Home > Học Phật Căn Bản
Biến Hóa
Sa Môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch


Thiên này có ba phần: Thuật ý, Thông biến, Yếm dục.

Thứ nhất: PHẦN THUẬT Ý

Nói đến cái dụng của Thánh nhân, sâu xa thông suốt vô ngại, nhiều cách làm cho cảm ứng, không thể dấy lên mong cầu hoàn toàn như nhau, không thể dùng một lý lẽ mà suy rộng ra. Vì vậy thô thiển dùng thô thiển mà ứng, vi tế dùng vi tế để hợp, thô tế thuận theo cơ duyên thì lý tất nhiên rồi. Sở dĩ phát ra ánh sáng vô cùng rực rỡ hiện bày các loại thần thông biến hóa, ấy là thuận theo các vị Đại Bồ tát khắp mười phương để tiếp nối địa vị tôn kính ấy mà thôi. Nếu như ở thế gian thì tiếp nhận cái thô rời bỏ tà vạy trở về chính đáng, thì lại cần phải tuỳ duyên biến hóa thần thông tương xứng với tâm tư của tình ý chúng sinh, không thể dùng diệu lý tỏ ngộ thông suốt chỉ bày sự việc. Mà biến hiện hình hài thể chất không nghĩ bàn được, dùng để ngăn chặn sự cố chấp không nghĩ bàn được. Ví như Thánh nhân cũng vào trong loài hươu ngựa mà độ thoát chúng sinh, nên ở cùng hươu ngựa, lẽ nào giống như hươu ngựa hay sao? Nếu như không khác với hươu ngựa, thì lập tức thường lưu chuyển không đợi phải nói đến thần thông biến hóa này rồi!

Thứ hai: PHẦN THÔNG BIẾN

Như kinh Hoa Nghiêm nói: “Này Phật tử! Như một đức Như lai chuyển một hóa thân, những thí dụ về pháp luân vân như vậy không thể nói được. Tất cả các thế giới trong pháp giới hư không giới, đều dùng mảy lông đo lường rộng khắp, nơi mỗi một mảy lông, ở trong từng niệm biến hóa các thân bất khả thuyết bất khả thuyết vi trần cõi Phật, cho đến tận cùng đời kiếp thời gian vị lai. Mỗi một Hóa Phật, thân có bất khả thuyết bất khả thuyết số đầu như vi trần cõi Phật. Mỗi một đầu có bất khả thuyết bất khả thuyết số lưỡi như vi trần cõi Phật. Mỗi một lưỡi phát ra bất khả thuyết bất khả thuyết âm thanh như vi trần cõi Phật. Mỗi một âm thanh tuyên thuyết bất khả thuyết bất khả thuyết Tu đa la như vi trần cõi Phật. Mỗi một Tu đa la thuyết ra bất khả thuyết bất khả thuyết các pháp như vi trần cõi Phật. Trong mỗi một pháp thuyết ra cú thân vị thân như vi trần cõi Phật bất khả thuyết bất khả thuyết. Lại trong đời kiếp như vi trần cõi Phật bất khả thuyết bất khả thuyết về những cú thân vị thân khác nhau bằng âm thanh đầy khắp pháp giới, tất cả chúng sinh thảy đều nghe thấy, tận cùng thời gian vị lai thường chuyển pháp luân như vậy, âm thanh của Như lai không sai khác không đoạn dứt không thể cùng tận. Đây là pháp an trú của hết thảy chư Phật và Đại na la diên Tràng Phật”

Lại kinh Hoa Nghiêm nói: “Hết thảy chư Phật đều có tám loại âm thanh vi diệu, mỗi một loại âm thanh đều có năm trăm quyến thuộc của âm thanh vi diệu, trăm ngàn âm thanh không thể kể ra số lượng để trang nghiêm vô lượng vô biên âm thanh kỹ nhạc vi diệu thảy đều thanh tịnh, luôn luôn khắp mọi nơi diễn thuyết nghĩa vị chánh pháp của hết thảy chư Phật, đều xa rời tất cả chúng sinh nghe thấy âm thanh đó tùy theo bổn hạnh của mình và các loại thiện căn đều khiến được hiểu rõ thông suốt. Đây là sự trang nghiêm khẩu nghiệp thù thắng Vô thượng của hết thảy chư Phật”.

Lại trong kinh Xứ Xứ nói: “Lúc bấy giờ Đức Phật mỉm cười, trong miệng có ánh sáng năm màu phát ra là có năm nhân duyên: 1 Muốn làm cho người nảy sinh những câu hỏi và nhờ những câu hỏi mà có lợi ích; 2 Bởi vì sợ rằng người ta nói đức Phật không biết cười; 3 Vì vậy hiện bày ánh sáng phát ra từ trong miệng; 4 Mỉm cười vì các chúng sinh không chí thành; 5 Mỉm cười bởi A la hán giữ lấy Không mà không đạt đến đạo của Bồ tát. Ánh sáng lại từ trên đỉnh đầu đi vào, bởi vì lúc ấy bày tỏ cho người đời sau cùng sáng tỏ”.

Còn trong kinh Phật thuyết Tâm Minh nói: “Bấy giờ Đức Thế tôn vì Phạm chí mới mỉm cười, ánh sáng năm màu phát ra từ miệng, chiếu rọi chủng loại năm thú khắp mười phương, từ Trời cõi Dục đến loài người trong tâm đều hoan hỷ, khiến cho ngạ quỷ no đủ, địa ngục ngưng đau khổ, súc sanh thông suốt ý nghĩ trừ mọi tội lổi, theo ánh sáng tìm đến nơi Phật. Chư Phật mỉm cười pháp đều có sự may mắn tốt lành, hoặc là quyết định trao cho Bồ tát, soi chiếu khắp mười phương thì áng sáng từ đỉnh đầu đi vào. Quyết định trao cho Duyên giác, thì ánh sáng đi vào khuôn mặt. Quyết định trao cho Thanh văn, thì ánh sáng đi vào hai vai. Thuyết giảng sự việc sanh thiên, thì ánh sáng từ rốn đi vào. Thuyết giảng sanh vào trong loài người, thì ánh sáng từ đầu gối đi vào. Thuyết giảng hướng về ba đường khổ, thì ánh sáng từ giữa bàn chân đi vào. Niềm vui của chư Phật không vì tham muốn mà mỉm cười, không vì sân giận mà mỉm cười, không vì ngu si mỉm cười, không vì phóng túng mà mỉm cười, không vì lợi ích tham muốn mà mỉm cười, không vì vinh hoa phú quý mà mỉm cười, không vì giàu có sung túc mà mỉm cười. Nay Phật bình đẳng tất cả vì thương xót mọi chúng sinh, thực hành nụ cười Đại Từ, không phải bảy cách cười này”.

Còn trong Trí Độ Luận nói: “Như lúc đức Phật lần đầu chuyển pháp luân, Bồ tát Ứng Trì từ phương khác đến, muốn đo lường thân Phật nên vượt qua hư không, trải qua vô lượng cõi Phật đến thế giới Hoa Thượng, thấy thân Phật vẫn như cũ, bèn nói kệ rằng:

Hư không chẳng hề có giới hạn, công đức của Phật cũng như vậy, Giả sử muốn đo lường thân Phật, nhọc công vô ích không thể được. Trên vượt quá hư không pháp giới, vô lượng vô biên các cõi Phật,

Thấy thân của Sư tử Thích Ca, vẫn như cũ mà không sai khác.

Thân tướng đức Phật như núi vàng, biến hóa phát ra ánh sáng lớn.

Tướng tốt rạng rỡ tự trang nghiêm, giống như mùa Xuân hoa nở thắm”.

