng đều đi đến nơi uỷ lạo cứu trợ đồng bào bị thiên tai ở địa phương đó. Và đặc biệt hàng năm tại Chùa Niết Bàn đều có chương trình phát quà từ thiện cho những người nghèo neo đơn vào ngày rằm tháng 7 nhân dịp lễ Vu-lan Báo hiếu.
 
Với những công hạnh trên, Hoà thượng được chính quyền từ Trung Ương đến địa phương trao tặng các phần thưởng cao quý như huân chương, kỷ niệm chương, bằng khen như:
 
Thủ Tướng Chính Phủ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trao tặng bằng khen “Đã có nhiều thành tích trong công tác từ thiện xã hội từ năm 2001 đến 2005” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” năm 2009.
 
Bộ trưởng chủ nhiệm Uỷ Ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam trao tặng huy chương “Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam” năm 1998 và 2004.
 
Ban Chấp Hành Trung Ương hội khuyến học Việt Nam tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp khuyến học” năm 2008.
Ban Chấp Hành Trung Ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam trao tặng bằng khen vào những năm 1998 đến năm 2010.
 
Bằng khen của hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam năm 2006.
 
Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã trao tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác cứu trợ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại bão lụt trong năm 2010, 2011.
 
Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã trao tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong cuộc vận động xây dựng quỹ “Tình nghĩa, tình thương” và “ Ngày vì người nghèo” năm 2010, 2011.
 
Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong 10 năm xây dựng và phát triển huyện Tân Thành, giai đoạn năm 1994 đến năm2004 do Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trao tặng.
 
Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trao tặng bằng khen “Tổ chức và duy trì tốt bếp ăn tình thương cho người nghèo tại bệnh viện Lê Lợi, TP. Vũng Tàu năm 2000, 2002, 2003.
 
Uỷ Ban Nhân Dân huyện Tân Thành tặng giấy khen “Đã có thành tích tốt trong công tác vận động xây dựng quỹ Tình Nghĩa – Tình Thương” năm 2002 và nhiều bằng khen và giấy khen khác.
 
V/ THỜI KỲ VIÊN TỊCH
 
Những năm gần đây, dù bệnh duyên nhưng Hoà thượng vẫn kiên trì thực hành hạnh lợi tha theo hạnh nguyện từ bi phổ tế của đức Quán Thế Âm Bồ-tát cho nên không ngại Phật sự đa đoan, tuổi già sức yếu, thân mang trọng bệnh, Hoà thượng vẫn đi khắp mọi miền đất nước, đem lòng từ của người con Phật trang trải mọi người.
 
Những giờ phút trước khi viên tịch, mặc dù thân lâm trọng bệnh nhưng tâm Hoà thượng vẫn an nhiên tự tại trước sanh tử. Hoà thượng đã ân cần dạy bảo sách tấn tứ chúng đệ tử ý thức được rằng cần phải chuyên tâm tu học là hành trang thiết yếu trên lộ trình giải thoát.
 
Mặc dù được sự nhứt tâm cầu nguyện của chư Tôn thiền đức Tăng Ni gần xa và môn đồ Pháp quyến, sự chữa trị tận tình của bác sĩ nhưng sanh, trụ, dị, diệt là quy luật tất yếu của các pháp hữu vi, Hoà thượng đã thuận thế vô thường, xả báo an tường, tịnh nhiên thị tịch trong sự hộ niệm của tứ chúng đệ tử và Tăng Ni vào lúc 9giờ 30 phút, ngày 19 tháng 1, năm 2012 (Nhằm ngày 26 tháng 12, Năm Tân Mão) tại Chùa Niết Bàn, Thôn Tân Hạnh, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trụ thế 68 năm, 45 Hạ Lạp.
 
Hoà thượng Thích Thiện Phụng, thế danh Nguyễn Minh Chiếu, huý Nhuận Chiếu, tự Không Đạt, thuộc Lâm Tế Chánh Tông, đời thứ 46.
 
Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông, Tứ Thập Lục Thế, khai sơn Niết Bàn, Hương Sơn Nhị Tự đường thượng. Huý thượng Nhuận hạ Chiếu, tự Không Đạt, hiệu Thiện Phụng Nguyễn Công hoà thượng Giác Linh.
 
Chùa Niết Bàn ngày 19 tháng 1 năm 2012 – Môn đồ pháp quyến đồng kính soạn.
Cố Giáo Sư Minh Chi
Cố Giáo Sư Trương Đình Nguyên
Cư Sĩ Bành Tế Thanh
Cư Sĩ Bích Ngọc
Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Cư Sĩ Cao Hữu Đính
Cư Sĩ Chân Hiền Tâm
Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền
Cư Sĩ Đạo Quang
Cư Sĩ Diệu Âm
Cư Sĩ Diệu Hà
Cư Sĩ Định Huệ
Cư Sĩ Đoàn Trung Còn
Cư Sĩ Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ
Cư Sĩ Dương Đình Hỷ
Cư Sĩ Đường Tương Thanh
Cư Sĩ Giang Đô Trịnh Vĩ Am
Cư Sĩ Giang Vị Nông
Cư Sĩ Hạnh Cơ
Cư Sĩ Hồ U Trinh Ở Núi Tứ Minh
Cư Sĩ Hoàng Phước Đại
Cư Sĩ Hồng Như
Cư Sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai
Cư Sĩ Huệ Thiện
Cư Sĩ Huỳnh Lão
Cư Sĩ Khánh Vân
Cư Sĩ Lâm Cự Tinh
Cư Sĩ Lâm Khán Trị
Cư Sĩ Lê Huy Trứ MSEE
Cư Sĩ Lê Sỹ Minh Tùng
Cư Sĩ Liêu Nguyên
Cư Sĩ Liêu Địch Liên
Cư Sĩ Lưu Minh Chánh
Cư Sĩ Lưu Thừa Phù Ghi Chép
Cư Sĩ Lý Viên Tịnh
Cư Sĩ Lý Nhất Quang
Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập
Cư Sĩ Minh Chánh
Cư Sĩ Minh Trí và Mẫn Đạt
Cư Sĩ Ngô Đức Thọ
Cư Sĩ Nguyên Giác
Cư Sĩ Nguyên Hồng
Cư Sĩ Nguyễn Lang
Cư Sĩ Nguyên Phong
Cư Sĩ Nguyễn Đức Sâm , Ngô Đức Thọ
Cư Sĩ Nguyễn Đức Sinh
Cư Sĩ Nguyễn Hữu Kiệt
Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến
Cư Sĩ Nguyễn Xuân Chiến
Cư Sĩ Phạm Cổ Nông
Cư Sĩ Phúc Trung
Cư Sĩ Phương Luân
Cư Sĩ Quách Huệ Trân
Cư Sĩ Quảng Minh
Cư Sĩ Tâm Phước
Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám
Cư Sĩ Thiên Nhơn
Cư Sĩ Thôi Chú Bình
Cư Sĩ Thuần Bạch
Cư Sĩ Tiểu Bình Thật
Cư Sĩ Tịnh Mặc
Cư Sĩ Tịnh Nghiệp
Cư Sĩ Tịnh Thọ
Cư Sĩ Tô Khắc Minh
Cư Sĩ Tôn A Tử
Cư Sĩ Trần Anh Kiệt
Cư Sĩ Uông Trí Biểu
Cư Sĩ Viên Đạt
Cư Sĩ Võ Đình Cường
Cư Sĩ Vọng Tây
Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang
Đại Lão Hòa Thượng Thích Diễn Bồi
Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ
Đại Lão Hòa Thượng Thích Mộng Tham
Đại Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ
Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan
Đại Lão Hòa Thượng Thích Tinh Vân
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
Đại Sư An Thế Cao
Đại Sư Bách Trượng Hoài Hải
Đại Sư Chí Công
Đại Sư Cổ Diêm Khuông Am Thanh Liên bật-sô Linh Thừa
