Home > Khai Thị Phật Học
Phật Giáo Không Đồng Với Sự Thần Kỳ Của Trời Đất
Cư Sĩ Huỳnh Lão | Sa Môn Thích Viên Giáo, Việt Dịch


Kẻ sĩ trong xã hội đối với Phật giáo hiểu lầm rất là sâu nặng, chẳng qua ở nơi hai chữ “mê tín”, phần nhiều con người chịu ảnh hưởng qua “tân giáo dục” mà đối với Phật giáo không có chỗ hiểu rõ; lúc bàn đến vấn đề tín ngưỡng, quan niệm thứ nhất nhận xét là: “đây là cử động mê tín”. Trên sự thật, đều chẳng phải là Phật giáo mê tín, mà là bị kẻ sĩ có ý và người truyền đạo ngoại đạo, vì sự tiến bộ và khoa học của tôn giáo mình, vì là tự thân đánh giá, chẳng tiếc lời cố ý vu báng miệt thị, điên đảo trắng đen, đối với Phật giáo thêm lên cái mũ: lạc bầy, tiêu cực, mê tín... và một bộ phận tín đồ ngoại giáo, cho rằng “mặt trăng là vòng tròn của nước ngoài”, đã vậy, Mục sư và Thần phụ đều nói Phật giáo lạc bầy mê tín, nghĩ rằng Phật giáo đại khái là tôn giáo lạc bầy mê tín, rồi đem bao nhiêu là sự tình mê tín thêm vào ở mặt trong của Phật giáo, mới khiến cho Phật giáo bị trùm lên một lớp sắc thái mê tín. Riêng Phật giáo là một tôn giáo lấy từ bi làm gốc, nhẫn nhục làm hành động, mặc dù giới bên ngoài nói như thế nào, tín đồ Phật giáo đã không biện bác, cũng không giải thích. Đây cũng khiến cho trên xã hội hiểu lầm đối với Phật giáo càng lúc càng sâu.

Vấn đề rất dễ cùng với Phật giáo lộn xộn không trong sáng đó là “thần kỳ”. Thần kỳ trong dân tộc ở các nước trên thế giới đều có lịch sử sâu xa, nước chúng ta cũng không ngoại lệ. Nguyên lai nhân loại cổ đại, hiểu biết chưa mở mang, đối với các món hiện tượng của cõi tự nhiên, cảm được thần kỳ chẳng trắc trở. Cho là ắt phải có một loại Thần oai lực không thể so sánh hiện đang thao túng khống chế, nhơn đó thì do sợ sệt mà cầu đảo lạy lục. Họ cho là sự sống, chết, thọ, yểu của con người, họa phước tai hoạn, chẳng việc gì chẳng do Thần kỳ nắm lấy. Những Thần kỳ này, cung kính cầu đảo đó thì được phước, nghịch lại hay xúc phạm đó thì bị họa; người đời vì cầu phước diệt họa, do đó lấy lễ “tam sanh” mà cúng tế Thần kỳ, hiến thì dùng giấy tiền vàng bạc, để rộng lấy được tâm vui của Thần kỳ. Xuống đến đời sau, thần càng lúc càng nhiều. Một nhà trong nông dân Thần kỳ được kính phụng có: hoàng thiên, thổ địa, môn thần, táo thần, ... đều ở trên nhà chiếm chỗ một ghế. Kiểu này trở xuống khiến trong đời người bao nhiêu trong thiên hạ thành Thần kỳ.

Mục đích của việc kính phụng Thần kỳ, mặt tiêu cực là cầu khỏi họa, mặt tích cực là cầu ban phước... trở xuống, người mê của thì cầu bằng chứng khen ngợi trong sự bảo hộ giúp đỡ của thần, như phát hoạnh tài, không nhọc sức mà được; người mê quan chức cầu giúp đỡ của thần được thăng liền ba cấp, lại có phần tử chẳng có phép tắc cầu sự giúp đỡ của thần để được bình an không xảy ra sự cố. Những người này chẳng trồng nhân thiện, mà vọng cầu quả thiện, thần nếu có linh, lại có thể nào theo chỗ ham muốn của con người cho lấy cho cầu ư?