Lại trong kinh Xứ Xứ nói: “Lúc đức Phật tại thế, chư Thiên Quỷ, Thần, Rồng và nhân dân đều hướng đến nơi Phật, nghe kinh mấy trăm ngàn lớp, trước sau đều hấy nét mặt đức Phật. Vì sao như vậy? Bởi vì đời trước lúc đức Phật nói năng trước sau không sai khác, cho nên không có ai không trông thấy nét mặt đức Phật. Người nằm đều thuận theo hướng đầu về phía đức Phật, vốn là luôn luôn tỏ lòng tôn kính đức Phật”.

Thứ ba: PHẦN YẾM DỤC

Như kinh Đại Trang Nghiêm Pháp Môn nói: “Lúc bấy giờ trong thành Vương xá có một người nữ dâm loạn. Người nữ tên gọi Kim Sắc, uy đức sáng ngời. Nhân duyên thiện căn của người nữ ấy vốn có từ đời trước, hình thể dung mạo đoan chánh đầy đủ các tướng tốt, thân màu vàng ròng ánh sáng chiếu rọi rực rỡ, hình dáng nét mặt xinh đẹp quyến rũ hiếm có ở thế gian, thần thái trí tuệ thông minh biện tài vô ngại, âm thanh từ ngữ trong trẻo tuyệt vời sâu sắc thâm thúy dịu dàng vô cùng, nói năng thường mỉm cười, tuỳ nơi đi qua đều phát ra ánh sáng chiếu soi rực rỡ. Áo quần thường cũng đều màu vàng. Tất cả mọi người trông thấy thì tâm vương vấn yêu mến không sao quên được. Tùy nơi nào đi qua đều có người đi theo. Có vị Trưởng giả tên gọi Thượng Uy Đức, bởi vì dục lạc cho nên tặng cho nhiều tiền của châu báu, cùng mong muốn hợp nhau, cưỡi xe trang nghiêm đi đến vườn cây cảnh. Lúc ấy người nữ Kim Sắc túc duyên âm thầm cảm ứng, được Văn thù sư lợi cảm hóa khiến cho nhập đạo. Vốn có thần thái biến hóa tự tại, đem đầu mình gối trên đầu gối của Uy Đức kia mà ngủ, liền dùng thần lực ở nơi chổ nằm ấy hiện rõ ra thành tướng chết, trương phình lên hôi thối nát rữa khó có thể đến gần. Trong chốc lát bụng nức ra gan ruột phơi bày, lục phủ ngũ tạng lộ ra rõ ràng hôi hám dơ bẩn đáng sợ, đường đại tiện tiểu tiện chảy ra những thứ dơ dáy vô cùng, tay chân mắt mũi ruồi nhặng bu đầy, không thể nào nói hết. Lúc ấy vị Trưởng giả trông thấy xác chết này, vô cùng kinh hãi lông tóc đều đựng thẳng, rồi dấy lên nghĩ rằng: Mình nay không ai cứu giúp được, nhìn khắp bốn phía không có nơi nào để trở về nương tựa. Sợ hãi Tăng thêm gấp bội mà phát ra tiếng kêu kinh hoàng vô cùng. Vị Trưởng giả ấy vì hai nhân duyên mà sinh ra sợ hãi vô cùng: Một là trước đây chưa hề trông thấy điều gì tệ hại như vậy, cho nên sinh ra sợ hãi; hai là mọi người đều biết mình và cô gái ấy cùng đến nơi này mà bây giờ bỗng nhiên chết đi, sẽ nói là mình cố tình giết hại, vua A xà thế không xét kỹ lý này bất ngờ trông thấy thì sẽ giết chết, vì vậy sinh ra sợ hãi. Lúc ấy vị Trưởng giả một mình ở khu rừng này không thấy một người nào, tất cả phàm Thánh ai có thể cứu giúp đây? Vị Trưởng giả ấy tuy có thiện căn thành thục từ quá khứ, nhưng bởi không nghe thấy Văn thù cùng người nữ Kim Sắc thuyết pháp, cho nên Văn thù sư lợi liền dùng thần lực, khiến cho các loài cây rừng đều nói lời kệ thức tỉnh. Vị Trưởng giả nghe rồi tâm tư vô cùng hoan hỷ, tự mừng cho mình may mắn hết sức, rời bỏ xác chết từ trong rừng mà đi ra, liền đến nơi đức Phật thưa đầy đủ về duyên cớ sợ hãi. Lúc bấy giờ đức Phật bảo với vị Trưởng giả: Ông đừng lo buồn sợ hãi, Ta sẽ giúp cho ông tất cả mọi điều không sợ hãi, ông quay về với đức Phật là tất cả mọi điều không sợ hãi. Trưởng giả thưa với đức Phật: Tất cả mọi điều sợ hãi từ đâu mà sinh ra? Đức Phật bảo rằng: Từ nhân duyên tham sân si cho nên sợ hãi, nên biết rằng tất cả mọi sự sợ hãi không có chủ không có tạo tác không có nắm giữ, trước tiên ông phải hiểu được nay ở chổ nào? Vị Trưởng giả thưa: Trong lúc này con đã nhìn thấy sắc đẹp và hiểu rằng đó là điều xấu ác, bởi vì phàm phu tham đắm mà sợ hãi, ở trong Thánh pháp không có sự việc như vậy. Thế là đức Phật thuyết pháp cho biết các loại phương tiện. Lúc ấy vị Trưởng giả được thuận theo pháp nhẫn. Bấy giờ người nữ Kim Sắc biết vị Trưởng giả đã được giáo hóa, trang nghiêm năm trăm xe ngựa vây tròn trước sau, đi đến nơi đức Phật rồi lùi lại đứng về một phía.

Bấy giờ Văn thù hỏi vị Trưởng giả rằng: Ông biết em gái này không? Vị Trưởng giả nói: Nay con thật sự biết. Văn thù sư lợi nói: Ông biết ra sao? Lúc ấy vị Trưởng giả liền hướng về Văn thù nói kệ rằng:

Thấy sắc giống như bong bóng nước,

Các cảm thọ đều như bọt nước, Quán tưởng giống như nắng bốc hơi, Như vậy con biết cô gái ấy.

Thấy hành giống như quạt Ba Tiêu,

Biết Thức giống như trò huyền ảo, Người nữ mượn tên gọi đặt bày, Như vậy con biết cô gái ấy.

Thân không cảm giác như cây gỗ,

Cũng như cỏ rác gạch đá sỏi, Tâm thì không thể nhìn thấy được, Như vậy con biết cô gái ấy.

Các phàm phu giống như mê say, Điên đảo sinh ra biết xấu ác,

Người trí tuệ vốn đắm không nhiễm, Như vậy con biết cô gái ấy.

Giống như xác chết trong rừng kia,

Hôi thối nát rữa thật ghê sợ,

Thân thể tánh bất tịnh như vậy, Như vậy con biết cô gái ấy.

Quá khứ vốn không hề diệt đi,

Vị lại cũng không hề sinh khởi, Hiện tại không tạm thời dừng lại, Như vậy con biết cô gái ấy.

Văn thù đang dễ dàng tùy thuận,

Ân nghĩa ấy khó đền đáp được,

Con trước đây vốn nhiều tham dục, Trông thấy bất tịnh là giải thoát.

Thân cô gái ấy thật không chết,

Vì giáo hóa con hiện thành chết,

Vì thương chúng sinh mà thị hiện, Người nào trông thấy không phát tâm?

Tham sân si mê hoặc như vậy,

Và tất cả phiền não khổ đau,

Thể pháp tánh thanh tịnh như vậy, Tốt lành thay thật là vi diệu!

