Home > Khai Thị Phật Học
Phật Giáo Chẳng Phải Là Tiêu Cực - Trốn Đời
Cư Sĩ Huỳnh Lão | Sa Môn Thích Viên Giáo, Việt Dịch


Tín đồ Phật giáo lấy từ bi làm gốc, nhẫn nhục làm hành động. Đối với sắc thanh món lợi, năm dục sáu trần, rất xa tránh. Không giống như tâm người đời không có nhàm đủ, càng nhiều càng tốt. Đây là một hạng người tự cho là tích cực tiền tiến, cho thêm lên cái mũ tiêu cực, nhận xét rằng Phật giáo không thích hợp đối với hiện tại loại cạnh tranh xã hội, trời thì lựa chọn, vật thì giành giựt này. Nhưng Phật giáo là tôn giáo tiêu cực trốn đời thật không? Không, chỉ cần con người đối với Phật pháp có chút ít hiểu rõ thì có thể biết được tinh thần tích cực nhập thế của Phật giáo. So sánh phương diện đồng nhất cách nhìn đối với sinh lão bệnh tử, bèn có sự “thanh tịnh vô vi” của Huỳnh lão ở Trung Quốc, sự “buông trôi hình hài” của các danh sĩ đời Ngụy Tấn; Mà ở nơi Phật giáo, ngược lại từ bi dũng mãnh, tinh tấn không giãi đãi. Đây là chỗ vĩ đại của Phật giáo, cũng biểu thị tánh tích cực của Phật giáo.

Cũng cho rằng có người sẽ hỏi: “tôi thường nhìn thấy hòa thượng hoặc người tin Phật, chỉ ở trong núi thẳm hoặc trong tự viện tụng kinh niệm Phật, cuộc sống này sao có thể nói là tích cực ư?”. Đây cũng là chỉ biết một mà không biết hai. Tinh thần của đại thừa Phật pháp là khắp độ chúng sinh, nếu độ chúng sinh thì cần phải học tập phương pháp độ sinh. Thí dụ như có người bị chìm trong nước, anh dẫu có lòng cứu người, nhưng do không biết bơi lội, chỉ đứng yên trên bờ hô hoán. Có người ngoài khác tuy biết bơi lội, nhưng ngược lại không muốn quản ngại nhiều đến việc nhàn nhã, anh ta chỉ đứng khoanh tay, bàng quan. Lúc này nếu có một người đã có tâm cứu người lại biết kỹ thuật bơi lội, nhảy vào trong nước thì có thể cứu được người chìm trong nước lên. Đệ tử của Phật, không câu nệ là tỳ kheo xuất gia hoặc tín chúng tại gia, những người tụng kinh niệm Phật đó, đều là người phát nguyện rộng cứu người, đang luyện tập kỹ thuật bơi lội. Không có kỹ thuật làm sao cứu người? Rất không phải là đem những lời này ra làm lời biện hộ cho đệ tử cửa Phật, trên sự thật, tinh thần của Phật giáo xưa nay như vậy.

Phật giáo không phải là chủ nghĩa chán mặt tự càn, pháp lục độ của đại thừa tuy trọng về nhẫn nhục, nhưng xả thân vì pháp, cũng là giáo nghĩa Phật giáo. Vì khiến bạo lực xâm lăng, chánh pháp có cái lo sắp diệt, lúc giáo lý ví như cảm hóa không hiệu quả, Phật tử cũng sẽ phấn khởi đại lực dõng mãnh, đứng dậy chống đối với bạo lực. Như trong kinh “Nhân duyên tăng hộ” chép rằng: “Vì hộ sinh mệnh của Phật pháp, thà bỏ tiền tài; vì cứu hộ một nhà, thà bỏ một người; vì cứu hộ một thôn thà bỏ một nhà; vì cứu hộ một nước thà bỏ một thôn”. Rắn độc cắn tay thì tráng sĩ chặt đứt cổ tay. Đoạn kinh văn ở trên, là những gì mạnh mẽ và quả cảm.

Tích cực tiến thủ của người đời nói, chẳng ngoài sự tranh đuổi trên danh lợi, say đắm trên thinh sắc. Ai đã từng nghĩ đến hy sinh chính ta, phổ độ chúng sinh, trên thì cầu Đại giác, tinh tấn không biếng nhác mới gọi là tích cực đó vậy!