Tác Giả

Đại Sư An Thế Cao

Ngài tên Thanh, tự Thế Cao là vương tử nước An Tức (một nước cổ thuộc vùng đất Ba Tư, phía tây bắc Ấn Độ hiện nay). Vì họ của Ngài lấy theo tên nước, nên mới có các tên như An Thanh, An Hầu, An Thế Cao. Thuở nhỏ, An Thế Cao có tiếng hiếu thảo, lại thêm thông tuệ, có chí cầu học; các sách vở nước ngoài, thiên văn, địa lý, y học v.v…, thảy đều tinh thông. Đặc biệt về phương diện ngôn ngữ, Ngài thông thạo hơn ba mươi sinh ngữ, cho đến nghe hiểu được tiếng chim thú. Một hôm, An Thế Cao cùng các bạn đang đi trên đường, bổng gặp một đàn chim én ríu rít, liền nói: Chúng bảo nhau sắp có người đem thức ăn đến. Một lát sau quả nhiên như vậy! Mọi người ai cũng lấy làm kinh dị. Tiếng tăm của Ngài vì thế sớm đã lừng lẫy khắp nơi.

Thế Cao tuy ở nhà mà giữ gìn giới pháp vô cùng nghiêm tịnh. Sau khi vua cha mất, Ngài lên nối ngôi, song do thấu đáo lẽ vô thường khổ không, nên sớm đã xem vinh hoa phú quý như bèo bọt mây nổi. Khi mãn tang cha xong, Thế Cao liền nhường ngôi lại cho chú, còn mình xuất gia du phương học đạo. Với tài đức sẵn có, chẳng bao lâu Ngài đã thông đạt Tam Tạng, sở trường về A Tỳ Đàm và thiền quán đến mức nhập diệu. Sau đó, Thế Cao đi qua các nước ở Tây Vực để hoằng hóa; vào niên hiệu Kiến Hòa thứ 2 đời Đông Hán Hoàn Đế (148), lại đến Lạc Dương Trung Quốc. Với sức thông tuệ nghe một biết ngàn, Ngài ở đây chẳng bao lâu đã thông thạo tiếng Hoa và tham gia công tác dịch thuật hơn hai mươi năm (đến niên hiệu Kiến Ninh thứ 3 đời Hán Linh Đế – 170). Đây là thời kỳ đầu của Phật giáo Trung Quốc, thuật ngữ Phật giáo còn chưa phong phú, ít có người thông thạo cả hai thứ tiếng Phạn và Hoa nên việc dịch thuật rất khó khăn và khó tránh có chỗ lầm lẫn. Thế Cao nhờ là người Tây Vực, lại thông thạo cả hai ngôn ngữ, nên dịch Kinh rất chính xác. Kinh điển Ngài dịch nghĩa lý rõ ràng, văn từ xác đáng, lời không hoa mỹ mà văn chất lại chẳng quê mùa chút nào. Độc giả đọc văn, ai cũng say mê không biến chán. Ngài được đánh giá là vị đứng đầu trong các nhà dịch thuật thời đó, là một trong những vị mở đường, đặt nền móng cho Phật giáo Trung Quốc. Những Kinh Ngài dịch như An Ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập, A Tỳ Đàm, Ngũ Pháp Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Chuyển Pháp Luân, Bát Chánh Đạo, Thiền Hành Pháp Tưởng , Tu Hành Đạo v.v…, khoảng ba mươi bốn bộ, bốn mươi quyển. Đây là theo Tam Tạng Ký. Ngoài ra còn nhiều thuyết khác, như Cao Tăng Truyện nói có ba mươi chín bộ….

Thế Cao là người thông đạt sự lý, biết rõ nghiệp duyên của mình. Sự tích thần dị về đời Ngài thật không ai lường nổi.Thế Cao từng nói tiền thân của mình là một vị xuất gia ở chung với người bạn đồng tu. Vị này ưa thích bố thí cúng dường nhưng tánh tình lại hay sân hận. Mỗi khi đi khất thực, gặp thí chủ nào trái ý là ông liền nổi giận. Thế Cao từng nhiều lần khuyên bảo mà ông ta vẫn không ăn năn cải đổi. Như thế hơn hai mươi năm, một hôm Ngài từ biệt người bạn ấy ra đi, nói rằng:

- Tôi đi Quảng Châu để trả cho hết túc nghiệp. Ông tinh tấn, thông đạt Kinh điển chẳng kém gì tôi, nhưng tánh còn nhiều sân hận. Sau khi mạng chung, e rằng ông phải bị đọa, mang thân hình xấu xa đáng sợ. Nếu tôi đắc đạo sẽ đến độ ông.

