Home > Linh Cảm Ứng
Viên Dung
Cư Sĩ Bành Tế Thanh | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch


Thích Viên Dung, tự Trúc Phong, họ Diêu, người ở huyện Đức Thanh thuộc Hồ Châu. Sư xuất gia nơi chùa Yên Hà tỉnh Thạch Ốc tại Hàng Châu năm hai mươi tuổi. Kế đó đến chùa Chiêu Khánh học luật, thọ giới c ụ túc, giữ gìn rất nghiêm cẩn. Sư chuyên cần lễ niệm, lấy sự vãng sanh Tịnh Độ làm chí nguyện quyết định trong một đời.

Viên Dung không lãnh chùa am, hằng nương theo t ăng chúng mà tu, bảo rằng làm thế để cho khỏi sự dụng tâm tạp loạn. Sư cũng chẳng nhứt định ở một chỗ, hợp thì ở không hợp thì đi, ý khí rảnh rang không cố chấp. Tùy chỗ ở, sư không thích theo chư t ăng làm công việc, cầu xin với đại chúng đóng cửa để tịnh tu. Hằng ngày Viên Dung nếu không lễ bái thì niệm Phật, không niệm Phật tất lễ bái, hoặc có khi lễ niệm song hành chẳng lúc nào gián đoạn. Sư cũng ch ẳng xen thêm pháp tu nào khác, chỉ hành trì theo hai phương thức ấy đến trọn đời. Có nhiều lúc từ giờ ngọ, sư gõ mõ niệm Phật tiếng nghe rành rạnh trải suốt đêm cho đến xế hôm sau. Chúng t ăng thấy tụng niệm mãi không thôi, lớn tiếng nhắc gọi, sư mới nghỉ. Đồng bạn Hỏi: "Niệm lâu như thế không mỏi mệt và đói khát hay sao?". Sư Đáp: "Đâu có chi lâu, tôi thấy chừng độ nửa ngày. Trong miệng tôi hằng tuôn ra chất nước ngọt thơm như mật, thường đầy thường nuốt, thọ dụng không cùng, nên chẳng nghĩ đến sự ăn uống!". Viên Dung niệm Phật luôn ngày đêm, không đặt lưng xuống chiếu hơn vài mươi năm, nên ít khi có mộng. Ngẫu nhiên mơ màng, cũng chẳng rời lễ niệm, không có duyên nào khác. Đôi khi mộng, lại thấy Phật, Bồ Tát hoạt động như sống, nhắc nhở khuyên tu. Có lúc sư thấy đức Vi Đà tôn thiên, hướng dẫn cho niệm Phật. Các điềm mộng của sư đại loại đều như thế cả.

Năm Đạo Quang thứ mười đời Thanh, vào ngày mười chín tháng ba, Viên Dung tịch nơi am Thiên Hoa tại Đông Viên thành Hàng Châu. Trước đó vài ngày, sư cảm bịnh nhẹ, dự biết thời khắc vãng sanh, đến gi ã biệt vị am chủ nói đôi lời chúc nguyện, rồi thầm trì niệm không đề cập việc chi khác. Sau khi sư viên tịch, đảnh đầu còn nóng ấm rất lâu. Lúc trà tỳ để đem di cốt vào tháp phổ đồng ở chùa Long Khánh, thi thể phân hóa rất mau, không tốn củi nhiều. Sư không thâu nhận đệ tử xuất gia, hưởng tuổi đời được sáu mươi bốn.

Lời bình:

Không thường ở một chỗ, là chân giải thoát. Không nuôi dưỡng đồ chúng, là chân thanh tịnh. Lúc trà tỳ thi thể cháy tiêu mau, há chẳng phải là điều minh chứng không luyến nhiễm nơi duyên đời đó ư!.