Home > Khai Thị Phật Học > Hoc-Cach-Tha-Thu-Va-Khoan-Dung
Học Cách Tha Thứ Và Khoan Dung
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Khuyết Danh, Việt Dịch


Có nữ Phật tử viết thư hỏi tôi về việc cô ấy đã nhất thời nóng giận nói năng không kiểm soát làm tổn thương, gây bất hòa với người bạn thân, dù cô đã thật lòng xin lỗi nhưng người kia vẫn không thứ lỗi. Cô hỏi ‘Thưa thầy, một khi phạm lầm lỗi thì nên làm gì để được người khác tha thứ và làm thế nào để học cách tha thứ người khác?” Người Trung Quốc có câu “họa tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập” . Lời nói là phương tiện giao tiếp, tuy nhiên nếu không thận trọng lời ăn tiêng nói, nhỏ thì gây bất hòa, khiến bạn thân trở thành thù địch, lớn có thể làm tổn thương cả một người, thậm chí cả xã hội! Người xưa có câu “Nhất ngôn khả dĩ hưng bang, nhất ngôn khả dĩ táng bang” . Lời nói là con dao hai lưỡi, nó làm lợi thì cũng đủ khả năng làm hại thế nên chúng ta phải cẩn thận trong từng lời nói.

Giữ lại cho mình một ít những gì mình muốn nói hết với người khác, không nên nghĩ đến đâu nói đến đó. Ngồi lê đôi mách, trách lỗi lầm của người là thói quen xấu; nên dành thời gian nhàn rỗi để nghĩ về những gì mình nói mình làm xem có đúng không, không nên chỉ biết trách người.

Nói không đúng lúc đúng nơi, nói không chọn lời có thể gây bất hòa, trở mặt thành thù, ân nhân thành oan gia, thậm chí còn làm người nghe phủ nhận hết tấm lòng tốt của mình đối với họ trước đây.

VỊ Phật tử đó đã nói lỡ lời làm người khác tức giận, đã thật lòng xin lỗi nhưng vẫn không được tha thứ vậy chỉ còn cách chờ thời gian làm phai mờ dần, không nên nóng vội. Đang cơn tức giận, thông thường người ta sẽ không dễ dàng tha thứ, hơn nữa cũng có thể người ta đang ngại nếu bỏ qua ngay thì người phạm lỗi thấy quá dễ dàng nên sẽ tái phạm, khi đó sẽ thành chuyện lớn nên họ chọn cách “tạm thời tránh mặt”.

Chúng ta thường nghe người ta nói “xa tiểu nhân, gần quân tử” tức nên tránh xa người xấu, gần gũi người tốt. Mình đã từng lỡ lời nghĩa là mình từng làm “kẻ tiểu nhân” nên đương nhiên người khác sẽ lánh xa, đấy được xem là quả báo nhãn tiền. Mỗi khi như thế, chúng ta phải thành thật sám hối, hứa với bản thân sẽ không nói lời làm tổn thương người khác nữa, chỉ nên nói những lời động viên, an ủi.

Làm được như thế chính là sám hối, là gột rửa lòng mình, thay đổi thái độ sống để trở thành người bạn tốt của tất cả mọi người. Nếu bạn làm được như thế thì những người oán hận bạn sẽ thay đổi thái độ suy nghĩ về bạn khi họ nghe người khác nói về bạn, tự nhiên họ cũng sẽ xóa hết hận thù và đợi đến khi thích hợp bạn chủ động hỏi han, quan tâm họ. Đây là cách sửa sai làm lành tốt nhất, giúp bạn có thái độ ứng xử tốt với mọi người.

Ban đầu có thể bạn sẽ thấy ngượng, không tự nhiên, nhưng dần dần bạn sẽ hàn gắn được tình bạn như ban đầu. Để hàn gắn tình bạn chúng ta không nên nóng vội, miễn cưỡng cũng đừng quá ngọt ngào, chúng ta chỉ nên làm bạn như người xưa nói “quân tử chi giao đạm nhược thủy”6. Với bạn bè, những lúc đáng khen chúng ta khen, những lúc cần an ủi, chúng ta an ủi... hãy để lời nói mình có giá trị, không thừa thãi. Những lúc bạn bè không có việc gì mình ít gặp, những lúc có việc mình chủ động đến giúp đỡ, như thế chắc chắn tình bạn sẽ bền lâu.

Từ Ngữ Phật Học Trong: Học Cách Tha Thứ Và Khoan Dung