Sau đó Thế Cao đến Quảng Châu, gặp thời giặc cướp hoành hành, khắp nơi loạn lạc. Trên đường Ngài gặp một tên thiếu niên, hắn ta rút dao ra nói:

- Ta tìm gặp được ngươi rồi!

Ngài mỉm cười trả lời:

- Ta vì đời trước mắc nợ mạng của ông, nên từ xa đến đây để trả. Ông sở dĩ gặp ta liền nổi sân, là do có lòng hờn giận từ đời trước.

Nói xong, thản nhiên không chút sợ hãi, ung dung đưa cổ cho chém! Lúc ấy, người xem đứng chật cả hai bên đường, không ai là không kinh dị.

Sau đó, thần thức Thế Cao thác sinh lại làm vương tử nước An Tức, chính là An Thế Cao hiện đời. Sau khi du hóa Trung Quốc, việc dịch Kinh hoằng Pháp đã xong, gặp loạn Mạc Quan Lạc thời Hán Linh Đế (niên hiệu Kiến Ninh thứ ba - 170) Ngài bèn chấn tích đi đến Giang Nam, nói rằng: Tôi sẽ đến Giang Nam để độ người bạn đồng tu xưa.

Thuyền đi đến hồ Cung Đình. Nơi đây có một miếu thờ thần nổi tiếng linh thiêng. Các thương khách đi ngang nếu ghé lại cúng lễ, thì đi đường sẽ xuôi buồm thuận gió. Trước đây từng có người đến đốn trộm trúc trồng ở quanh miếu, rồi cho thuyền chở đi. Nhưng thuyền đi được một đỗi liền bị lật chìm, trúc trôi trở lại nơi cũ. Từ đó thuyền nhân đều kinh sợ, không ai dám động phạm đến miếu này. Lúc An Thế Cao cùng hơn ba mươi người khách đồng thuyền đi ngang qua, một vài người đại diện mang lễ vật lên miếu cúng tế để cầu bình an. Thần miếu liền giáng xuống bảo rằng: Trong thuyền có Sa môn, xin mời lên đây! Mọi người đều kinh ngạc, vội mời An Thế Cao lên miếu.

Ngài vào miếu, thần liền bảo:

- Thuở xưa tôi cùng Ngài xuất gia học đạo. Tôi thích bố thí mà tánh lại hay sân hận nên phải bị đọa làm thần giữ miếu ở hồ Cung Đình, cai quản chu vi cả ngàn dặm. Tôi nhờ phước bố thí nên tài vật dồi dào, song do sân hận phải bị đọa làm thần giữ miếu. Nay gặp lại bạn tu xưa thật vui buồn lẫn lộn, khôn xiết bùi ngùi. Thọ mạng tôi chẳng còn bao lâu. Thân hình to lớn xấu ác của tôi nếu chết ở đây e rằng sẽ làm ô uế sông hồ, nên định dời sang đầm Sơn Tây. Tôi chết đi sợ sẽ đọa vào địa ngục. Tôi có ngàn xấp lụa và các thứ bảo vật, xin Ngài nhận lấy để xây chùa tháp, cầu siêu độ cho tôi.

An Thế Cao nói:

- Tôi đến đây là cốt để độ ông. Sao ông không hiện ra cho thấy nguyên hình?

Thần đáp:

- Thân tôi quá xấu xa đáng sợ, e rằng khiến mọi người kinh hãi.

Thế Cao bảo:

- Xin chỉ hiện một phần nào mà mọi người trông thấy không kinh sợ.

Thần liền từ phía sau giường đưa đầu lên. Thì ra là con mãng xà lớn, không biết cả mình dài bao nhiêu, chỉ thấy đầu cao đến gối. Ngài An Thế Cao liền đọc vài biến Kinh tiếng Phạn cho nó nghe. Nghe xong, mãng xà buồn bã, lệ rơi lã chã, giây lát liền ẩn mất.

