Vì sao cần phải tu hành? Tu hành là thế nào? Rõ được đạo lí này thì tốt rồi, tu được rồi.
Vì sao cần tu hành ư? Là vì cần: Lìa khổ được vui. Thế giới ta bà là biển khổ, người đời là kẻ khổ, khổ nhiều vui ít, người nghèo khổ, người giàu cũng khổ, lúc bận rộn khổ, lúc nhàn rỗi cũng khổ. Khổ mỗi dạng mỗi việc, mỗi loại rất nhiều rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày thường thường gặp đến, tóm lại: không hợp với lòng không yên, không tự tại, không vui thì là khổ! Anh cho là sinh hoạt hiện tại được rất xứng tâm như ý, rất vui; Vậy anh có thể giữ đời này kiếp này đều xứng tâm như ý và vui vẻ không? Muốn lìa khổ được vui, chỉ một niềm tin là tin Phật, một việc làm là làm thiện, mà chẳng chịu học Phật tu hành thì không ra khỏi luân hồi sáu đường, lìa không được khổ, chẳng được chơn lạc.
Tu hành là thế nào? Là phải ra khỏi ba cõi luân hồi sáu đường, lìa khổ được vui thành Phật. Thành Phật, đầu tiên cần phải biết TIN nhân quả, dứt ác tu thiện, tu thân dưỡng tánh, rõ sanh tử, chuyển mê khai ngộ. Thế gian là cuộc vô thường, không có sự vật hằng thường bất biến, đại địa và thân tâm chúng ta, mỗi một phút, mỗi một giây đều ở nơi biến thiên, ở trong thân tâm bất định biến thiên ảo huyễn này, anh có thể tìm được một cái CHƠN NGÃ bất biến hằng thường không? Thế giới ta bà là các hành (pháp) vô thường, tất cả hiện tượng đều là dời đổi biến hóa, sinh diệt từng sát na, mọi sự mọi vật thiên biến vạn hóa, dơ nhuốc khổ đau, khổ não lớp lớp, gọi là: uế độ (cõi dơ nhớp).
Đời người là khổ, khổ của sinh, lão, bệnh, tử trên nhục thể, trên tinh thần từng loại từng món, khổ nhiều vui ít; lấy khổ làm vui thành thói quen, cho là bình thường. Người đời phần nhiều lấy dục lạc của năm căn làm vui, khổ vui do nơi cái nhìn về nhân sinh không đồng ở mỗi người, đối với sự nhận biết và thứ lớp của bản chất khổ vui, mỗi việc cũng khác nhau, khổ vui vốn là do sự hỗ tương đối đãi mà an lập. Người đời nhân đó mà truy cầu sự vui vẻ, nhân vui vẻ mà duyên đến khổ đau; người đời, tóm lại là một cái vòng trong dòng chảy sinh tử, khổ đau và vui vẻ xen nhau mà thành. Khổ, là chỗ nhàm bỏ của người đời, nhưng người đời rốt cuộc không khỏi khổ đau rất nhiều; Vui, là chỗ tìm cầu của người đời, nhưng cái vui mà mọi người tìm cầu, ngược lại là ít ỏi mà ngắn ngủi tạm bợ như thế, ai chẳng muốn lìa khổ được vui! Hầu hết con người trên đời cái khổ thì muốn rời xa, cái vui thì muốn được, Phật dạy chúng ta, rốt ráo có gì chẳng đồng ư? Đây là nguyên ở cái nhìn của nhân sinh có chỗ không đồng, là cạn cợt và sâu sắc. Người đời cảm thọ khổ và vui chẳng qua là y cứ trên sự thuận và nghịch của thân tâm, tổn hại hay ích lợi mà nói thôi. Y cứ theo Phật Đà mà nhìn, khổ mà người đời nói, đổi lại là cái khổ chân chánh; Nói là vui, ngược lại chưa chắc là thật vui. Thường nghe mọi người nói “Tôi muốn tìm vui”. Rồi tìm cầu cả một đời, được chăng cũng chỉ bất quá là dục lạc của năm căn, nhưng ngược lại chút ít ở trong chút ít. Đức Phật đã khẳng định rằng đời người là khổ, có khổ đương nhiên cần phải xuất ly, lìa khổ thế gian, cầu vui giải thoát, xa lìa luân hồi ở ba cõi sáu đường, đây là sự nỗ lực và nhận thức nên có của nhân sinh, cũng là mục đích của Đức Phật xuất hiện ở thế gian, ở đây lấy việc lìa khổ được vui làm tiền đề của Phật pháp. Chúng ta chỉ hiểu rằng: Khổ – chơn thật là khổ, Vui – chơn thật là vui, mới có thể sanh khởi yêu thích và qui hướng chân chánh đối với Phật pháp. Phật pháp là phương pháp đứng trên căn bản khiến chúng ta có thể dẹp trừ khổ đau, mà thu được khoái lạc chân thật. Chỉ có tu trì Phật pháp, tin thọ phụng hành, hành trì không gián đoạn, tự nhiên sẽ đạt được sự đầy đủ và vui vẻ của tâm cảnh.
