Home > Học Phật Căn Bản
Cảm Thông
Sa Môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch


Thiên Này Có Hai Phần: Thuật Ý, Thánh Tích.

Thứ nhất: PHẦN THUẬT Ý

Cung kính tìm hiểu Thích giáo, bắt đầu từ Hán Minh sau đó đến Hoàng Đường, nền chính lưu chuyển trải qua bao thời đại gần sáu trăm năm, thịnh suy kế tiếp đầy đủ tất cả phương pháp nhận thức, có hơn ngàn quốc gia đều quay về phong tục giáo hóa, không nơi nào không trèo lên núi cao tiến cử chức vụ hy vọng có ngày trở thành bậc Quân Vương, mà trước sau lưu truyền ghi lại sai lệch không giống như nhau, sự tích ít mê mờ gọi đó là nhiều nghi hoặc, tuy được hưởng lợi ích còn lại mà chỉ sâu kín không trọn vẹn di Hạ khác ngôn ngữ mà văn nghĩa có thể đầy đủ, suy cứu Thánh tích khó mà tường tận hết được! Vì vậy mấy vị Tăng ở quốc độ này đều ấm ức trong lòng, đương thời có Pháp Sư Huyền Trang là Sa môn Đại Đường, phẫn uất vì không thông suốt Đại Đạo, buồn cho Thích giáo bị ghìm xuống quá mức, cho nên vào tháng ba mùa xuân năm Trinh Quán thứ ba, một mình một ngựa đi về Tây tìm Thánh tích. Bắt đầu từ Kinh Thành từng bước đi đến sa mạc hoang vu, một mình lên cao vượt bao khổ ải hiểm nguy, bản thân mình trải qua nhiều nguy nan để đến nơi cao đẹp. Lúc ấy gặp vua nước cao xương là Vương Khúc Thị, cung cấp cho tiền bạc hàng hóa, truyền quân lính đưa đến Đột Quyết bảo vệ nơi nha môn họ Diệp. Lại được đưa đến Tuyết Sơn theo phía Bắc vào các nước Phồn Hồ, quan sát đầy đủ mọi sự cảm hóa của Phật Giáo. Lại từ phía Đông Nam ra khỏi Đại Tuyết Sơn. Người xưa nói Thông Lãnh phủ đầy tuyết, tức là Tuyết Sơn. Huyền Trang chính mắt nhìn thấy. Qua khỏi Tuyết Sơn này thì đến Ấn Độ, đi trải qua mười năm, sau trở lại đi theo phía Nam dãy Thông Lãnh đến phía Bắc dãy Tuyềt Sơn, trải qua tất cả các nước, phía Đông thuộc về Vu Điền Lâu Lan…tất cả trải qua hơn một trăm năm mươi nước, trải qua

đầy đủ mọi điều gian khổ, lòng người không ai sánh được. Đến đầu mùa đông năm Trinh Quán thứ mười chín mới về đến Kinh sư.

Phụng chiếu dịch kinh, cùng sắc chỉ soạn ra một bộ Tây Vực Hành Truyện mười hai quyển, cho đến bây giờ năm Long Sóc thứ ba phiên dịch kinh luận, không hơn gì pháp sư Huyền Trang đi qua các nước hiểu biết nhiều, trải qua rất nhiều điều thực tế. Theo Huyền Trang Pháp Sư Truyện Vương Huyền sách Truyện và Tây Vực Đạo tục, dừng lại nơi quốc độ thì đương nhiên không có điều linh dị. Sắc lệnh cho các Văn Học Sĩ tổng tập biên soạn kỹ càng, làm thành sáu mươi quyển, tên gọi là Tây Quốc Chí, đồ họa có bốn mươi quyển hợp lại thành một trăm quyển. Từ nước Vu Điền đến nước Ba Tư, Đại Đường dù sao cũng phải thiết lập phủ Đô Đốc, tám mươi nơi là Châu, một trăm ba mươi ba nơi là Huyện, một trăm bốn mươi bảy nơi là Phủ để kiềm chế loạn lạc. Bốn Châu được thích hợp mà con người và sự vật sai khác, vả lại giản lược hay phối hợp các thiên không phải là trình bày nơi này. Nay ghi chép lại những điều ấy, thẳng thắn chọn lấy Thánh Tích Phật pháp trú trì, làm thành một quyển tách biệt. Còn lại những điều không ghi chép lại hết, có đầy đủ trong toàn tập. Mong đời sau xem xét chu đáo biết có mở rộng và tóm lược rồi!

