Home > Giảng Kinh > Tu-Hoa-Nghiem-Ao-Chi-Vong-Tan-Hoan-Nguyen-Quan

Lời Nói Đầu


Nam mô A Di Đà Phật!

Trên kinh Hoa Nghiêm, Phật nói: “Tất cả chúng sanh đều có trí huệ đức tướng Như Lai, do vì vọng tưởng chấp trước mà không được chứng đắc”. Do đó, học Phật quan trọng nhất là phải nhìn thấu chân tướng của vũ trụ nhân sanh và buông bỏ đi vọng tưởng phân biệt chấp trước. Nhìn thấu giúp cho buông bỏ, buông bỏ giúp cho nhìn thấu.

Phương pháp đoạn phiền não, phương pháp thành Phật đạo có tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, đều là bình đẳng không có cao thấp, hay nói cách khác, đều là giúp chúng ta nhìn thấu buông bỏ.

Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật đem chân tướng của vũ trụ nhân sanh giảng nói rất rõ ràng. Vũ trụ từ do đâu mà ra? Ta từ đâu tới? Hai vấn đề này khoa học và triết học, kể cả thần học cho đến ngày nay đều không có cách gì giải đáp một cách viên mãn tròn đầy, thế những ở trong kinh Hoa Nghiêm đều nói được rất rõ ràng, rất tường tận, như vậy sẽ giúp cho chúng ta nhìn thấu và buông bỏ.

Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán của pháp sư Hiền Thủ là cương lĩnh tu học của kinh Hoa Nghiêm, là phương pháp tu hành chứng quả của ba đời tổ sư trước. “Tu” là thật làm, “Hoa Nghiêm Áo Chỉ” là tông chỉ áo diệu. Cách học thế nào vậy? Cần phải đoạn hết vọng tưởng. “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. Tất cả hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh”. Vọng phải đoạn tận. Trên bộ kinh này Thế Tôn nói với chúng ta, vọng quá nhiều rồi.

Vọng quy nạp lại thì không ngoài ba loại lớn. Một cái là vọng tưởng, một cái là phân biệt, một cái là chấp trước, chỉ cần đoạn hết ba thứ này thì bạn Hoàn Nguyên. Hoàn là gì vậy? Quay về tự tánh, đó gọi là viên mãn thành Phật, chính là viên chứng Vô Thượng Bồ Đề.

Bộ kinh này rất ý nghĩa, đọc hoài không chán, học Phật đích thực mang đến cho chúng ta hưởng thụ cao nhất của nhân sanh. Thế Tôn thường hay nói ở trong kinh đại thừa rằng: “Pháp hỷ sung mãn, thường sanh tâm hoan hỷ”, cho nên người xưa có một câu nói: “Thế vị, mùi vị của năm dục sáu trần trong thế gian làm gì nồng hơn pháp vị”. Việc này cần phải chứng thì mới biết được, chưa khế nhập cảnh giới thì mùi vị này không thể thưởng thức được. Cho nên cả một đời này của chúng ta không uổng qua, đặc biệt là đã đọc được Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tân Hoàn Nguyên Quán, biết được phải tu như thế nào, học tập ra làm sao.

Lão hòa thượng Tịnh Không mặc dù tuổi đã cao, nhưng ngài vẫn rất từ bi vì chúng ta giảng giải tường tận bộ kinh này, nhằm giúp cho chúng ta nhìn thấu, buông bỏ, để cảnh giới tu học của chúng ta ngay một nâng cao và ngay một đời này chúng ta có thể vãng sanh Tây Phương Cực Lạc quốc.

Nhận thấy sự lợi ích vô biên của bộ kinh này, chúng con dù tài hèn sức mọn cũng cầu mong tam bảo gia trì, cố gắng chuyển ngữ bộ kinh này để mọi người có thêm tài liệu để tham khảo trong quá trình tu học.

Trong quá trình chuyển ngữ chắc chắn có nhiều sai sót. Ngưỡng mong các bậc cao tăng đại đức và các vị đồng tu hoan hỷ chỉ dạy cho chúng con để tác phẩm ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng con xin chân thành cám ơn. Nam mô A Di Đà Phật!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012

Người dịch kính ghi Vọng Tây cư sĩ

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Kinh Hoa Nghiêm Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm, Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
2.    Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm 4 Tập, Đại Sư Thật Xoa Nan Đà | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
3.    Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Yếu Giải, Cư Sĩ Như Hòa
4.    Diệu Nghĩa Thành Phật Của Hoa Nghiêm Nhất Thừa, Thanh Khâu Sa Môn Kiến Đăng Chi | Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn, Việt Dịch
5.    Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật Giảng Giải Trọn Bộ, Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa | Tỳ Kheo Thích Minh Định, Việt Dịch
6.    Luận Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội, Cư Sĩ Bành Tế Thanh | Cư Sĩ Định Huệ, Việt Dịch
7.    Truyện Ký Kinh Hoa Nghiêm, Ngộ Bổn, Việt Dịch
8.    Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm, Cao Quán Như | Cư Sĩ Định Huệ, Việt Dịch
9.    Những Truyện Cảm Ửng Về Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, Cư Sĩ Định Huệ | Diệu Tuyền, Việt Dịch
10.    Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm - Tịnh Hạnh Phẩm Giảng Giải, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
11.    Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Hạnh Nguyện Phổ Hiền, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, Việt Dịch
12.    Tứ Thập Hoa Nghiêm Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm Cát Tường Vân Tỳ Kheo Chương, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
13.    Chỉ Thú Kinh Hoa Nghiêm, Sa Môn Pháp Tạng Chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu Thuật | Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn, Việt Dịch