Đại Sư Đạo Nguyên
Đại Sư Đạo Tuyên
Đại Sư Diệu Hiệp
Đại Sư Diệu Khẩu
Đại Sư Diệu Không
Đại Sư Diệu Liên
Đại Sư Đời Tống, Nguyên Chiếu
Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần
Đại Sư Gia Tường Cát Tạng
Đại Sư Hải Đông
Đại Sư Hám Sơn
Đại Sư Hàm Thị
Đại Sư Hoài Cảm
Đại Sư Hoằng Nhất
Đại Sư Hoằng Tán
Đại Sư Huệ Ngộ
Đại Sư Khuy Cơ
Đại Sư Liên Trì
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc
Đại Sư Pháp Tạng Hiền Thủ
Đại Sư Phi Tích
Đại Sư Pomnyun Sunim Trí Quang
Đại Sư Quán Đảnh
Đại Sư Quảng Khâm
Đại Sư Tăng Triệu
Đại Sư Thái Hư
Đại Sư Thân Loan
Đại Sư Thang Hương Danh
Đại Sư Thanh Lương Trừng Quán
Đại Sư Thật Hiền
Đại Sư Thật Xoa Nan Đà
Đại Sư Thích Ấn Thuận
Đại Sư Thích Tăng Triệu
Đại Sư Thiện Đạo Đời Đường
Đại Sư Thiên Thai Trí Giả
Đại Sư Thượng Sư Tsong Kha Pa
Đại Sư Tĩnh Am
Đại Sư Tông Bổn
Đại Sư Tri Lễ
Đại Sư Triệt Ngộ
Đại Sư Trung Phong Minh Bổn
Đại Sư Tsong Kha Pa
Đại Sư Ưu Đàm
Đại Sư Vi Lâm Đạo Bái
Đại Sư Viên Hư
Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ
Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Đời Đường Sa Môn Văn Thẩm Thiếu Khương
Đời Lưu Tống Cương Lương Gia Xá
Hòa Thượng DaLai Lama
Hòa Thượng Thích Bảo Lạc
Hòa Thượng Thích Bích Liên
Hòa Thượng Thích Chân Thường
Hòa Thượng Thích Đồng Bổn
Hòa Thượng Thích Đổng Minh
Hòa Thượng Thích Đức Nhuận
Hòa Thượng Thích Đức Niệm
Hòa Thượng Thích Đức Thắng
Hòa Thượng Thích Giác Khang
Hòa Thượng Thích Giác Qủa
Hòa Thượng Thích Giác Quang
Hòa Thượng Thích Hân Hiền
Hòa Thượng Thích Hoằng Tri
Hòa Thượng Thích Hoằng Trí
Hòa Thượng Thích Hồng Đạo
Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn
Hòa Thượng Thích Huệ Hưng
Hòa Thượng Thích Huyền Dung
Hòa Thượng Thích Huyền Tôn
Hòa Thượng Thích Huyền Vi
Hòa Thượng Thích Khánh Anh
Hòa Thượng Thích Khế Chơn
Hòa Thượng Thích Mãn Giác
Hòa Thượng Thích Minh Cảnh
Hòa Thượng Thích Minh Châu
Hòa Thượng Thích Minh Lễ
Hòa Thượng Thích Minh Quang
Hòa Thượng Thích Minh Thành
Hòa Thượng Thích Nhất Chân
Hòa Thượng Thích Như Điển
Hòa Thượng Thích Pháp Chánh
Hòa Thượng Thích Phước Nhơn
Hòa Thượng Thích Phước Sơn
Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Hòa Thượng Thích Quang Phú
Hòa Thượng Thích Tâm Châu
Hòa Thượng Thích Tâm Quang
Hòa Thượng Thích Thái Hòa
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Hòa Thượng Thích Thiên Ân
Hòa Thượng Thích Thiện Châu
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Hòa Thượng Thích Thiện Huệ
