Thuở ấy, vua A dục ngưỡng mộ đạo Phật chưa được bao lâu, nhưng mỗi khi gặp các vị tỳ kheo trong đám đông, vua đều cúi đầu sát chân lạy chào.Có một vị quan tên Da xá cũng tin theo đạo Phật, nhưng ông tâu với vua rằng: “Tâu bệ hạ, hạ thần nghĩ rằng bệ hạ không cần phải hạ mình trước những kẻ khất thực thuộc những giai cấp hạ tiện.”Thật vậy, thuở trước Phật đã mở lòng bình đẳng thu nhận người xuất gia thuộc tất cả các giai cấp.
Vua không đáp lại lời khuyên ấy. Nhưng mấy hôm sau, nhân lúc nghị triều, vua phán rằng: “Ta muốn biết xem đầu của mỗi con thú giá là bao nhiêu. Vậy hiền khanh này hãy tìm dâng nạp cho ta đầu con thú này. Và khanh, khanh hãy nạp cho ta đầu con thú kia...”Vua ra lệnh cho từng vị quan như thế, đến quan Daxá, vua nói rằng: “Còn khanh, khanh hãy nạp cho ta một cái đầu người.”Quan Da xá liền truyền lấy đầu của một tên tử tội mà dâng cho vua.
Khi các thứ đầu đều đã được dâng nạp, vua truyền rằng: “Các khanh hãy đi bán những cái đầu đó đi, và báo cho ta biết giá bán được bao nhiêu.”Tất cả những đầu thú đều bán được hết. Duy có cái đầu người không thể bán được, vì chẳng ai mua cả.Vua lại phán với quan Da xá rằng: “Ngươi không bán được, vậy hãy mang đi tìm xem có ai muốn thì cho họ.”Nhưng cũng không ai muốn nhận cái đầu người ấy.Da xá trở về tâu vua và thuật việc đã xảy ra rằng: “Đầu bò, đầu lừa, đầu dê, đầu nai, đầu chim, đều có người này hoặc người kia đưa tiền ra mua. Duy chỉ có đầu người ta là món vô giá trị. Không ai muốn, dù đem cho không cũng chẳng ai thèm nhận.”Vua phán hỏi rằng: “Tại sao họ không chịu nhận cái đầu người?”Da xá đáp: “Vì nó là một vật ghê tởm, chẳng dùng được vào việc gì, nên họ chê bỏ không nhận.” Vua hỏi: “Chỉ có một cái đầu đó là họ chê bỏ, hay bao nhiêu đầu người khác, họ cũng đều chê bỏ như thế?” Quan Da xá đáp:
“Nếu là đầu người, dù bao nhiêu cái họ cũng đều chê bỏ hết.”Vua nói:
“Vậy cái đầu trẫm đây cũng là một vật đáng chê bỏ, phải không?”Quan Da xá sợ quá, không dám nói thật. Vua nói: “Trẫm cho phép khanh cứ nói thật, không sợ tội.” Quan Da xá tâu rằng:
“Tâu bệ hạ, quả thật dù là cái đầu của bệ hạ, họ cũng chê bỏ như vậy.”Vua đã dùng cách ấy mà làm cho quan Da xá phải nói ra đúng theo ý tưởng của mình. Khi ấy, vua mới dạy rằng: “Này hiền khanh, khanh đã vì tánh tự cao, vì lòng mê muội, vì chấp vào những danh vọng chức quyền, nên mới ngăn cản không cho trẫm cúi đầu mà lạy chào dưới chân các bậc đức hạnh. Cái đầu của trẫm đây, vẫn là món mà mọi người chê bỏ, ví như đã gặp cơ hội mà được làm điều trong sạch, làm điều phước đức, như vậy lại có trái với đạo lý chỗ nào chăng?“Khanh chỉ lấy mắt thịt mà phân biệt những giai cấp trong các vị tỳ kheo, nhưng khanh không thấy được đức hạnh của các vị ấy. Bởi thế cho nên khanh lấy làm tự cao vì cội rễ, dòng tộc của mình. Khanh vì lầm lạc mà không thể biết mình, biết người. Người ta dù có phân biệt dòng tộc, giai cấp trong những lúc dự tiệc vui, hay trong việc hôn nhân, cưới hỏi, chứù hoàn toàn không nên áp dụng những chuẩn mực ấy với đạo đức.“Nhờ có hạnh lành, người ta giữ trọn đạo đức, và đã có hạnh lành thì không cần gì đến giai cấp, dòng tộc. Một người thuộc giai cấp sang trọng mà bị nhiễm lấy những sự xấu xa thì vẫn đáng chê trách trong đời. Còn đức hạnh, nó đã làm cho người có nguồn gốc thấp hèn trở nên cao thượng, há không đáng kính phục lắm hay sao?“Vì vậy, hãy nên xét về tinh thần mà chê trách hay kính phục con người. Tâm hồn của các vị tỳ kheo rất đáng tôn trọng, vì là những tâm hồn mà đức Phật Thíchca đã độ cho trở nên trong sạch. Một người thuộc giai cấp Sát đế lỵ mà thiếu đức, thì người ta vẫn nói rằng ấy là kẻ ác, họ sẽ chê cười. Còn đối với người thuộc giai cấp thấp hèn mà có đức hạnh thì ai chẳng kính trọng?” Vua lại dạy tiếp rằng: “Khanh không nghe lời dạy của đức Phật Thích ca sao? Hiền nhân biết tìm giá trị trong những vật vô giá trị. Lời chân thật ấy, mọi người đều nghe biết và tin nhận. Trẫm đã vâng theo lời Phật, thì khanh không nên ngăn cản trẫm. Khi thân thể trẫm rồi sẽ bị lấp vùi dưới đất như khúc gỗ mục kia, nó đâu còn có thể đi đứng, chào hỏi và lễ lạy gì được nữa? Bấy giờ dầu trẫm có muốn dùng nóĐoàn Trung Còn