Thứ hai: PHẦN THÁNH TÍCH

Trong Tây Vực Truyện nói: “Pháp sư Huyền Trang cất bước từ Trường An, đã dẫn đến Cao Xương nhận được sự đón tiếp nồng hậu. Từ Cao Xương cung cấp phương tiện, sai quân lính đưa đến biên giới phía Đông là nước Cù tát đán na, tức là Sử nhà Hán vốn gọi là nước Vu Điền. Quốc gia ấy tự gọi là nước Vu Độn, phía Đông hơn hai trăm dặm, có thành Tí Ma, trong thành có bức tượng đứng bằng gỗ chiên đàn cao hơn hai mươi trượng, rất nhiều ánh sáng linh thiêng lạ kỳ, người bệnh tuỳ theo đau ở nơi nào dùng vàng mỏng dán trên tượng, thì bệnh lập tức lành hẳn. Bức tượng đó vốn ở nước Kiều Thưởng Di, là Quốc vương Ô đà diễn na đã tạo ra. Lăng không đến thành Hạt lao lạc ca ở phía Bắc nước này, có La hán kỳ lạ từng đến lễ bái. Ban đầu nhà vua không tin, lấy đất cát rắc lên thì La hán mới nói với lòng cung kính tin tưởng rằng: Bảy ngày sau đất cát sẽ đầy khắp trong thành. Sau hai ngày quả là mưa vật báu đầy đường đi, đến đêm ngày thứ bảy quả nhiên mưa đất cát lấp đầy khắp nơi, đại khái là không để sót người nào. Trước đó nói cho biết, làm sẳn hầm dưới đất đi theo đường hầm mà ra ngoài. Lúc ấy nhà vua cách xa đô thành về phía Tây 1sáu mươi dặm, giữa đường gặp một bãi cát lớn chỉ có toàn là chuột, hình hài lớn như con nhím, lông màu vàng trắng. Trước kia người Hung Nô đến xâm lược, nhà vua khẩn cầu chuột linh thiêng thế là đêm đến cắn phá người ngựa giáo mác cung tên làm cho hư hoại, tự nhiên rút lui. Phía Tây đô thành khoảng năm dặm ở trong chùa có tòa tháp, cao hơn một trăm trượng, xuất hiện nhiều ánh sáng, nhà vua cảm được xá lợi có mấy trăm hạt, La hán đưa tay phải nâng tòa tháp lên đặt vào trong hòm, mới hạ tòa tháp xuống mà không hề lay động. Phía Tây nam đô thành khoảng hơn mười dặm có núi Cù Thất Lăng Già, Trung Hoa nói là núi Ngưu Giác, có ngôi chùa có bức tượng hiện ra ánh sáng, đức Phật từng đi qua đây thuyết pháp cho người cõi Trời, đỉnh núi giống như ngôi nhà đá có một La hán, nhập diệt Tâm Định chờ đức Phật Di lặc xuất thế, nước đó phía Nam tiếp giáp phía Đông của nước Nữ Tây Lương.