Đời người không có sự nhẹ nhàng và thoải mái tuyệt đối, cũng không có sự thống khổ và phiền não vĩnh hằng, có lúc “lạc cực sanh bi, khổ tận cam lai”; người đời nhân nơi khổ mà tìm cầu vui, ngược lại nhân nơi vui mà duyên đến khổ đau. Đời người gặp gỡ thường xuyên là vui vẻ ít mà buồn đau thì nhiều, lý do khổ não của đời người cũng vô cùng, vô tận.
Đời người có mấy cái khổ ư? Bao gồm có: Khổ của việc sanh ra (sanh khổ), khổ của già suy (lão khổ), khổ lúc gặp chết mất (tử khổ), khổ lúc gặp người mình oán hận (oán tắng hội khổ), khổ lúc cùng người yêu thương chia rời (ái biệt ly khổ), khổ vì sự vật muốn được ngược lại không thể đến tay (cầu bất đắc khổ)... Tóm lại, khổ về các loại, các dạng rất nhiều, chẳng an, chẳng vui vẻ cũng là khổ!
Người đời ở trên con đường đời người thoạt muôn biến đổi này, khổ bị gặp thật là khó mà tính toán hết. Đây giống như ăn một con gà kim loại lăn áo đường ở bên ngoài, bên ngoài thì ngọt, bên trong thì đắng chẳng giống sao? Mà Phật pháp chỉ ra mấy cái khổ này, đều chẳng phải ai đó đem đến cho chúng ta, mà là tự mình không rõ thị phi, mờ mắt tìm cầu, gom lấy tham ái thì quả khổ đến.
Người có trí tuệ, trước khi làm một việc, tóm lại, phải hiểu rõ trước, vì sao nên làm thế này? Sau khi hiểu rõ, mới khẳng định sự việc nên làm, tự nhiên ý nghĩ sẽ không ngược lại, bắt tay vào việc mà không có một chút e dè lo sợ. Đối với mọi người, công việc cứ y trên đạo đức mà làm, y cứ trên trí tuệ mà xử lý tất cả công việc, tức là HỌC PHẬT.
Thái độ này cũng là chỗ chú trọng của Phật giáo. Phật giáo yêu cầu tín đồ là: TRÍ TÍN, tức là tín ngưỡng trên lý trí, không phải là mờ mắt dùng cảm tình mà tín ngưỡng. Lý do, trước khi giảng nói đạo lý cần phải tu hành, cần phải hiểu rõ trước: Vì sao cần phải tu hành?
Con người, vì sao cần phải tu hành? Phật giáo lấy “đời người là khổ” ra nói rõ, ắt cần phải tu hành. Vì sao nhân sinh là khổ ư? Trong “bốn thánh đế” Phật dạy có sự giải thoát khái lược cần thiết, tức là đời người có: sanh khổ, bệnh khổ, lão khổ, tử khổ, cầu bất đắc khổ... Tóm lại, trong một đời người đầy đủ các loại dạng khổ!
