Home > Khai Thị Phật Học
Ác Hữu
Sa Môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn | Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản, Việt Dịch


Thiên này có 2 phần: Thuật ý, Dẫn chứng.

Thứ nhất PHẦN THUẬT Ý

Nghĩ rằng Đại Thánh rủ lòng cảm hóa đích thực thâu nhiếp tâm của chúng sanh, thiện ác hai nẻo khác nhau dùng để nêu cao tông chỉ cuối cùng, thiện duyên trong sáng lên cao ác duyên rơi xuống dưới thấp; bởi lẽ nghiệp nhân mê hoặc chưa phá tan ngục tù của Tam giới, tình chấp trần duyên không vắng lặng Ngũ dục cháy mịt mù, chìm đắm mãi trong 8 điên đảo, trói buộc hoài giữa bốn loại sanh. Vì vậy tùy thuận tà sư tin theo ác hữu, khiến cho phiền não khó trừ loạn sử thường tăng. Tâm là ngựa dễ dàng rong ruổi tình là vượn khó mà ngăn cấm, tu dưỡng phước thiện không hề nghe đến, tạo ra tội lỗi ngày càng tăng lên, vì vậy luân hồi sanh tử không dứt, Đại Thánh xót thương há không đau lòng?

Thứ hai PHẦN DẪN CHỨNG

Như kinh Thi Ca La Việt Lục Phương Bái nói: Ác tri thức thì có bốn loại: 1. Bên trong có tâm oán hận mà bên ngoài gắng gượng làm tri thức; 2. Ở trước mặt người nói năng tốt đẹp mà sau lưng nói xấu người ta; 3. Lúc xảy ra việc cấp bách ở trước mặt người ta tỏ vẻ buồn lo đau khổ mà sau lưng hớn hở vui mừng; 4. Bên ngoài như thân thiết sâu đậm mà bên trong dấy lên mưu mô ác hiểm. Ác tri thức lại có bốn loại: 1. Xâm phạm đôi chút thì đùng đùng nổi giận; 2. Có nhờ vả làm gì thì không chịu làm; 3. Gặp người có chuyện cấp bách thì đi tránh người ta chẳng hề giúp đỡ; 4. Thấy người qua đời mặc kệ không quan tâm làm gì.

Lại trong kinh Niết bàn nói: Bồ tát Ma ha tát, quán xét voi dữ và ác tri thức như nhau không có gì sai khá. Tại vì sao? Bởi vì đều làm hại thân mình. Bồ tát Ma ha tát, đối với loại voi dữ mà tâm không hề sợ hãi, đối với ác tri thức thì sanh tâm sợ hãi. Tại vì sao? Bởi vì loài voi dữ chỉ có thể làm hại đến thân chứ không thể làm hại đến tâm, mà ác tri thức vốn hủy hoại cả thân và tâm. Loại voi dữ thì chỉ làm hại một thân này, mà hạng ác tri thức thì hủy hoại vô lương thiện thân vô lượng thiện tâm. Loại voi dữ thì chỉ phá hoại thân thể hôi thối bất tịnh này, mà hạng ác tri thức luôn luôn hủy hoại thân thanh tịnh và tâm thnh tịnh. Loại voi dữ thì có thể hủy hoại thân máu thịt này, mà hạng ác tri thức thì phá hoại Pháp thân. Bị voi dữ giết hại không đi vào 3 đường ác, bị ác hữu giết hại chắc chắn đi vào ba đường ác. Loại voi dữ thì chỉ gây ra oán hận cho thân thể, mà hạng ác tri thức thì làm cho oán hận đối với thiện pháp. Vì vậy Bồ tát, luôn luôn phải xa lìa các hạng ác tri thức! Lại trong kinh Tăng Nhất A hàm, Đức Thế tôn thuyết kệ rằng:

Không nên gần gũi ác tri thức,
Cũng không nên ngu muội làm theo,
Nên gần gũi với thiện tri thức,
Là tốt đẹp nhất trong mọi người.
Trong lòng người không có điều ác thiện,
Thói quen gần gũi ác tri thức
Sau ắt phải gieo trồng ác căn,
Hành vĩnh viễn ở trong tăm tối.