Lại từ phía Tây kinh thành nước này vượt qua khe núi, đi hơn tám trăm dặm đến nước Chước cú ca, tức là nơi Niết bàn. Phía Nam nước này có núi dựng lên nhiều tháp la hán, rừng tùng xanh tốt hang đá rất sạch, có ba vị La hán hiện đang nhập Diệt định, râu tóc luôn luôn dài, Tăng thường xuyên đến cạo giúp. Các vị Tăng trong năm vùng Ấn Độ có người chứng quả, phần nhiều chỉ có ở trong hang này. Lại đi theo phía Tây bắc nước này, đến Đại Sa Lãnh, vượt qua sông Tỉ Đa (xưa gọi là sông Tân Đầu), đi năm trăm dặm đến nước Khư Sa (xưa gọi là nước Sơ lặc), phong tục nước đó khi sanh con phải áp đầu để trong cái nong theo thứ tự. Từ đây đi về phía Nam năm trăm dặm đến nước Ô Sát, đô thành nằm về phía Tây hơn hai trăm dặm, đến Đại Sơn Lãnh, trên đó có tòa tháp vào mấy trăm năm trước vách núi tự nhiên sụt xuống, trong đó có Tỳ kheo nhắm mắt mà ngồi, hình dáng rất to lớn, râu tóc rủ xuống che phủ mặt mày, Quốc vương lấy bơ đổ vào và đánh trống gõ chuông, Tỳ kheo này tự hào nói: Thầy ta là Ca diếp, đức Phật ấy còn chăng? Đáp rằng: Không có, nay mới nghe đã nhập Niết bàn. Lại hỏi: Phật Thích Ca xuất thế chăng? Nói cho biết rằng: Đã diệt độ rồi. Lập tức vọt lên hư không hóa lửa đốt thân.

Lại đi theo phía Tây nam vượt qua Đại Thông Lãnh, hơn tám trăm dặm đến nước Kiệt bàn đà, phía Đông Nam nước ấy có hai hang động lớn, mỗi hang có một vị La hán nhập diệt Định, đã trải qua bảy trăm năm, râu tóc các vị quanh năm chẳng hề cạo bỏ. Lại vượt qua ba nước đi hơn bốn ngàn dặm đến nước Đạt ma thiết tất đế, đô thành nước này có bức tượng đá đặt trong chùa, phía trên treo lọng tàn bằng vàng đồng tròn vạch, trang hoàng bằng các thứ báu. Mọi người có đi vòng quanh thì lọng tàn cũng xoay chuyển theo, người dừng lại thì lọng tàn cũng dừng lại, bốn phía là tường đá, không làm sao suy lường được điều ấy. Có nói thì cũng nói là Thánh lực khiến cho như vậy. Từ Cao xương cho đến Thiết Môn, tất cả trải qua 16 nước, nhân vật hơn kém tín phụng chân thành hay sơ nhạt có đầy đủ trong các đồ Truyện Thiết Môn ấy chính là cửa ải của Thiết Môn làm bình phong phía Tây của nhà Hán, trông thấy cánh cửa Hán Môn một cái dựng thẳng một cái nằm dài, ngoài sắt trong gỗ lại treo nhiều cái chuông, chắc chắn là đóng cửa ải này thực sự chỉ có chổ ở của Thần Phật. Từ phía Nam ra khỏi cửa này hơn một ngàn dặm, phía Đông dựa vào Thông Lãnh, phía Tây tiếp giáp với nước Ba Tư, phía Nam là Đại Tuyết Sơn, phía Bắc dựa vào Thiết Môn, sông lớn Phược Sô ở giữa khu vực chảy về phía Tây, tức là trong kinh vốn gọi là sông Bác Xoa. Khu vực đó tự phân làm hai mươi nước, không có thể nêu ra tất cả tên gọi, mỗ nước đều có an cư, bở vì mùa Xuân ở đó phân theo thời tiết ấm