Hoặc có người sẽ phản đối, hiện tại ta đang cảm thọ được rất vui vẻ, sự vui vẻ này vì sao có thể là khổ ư? Kỳ thật kiến giải của người đời phần nhiều có sai lệch, thậm chí điên đảo; đối với chúng ta cho là vui, nhưng trong con mắt người có trí tuệ nhìn, tức chính là khổ! Sau khi vui vẻ qua đi, khổ sẽ đến. Vì vui và khổ nối nhau mà đến, cũng như ban ngày và ban đêm, sau khi ngày qua đi đêm tối sẽ đến, do dó, đời người là khổ, xác thật là không thể phủ nhận. Vậy thì như thế nào mà thoát ly được khổ, đó chính là việc gấp rút trước tiên con người phải làm.
Khổ cần phải như thế nào mới thoát ly ư? Đức Phật ở trong bốn thánh đế, dạy rằng KHỔ do TẬP mà có. Tập chính là ý tứ các món phiền não, hoặc và nghiệp; do nơi nghiệp con người mới có khổ. Nghiệp tuy là vô hình, nhìn không thấy, rờ không được, ngược lại là chủ tể của nhân sinh. Sở dĩ cần lìa khổ, quyết cần phải đoạn TẬP. Muốn đoạn tập lại cần phải không tạo nghiệp, không có nghiệp bèn không có tập.
Như thế Nghiệp là thế nào? Nghiệp là hành vi của chúng ta, làm nên một cá nhân, thân tâm không thể không có hoạt động, có hoạt động rồi thì có hành vi, có hành vi rồi thì có nghiệp. Sở dĩ không tạo nghiệp là không làm ác nghiệp, và chẳng liên quan đến thiện nghiệp thì không làm. Vì không tạo ác nghiệp, hành thiện là điều tất yếu. Chúng ta hy vọng hành vi chính mình là hành vi thiện. Tiến đến có thể làm được điều không tạo ác nghiệp, đối với thiện nghiệp cũng không chấp trước. Như vậy thì có thể lần lượt thoát ly khổ. Y cứ Phật pháp mà nói: Giải thoát phiền não, trong tâm thanh tịnh, an tường, tự tại, tinh thần thoải mái, tương lai khả năng thoát khỏi sinh tử.
Phật pháp dạy con người cần phải dùng nhãn quan đạm bạc mà xem tình đời, thì phú quý như khói mây qua nơi mắt, dùng tâm tri túc để lấy và bỏ muôn vật, tâm thanh tịnh này không bị sự trói buộc của vật bên ngoài. Đây là dùng tâm tùy duyên hành xử với nghịch cảnh. Tâm địa tự bình ổn thì không bị lụy đối với vật bên ngoài. Lại tiến một bước chí thành tu hành, thì có thể đạt được niềm vui lớn Niết bàn.
Vậy quyết cần phải tu hành! Chỉ cần nương nơi Phật pháp tu hành, sửa đổi hành vi không tốt đẹp của chúng ta. Trong hành vi của chúng ta không tạo nhân khổ (ác nghiệp), mà đối với việc thiện lại không chấp trước, hơn nữa thịên ác không lập, trong tâm không có nghiệp, tự tánh hiện tiền, khổ tức thì tiêu mất. Như vậy mới là cứu cánh. Tu hành là mỗi một người quyết cần theo sự việc mà khởi tưởng lìa khổ được vui. Đây cũng là chỗ Phật pháp khác thế pháp. Tín ngưỡng Phật giáo, như chẳng tu hành, chỉ trồng nhân thiện, không phải là pháp được lợi ích cho Phật pháp.
Lời Phật dạy và sự tu hành là không phân chia ra được, tu hành là cơ sở của tín ngưỡng, có tín ngưỡng cơ sở mới giữ gìn được lâu, nếu bỏ đi vấn đề tu hành thì Phật pháp trở thành là bàn suông thôi.