Home > Khai Thị Niệm Phật
Chẳng Nên Vọng Cầu Cảm Ứng
Cư Sĩ Huỳnh Lão | Sa Môn Thích Viên Giáo, Việt Dịch


Đã từng có nhiều người lần đầu nghe nói “Tịnh độ tông” - Pháp môn trì danh niệm Phật, kinh ngạc đối với một tiếng “Nam Mô A Di Đà Phật” chứa đựng sự thẳng tắt thành Phật rất đơn giản, rất dễ dàng và rất rộng rãi, mà hiện ra nét mặt vui tươi, trong lòng phát ra tâm tình rạng rỡ như là “Ta đã tìm được rồi”. Thế là trên tay lần chuỗi, trong miệng niệm Phật râm rang, bất luận là đi, đứng, ngồi, nằm đều niệm, chuỗi chẳng rời tay, miệng chẳng lìa câu danh niệm Phật, một bộ dạng tu hành thật sự; Trải qua bao nhiêu thời gian, trên kinh đã nói một tiếng niệm Phật diệt được hà sa tội, nhưng ta đã niệm vô số tiếng rồi, mà cuộc sống cũng giống như không có sự thay đổi gì, việc không như ý mà người thường thế tục gặp được, cũng mãi đổ trút trên đầu của ta. Xem người niệm Phật ở trên “Tịnh Độ Thánh Hiền Lục”, mỗi việc đã đầy đủ sự cảm ứng thần kỳ, không chỉ là Thần về thế giới Cực Lạc, thì cũng là gặp thấy được Đức Phật A Di Đà, và Bồ tát Quán Thế Âm, sao ta không có một chút cảm ứng nào? Một khi thất vọng thì chẳng chịu niệm nữa. Trạng thái tâm lý gấp rút cầu lợi như thế thì cầu chẳng được, chỉ biết người khác niệm Phật được cảm ứng thôi, ngược lại không biết họ niệm Phật đã bỏ ra bao nhiêu là công phu? Đã niệm Phật bao nhiêu năm? Lúc niệm Phật “Nhất tâm bất loạn”. Anh niệm Phật đã được bao nhiêu năm? Lúc niệm Phật gió thổi cỏ động anh đều biết đến, vọng tưởng tạp loạn lăng xăng, sáu căn chẳng động anh làm không được; Chỉ hỏi vấn đề thu hoạch, mà không hỏi vấn đề cày bừa, vọng cầu cảm ứng có được hay không?

Có thể từ niệm Phật mà đạt được chỗ tốt đẹp rất nhiều, là quyết định ở nơi tâm tình và nổ lực niệm Phật của ta. Cũng vậy, người niệm Phật, có chỗ khác nhau rất lớn giữa người có thể niệm và người không thể niệm. Người có thể niệm, rất dễ dàng có thể niệm thoải mái trong lòng; Còn người không thể niệm rất dễ dàng rơi vào sự gấp rút cầu lợi, khô khan, lãnh vực cơ giới hóa, mà mất đi sự hứng thú của tín tâm. Nếu như hoàn toàn tin vào kinh điển, hoàn toàn tin vào nguyện lực đại bi của Đức Phật A Di Đà, nếu như lấy lòng cảm ơn cảm tạ để niệm Phật, cảm ơn có thể niệm Phật thì sao là vận may! Cảm tạ mình có thân tâm niệm Phật, cảm tạ chư vị đại đức tổ sư nhiều đời truyền nên huệ mạng Phật pháp... mà có thể niệm Phật, ắc cần người và việc cảm ơn cảm tạ rất ư là nhiều rồi, ở trong lòng cảm ơn như thế này mà niệm Phật, thì tâm tình rất là thoải mái; Nếu như lấy tâm tình vui vẻ để mà niệm Phật, chẳng hiểu là anh được một việc vui vẻ hay không? Niệm Phật A Di Đà, đời sau sanh về thế giới Cực Lạc, có thể chẳng vui sao? Tức khiến không muốn niệm Phật có chỗ tốt đẹp nhiều thế này, rõ ràng là bản thân niệm Phật thì có thể khiến tâm lăng xăng vọng tưởng của ta được một đối tượng chuyên chú thanh tịnh, thân tâm an ổn tốt đẹp, tự tại, cũng có thể khiến ta đã cảm được sự vui vẻ rồi.

Chẳng nên đem tâm tình gấp rút cầu lợi, buồn khổ, cầu tha thứ để mà niệm Phật, chẳng nên đem Đức Phật A Di Đà xem như là Thần để cầu tài, cầu bình an, cầu tha thứ... mà niệm Phật. Niệm như thế này, sẽ khiến cho niệm Phật là việc thưởng thức nơi tâm và vui nơi mắt mà thôi!

Đã trải qua bao nhiêu thời gian... mà ta không có một chút gì cảm ứng? Cũng giống như đi lên gò núi nhỏ, gian nan niệm Phật đã lâu, phát hiện ra không được một cái gì, ở đó gấp rút đi trở lại, quay về điểm khởi đầu. Trải qua sự nổ lực niệm Phật một thời gian, kết quả là bỏ cuộc giữa đường, bây giờ hồi tưởng lại, cũng rất là gấp gáp cầu lợi, thế là rách việc rồi!

Nếu ta không gấp gáp cầu lợi, chỉ là giống như nước chảy về phía trước một cách vô tâm, nước chảy cuối cùng có lúc tập trung về nơi biển lớn; Tâm linh tịnh hóa không hay không biết đó tóm lại cũng có một ngày sẽ xuất hiện trình độ tiến bộ rõ ràng, có một ngày ta sẽ phát hiện ra chỗ tốt đẹp to lớn đến từ sự niệm Phật, quyết định tâm tình niệm Phật đối với ta.

Nếu như ta giống với cái ta quá khứ, cũng gấp gáp cầu lợi, đem trạng thái tâm ấy mà niệm Phật, cũng có thể sẽ giống như ở trước là bỏ cuộc giữa đường, rõ ràng đã lãng phí đi một pháp môn tiềm năng thâm hậu.

Nếu như ta đem sự tin tưởng hoàn toàn vào kinh điển mà nói, hoàn toàn tin vào sự tốt đẹp vi diệu của thế giới Cực Lạc, hoàn toàn tin vào nguyện lực Từ bi của Đức Phật A Di Đà, ngay lúc ta dùng tâm tình này để niệm Phật, nghiệp chướng nhiều đời khởi lên mạnh mẽ, cũng ngăn cản không được sự tiến đến giác ngộ dũng mãnh của ta.

Nếu như Đức Phật A Di Đà trong tâm trong mắt ta không chỉ là một tượng Phật được tôn trí trên khám Phật cúng dường, mà là pháp thân biến khắp hư không, mười phương thế giới chúng sinh chung một thể tánh; Ngay khi ta đem tâm tình thế giới này để niệm Phật, tức khiến cho nghiệp tội sâu nặng đều giống như cục băng bộc lộ sự tiêu tan mau chóng dưới mặt trời.

Trước lúc chưa được nhất tâm, nhất thiết là không được nôn nóng trước vọng cầu cảm ứng; Vì sau khi nhất tâm thì đương nhiên có sự cảm ứng. Tâm chưa nhất, mà cầu cảm ứng, tức tâm cầu cảm ứng này sẽ là một chướng ngại lớn cho sự tu hành.