nóng cho nên nhiều mưa. Lại theo phía Bắc đi xuống bắt đầu từ nước Đán Mật, trải qua mười ba nước đến nước Phược Hát, đất đai phì nhiêu phồn thịnh, đương thời thường gọi là Tiểu Vương Xá Thành, nước này tiếp cận với Diệp Hộ Nam Nha. Ngoài đô thành của nhà vua về phía Tây nam có ngôi chùa, trong chùa có bồn để tắm Phật, có thể đưa lên cao, nhiều màu sắc rực rỡ, vàng đá khó miêu tả được. Lại có chiếc răng của Phật, dài hơn tấc rộng tám, chín phân, màu sắc vàng trắng mà sáng bóng; còn có cái chổi quét của Phật, làm bằng cỏ Ca Xa, dài hơn hai thước, tròn có thể bảy tấc, các vật báu trang hoàng nơi cán chổi rực rỡ. Ba vật này vào ngày trai toàn thể pháp tục đều cảm thấy phát ra sánh sáng rộng lớn. Phía Tây bắc đô thành hơn năm mươi dặm có thành Đề Vị, phía Chánh Bắc đô thành hơn bốn mươi dặm có thành Ba Lợi, mỗi thành đều có tòa tháp, cao hơn ba trượng, tất cả đều biểu hiện dấu tích linh thiêng, tức là lúc Phật Thích Ca mới thành đạo, Trưởng giả Nguyên Hiến Mật Siêu Tăng giác kì), còn có bình bát che phủ tích trượng dựng thẳng, theo thứ tự xây dựng tháp thờ.tiếp tục vượt qua hai nước ờ phía Đông Nam đi vào Đại Tuyết Sơn, đến nước Phạm Diễn Na vượt qua đại Tuyết sơn về phía Đông, có ngôi chùa có răng của Phật và răng của Độc Giác kiếp, dài năm tấc rộng bốn tấc. Lại có răng của Kim Luân Vương, dài ba tấc rộng hai tấc. Lại có bình bát bằng thiết của Đại A la hán thương Nặc Ca Phược Bà (xưa nói Thương Na Hòa tu là sư truyền pháp thứ ba), chứa được chín thăng, và y chín điều Tăng già chi màu đỏ thẫm, đã dệt thành từ vầng cỏ Thiết Nặc. Bởi vì đời trước ở trong ngày giải Hạ đem cỏ này bố thí cho Tăng, nhờ phước này mới được khoác y suốt năm trăm đời nay, ở thân Trung Aám sanh ra luôn luôn mặc y này, từ trong thai sinh ra theo thân mà lớn lên. A nan đang lúc xuất gia thay đổi làm thành pháp phục, thọ cụ túc giới về sau lại thay đổi làm thành chín điều. Răng bình bát ấy đều dùng vàng để bọc kín. La hán từ khi chứng Diệt định đi vào khu vực của trí, nhờ vào nguyện lực cho nên giữ lại ca sa dợi đến lúc giáo pháp để lại không còn thì mới biến hoại. Nay đã có phần nào tổn hại, tin là có hiện tương rồi. Lại từ phía đông đi vào Tuyết Sơn, vượt qua Hắc Lãnh đến nước Ca Ti Thí, lòng tin theo Phật giáo càng hơn hẳn. Hằng năm nhà vua làm bức tượng bằng bạc cao trượng tám, tự mình tu pháp cúng dường. Phía đông kinh thành cách ba dặm dưới núi phía Bắc có chùa lớn, điện Phật ở cửa phía Đông phía Nam là bức tượng Đại Thần Vương, dưới chân phải có Đại Bảo Tạng; tiếp cận có vị vua nơi khác, đuổi Tăng đi muốn đào lấy mũ thần đó, nhưng bị chim chóc muông thú vẫy cánh kêu gào náo động vùng, vua quan binh lính đều ngã nhào, đứng