mà làm điều lành cũng không được. Vậy cái thân thể đến chỗ cuối cùng là nơi nghĩa địa, ta có cần trân trọng nó mà làm gì? Nó không bằng cái nhà bị hỏa hoạn, không bằng châu ngọc chìm mất dưới đáy biển. Những ai đã mang lấy cái thân rồi đây phải hoại mất mà không biết phân biệt giá trị, những kẻ ấy thật không nhìn biết chỗ cần yếu và không biết được vật nào có giá trị, vật nào không. Những kẻ vô tâm ấy, đến khi đưa mình vào huyệt lạnh thì phải tiêu mất hết đi vậy. “Khi nào người ta vào lấy hết những đồ dùng được trong một cái bình, như là sữa, đề hồ... và trong bình chỉ còn ít bọt thôi, thì cái bình ấy nếu có bể, người ta không tiếc bao nhiêu. Cái hình thể của con người cũng thế, khi người ta đã dùng nó mà làm lành, đến ngày nó hoại mất, người ta cũng không tiếc bao nhiêu. Nhưng rủi nạn chết đánh đổ thân thể kẻ kiêu ngạo khi chưa làm được điều gì lành, những điều mà nếu muốn kẻ ấy có thể làm được, bấy giờ lòng kẻ ấy buồn bã lắm, có khác nào cái bình đang đựng sữa tốt, mà bình và sữa đều hư nát hết đi.“Này hiền khanh, trẫm nghiêng mình trước các tỳkheo, khanh không nên ngăn cản. Kẻ nào không chịu học hiểu mà vội nói rằng: “Ta là kẻ cao thượng hơn hết”, kẻ ấy phải chìm đắm trong sự mê lầm. Còn kẻ nào nương theo đuốc trí huệ của Phật mà tự soi mình, kẻ ấy là người hiền trí, không thấy chỗ khác nhau ở thân thể của một ông hoàng với thân thể của người nô lệ. Da, thịt, xương, đầu, phổi và các phần cơ thể khác... đều giống như nhau ở tất cả mọi người, duy chỉ có sự trang sức bên ngoài làm cho chúng trở nên có vẻ khác biệt nhau mà thôi. Điều cần yếu ở đời, là nên biết nhìn thấy điều tốt trong một cái thân thể xấu. Được như vậy, chư hiền thánh đều tôn kính và tán trợ.”Như vậy đó, người hiền đức mà xuất thân hèn hạ cũng được kính trọng như vua chúa. Và vua chúa lễ lạy người hiền đức hoàn toàn không phải là tự hạ thấp mình.II Một cuộc vấn đáp đạo lý
Những nội dung vấn đáp sau đây được trích ra từ cuốn Kinh Na tiên tỳ kheo. Đây là những nội dung hỏi và đáp giữa một vị quốc vương tài trí hơn người và một bậc cao tăng đạo cao đức trọng. Hai người đã đề cập đến hầu hết các vấn đề thiết thực, cốt lõi nhất trong giáo lý đạo Phật. Qua những nội dung vấn đáp này, độc giả có thể thấy được những cách diễn đạt rất sinh động, với nhiều ví dụ minh họa rất cụ thể và sâu sắc, giúp người ta dễ dàng tiếp thu được những ý nghĩa sâu xa huyền diệu. Vì là lược trích, nên chúng tôi không thể trình bày đầy đủ mọi vấn đề. Quý vị nào quan tâm, có thể tìm đọc bản kinh Na tiên tỳ kheo mà chúng tôi đã có dịch và xuất bản.
Vua Di lan đà tuy chưa từng được gặp tỳ kheo Natiên trước đó, nhưng ngài Na tiên phong thái khác thường, nổi bật lên trong cả nhóm đông người, vua từ xa nhìn thấy đã có thể ngầm đoán biết ai là Na tiên. Vua lại tự nghĩ rằng: “Ta xưa nay đã từng gặp qua rất nhiều hạng người, đã từng đến dự rất nhiều cuộc thuyết giảng, nhưng chưa từng tự thấy sợ sệt, lo lắng như giờ đây sắp đối mặt với vị tỳ kheo Na tiên này. Hôm nay Na tiên nhất định là sẽ thắng ta rồi, nên trong lòng ta mới bồn chồn không an ổn như vậy.”Khi ấy, vị cận thần là Triêm di lỵ đến trước mặt vua tâu rằng: “Na tiên đã đến.”
Na tiên đến rồi, vua liền hỏi: “Người nào là Na tiên?” Triêm di lỵ liền giới thiệu với vua. Vua vui mừng nói: “Quả là đúng như ta đã nhận biết.”
Hai bên gặp nhau chào hỏi xong, vua rất lấy làm hoan hỷ, mời Na tiên cùng ngồi xuống. Na tiên bảo vua rằng: “Kinh Phật có dạy: Mối lợi lớn nhất của người ta là được yên ổn. Sự giàu sang lớn nhất của người ta là biết chán, biết đủ. Niềm vui lớn nhất của người ta là đạt đến Niếtbàn.”