Lúc bấy giờ đức Phật bảo với A nan: Người nữ Kim Sắc và người nam Thượng Uy Đức này, đã được giáo hóa từ quá khứ, khiến cho phát khởi Bồ đề, nay lại nghe pháp được thuận theo pháp nhẫn. Người nữ Kim Sắc này, ở đời tương lai trải qua 90 trăm ngàn kiếp, sẽ được làm Phật, danh hiệu là Bảo Quang Như lai. Trưởng giả Uy Đức ở nơi đức Phật Bảo Quang, đạt được thân Bồ tát, tên gọi là Đức Quang. Sau khi đức Phật Bảo Quang diệt độ sẽ được làm Phật, danh hiệu là Bảo Diệm Như lai”.

Lại trong kinh Quán Phật Tam Muội nói: “Đức Phật bảo với A nan: Xưa kia ta vào lúc mùa Hạ an cư, tại nước Ba la nại có một người nữ dâm loạn, ở trên lầu cao, tên gọi là Diệu Ý, ngày xưa có duyên đối với Phật. Lúc bấy giờ đức Thế tôn hóa độ ba Đồng tử, tuổi đều mười lăm, diện mạo đoan chánh, hơn hẳn tất cả loài người ở các thế gian. Người nữ này trông thấy rồi thân tâm hoan hỷ, thưa rằng: Đấng trượng phu, nhà em bây giờ giống như công đức Thiên, sức lực của cải tự tại thứ sáu trang nghiêm, nay em đem thân và cùng với nô tỳ, dâng lên đấng trượng phu có thể hầu hạ chu đáo, nếu có thể chiếu cố thu nhận thuận theo nguyện ước của em, thì em cung cấp tất cả không hề luyến tiếc gì cả! Bày tỏ lời này xong, hóa nhân đến giường không bằng khoảng thời gian bữa ăn, người nữ tiến lên thân cận thưa rằng: Đấng trượng phu mong thỏa mãn nguyện vọng của em! Hóa nhân không làm trái ý, tuỳ theo ham muốn của mình, đã gần gũi rồi một ngày một đêm tâm không hề mệt mỏi thỏa mãn. Đến ngày thứ hai thì tâm ái dần dần dừng lại, đến ngày thứ ba thì thưa với trượng phu rằng có thể dậy để ăn uống. Hóa nhân liền đứng dậy, quấn quýt mãi không dứt. Người nữ phát sinh chán ngán hối hận thưa rằng: Trượng phu khác với người ta mới như vậy. Hóa nhân nói cho biết rằng: Pháp đời trước của tôi bình thường cùng với người nữ quan hệ, trải qua 12 ngày như vậy mới nghỉ ngơi, người nữ nghe lời nói này giống như người ăn nghẹn đã không thể nôn ra nhưng không thể nuốt được, thân thể đau đớn như bị chày giã. Đến ngày thứ tư thì giống như bị xe cán. Đến ngày thứ năm thì giống như hòn sắt đi vào trong thân thể. Đến ngày thứ sáu thì tay chân gân cốt đều đau đớn rã rời, giống như mũi tên đâm vào tim. Người nữ dấy lên nghĩ rằng: Mình nghe người ta nói ở thành Ca tỳ la, có Thái tử con vua Tịnh Phạm, thân màu vàng tía đủ ba mươi hai tướng, thương những người mù lòa tối tăm cứu giúp những người khốn khổ, luôn luôn ở trong thành này thường thực hành phước thiện hóa độ, phát ra ánh sáng sắc vàng cứu tế tất cả mọi người, hôm nay vì sao không đến cứu mình? Mình từ hôm nay cho đến lúc chết đi, chung quy không tham theo sắc, thà rằng cùng với cọp beo lang sói sống chung một hang, chứ không tham lam sắc dục nhận chịu sự khổ não này! Hóa nhân cũng giận dữ, quát tháo người phụ nữ rất tệ hại, làm dang dở sự nghiệp của mình, nay mình cùng với người ấy hợp lại chung sống một nơi, không bằng chết sớm cho rồi! Cha mẹ họ hàng nếu đến tìm mình, thì tự trốn nơi nào? Thà rằng mình trải qua cái chết chứ không chịu được nổi điều sỉ nhục. Người nữ nói: vật tệ hại em không dùng, chàng muốn chết thì tùy ý! Lúc này hóa nhân lấy dao tự cắt cổ, máu chảy đầm đìa bôi bẩn thân người nữ, ngã xuống mặt đất, người nữ không thể nào hất ra được. Hai ngày tím đen, ba ngày trương phình, bốn ngày thối rữa, năm ngày dần dần nán nhừ, sáu ngày thịt rời rã, bảy ngày chỉ có xương tàn hôi thối, như keo như dính chặt vào thân người nữ. Tất cả đại tiện tiểu tiện và các thứ giòi bọ xấu xa, máu me tung tóe bôi đầy thân người nữ, người nữ vô cùng chán ghét nhưng không xa rời được. Người nữ phát thệ nguyện: Nếu như chư Thiện Thần và những người Tiên, Thái Tử con vua Tịnh Phạm có năng lực trừ bỏ nỗi khổ này cho con, thì con mang tất cả châu báu vàng ngọc trong nhà này dùng để cung cấp bố thí! Lúc phát ra ý niệm này, đức Phật dẫn theo A nan Nan đà, Đế thích ở trước, Phạm vương ở sau đức Phật tỏa ra ánh sáng bình thường chiếu rọi Trời đất, tất cả đại chúng đều trông thấy Như lai đi đến tòa lầu của người nữ này. Lúc ấy người nữ gặp đức Phật trong lòng vô cùng hổ thẹn, không biết giấu xương cốt chổ nào, bèn lấy những tấm vải bông trắng quấn vào xác chết hôi thối, nhưng mùi hôi thối vẫn như cũ không thể che đậy được. Người nữ gặp mặt Đức Thế tôn, đảnh lễ chào đức Phật, bởi vì hổ thẹn cho nên xương cốt lộ rõ trên thân, xương cốt hôi thối bỗng nhiên nằm trên lưng người nữ. Người nữ vô cùng hổ thẹn rơi nước mắt mà thưa: Công đức và lòng Từ bi của Như lai thật vô lượng, nếu Ngài khiến cho con xa rời được nỗi khổ này, con nguyện làm đệ tử tâm hoàn toàn không lùi bước! Nhờ thần lực của đức Phật cho nên xương cốt hôi thối không còn, người nữ vô cùng hoan hỷ, đảnh lễ đức Phật rồi thưa với đức Phật rằng: Thưa Đức Thế tôn! Nay con cúng dường tất cả châu báu vàng ngọc này lên đức Phật! Đức Phật liền dùng Phạm âm chú nguyện lưu loát, người nữ nghe chú nguyện tâm vô cùng hoan hỷ, ngay lập tức đạt được quả vị Tu đà hoàn. Năm trăm Tỳ nữ nghe âm thanh của đức Phật, đều phát tâm đạo Vô thượng Bồ đề . Vô lượng Phạm chúng trông thấy đức Phật thần biến đạt được vô sanh nhẫn. Đế thích đã dẫn theo chư Thiên thì có người phát tâm Bồ đề, có người đạt được quả vị A la hán”.