dậy tạ lổi mà trở về. Chùa trên Bắc Lãnh, có mấy hang đá, cũng chứa nhiều vật báu, người muốn lấy trộm, liền có Dược Xoa xuất hiện (Xưa nói là Dạ Xoa), biến thành Sư tử rắn rít đến nổi giận đùng đùng, cách hang ba dặm về phía Tây, trên Đại Lãnh có bức tượng Quán Tự Tại, người chân thành cầu nguyện thì bức tượng cũng hiện thân vi diệu làm cho mọi người an lành. Chùa Hạt La Hổ La cách kinh thành về phía Đông Nam hơn bốn mươi dặm, do Đại thần tạo ra, lấy tên mình mà gọi tên chùa, có tòa tháp cao hơn một trăm thước, trước kia Đại thần trong đêm mộng thấy khiến cho xây tòa tháp, thỉnh xá lợi từ nhà vua cũng từ sáng sớm đến cung thành, có người mang bình xá lợi, Đại thần giữ xá lợi khiến người đi vào trước, mới mang bình lên tháp thì bình bát lại tự nhiên mở ra, đặt xa lợi vào rồi sứ thần nhà vua đuổi theo, đá đã khép lại. Ngày trai phát ra ánh sáng có dầu đen chảy ra, đêm nghe có tiếng âm nhạc văng vẳng. Cách kinh thành hơn hai trăm dặm về phía Tây bắc trên đỉnh Đại Tuyết Sơn có Long trì (hồ rồng), Phía dưới núi là chùa Long Lập, trong tháp có xương thịt xá lợi của Phật còn lại, có lúc bốc khói hoặc là ngọn lửa rừng rực, lúc dần dần tắt đi mới thấy xá lợi, hình dạng giống như ngọc trắng, vòng quanh như cây cột vào trong mây, trở lại vào trong tháp; Phía Tây bắc Kinh thành có con sông lớn, trong chùa Cổ Vương ở bờ Nam có chiếc răng của Phật lúc tuổi đã già, dài hơn một tấc. Lại từ nơi này theo hướng đông Nam đến chùa Cổ Vương, có một mảnh xương đầu của Phật, rộng hơn hai tấc, màu vàng trắng có lổ chân tóc rõ ràng. Đến đầu mùa xuân niên hiệu Long Sóc năm thứ nhất nhà Đại Đường, người đi sứ là vương Huyền sách từ nước Tây Vực mang đến, nay hiện còn trong cung để cúng dường. Lại ở chùa này có tóc của Phật, màu xanh hình xoắn ốc quấn vòng về bên phải, giương ra hơn trăm trượng, cuốn lại có thể hơn tấc. Lại ở phía Tây nam chùa Cố Vương Phi có tòa tháp vàng đồng, cao hơn trăm thước, có xá lợi còn lại. Mỗi khi đến đêm ngày mười lăm ánh sáng xoay vòng đến sáng sớm vào lại trong tháp. Phía Tây nam kinh thành, đường Bắc la bà, trên đỉnh núi Bàn Thạch có tòa tháp, cao hơn một trăm thước, có xá lợi còn lại. Suối trên đỉnh núi phía Bắc của núi là nơi đức Phật thọ nhận bữa cơm sơn Thần cúng dường, dùng xong súc miệng xỉa răng, nhân đó đời nay trở thành khu rừng xanh tốt, chùa gọi là Dương Chi. Lại từ Long Trì đi về phía Đông hơn sáu trăm dặm, vượt qua Tuyết sơn đến Hắc Lãnh, trước khi đến giới hạn Bắc Ấn Độ, đều là các nước Hồ Phạm, quần áo trang phục oai nghi cử chỉ không thể dẫn với Đại Hạ, gọi là các nước vùng biên giới, tức là Miệt Lệ Xa (Thời Đường nói là chủng tộc hèn kém mọi rợ). Đến đây mới được giữa đường.