Hòa Thượng Thích Thiện Phụng
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Hòa Thượng Thích Thông Bửu
Hòa Thượng Thích Tịnh Không
Hòa Thượng Thích Tịnh Nghiêm
Hòa Thượng Thích Tịnh Từ
Hòa Thượng Thích Toàn Châu
Hòa Thượng Thích Trí Chơn
Hòa Thượng Thích Trí Hoằng
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Hòa Thượng Thích Trí Quảng
Hòa Thượng Thích Trí Thủ
Hòa Thượng Thích Trung Quán
Hòa Thượng Thích Từ Quang
Hòa Thượng Thích Tuệ Đăng
Hòa Thượng Thích Tuệ Đặng
Hòa Thượng Thích Tuệ Nhuận
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa
Hòa Thượng Thích Viên Giác
Hòa Thượng Thích Viên Huy
Hòa Thượng Thích Viên Lý
Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã
Tam Tạng Pháp Sư Đàm Vô Sấm
Tam Tạng Pháp Sư Đề Vân Bát Nhã
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Thượng Nhân Pháp Nhiên
Thượng Tọa Thích Chân Tính
Thượng Tọa Thích Chánh Lạc
Thượng Tọa Thích Đồng Ngộ
Thượng Tọa Thích Đức Trí
Thượng Tọa Thích Giải Hiền
Thượng Tọa Thích Hằng Đạt
Thượng Tọa Thích Hạnh Bình
Thượng Tọa Thích Huyền Châu
Thượng Tọa Thích Mật Thể
Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
Thượng Tọa Thích Nguyên Bình
Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn
Thượng Tọa Thích Nguyên Hùng
Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng
Thượng Tọa Thích Nhuận Châu
Thượng Tọa Thích Phổ Huân
Thượng Tọa Thích Phước Hòa
Thượng Tọa Thích Phước Thái
Thượng Tọa Thích Quảng Ánh
Thượng Tọa Thích Tiến Đạt
Thượng Tọa Thích Trí Đức
Thượng Tọa Thích Trí Siêu
Thượng Tọa Thích Trường Lạc
Thượng Tọa Thích Vĩnh Hóa
Tiến Sĩ Lê Sơn Phương Ngọc
Tiến Sĩ Sinh Học Matthieu Ricard
Tiến Sĩ Vật Lý Trịnh Xuân Thuận
Tỳ Kheo Thích Đăng Quang
Tỳ Kheo Thích Đồng Thọ
Tỳ Kheo Thích Đồng Tịnh
Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Tỳ Kheo Thích Giác Nghiên
Tỳ Kheo Thích Giới Bổn
Tỳ Kheo Thích Giới Đức
Tỳ Kheo Thích Giới Nghiêm
Tỳ Kheo Thích Hoằng Đạo
Tỳ Kheo Thích Hoằng Thường
Tỳ Kheo Thích Huệ Chiểu Chùa Đại Vân Ở Chuy Châu
Tỳ Kheo Thích Minh Điền
Tỳ Kheo Thích Minh Định
Tỳ Kheo Thích Minh Trí
Tỳ Kheo Thích Nguyên Chứng
Tỳ Kheo Thích Tâm Hạnh
Tỳ Kheo Thích Thanh Giác
Tỳ Kheo Thích Thiện Hạnh
Tỳ Kheo Thích Thiện Trang
Tỳ Kheo Thích Thông Huệ
Tỳ Kheo Thích Viên Ngộ
Tỳ Kheo Visuđhacara



Pháp môn Tịnh độ dễ tu nhưng khó tin. Trong Kinh Phật thuyết A-di-đà, Ðức Thế-tôn cũng thừa nhận như thế (nan tín chi pháp)