Còn trong kinh Bách Duyên nói: “Lúc đức Phật tại thế, trong thành Xá vệ có người vợ của một Trưởng giả, sanh được một bé trai, hình dáng mặt mày vô cùng xấu xí giống như ác quỷ, có người trông thấy bỏ cậu bé mà chạy mất. Tuổi dần lớn lên cha mẹ càng chán ghét, xua đuổi làm cho bỏ đi thật xa. Ngay cả súc sanh trông thấy cậu bé xấu xí này, hãy còn sợ hãi vô cùng, huống hồ là loài người. Lại vào một lúc, đến khu rừng hái quả để tự giữ mạng sống, thì chim bay tán loạn, thú chạy khắp nơi, không có loài nào không sợ hãi bỏ chạy, biệt tăm biệt tích không dám dừng lại. Đức Thế tôn nghĩ mà thương xót nên dẫn Tỳ kheo, đến khu rừng muốn hóa độ. Cậu bé trông thấy đức Phật liền đi tránh, đức Phật dùng thần lực khiến cho không thể nào đi được. Lúc ấy các Tỳ kheo đều ngồi xếp bằng tròn ở dưới tán cây lắng lòng suy nghĩ. Đức Thế tôn hóa làm người xấu xí, tay ôm bình bát chứa đầy thức ăn, từ từ đi đến chổ người xấu xí, hình dạng giống mình nên lòng dạ rất vui sướng, nghĩ rằng nay người này thực sự là bạn mình, nên tìm đến cùng trò chuyện cùng giở bình bát mà ăn. Lúc ăn xong thì hóa nhân kia bỗng nhiên trở thành đoan chánh, người xấu xí hỏi rằng: Anh nay vì sao bỗng nhiên trở thành đoan chánh? Hoá nhân đáp rằng: Tôi ăn thức này, dùng thiện căn quán sát các Tỳ kheo ngồi thiền dưới tán cây kia khiến cho tôi trở thành đoan chánh. Người xấu xí nghe rồi, tìm đến để học theo, tìm được sự đoan chánh, nên lòng dạ rất vui sướng, tức thì hướng về hóa nhân phát sinh tín giải sâu sắc. Ngay đó hóa nhân trở lại hình dáng ban đầu, người xấu xí trong thấy đức Phật có đủ ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp, ánh sáng chiếu rọi khắp nơi giống như trăm ngàn mặt Trời, tiến lên đảnh lễ dưới chân Phật rồi lùi lại ngồi một phía. Đức Phật liền vì người xấu xí thuyết pháp khiến cho đạt được quả vị Tu đà hoàn, lập tức ở trước đức Phật cầu xin xuất gia. Đức Phật bảo rằng: Lành thay, đến đây Tỳ kheo! Râu tóc tự nhiên rơi rụng, thân mang pháp phục, liền trở thành Sa môn, rất chăm chỉ tu tập, đạt được quả vị A la hán. Lúc ấy các Tỳ kheo thấy sự việc này rồi, thỉnh cầu đức Phật thuyết pháp cho đại chúng biết nhân duyên vốn có từ trước. Đức Phật bảo với các Tỳkheo: Chính là trong vô lượng đời kiếp quá khứ trước kia, có đức Phật xuất thế, danh hiệu là Phất sa, ngồi xếp bằng tròn ở dưới một tán cây, Ta và Di lặc cùng làm Bồ tát đến nơi đức Phật ấy cúng dường mọi thứ, mà vểnh một chân ở trong bảy ngày nói kệ ca ngợi đức Phật. Cõi Trời và thế gian không ai bằng Phật,

Thế giới khắp mười phương cũng không hề có,

Tất cả thế giới đều có thể trông thấy,

Không có người nào có thể sánh bằng Phật.

Lúc bấy giờ Bồ tát nói kệ này xong, thì trong núi kia có một quỷ thần, làm ra hình dáng xấu xí đến làm cho Ta sợ hãi, Ta dùng thần lực khiến cho nơi đi lại ấy trở thành dốc đứng hiểm trở không thể nào qua được. Lúc ấy Sơn thần kia liền dấy lên suy nghĩ rằng: Mình dùng tâm ác làm cho người ấy sợ hãi, khiến cho mình bây giờ đi lại nơi hiểm nạn không thể nào qua được, nay nên đến nơi người ấy sám hối tội lổi trước kia. Dấy lên ý nghĩ này rồi, lập tức tìm đến nơi ấy, sám hối xong rồi phát nguyện mà đi mất. Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Cần phải biết rằng Sơn thần kia vì làm cho Ta sợ hãi, trong năm trăm đời hình hài thân thể xấu xí người trông thấy kinh hãi bỏ chạy, nhờ vào sự sám hối ấy cho nên nay gặp được Ta mà xuất gia đắc đạo. Các Tỳ kheo nghe rồi hoan hỷ vâng mạng thực hành. Tụng rằng:

Đại Thánh Thần thông biến hóa, Tùy sự dẫn dắt người mù, Tài năng trí tuệ ưu việt, Khai bày tỏ ngộ tương ưng.

Hóa hiện thần thông uy lực,

Làm cho tà đạo phục tùng,

Ẩn hiện lợi ích chúng sinh, Chính là quy phạm cao vời. Chúng sinh chấm dứt bài báng,

Cảm động tỏ ngộ hưng thịnh, Bí mật vận dụng tự tại,

Người thấy sanh lòng cung kính. Bậc Đại Thánh này hiếm gặp,

Linh thiêng tuyệt thế vô song,

Hàm sinh nếu có phước thiện, Gặp được điều tốt lành này”.

NHÂN DUYÊN CẢM ỨNG

Sơ lược dẫn ra 25 chuyện: 1 Nói chung về thần thông biến hóa thành nhiều loại; 2 Thời nhà Chu có Tả Từ có năng lực biến hóa; 3 Thiệt đỏa sơn có con gái của vua có thể biến hóa; 4 Hạ Cổn và Triệu Vương Như Ý biến hóa; 5 Trong niên hiệu Ngụy Tương Vương có người nữ biến hóa; 6 Trong niên hiệu Hán Kiến Bình có người nam biến hóa; 7 Trong niên hiệu Hán Kiến An có người nam biến hóa; 8 Trong niên hiệu Tấn Nguyên Khang có người nữ biến hóa; 9 Thời Tấn Huệ Hoài có người nam nữ biến hóa; 10 Thời Hán Cảnh Đế có người biến hóa; 11 Thời Hán Tuyên Đế con gà biến hoá; 12 Trong niên hiệu Tấn Thái Khang có con cáy và con cua biến hóa; 13 Khổng Tử vào thời Trần ở trong quán đàn ca có con gà đề biến hóa; 14 Thời Lương có cư sĩ Vi Anh, người vợ họ Lương lấy chồng biến hóa; 15 Thời Tấn ở quận Dự chương có quan lại Dịch Bạt biến hóa; 16 Thời Tấn ở huyện Nghi Dương có người nữ họ Bành tên Nga biến hóa; 17 Thời nhà Tấn có huyện Thái Mạt có mẹ Ngô Đạo Tông biến hóa; 18 Thời nhà Tấn ở huyện Phục Dương có con trâu biến hóa; 19 Con gái của Viêm Đế biến hóa; 20 Biến hóa ghi xen lẫn trong các truyện; 21 Thời nhà Tấn có đình miếu thờ thần ở Giang Nam biến hóa; 22 Thời nhà Tần ở Nam Phương có Lạc Dân bay đầu biến hóa; 23 Cao Dương Thị cùng sanh ra làm vợ chồng biến hóa; 24 Thời nhà Ngụy có người tộc Man trong Bắc Sơn huyện Tầm Dương làm phép thuật biến hóa; 25 Thời nhà Ngụy có mẹ của Tống Sĩ Tông ở Thanh Hà bởi vì tắm mà biến hóa, .

