Home > Khai Thị Niệm Phật
Tham Khảo Kinh Điển
Cư Sĩ Huỳnh Lão | Sa Môn Thích Viên Giáo, Việt Dịch


Nói đến ba tạng kinh điển, là tôn chỉ mọi nơi đều hướng về, nhưng ai có thời gian để mà nghiên cứu, đành phải trước tiên kiểm tra xem chuyên môn.

Kinh có năm kinh về tịnh độ. Kinh “Vô Lượng Thọ” và “A Di Đà”, hai bộ này mức độ (chữ nghĩa) rất ít nên cần tụng. Kinh “A Di Đà”, mỗi ngày tụng mấy biến, giúp cho việc vãng sanh thế giới Cực Lạc chẳng phải ít; tiếp tụng “Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sinh tịnh độ Đà La Ni” ba mươi biến hoặc một trăm biến, bạt trừ tất cả nghiệp chướng (vì nghiệp chướng sẽ làm cho anh biếng nhác tán loạn, hủy hoại pháp, phá giới, tạo ác), khỏi bị nghiệp chướng trói buộc, không thanh tịnh trong việc tu hành. Như tu hành mà lại còn muốn cuộc sống hiện tại tốt đẹp, sự hứng thú còn rất nồng nàn đối với thế gian, rất nghĩ tưởng về nó, chuyện không thể tưởng tượng thì thường nghĩ tưởng, chẳng thể làm lại đi làm, phiền não rất nhiều, tu hành chẳng được tự tại, tụng đến khi tu hành tự tại rồi, mới ít tụng một chút, mỗi lần tụng kinh “A Di Đà” thì nên liên tiếp tụng ba biến.

Đà La Ni “Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sinh tịnh độ” - (Trong “Kinh Nhật Tụng” thường có, đây không dịch chép).

Nếu còn thời gian và khỏe cũng nên tụng một biến kinh “Vô lượng thọ”, tức có thể rõ hiểu được đại khái pháp môn tịnh độ.

A DI ĐÀ PHẬT là thầy của chúng ta, kinh VÔ LƯỢNG THỌ là bài khóa căn bản của chúng ta. Đọc kỹ một bộ kinh “Vô Lượng Thọ”, có thể hiểu thông suốt, rõ ràng, chiếu theo kinh “Vô Lượng Thọ” để tu học, học thành công tức là đạt rồi, trở lại học kinh luận. Đây tức là một cửa thâm nhập, chỗ gọi là “một kinh thông, tất cả kinh đều thông”, từ trên một bộ kinh này mà được định, khai huệ, đây mới gọi là thông đạt, sau đó anh xem những kinh điển khác, khi xem sẽ thông đạt cả. Trước khi chưa thông đạt kinh Vô Lượng Thọ, xem những kinh điển khác chưa thể thông đạt, chỉ có thể nói là ta xem nhiều bao nhiêu quyển kinh điển mà thôi, chẳng được lợi ích nhiều.

Đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ, có thể hiểu được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, chỉ đọc tụng, chẳng nên nghiên cứu, vì khi nghiên cứu, tâm sẽ lộn xộn.

Nếu đọc tụng kinh điển, thì chẳng ngại thỉnh một bộ “Tịnh độ tam bảo”: “Tịnh độ bảo điển” – (tức Tịnh độ ngũ kinh), “Tịnh độ Thánh Hiền”, “Tịnh độ văn sao” để đọc tụng, làm tăng thêm tín tâm và sự thấy nghe.