Cần biết muôn hình tượng trong vũ trụ, mỗi cái đều có nhân quả của nó. Muốn cầu ngũ cốc được mùa, cần phải ra công canh tác. Muốn cầu nhân khẩu bình an không bệnh hoạn, cần phải cẩn thận ăn uống vệ sinh. Trong những bằng chứng khen ngợi của thần linh thì “hoặc nhiên” có thể trúng, mà chẳng phải “quyết nhiên” phải trúng; cầu thăng quan cần phải lấy trung. Cầu làm nhân, để đợi duyên cơ gặp gỡ; kẻ chẳng có phép tắc, hễ làm là việc phạm pháp, thì làm sao chẳng có việc phát ra ở cửa đông. Chẳng phải cầu thần là có thể đạt được mục đích.

Luận ngữ nói rằng: “Thông minh chánh trực chi vị thần”. Người thông minh chánh trực hãy còn không chấp nhận đối với kẻ tiểu nhân dối trá siểm mị giả dùng sắc thái, huống đâu có thần nào có thể tham đồ tam sanh tế phẩm mà làm cho nhân gian điên đảo thị phi ư? Người đời không rõ lý nhân quả mà vọng cầu không nhân mà được quả, thật là ngu si tột cùng. hành động ngu si này tức là mê tín. Bất hạnh cho kẻ sĩ trên xã hội lầm đem ngòi bút này đoán tính đến Phật giáo, thậm chí có người đem đồng cốt, tướng sao, xem phong thủy, lựa ngày tốt, những việc làm này hoàn toàn cùng với Phật giáo phải được kéo rời ra; Đây chính là giải thích sự gặp gỡ lầm lạc không trong sáng.

Phật giáo không đồng với thần đạo, chỗ tin và phụng thờ của Phật giáo là: PHẬT. Phật nghĩa là người giác ngộ; người mà tự mình giác ngộ và giác ngộ cho người khác, giác hạnh tròn đầy gọi là Phật. Thứ đến quả vị của Phật là Bồ tát; Bồ tát nghĩa là “giác hữu tình”, là giác ngộ cho tất cả chúng sinh hữu tình. Bồ tát là trên cầu pháp Đại giác, dưới độ tất cả hữu tình. Bồ tát tu thành công đức tròn đầy, cũng tức là Phật. Trong chùa viện hoặc ở gia đình ở nước ta chỗ kính thờ là Phật, có: Đức Phật là giáo chủ Thích Ca Mâu Ni, có Đức Phật là Đức A Di Đà ở tây phương Cực Lạc thế giới... Bồ tát kính thờ có: Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Đại Thế Chí, Bồ tát Địa tạng... Ngoài ra đây, cung nào, cảnh nào mà chỗ kính thờ là: thiên đế, đại đế, thiên hậu, nương nương cho đến tiên cô, chân nhân... có thể nói cùng với Phật giáo hoàn toàn tách rời không có quan hệ.

Hơn hai ngàn rưỡi năm trước, Đức thế tôn Thích Ca đã bảo rằng đệ tử không được mê tín. Trong kinh Bát Nhã tam muội nói rằng: “không được làm việc các đạo khác, không được lạy trời, không được cúng tế quỷ thần, không được xem ngày tốt”. Lại nói rằng: “không được bói hỏi thỉnh thờ, phù chú yểm quái, tế tự giải tấu”.

Người đời cúng tế thần kỳ, tuy thuộc về mê tín, nhưng trong mắt trong tâm của họ rốt cuộc còn có quan niệm thần quỷ và nhân quả báo ứng. Sở dĩ người mê tín, là không gặp được thiện tri thức cửa Phật để khai mở chánh tín cho họ. Kẻ mà rất đáng thương xót, là những người căn bản họ không có quan niệm thần quỷ, họ không tin nhân quả, không sợ quỷ thần, làm việc hồ đồ vọng tưởng, chẳng sợ báo ứng. Bọn người này sau khi chết đọa lạc, không biết kiếp nào mới ra khỏi ba đường!