1: Nói đến đạo Từ bi cứu giúp chấn động người xưa nhìn vào cách thức, phương pháp biến hóa thần thông có nguồn gốc khó suy lường, đây là bậc đại Thánh ở phương khác, không phải là khả năng bình thường của người trong khu vực, cùng tận điều ấy không thể bắt đầu, suy xét điều ấy không thể hết được. Nhưng phàm hay Thánh tuy sai khác mà biến hóa có điểm như nhau. Bởi vì trí có cạn sâu chướng có thô tế, cơ có lớn nhỏ hóa có rộng hẹp. Đại khái là đạt đến cội rễ của sanh tử, thì có thể nói là biến hóa rồi. Nếu như dựa theo Phật giáo tin hiểu nhân quả, thì nhân duyên dựa vào nhau mới thành ra biến hóa. Nếu như căn cứ theo thế tục ngoại đạo thì không đạt đến nơi rộng lớn, chỉ tin duyên khởi mà không dựa vào nhân tố có sẳn. Vì vậy trong Thiên Bảo Ký nói: “Trời có năm khí hóa hiện thành ra vạn vật, Mộc tinh là Nhân, Hỏa tinh là Lễ. Kim tinh là Nghĩa, Thủy tinh là Trí, Thổ tinh là Ân. Năm khí hoàn toàn tinh khiết thì Thánh đức đầy đủ vậy. Mộc trược thì Nhược, Hỏa trược thì Dâm, Kim trược thì Bạo, Thủy trược thì Tham, Thổ trược thì Ngoan. Năm khí hoàn toàn hổn loạn thì làm dân đen thấp hèn vậy. Trung Thổ nhiều Thánh nhân, là hòa khí đã kết giao. Tuyệt Vức nhiều quá vật, là khí kỳ dị sinh ra. Nếu như vâng chịu khí này thì ắt phải có hình thể này, nếu như có hình thể này thì ắt phải sinh ra tánh tình này. Vì vậy người ăn ngũ cốc có trí tuệ mà lịch sự, loài ăn cỏ cây nhiều sức lực mà ngu dốt, loài ăn lá dâu có tơ tằm mà thành bướm, loài ăn xương thịt có dũng cảm mà man rợ, loài ăn đất đá không có tâm mà không dứt, loài ăn không khí là thần minh sống lâi, loài không ăn thì không chết mà linh thiêng, eo to không kể giống đực eo nhỏ không kể giống cái, không có giống đực bên ngoài tiếp nhận không có giống cái bên ngoài sinh đẻ. Sâu bọ ba lần thay đổi trước có thai sau kết giao, thú vật gồm đủ yêu thương, tự nhiên trở thành đực cái, sống nhờ dựa vào cây cao, tùng la nhờ cậy phục linh, gốc cây ở tại đất, trồng bèo ở tại nước, chim xếp hàng giữa hư không mà bay, thú đạp lên mặt đất mà chạy, sâu bọ chui trong đất mà nấp kín, cá tôm tìm vực sâu kín đáo mà ở, căn cứ vào Trời thì gần gũi trên cao, căn cứ vào đất thì gần gũi dưới thấp, căn cứ vào thời gian thì gần gũi bên cạnh, bởi tất cả đều thuận theo chủng loại của mình”. Chim Trĩ ngàn năm đi vào biển làm con trai, chim Tước trăm năm đi vào sông làm con Sò, con Rùa con Giải ngàn năm có thể cùng người nói chuyện, con Cáo ngàn năm đứng dậy làm cô gái đẹp, con Rắng ngàn năm chặt đứt mà nối lại, con chuột trăm năm mà lại có thể bói tướng, là số đã đến vậy. Ngày Xuân phân chim Ưng biến thành chim Gáy, ngày Thu phân chim Gáy biến thành chim Ưng, là thời thay đổi vậy. Vì vậy cỏ thối hóa thành con đom đóm, lau sậy mục hóa thành con dế mèn, cây lúa hóa thành con sâu gạo, lúc mạch hóa thành con Bướm vàng mình có gai. Vậy cánh sinh ra vậy, mắt mũi tạo thành vậy, tâm trí tồn tại vậy. Đây là từ loài không có tri thức mà hoá thành loài có tri thức, mà khí thay đổi vậy. Chim Hạc hoá thành con Hoẵng con Rắn hóa thành con Ba ba, con dế mèn, hoá thành con Tôm, không mất đi khí huyết đó mà hình hài tính năng thay đổi. Tương tự như vậy không thể nào nói hết được, ứng theo biến đổi mà chuyển động, thì gọi là thuận theo lẽ thường, nếu như sai phương pháp ấy thì đó là yêu quái tai vạ, vốn là thể dưới thấp sinh ra khí trên cao thì điều ấy không phù hợp. Người sinh ra thú vật thú vật sanh ra người, khí ấy là hổn loạn vậy. Nam hóa thành nữ, nữ hóa thành nam, là tính chất của khí ấy vậy. Lổ Ngưu đau xót vì bệnh tật trong bảy ngày mà hoá thành cọp, hình hài thân thể biến đổi mà móng răng bày ra, người anh vừa đi vào kiền vồ mà ăn thịt. Đang lúc làm người không biết sắp làm cọp, đang lúc làm cọp không biết lúc ấy vốn là người. Trong Thời Tấn Thái Khang, Nguyên Sĩ ở quận Trần Lưu, bị chim muông làm tổn hại đến kiệt sức, không chịu được sự đau đớn đó, nhiều lần ngửi vết thương ấy, đã vậy mà ở trong lổ mũi hóa thành hai con rắn độc. Trong thời Tấn Nguyên Khang Lịch Dương Kỷ Nguyên ghi: Người khách ăn một con rùa, đã vậy mà thành ra cái u trong bụng, thầy thuốc dùng thuốc để chữa trị, xổ ra mấy thăng rùa con, to bằng đồng tiền trinh, đầu và chân đầy đủ, hoa văn trên mai rùa đều có, nhưng bị trúng thuốc nên rùa đã chết. Vợ chồng không phải khí thay đổi mà sinh đẻ, lổ mũi không phải là nơi mang thai sinh con. Đạo lý hưởng thụ đầy đủ chẳng phải là vật. Từ đây mà quán xét, sự sanh tử của mọi vật, liên quán đến sự biến hóa của nó. Suy nghĩ chẳng phải là thần thông, tuy cầu mong nhiều ở chính mình mà hiểu biết xấu tự nó xảy ra. Nhưng cỏ mục hóa thành con đom đóm bởi vì rữa nát, lúa mạch hóa thành con bướm vàng mình có gai bởi vì độ ẩm. Vậy thì sự biến hóa của mọi vật đều có nguyên do. Người làm nông chỉ có làm cho lúa mạch thay đổi, thì dùng tro mà ngâm. Thánh nhân theo lý làm cho mọi vậy thay đổi, thì lấy đạo mà cứu giúp. Điều ấy không phải như vậy ư? Nay đã hiểu rõ sự việc, hẳn nhiên chưa đủ để suy xét đến tận cùng sự biến hóa ấy... đây chính là do tạp nghiệp trong ý thức vốn có của chúng sinh huân tập mà thành. Bởi vì chủng tử đã thành thục dựa vào duyên nơi khác mà hình thành, tình và chẳng phải tình tùy theo duyên phát khởi mà biến hóa. Nếu trước đó không có chủng tử thì cho dù gặp duyên ấy, mà duyên phân tán lực yếu ớt cũng không thể nào một mình biến hóa được. Bởi vì nhân dựa vào duyên cho nên chủng tử không một mình thành tựu, bởi vì duyên nương vào nhân nên duyên không một mình lo liệu được. Nhân duyên hòa hợp, lực dụng bằng nhau, vạn loại từ đó sinh ra, một cá thể không có năng lực thành lập, ngõ hầu người có hiểu biết trong tương lai, lẽ nào ngờ vực chọn điều gì khác hay sao?