Sau đó, Thế Cao thu dọn lụa là và đồ vật trong miếu rồi xuống thuyền ra đi. Thuyền dong buồm rời bến, mãng xà leo lên núi nhìn theo đến hút tầm mắt. Khi đến Dự Chương, Ngài đem những đồ vật của thần miếu dùng vào việc xây cất chùa Đông Tự.

Lúc Thế Cao đi rồi, thần mạng chung. Tối đến, mọi người thấy có một thiếu niên đến quì trước An Thế Cao nhận lời chú nguyện, giây lát bổng nhiên không thấy đâu cả. Thế Cao nói với những người chung thuyền:

- Thiếu niên đó chính là vị thần ở ngôi miếu tại hồ Cung Đình, nay đã thoát được thân xấu ác.

Từ đó miếu hết linh thiêng. Sau này người ta thấy một con mãng xà rất lớn chết ở đầm Sơn Tây, đầu đuôi dài đến mấy dặm! Nơi đây nay trở thành Xà thôn (làng Rắn) ở huyện Tầm Dương.

An Thế Cao sau đó đi Quảng Châu, tìm đến nhà vị thiếu niên đời trước giết mình. Vị thiếu niên kia nay vẫn còn, song đã trở thành ông lão tóc bạc. Thế Cao gặp vị đó, liền nhắc lại chuyện trả nợ mạng xưa kia của mình và nói rõ nhân duyên đời trước, rồi hoan hỷ bảo: Ta nay vẫn còn chút dư báo, nên phải đi Cối Kê để trả cho xong!

Vị khách Quảng Châu đó nhận ra Thế Cao là bậc phi phàm nên chợt tỉnh ngộ, ăn năn tội lỗi trước kia. Từ đó vô cùng cung kính An Thế Cao và tình nguyện đi theo đến Cối Kê. Đến nơi vào chợ, gặp lúc có loạn, người ta đánh lầm trúng đầu Ngài, nhân đó liền qua đời. Vị khách Quảng Châu hai lần chứng kiến việc trả báo của Ngài nên vô cùng tin sợ nhân quả, tinh tấn tu tập và thuật lại đầu đuôi câu chuyện này cho mọi người biết. Xa gần hay biết, không ai là không thương tiếc!