Lại trong kinh Trung A hàm nói: Lúc bấy giờ Đức Thế tôn bảo với các Tỳ kheo: Có bảy pháp oán gia mà làm thành oán gia. Thứ nhất không muốn để cho oán gia sắc chất tôt đẹp, cho dù thường xuyên tắm gội hương quý xoa thân, nhưng bởi vì sắc chất, sân hận che phủ tâm tư mà làm thành oán gia. Thứ hai không muốn để cho oán gia ngủ nghỉ an lành, tuy nằm giường cao gối êm phủ bằng lụa là mền mại, nhưng bởi vì buồn rầu khổ sở không bỏ, sân hận che phủ tâm tư mà làm thành oán gia. Thứ ba không muốn để cho oán gia có được lợi ích to lớn, tuy thuận theo có được lợi ích mà không có được lợi ích, thuận theo không có được lợi ích mà lại có được lợi ích ấy, hai pháp bên này bên kia trái ngược lẫn nhau, sân hận che phủ tâm tư mà làm thành oán gia. Thứ tư không muốn để cho oán gia có được bạn bè, nếu có bạn bè thân thiết thì xa rời đi tránh, bởi vì sân hận che phủ tâm tư mà làm thành oán gia. Thứ năm không muốn để cho oán gia có niềm vui được ca ngợi, chỉ muốn thanh danh của họ bị bôi nhọ xấu xa đồn khắp môi nơi, bởi vì sân hận che phủ tâm tư mà làm thành oán gia. Thứ sáu không muốn để cho oán gia có nhiều của cải, người giàu có ấy nếu như mất mát đồ vật tiền của, bởi vì sân hận che phủ tâm tư mà làm thành oán gia. Thứ bảy không muốn để cho oán gia vào lúc thân mạng kết thúc đi nơi tốt đẹp, thân miệng ý của họ đã gây ra điều ác, lúc mạng chung ắt phải đến chỗ xấu xa, sanh trong địa ngục mà làm thành oán gia.

Lại trong kinh Phật Bổn Hạnh nói: Lúc bấy giờ Đức Phật bảo với các Tỳ kheo rằng: Ta nhớ thời quá khứ xa xưa, ở dưới chân núi Tuyết có hai con chim hai đầu cùng chung một thân, sống ở nơi ấy, một đầu có tên gọi là Ca lâu đồ điểu, một đầu có tên làƯu ba ca lâu đồ điểu.

Nhưng mà hai đầu con chim ấy, nếu một đầu ngủ thì một đầu thức. Đầu chim Ưu Ba Ca Lâu Đồ có ấy có lúc ngủ say, gần đầu chim đang thức kia có một cây ăn quả, tên gọi Ma đầu ca, hoa trên cây đó rụng xuống, gió thổi đến bên đầu chim đang thức kia, đầu chim ấy lúc bấy giờ dấy lên ý nghĩ như vậy: Nay mình tuy là một mình ăn hoa này, nếu vào trong bụng thì cả hai đầu đều có được hình sắc sức lực đồng thời trừ được đói khát. Nhưng mà đầu chim đang thức kia tùy ý mình chứ không khiến đầu chim đang ngủ ấy tỉnh giấc, cũng không nói cho biết, im lặng ăn hoa ấy. Đầu chim đang ngủ ấy vào sau lúc tỉnh giấc, trong bụng no đủ nôn ọe thở ra, liền nói với đầu chim kia như vậy: Ông từ nơi nào có được đồ ăn thức uống thơm ngon vi diệu này mà ăn uống vậy, khiến thân thể tôi no đủ an lành, khiến tôi đã phát ra âm thanh vi diệu thế này? Đầu chim thức ấy trả lời rằng: Lúc ông ngủ say, nơi này cách bên đầu tôi không xa, có cây Ma Đầu Ca đang ra hoa kết trái, đang lúc ấy có một cành hoa rơi xuống ở bên đầu tôi, vào lúc bấy giờ tôi dấy lên suy nghĩ như vậy: Nay mình chỉ nên một mình ăn hoa này, nếu vào trong bụng thì cùng có được hình sắc sức lực và trừ được đói khát. Vì vậy lúc ấy tôi không khiến ông thức giấc, cũng không nói cho biết liền ăn hoa này. Bấy giờ đầu chim kia nghe nói vậy rồi, liền sanh tâm sân hận hiềm khích, dấy lên nghĩ như vậy: Đầu chim ấy đã được ăn, không nói cho mình biết, không gọi mình tỉnh giấc, tùy ý tự nhiên ăn, nếu như vậy thì từ nay về sau mình có được đồ ăn thức uống, mình cũng không gọi đều kia tỉnh ngủ không nói cho biết. Rồi đến một lúc hai đầu chim ấy đi qua nhiều nới, bỗng nhiên gặp phải một loài hoa rất độc, đầu chim Ưu Ba Ca lâu Đồ liền dấy lên nghĩ rằng: Mình ăn loại hoa này, nguyện làm cho cả hai đầu cùng lúc nhận lấy cái chết! Lúc ấy nói với đầu chím Ca lâu Đồ kia rằng: Nay ông hãy ngủ còn tôi sẽ thức! Lúc ấy đầu chim Ca Lâu Đồ nghe đầu chim Ưu Ba Ca Lâu Đồ kia nói như vậy rồi, nhân tiện liền ngủ say. Đầu chim Ưu Ba Ca Lâu Đồ kia ăn hoa độc. Đầu chim Ca Lâu Đồ đã tỉnh ngủ rồi, nôn ọe thở dốc, ngay sau đó liền biết là có chất độc này, mà nói với đầu chim Ưu Ba Ca Lâu Đồ như vậy: Lúc ông còn thức đã ăn thức ăn độc hại gì, làm cho thân thể tôi không được yên ổn, mạng sống sắp muốn chết lại khiến cho tôi bây giờ nói năng rất khó khăn, muốn phát ra âm thanh mà chướng ngại không thông suốt được vậy? Thế là đầu chim Ưu Ba Ca Lâu Đồ trả lời đầu chim Ca Lâu Đồ rằng: Lúc ông ngủ say rồi đã ăn hoa độc, nguyện làm cho cả hai đầu cùng lúc nhận lấy cái chết. Lúc ấy đầu chim Ca Lâu Đồ nói lời Từ biệt đầu chim Ưu Ba Ca Lâu Đồ rằng: Ông đã làm một điều quá sức vội vàng, tại sao lại gây ra sự việc xấu xa như vậy? Liền nói kệ rằng:

Ngày xưa vào lúc ông đang ngủ ngon giấc,
Tôi ăn hoa mùi thơm ngọt tuyệt vời.
Hoa đó gió thổi đến ở bên đầu tôi,
Ông lại sanh lòng sân hận quá như vậy!
Phàm là người si mê nguyện đừng tiếp xúc,
Cũng nguyện đừng sống chung với người si mê,
Cùng sống chung với si mê chẳng ích gì,
Tự hại mình và hại đến thân người khác.

Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Các ông nếu có tâm nghi ngờ, đầu chim Ca lâu Đồ ăn hoa tốt lành lúc ấy, thì đừng dấy lên cách nhìn nào khác, mà chính là thân Ta bây giờ. Đầu chim Ưu Ba Ca Lâu Đồ ăn hoa độc lúc ấy, nay chính là Đề bà đạt đa. Ta ở lúc ấy vì làm lợi ích, trở lại sinh tâm sân hận; nay cũng như vậy, Ta khuyên bảo làm điều lợi ích, trở lại lấy Ta làm kẻ oán thù.

Lại trong kinh Phật Hổn Hạnh nói: Bấy giờ Đức Thế tôn Đà đi vào Đô thành Ca Tỳ La Bà Tô, đi vào rồi từ từ đến một cửa hàng bán cá. Lúc bấy giờ, Đức Thế tôn thấy trong cửa hàng kia, trên sạp cỏ tranh có một trăm con cá chết nát rữa hôi thối, bỏ nơi rạp cỏ ấy. Thấy rồi bảo với Trưỡng lão Nan đà như vậy: Này Nan đà! Ông đến lấy một nắm cỏ tranh nơi rạp cá ấy! Nan đà bèn thưa với Đức Phật rằng: Con sẽ làm như Đức Thế tôn dạy. Nói lời này xong liền vào dưới rạp cá nơi cửa hàng kia, rút lấy một nắm cỏ tranh hôi thối. Đã cầm lấy rồi, Đức Phật lại bảo rằng: Này Nan đà! Nắm giữ một lúc rồi lại đặt xuống đất. Nan đà thưa rằng: Con sẽ làm như Đức Thế tôn dạy. Thế là cầm nắm cỏ trong tay. Bấy giờ Nan đà cầm nắm cỏ ấy, qua một lúc sau thì đặt xuống đất. Lúc bấy giờ Đức Phật lại bảo Nan đà rằng: Ông hãy ngửi tay mình. Bấy giờ Nan đà liền ngửi tay mình. Lúc bấy giờ Đức Phật lại bảo với Nan đà rằng: Tay ông có mùi gì? Nan đà thưa rằng: Thưa Đức Thế tôn, chỉ có mùi tanh hôi bất tịnh. Bấy giờ Đức Phật bảo với Trưởng lão Nan đà: Đúng như vậy, đúng như vậy! Nếu người gần gũi với những ác tri thức, cùng làm bạn bè qua lại quan hệ với nhau, tuy trải qua một thời gian ngắn cùng tùy thuận với nhau, sau đó bởi vì ác nghiệp cùng vấy nhiễm thành thói quen, làm cho tiếng xấu đồn đãi loan xa khắp nơi. Lúc bấy giờ Đức Thế tôn, bởi vì sự việc này mà thuyết kệ rằng:

Giống như từ dưới rạp cá ươn thối kia,
Đưa tay cầm lấy một nắm cỏ nơi rạp,
Tay người ấy liền hôi thối giống như cá,
Gần gũi bạn bè xấu ác cũng như vậy.

Tụng rằng:

Thành Vương xá nguy nga sừng sững,
Vườn Linh Trúc xanh tốt sum sê,
Trong đó có thần thông biến hóa,
Khéo dẫn dụ đi vào sâu xa.
Người thiện ngưỡng mộ dạy làm phước,
Kẻ ác vui gieo chuyện oán thù,
Thiện ác lên xuống khác xa nhau, Thơm thối hai mùi không chung lối.