2: Tả Từ, tên hiệu là Nguyên Phóng, người vùng Lư Giang, có thần thông biến hóa, thường ngồi chơi với Tào Công. Tào Công nói: Hôm nay hội lớn nhưng tiếc là không có được cá Lỗ ở sông Ngô Tùng để mổ thịt: Nguyên Phóng nói: Có thể bắt được. Yêu cầu có chiếc chậu đồng chứa đầy nước, Nguyên Phóng lấy cần trúc thả mồi câu trong chậu nước, một lát kéo ra một con cá Lỗ. Tào Công vỗ tay khen ngợi. Người tham gia trong hội đều ngạc nhiên. Tào Công nói: Một con cá không đủ cho bữa tiệc, có được hai con thì tốt biết bao! Nguyên Phóng bèn tiếp tục thả mồi câu. Chốc lát kéo ra hai con, đều dài hơn ba thước rất tươi sống đáng yêu. Tào Công liền mổ thịt ban tặng cho cả bàn tiệc. Tào Công nói: Nay đã có được cá Lỗ, tiếc rằng không có được gừng mọc ở đất Thục mà thôi! Nguyên Phóng nói: Có thể có được. Tào Công sợ rằng gừng ấy mua ở gần đường, nhân đó nói: Xưa tôi sai người đến nước Thục mua gấm, có thể khiến người nói với sứ giả của tôi, khiến cho mua thêm hai xấp. Người đi lát sau trở về có được gừng tươi, lại nói: Ở trong tiệm gấm gặp người đi sứ của Tào Công, đã khiến mua thêm hai xấp. Sau đó trải qua hơn một năm, người đi sức của Tào Công trở về quả nhiên mua thêm hai xấp gấm. Hỏi điều ấy thì nói rằng: Ngày ấy tháng ấy trước đây gặp người ở trong cửa tiệm, đem lệnh của Tào Công mà truyền lại cho biết là trước đây gặp người ở trong cửa tiệm, đem lệnh của Tào Công mà truyền lại cho biết là mua thêm hai xấp gấm. Về sau Tào Công đi đến vùng ngoại thành có những sĩ tử đi theo hơn một trăm người. Nguyên Phóng bèn một chĩnh rượu và một miếng thịt khô tự tay nghênh chĩnh đi rót rượu mà mời bá quan, bá quan đều no say. Tào Công trở lại kiểm tra nhà bán rượu, nhưng chuyện hôm qua đều không còn gì là rượu ngon với thịt khô nữa rồi. Tào Công ác hiểm ngấm ngầm muốn giết Nguyên Phóng, Nguyên Phóng đang ngồi với Tào Công, lúc sắp bị bắt, Nguyên Phóng lại đi vào bức tường bỗng nhiên không thấy nữa, thế là chiêu mộ binh lính để bắt giữ. Có người trông thấy ở chợ bèn bắt lấy, mà người trong chợ đều có hình dạng giống như Nguyên Phóng. Sau đó có người trông thấy Nguyên Phóng ở đầu núi vùng Dương Thành, người đi đường đuổi theo, Nguyên Phóng lẫn vào trong bầy dê. Người đi đường biết Nguyên Phóng ở trong bầy dê, nói cho biết rằng: Tào Công không muốn giết hại lẫn nhau, pháp thuật vốn có của ông đã nghiệm đúng, chỉ muốn cùng gặp mặt nhau. Trong bầy dê bỗng nhiên có một con dê đưc rất già, quỳ hai đầu gối trước vươn thẳng người mà nói rằng: Vội vàng như vậy! Người đó liền nói: Chính là con dê này. Thế là tranh nhau xúm lại muốn bắt, mà bầy dê mấy trăm con đều là dê đực, cùng quỳ gối trước thẳng người nói rằng: Vội vàng như vậy! Thế là chẳng biết phải chọn bắt con nào! Lão tử nói: “Ta sở dĩ bị tai họa lớn, là bởi vì ta có thân hình, đến khi Ta không có thân hình, thì Ta có gì lo sợ đâu?” nếu như đẳng cấp của Lão Tử thì có thể nói là luôn luôn không có thân hình rồi, há không khác nhau xa hay sao?

3: Con gái của Hoàng đế Thiệt Đỏa Sơn chết đi, hóa thành loài cỏ kỳ quái, lá loài cỏ ấy sanh ra thành lá, hoa loài cỏ ấy màu vàng, hạt loài cỏ ấy giống như trái tơ hồng, cho nên người uống loài cỏ kỳ quái này, thường xinh đẹp hơn người khác.

4: Năm thứ ba mươi ba thời Chu Tuyên Vương ra U Vương, thì

trong kho tàng có con ngựa hóa thành con cáo.

5: Năm thứ hai thời Tấn Hiến Công, Chu Huệ Vương sống tại nước Trịnh, người nước Trịnh đi vào Vương Phủ, phần nhiều dẫn đến hóa làm quỷ quái hại người, Trường Hoằng thấy cảnh giết hại, người nước Thục che giấu vết máu đó, cho nên ba năm mà trở thành ngọc xanh biếc.

6: Thời Hán Linh Đế, mẹ của Hoàng Thị ở vùng Giang Hạ tắm gội nằm trong bồn nước rất lâu mà chẳng đứng dậy, đã biến thành con Ba Ba rồi. Nữ Tỳ kinh hãi chạy đi bẩm báo, lúc mọi người chạy đến, con Ba Ba chuyển vào hang sâu, sau đó luôn luôn xuất hiện. Lúc đầu đắm trong mái tóc có cài một cái trâm bằng bạc, hãy còn ở trên đầu tóc, Thế là Hoàng Thị nhiều đời không dám ăn thịt loài Ba ba.

7: Ngày cuối tháng sáu năm thứ nhất thời Ngô Bảo Đỉnh, ở huyện Đan Dương có mẹ của Tuyên Hiên tuổi tám mươi rồi, cũng bởi vì tắm gội trong hồ mà hóa thành con Ba ba, hình dáng ấy giống như mẹ của Hoàng Thị, bốn anh em của Hiên đóng cửa bảo vệ mẹ, đào trong nhà làm hố lớn cho nước chảy vào, con Ba ba ấy đi vào trong dòng nước đùa giởn, trong một vài ngày thường vươn dài cổ ra, cũng nhìn xem đợi lúc cửa hé mở thì bỏ đi quanh quẩn, rồi tự mình bò vào hang sâu, sau đó không còn trở lại.

8: Hạ Cổn là cha của Thiên Tử, Triệu Vương như ý là con của Hán Tổ, mà Tổn làm con gấu lông vàng, Ý làm con chó lông xám.

9: Năm thứ ba thời Ngụy Tương Vương, có người con gái, từ đầu hóa làm người chồng, cùng với vợ sinh con, vì vậy trong kinh Phòng Dị Truyện nói: “Người con gái hóa làm người chồng, đó gọi là âm hưng vượng, người hèn hạ làm vua. Người đàn ông hóa làm người vợ, đó là khí âm trội hơn khí dương, điều dữ ấy là diệt vong vậy”.

10: Trong thời Hán Kiến Bình, Dự Chương có người con trai, hoá thành con gái, gả làm vợ người ta sinh được một cháu bé. Trong Trường An Trần Phụng nói: “Dương biến đổi thành âm, sắp mất đi người kế tự. Sanh được một người con, là sẽ nối tiếp một đời rồi mới chấm dứt. Vì thế khiến cho Ai Đế băng hà Bình Đế suy vong, mà Vương Mãng cướp ngôi vậy.

11: Năm thứ bảy thời Hán Kiến An, Việt Tê có người con trai hóa thành con gái Chu Quần nói: Thời Ai Đế lúc ấy có sự biến này, sắp có sự cố thay đổi thời đại đây. Đến năm thứ hai, Hiến Đế phong đất đai và tước vị công hầu huyện Sơn Dương.

12: Trong thời Tấn Nguyên Khang, vùng An Phong có người con gái nói rằng Chu Thế Ninh, đến năm tám tuổi dần dần hóa thành con trai. Đến năm 17 1tám tuổi thì khí chất tánh tình đã thành tựu, thể chất con gái thay đổi mà không hết, thể chất con trai thành tựu mà không triệt để, nhiều vợ mà không có con.