Soạn dịch theo Cao Tăng Truyện và Phật Quang Đại Từ Điển

Cố Giáo Sư Minh Chi
Cố Giáo Sư Trương Đình Nguyên
Cư Sĩ Bành Tế Thanh
Cư Sĩ Bích Ngọc
Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Cư Sĩ Cao Hữu Đính
Cư Sĩ Chân Hiền Tâm
Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền
Cư Sĩ Đạo Quang
Cư Sĩ Diệu Âm
Cư Sĩ Diệu Hà
Cư Sĩ Định Huệ
Cư Sĩ Đoàn Trung Còn
Cư Sĩ Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ
Cư Sĩ Dương Đình Hỷ
Cư Sĩ Đường Tương Thanh
Cư Sĩ Giang Đô Trịnh Vĩ Am
Cư Sĩ Giang Vị Nông
Cư Sĩ Hạnh Cơ
Cư Sĩ Hồ U Trinh Ở Núi Tứ Minh
Cư Sĩ Hoàng Phước Đại
Cư Sĩ Hồng Như
Cư Sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai
Cư Sĩ Huệ Thiện
Cư Sĩ Khánh Vân
Cư Sĩ Lâm Cự Tinh
Cư Sĩ Lê Huy Trứ MSEE
Cư Sĩ Lê Sỹ Minh Tùng
Cư Sĩ Liêu Nguyên
Cư Sĩ Liêu Địch Liên
Cư Sĩ Lưu Minh Chánh
Cư Sĩ Lưu Thừa Phù Ghi Chép
Cư Sĩ Lý Viên Tịnh
Cư Sĩ Lý Nhất Quang
Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập
Cư Sĩ Minh Chánh
Cư Sĩ Minh Trí và Mẫn Đạt
Cư Sĩ Ngô Đức Thọ
Cư Sĩ Nguyên Giác
Cư Sĩ Nguyên Hồng
Cư Sĩ Nguyễn Lang
Cư Sĩ Nguyên Phong
Cư Sĩ Nguyễn Đức Sâm , Ngô Đức Thọ
Cư Sĩ Nguyễn Đức Sinh
Cư Sĩ Nguyễn Hữu Kiệt
Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến
Cư Sĩ Nguyễn Xuân Chiến
Cư Sĩ Phạm Cổ Nông
Cư Sĩ Phúc Trung
Cư Sĩ Phương Luân
Cư Sĩ Quách Huệ Trân
Cư Sĩ Quảng Minh
Cư Sĩ Tâm Phước
Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám
Cư Sĩ Thiên Nhơn
Cư Sĩ Thôi Chú Bình
Cư Sĩ Thuần Bạch
Cư Sĩ Tiểu Bình Thật
Cư Sĩ Tịnh Mặc
Cư Sĩ Tô Khắc Minh
Cư Sĩ Tôn A Tử
Cư Sĩ Uông Trí Biểu
Cư Sĩ Viên Đạt
Cư Sĩ Vọng Tây
Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang
Đại Lão Hòa Thượng Thích Diễn Bồi
Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ
Đại Lão Hòa Thượng Thích Mộng Tham
Đại Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ
Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
Đại Lão Hòa Thượng Tinh Vân
Đại Sư An Thế Cao
Đại Sư Bách Trượng Hoài Hải
Đại Sư Chí Công
Đại Sư Cổ Diêm Khuông Am Thanh Liên bật-sô Linh Thừa
Đại Sư Đạo Bái
Đại Sư Đạo Nguyên
Đại Sư Đạo Tuyên
Đại Sư Diệu Hiệp
Đại Sư Diệu Khẩu
Đại Sư Diệu Không
Đại Sư Diệu Liên
Đại Sư Đời Tống, Nguyên Chiếu
Đại Sư Gia Tường Cát Tạng
Đại Sư Hải Đông
Đại Sư Hám Sơn
Đại Sư Hàm Thị
Đại Sư Hoài Cảm
Đại Sư Hoằng Nhất
Đại Sư Hoằng Tán
Đại Sư Huệ Ngộ
Đại Sư Khuy Cơ
Đại Sư Liên Trì
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc
Đại Sư Pháp Tạng Hiền Thủ
Đại Sư Phi Tích
Đại Sư Pomnyun Sunim Trí Quang
Đại Sư Quán Đảnh
Đại Sư Quảng Khâm
Đại Sư Tăng Triệu
Đại Sư Thái Hư
Đại Sư Thân Loan
Đại Sư Thang Hương Danh
Đại Sư Thanh Lương Trừng Quán
Đại Sư Thật Hiền
Đại Sư Thật Xoa Nan Đà
Đại Sư Thích Ấn Thuận
Đại Sư Thích Tăng Triệu
Đại Sư Thiên Thai Trí Giả
Đại Sư Thượng Sư Tsong Kha Pa
Đại Sư Tĩnh Am
Đại Sư Tông Bổn
Đại Sư Triệt Ngộ
Đại Sư Trung Phong Minh Bổn
Đại Sư Tsong Kha Pa
Đại Sư Ưu Đàm
Đại Sư Viên Hư
Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ
Đời Dao Tần, Duy Tắc Thiền sư Thiên Như
Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Đời Đường Sa Môn Văn Thẩm Thiếu Khương
Đời Lưu Tống Cương Lương Gia Xá
Hòa Thượng DaLai Lama
Hòa Thượng Thích Bảo Lạc
Hòa Thượng Thích Bích Liên
Hòa Thượng Thích Chân Thường
Hòa Thượng Thích Đồng Bổn
Hòa Thượng Thích Đổng Minh
Hòa Thượng Thích Đức Nhuận
Hòa Thượng Thích Đức Niệm
Hòa Thượng Thích Đức Thắng
Hòa Thượng Thích Giác Khang
Hòa Thượng Thích Giác Qủa