13: Đời Tấn Huệ Hoài, ở vùng Kinh Lạc có người, một thân mà có hai thể chất nam và nữ, cũng có thể cùng vui mừng với nhau mà đặc biệt là thích sự dâm dục. Lúc thiên hạ gặp chiến tranh ly loạn, là bởi vì khí của nam nữ hổn loạn mà gây ra những hiện tượng quỷ quái vậy. Đang trong thời gian hưng thịnh, lại có người con gái có âm hộ ở bụng sống tại Dương Châu, tánh cũng thích dâm sắc, vì vậy trong kinh Phòng Dị Truyện nói: “Người yêu quái sanh con có âm hộ ở đầu, thì thiên hạ đại loạn. Nếu như ở bụng thì thiên hạ xảy ra sự cố. Nếu như ở lưng, thì thiên hạ không có tương lai”.

14: Tháng chín năm thứ nhất thời Hán Cảnh Đế, người Hạ Mật vùng Giao Đông, tuổi trên 70 mọc ra cái sừng, trên sừng có lông mọc ra. Vì vậy trong kinh Phòng Dị Truyện nói: “Quan tể Tướng không chu đáo công việc nên người tà ác mọc sừng”. Trong Ngũ Hành Chí nói: “Bởi vì là người thì không thích hợp để mọc sừng, giống như các nước chư hầu thì không nên dấy binh hướng về kinh Sư vậy”. Sau đó xảy ra nạn bảy nước khởi lên binh biến.

15: Năm thứ nhất niên hiệu Hoàng Long thời Hán Tuyên Đế, trong chuồng ngựa Lạc Linh của điện Vị Ương có con gà mái hóa thành con gà trống, bộ lông cũng thay đổi, không gáy không đẻ không có cựa. Trong niên hiệu Sơ Nguyên thời Hán Nguyên Đế, phủ Thừa Tướng nhà họ Sử có con gà mái hóa thành con gà trống, có mào có cựa, thậm chí gáy và đẻ trứng.

Trong năm Vĩnh Quang thời nhà Hán Nguyên Đế, có người tặng con gà trống mọc sừng, trong Ngũ Hành chí nói: “Điều này là điềm ứng của Vương Thị vậy”.

16: Năm thứ tư thời Tấn Thái Khang, ở quận Cối Kế có con Cáy và con Cua đều hóa làm chuột, những loài chó ở giữa đồng hoang, ăn nhiều lúa má trở thành tai họa. Lúc mới hóa thành chỉ có lông thịt mà không có xương, chúng đi lại không thể nào qua khỏi bờ ruộng. Sau vài ngày thì đều trở thành mạnh mẽ. Đến năm thứ sáu ở huyện Nam Dương bắt được con Cọp hai chân, con Cọp có Âm tinh mà ở nơi Dương, là loài thú màu như vàng, tên gọi của ngọn lửa Nam Dương vậy. Kim tinh đưa vào lửa mà mất đi hình thể ấy, là yêu quái làm hổn loạn vương thất vậy.

17: Khổng Tử gặp nguy ở nước Trần, đàn ca ở trong hội quán,

đêm khuya có một người cao hơn chín thước, mặc áo đen mũ cao, lớn tiếng quát mắng làm chấn động mọi bề. Tử Cống tiến lên hỏi là người nào vậy, thì xách Tử Cống mà kẹp lại. Tử Lộ kéo ra cùng đánh nhau tại sân hội quán, một lúc sau không thấy thắng được. Khổng Tử quan sát, thấy trong xe cộ binh giáp ấy, luôn luôn mở ra như bàn tay. Khổng Tử nói: Sao không tìm hiểu xe cộ binh giáp ấy kéo ra mà làm mất đi? Tử Lộ làm như lời khuyên, giấu tay ngã nhào xuống đất, thì chính là con cá Đề to lớn, dài hơn chín thước. Khổng Tử than rằng: Đây là loài vật, tại sao lại đến đây vậy? Ta nghe nói loài vật già là nơi nương cậy của mọi tinh túy, bởi vì suy yếu mà đến nước này vậy. Lẽ nào vì ta gặp phải nguy khốn hết lương thực thuận theo mà sinh bệnh chăng? Nói đến sáu loài vật nuôi trong nhà và rùa rắn cá cua cho đến cỏ cây lâu đời, thì tinh lực đều dựa vào đó có năng lực trở thành yêu quái, cho nên gọi là Ngũ Dậu. Ngũ Dậu là phương hướng của Ngũ Hành thì đều có vật của mỗi phương, Dậu là già lão vậy. Do đó vật gì lâu năm thì trở thành kỳ quái rồi, giết đi thì chấm dứt, có gì lo sợ đâu? Hoặc giả Trời đất chưa mất đi văn vẻ, vì vậy mà gắn liền với mạng của Ta ư? Không như vậy thì tại sao đến mức này? Đàn ca không nghỉ. Tử Lộ nấu chín, mùi vị ấy thêm hứng thú cho người bệnh, ngày mai liền lên đường.

Mười ba chuyện trên đây trích từ Sưu Thần Ký.

18: Thời nhà Tấn ở quận Chương có quan lại tên Dịch Bạt, trong thời Nghĩa Hi Tấn An Đế có lần được về nhà cố ý trốn mất không trở lại. Quận phủ sai người truy tìm trông thấy Dịch Bạt nói năng như bình thường, cũng vì vậy mà giúp cho phương cách, sứ giả thúc giục để xếp đặt hành trang. Dịch Bạt nhân đó nói rằng: Ông xem mặt tôi vẫn thấy mắt mũi, sừng giương lên thân hình có vằn màu vàng! Tức thì đứng thẳng một chân nhảy ra cửa đi mất, nhà trước kia dựa vào núi rừng mà sống, cuối cùng từ loài Hươu biến thành con Cọp lớn có ba chân, chân đã dựng đứng thì biến thành cái đuôi của con cọp.

Câu Chuyện trên đây trích từ Dị Uyển.

19: Biến loạn của thời Tấn Vĩnh Gia, quận huyện không có chủ nhất định, ở huyện Nghi Dương có cô gái, họ Bành tên Nga, cha mẹ anh em hơn mười người, bị giặc cướp giết hại ở Trường Sa, lúc ấy Bành Nga gánh thùng ra múc nước bên suối, nghe giặc cướp đến liền chạy trở về, chính lúc ấy trông thấy nhà cửa đã phá tan tành, đau xót không sao kể xiết, cùng với giặc cướp đánh nhau, giặc cướp bắt trói Bành Nga dẫn ra bên bờ suối muốn giết hại. Vùng núi ấy có núi lớn, tường đá cao mấy chục trượng, Bành Nga ngước mặt gọi ta rằng: Trời cao lẽ nào có thần linh hay không, tôi bị tội gì mà phải chịu như vậy? Nhân đó chạy nhanh hướng vào núi, núi dựng đứng mở ra rộng đến mấy trượng, đường bằng phẳng giống như đá mài, bọn giặc cũng đuổi theo Bành Nga vào núi, núi liền sụp xuống khép lại lặng lẽ giống như ban đầu. Giặc cướp đều bị đè chết trong núi mà đầu thò ra ngoài. Vào trong núi thì Bành Nga ẩn kín không trở ra nữa. Thùng múc nước của Bành Nga bỏ lại hóa thành tảng đá có hình dáng tựa như con gà. Người địa phương vì vậy gọi là núi Thạch Kê, dòng suối là đầm Bành Nga.

Câu chuyện trên đây trích từ U Minh Lục.

20: Năm thứ tư thời Tấn Nghĩa Hi, Ngô Đạo Tông ở huyện Thái Mạt quận Đông Dương, cha mất sớm, chỉ sống cùng với mẹ, không có vợ con. Đạo Tông đi làm thuê không ở nhà, người hàng xóm nghe trong nhà Đạo Tông có tiếng ầm ào phát ra, trộm nhìn không thấy mẹ Đạo Tông mà chỉ có con Cọp Vằn đen ở trong nhà đó, người hàng xóm kinh hãi, sợ rằng Cọp vào nhà đó đã ăn thịt mẹ Đạo Tông, thì gõ trống quy tụ mọi người, cùng nhau đến cứu. Xung quanh nhà mọi người cùng xông thẳng vào nhưng không thấy có Cọp, chỉ thấy bà mẹ nói năng như bình thường, không hiểu gì ý đó, người con trở về, bà mẹ nói với con rằng: Tội lổi xưa kia gặp kẻ truy đuổi nên có sự biến hóa. Sau đó một tháng vào một ngày nọ thì mất mẹ, trong phạm vi của huyện tai họa do Cọp liến tiếp xảy ra, mọi người đều nói rằng: Bà mẹ là con Cọp vằn đen. Dân làng lo sợ khiến người tìm cách bắn chết. Cọp giết chết mấy người. Người sau bắn Cọp thì có con Chim Ưng trắng cùng dùng cái kích đâm giữa bụng cọp, nhưng không thể nào đấm chết được. Trải qua mấy ngày sau Cọp trở về nhà mình nằm trên giường như cũ, nhưng không thể trở lại hình dáng con người, nằm úp mặt trên giường mà chết. Người con gào khóc như cách thức mai táng mẹ của mình, sớm tối đứng trước thi hài mà khóc lóc suy tư.

Câu chuyện trên đây trích từ Tề Hài Ký.

21: Thời Tấn ở huyện Phục Dương, Lý Dân có một đứa con chăn trâu, con trâu bỗng nhiên liếm đứa trẻ này, thịt nơi trâu liếm đều trắng bạch, đứa trẻ một lát sau thì chết. Nhà ấy chôn cất đứa trẻ này, giết trâu để mời khách bạn. Tất cả hơn 20 người nam nữ ăn thịt con trâu này, đều biến thành cọp.

Câu chuyện trên đây trích từ Dĩnh Huy Quảng Châu Ký Lục.

22: Nữ Oa là con gái của Viên Đế đi chơi ở Đông Hải chìm tàu mà chết, hóa thành chim Tinh Vệ, hình dạng loài ấy giống như Quạ, thường ngậm gỗ đá của vùng Tây Sơn, bay về để lấp Đông Hải; Khoa Phụ cùng mặt Trời tranh nhau chạy khát cổ uống nước, sông khô cạn không đủ uống, đến phía Bắc uống nước trong đầm lớn, chưa đến nơi thì đã chết, bỏ lại cây gậy hóa thành rừng Đặng.

Câu chuyện trên đây trích từ Sơn Hải Kinh.

23: Trong Bác Vật Chí nói! “Nhựa cây thông thấm vào trong đất ngàn năm hóa thành vị thuốc Phục Linh, vị thuốc Phục Linh ngàn năm hóa thành Hổ Phách, Hổ Phách cùng gọi là Giang Châu. Nay ở vùng Thái Sơn có Phục Linh mà không có Hổ Phách, ở Ích Châu Vĩnh Xương xuất hiện Hổ Phách mà lại không có Phục Linh”. Hoặc là nói rằng: “Đốt cháy tổ ong mà làm ra”. Không rõ hai thuyết này thì thuyết nào là đúng? Trong Thần Nông Bổn Thảo Kinh nói: “Lấy lòng đỏ lòng trắng trứng gà trộn lẫn nhau nấu chín, và lúc còn mền mại tùy ý khắc thành vật gì, dùng rượu để ngâm, qua vài đêm đã cứng, đặt vào trong phấn hồng thì ngọc thật ngọc giả không phân biệt được”. (Những vật thường dùng của thế gian này không làm thì không được).

Trong Hàn Thi Ngoại Truyện nói: “Khổng Tử nói: Rau Hẹ lâu năm biến thành con chim Tước, cây Hương Bồ lâu năm biến thành lau sậy”. Trong Sưu Thần Ký nói: “Con Ong đất tên gọi là con Tò Vò. Đời nay gọi là Ế Ông, là loài eo nhỏ. Đó là loài vật giống đực không có giống cái, không giao cấu không sinh đẻ thường lấy con của tằm ăn lá dâu mà nuôi dưỡng, vì thế hóa thành con của mình vậy”.

24: Tần Chu Phỏng trẻ cùng với người buôn đi ngược lên theo dòng sông, đêm đến vào trong đình miếu ở lại, bạn bè cùng đi nói với nhau rằng ai có thể vào ngủ lại trong miếu? Chu Phỏng tánh tình gan dạ quả quyết, nhân đó lên bờ ngủ lại trong miếu, suốt đêm không có gì xảy ra. Sáng sớm thức dậy thấy trong miếu có ông lão đầu bạc phơ, Chu Phỏng liền bắt lại, hóa thành con Vịt trống. Chu Phỏng bắt đem về thuyền muốn mổ thịt nấu ăn, vì thế mà bay đi mất, sau đó hoàn toàn không có gì khác.

Câu chuyện trên đây trích từ Thuật Dị Ký.

25: Thời nhà Tần ở vùng Nam Phương có Lạc dân, đầu người đó có thể bay đi. Loại người đó có nơi cúng tế, gọi là Trùng Lạc, vì vậy nhân đó lấy làm tên gọi. Thời nhà Ngô có tướng quân Chu Hoàn nuôi một nữ tỳ, mỗi đêm sau khi nằm thì đầu nhất định sẽ bay đi, hoặc là theo cái lổ chó chui, hoặc là theo cửa sổ trên mái nhà mà ra vào, dùng hai lổ tai làm hai cánh, gần sáng lại bay trở về. Nhiều lần như vậy, người bên cạnh cảm thấy kỳ quái, trong đêm nhắm theo nhìn xem thì thấy chỉ có thân hình mà không có đầu, thân thể ấy hơi lạnh nhưng hơi thở cắt giảm liên tục, bèn lấy vải để trên đầu, cùng nhau canh giữ khóc lóc nỉ non, không biết làm sao được. Ý muốn ra đi, vĩnh viễn không thể giữ lại được. Coi xét nhiều ngày thì đã hiểu, tự tìm cách bò ra ngoài cửa mà đi mất, đuổi theo nhưng không đuổi kịp, tức thì đi vào dòng nước. Trải qua mấy ngày bỗng nhiên trở về, đi xem xét quanh nhà cửa giống như thường ngày, hoàn toàn không nói gì mà lại ra đi. Người lúc ấy nói rằng Sĩ Tông nên tiến hành tang lễ lo liệu chế phục. Sĩ Tông vì mẹ tuy hình hài biến đổi mà sinh lý hãy còn tồn tại, cuối cùng không thể lo liệu việc tang. Tương tự cùng với mẹ của Hoàng Thị ở vùng Giang Hạ.

Hai chuyện trên đây trích từ trong Sưu Thần Ký.

29: Thời nhà Lương có chùa Khai Thiện, là người vùng Kinh Triệu, ở nhà của Vi Anh. Vi Anh chết sớm, vợ là Lương Thị không lo liệu việc tang mà lấy chồng khác, lại lấy Hướng Tử Tập vùng Hà Nội làm chồng, tuy nói là đi lấy chồng khác mà vẫn ở nhà của Vi Anh. Vi Anh nghe Lương Thị lấy chồng khác, ban ngày mà trở về, cưỡi ngựa dẫn theo mấy người đến ở trước nhà, gọi rằng: Này A Lương! Em quên tôi rồi ư! Tử Tập kinh hãi cảm thấy quái lạ giương cung mà bắn, bị trúng tên mà ngã xuống, lập tức biến thành tùy tùng đều biến thành người như cây Hương Bồ. Lương Thị kinh hoàng liền bỏ nhà làm thành ngôi chùa.

Chuyện này thấy trong Lạc Dương Tự Ký Truyện.



Từ Ngữ Phật Học Trong: Biến Hóa