Hòa Thượng Thích Giác Quang
Hòa Thượng Thích Hân Hiền
Hòa Thượng Thích Hoằng Tri
Hòa Thượng Thích Hoằng Trí
Hòa Thượng Thích Hồng Đạo
Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn
Hòa Thượng Thích Huệ Hưng
Hòa Thượng Thích Huyền Dung
Hòa Thượng Thích Huyền Tôn
Hòa Thượng Thích Huyền Vi
Hòa Thượng Thích Khánh Anh
Hòa Thượng Thích Khế Chơn
Hòa Thượng Thích Mãn Giác
Hòa Thượng Thích Minh Cảnh
Hòa Thượng Thích Minh Châu
Hòa Thượng Thích Minh Lễ
Hòa Thượng Thích Minh Quang
Hòa Thượng Thích Minh Thành
Hòa Thượng Thích Nhất Chân
Hòa Thượng Thích Như Điển
Hòa Thượng Thích Phước Nhơn
Hòa Thượng Thích Phước Sơn
Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Hòa Thượng Thích Quang Phú
Hòa Thượng Thích Tâm Châu
Hòa Thượng Thích Tâm Quang
Hòa Thượng Thích Thái Hòa
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Hòa Thượng Thích Thiên Ân
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Hòa Thượng Thích Thiện Huệ
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Hòa Thượng Thích Thông Bửu
Hòa Thượng Thích Tịnh Không
Hòa Thượng Thích Tịnh Nghiêm
Hòa Thượng Thích Toàn Châu
Hòa Thượng Thích Trí Chơn
Hòa Thượng Thích Trí Hoằng
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Hòa Thượng Thích Trí Quảng
Hòa Thượng Thích Trí Thủ
Hòa Thượng Thích Trung Quán
Hòa Thượng Thích Từ Quang
Hòa Thượng Thích Tuệ Đăng
Hòa Thượng Thích Tuệ Đặng
Hòa Thượng Thích Tuệ Nhuận
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa
Hòa Thượng Thích Viên Giác
Hòa Thượng Thích Viên Huy
Hòa Thượng Thích Viên Lý
Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã
Tam Tạng Pháp Sư Đàm Vô Sấm
Tam Tạng Pháp Sư Đề Vân Bát Nhã
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Thượng Nhân Pháp Nhiên
Thượng Tọa Thích Chân Tính
Thượng Tọa Thích Chánh Lạc
Thượng Tọa Thích Đồng Ngộ
Thượng Tọa Thích Đức Trí
Thượng Tọa Thích Giải Hiền
Thượng Tọa Thích Hằng Đạt
Thượng Tọa Thích Hạnh Bình
Thượng Tọa Thích Huyền Châu
Thượng Tọa Thích Mật Thể
Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
Thượng Tọa Thích Nguyên Bình
Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn
Thượng Tọa Thích Nguyên Hùng
Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng
Thượng Tọa Thích Nhuận Châu
Thượng Tọa Thích Phổ Huân
Thượng Tọa Thích Phước Hòa
Thượng Tọa Thích Phước Thái
Thượng Tọa Thích Quảng Ánh
Thượng Tọa Thích Thiện Phụng
Thượng Tọa Thích Tiến Đạt
Thượng Tọa Thích Trí Đức
Thượng Tọa Thích Trí Siêu
Thượng Tọa Thích Trường Lạc
Thượng Tọa Thích Vĩnh Hóa
Tiến Sĩ Lê Sơn Phương Ngọc
Tiến Sĩ Sinh Học Matthieu Ricard
Tiến Sĩ Vật Lý Trịnh Xuân Thuận
Tỳ Kheo Thích Đăng Quang
Tỳ Kheo Thích Đồng Thọ
Tỳ Kheo Thích Đồng Tịnh
Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Tỳ Kheo Thích Giác Nghiên
Tỳ Kheo Thích Giới Bổn
Tỳ Kheo Thích Giới Đức
Tỳ Kheo Thích Giới Nghiêm
Tỳ Kheo Thích Hoằng Đạo
Tỳ Kheo Thích Hoằng Thường
Tỳ Kheo Thích Huệ Chiểu Chùa Đại Vân Ở Chuy Châu
Tỳ Kheo Thích Minh Điền
Tỳ Kheo Thích Minh Định
Tỳ Kheo Thích Minh Trí
Tỳ Kheo Thích Nguyên Chứng
Tỳ Kheo Thích Tâm Hạnh
Tỳ Kheo Thích Thanh Giác
Tỳ Kheo Thích Thiện Hạnh
Tỳ Kheo Thích Thiện Trang
Tỳ Kheo Thích Thông Huệ
Tỳ Kheo Thích Viên Ngộ
Tỳ Kheo Visuđhacara



Gặp gì cũng an tâm, tùy duyên mà cống hiến. Ba điều dẫn đến thành công: Tùy thuận nhân duyên, nắm chắc nhân duyên, tạo ra nhân duyên. Gặp cơ duyên thì phải nắm lấy, không có cơ duyên thì phải tạo ra, chưa đúng cơ duyên thì đừng gượng ép.