Tiếp tục đi về phía Đông đến nước Lạm Ba, tức là biên giới phía Bắc của Ấn Độ. Nói là Ấn Độ, tức là tên gọi chính thức của Thiên Trúc, cũng gọi là Thân Độc Hiền Đậu. Ở đây đều sai tên gọi. Phía Bắc dựa lưng vào Tuyết Sơn, ba phía còn lại giáp với biển lớn, đại hình phía Nam hẹp giống như trăng Thượng Huyền, thung lũng bằng phẳng trải rộng ra, chu vi một vạn chín ngàn dặm, có trên bảy mươi nước nhỏ, nghe theo mệnh lệnh của một vị vua. Lại đi về phía đông hơn một trăm dặm vượt qua núi cao sông rộng, đến nước Na già la hạt, thuộc về Bắc Ấn Độ, gọi là thành Hoa Thị. Phía Đông khoảng hai dặm có tòa tháp bằng đá cao ba trăm thước, phần đá đứng sừng sững chạm trổ vô cùng tinh xảo. Đây chính là nơi thời xưa gặp Phật Nhiên Đăng và được thọ ký, trải áo da hươu xõa tóc che bùn, trải qua đời kiếp vẫn còn tồn tại. Tòa Tháp đá này do vua vô Ưu xây dựng ở đây, mỗi khi đến ngày trai thì Trời rưới mưu hoa cúng dường. Còn tháp lớn trong kinh thành vốn là nền cũ, xưa có răng của Phật; có tháp khác cao hơn ba trượng, nói là từ hư không mà xuất hiện, đã không phải sức người thì quả thật là linh thiêng kỳ diệu. Hơn mười dặm về phía Tây nam kinh thành có tòa tháp, là nơi đức Phật từ trung Ấn Độ vút lên Trời cao đến giáng tích. Tiếp đến phía Đông có tòa tháp, là nơi xưa kia gặp Phật Nhiên Đăng mua hoa. Còn về phía Đông Kinh thành hơn hai mươi dặm có mỏm núi đá nhỏ, trên có tòa tháp cao hơn hai trăm thước, tường đá bờ phía Đông có hang động lớn là nơi ở của Long vương. Thưở xưa đức Phật ở tại nơi này hóa độ loài Rồng còn để lại hình ảnh, sáng rõ giống như hình dáng chân thực, người thỉnh cầu chí thành mới tạm thời hiện bày rõ ra. Ngoài hang còn tấm đá có dấu chân của đức Phật luân tướng phát ra ánh sáng, tháp ở góc Tây bắc của hang là nơi đức Phật kinh hành. Còn bên cạnh có tháp thờ tóc và móng tay. Trên tảng đá phía Tây của hang có hoa văn của sự giặt giũ ca sa. Tiếp tục về phía đông kinh thành hơn ba mươi dặm, có thành Hê La, trong thành có lớp lớp lầu gác, trên cao an trí xương đỉnh đầu của Phật, chi vi một thước hai tấc, màu sắc vàng trắng lổ chân tóc rõ ràng, muốn biết thiện ác thì dùng hương nhão in vào, và xem hương nhão tùy theo tâm mà hiện rõ ra. Còn có xương sọ của Phật, hình dạng giống như cánh sen, màu sắc như xương đỉnh đầu. Có mắt của Phật, lớn như quả táo, soi tỏ thuần khiết vô cùng, hoàn toàn dùng bình bảy báu để an trí. Ba dấu tích trước lại dùng hộp báu để an trí mà niêm phong kỹ càng. Có Đại y bằng vải bông mịn màu vàng của Phật, an trí trong hộp báu, có tướng trạng hư hoại rất nhỏ. Có tích trượng của Phật, sắt trắng làm vòng chiên đàn làm thân của tích trượng, cất giữ trong hộp đồng quý báu. Năm Thánh tích này, nhà vua lệnh cho năm người tịnh hạnh giữ gìn bảo vệ cẩn thận. Có người muốn chiêm ngưỡng thì phải nộp một đồng tiền vàng, xin in hương biết thiện ác cần phải nộp năm đồng tiền vàng, quý báu mới nhìn lại được thì lễ vật càng nhiều hơn. Phía Tây bắc của lầu gác có tháp nhỏ mà quả thật là linh nghiệm lạ kỳ, người đưa tay chạm vào nền thì chuông trong tháp rung động dữ dội. Phía Đông Nam hang đá đi khoảng năm trăm dặm đến nước Kiện Đà La, thuộc về Bắc Ấn Độ, có Đại Luận Sư, như Hiếp Tôn giả là người tạo ra bộ luận Tỳ bà sa. Lại có nơi Bồ tát xả bỏ ngàn mắt. Lại có nơi đức Phật hóa độ Quỷ tử mẫu. Lại có nơi thương Mạc Ca (Xưa gọi là Thiểm Tử) bị nhà vua bắn. Lại có núi Đàn đa lạc ca (xưa gọi là núi Đàn Đặc), trên đỉnh núi là nơi ẩn cư của Tô đạt nã lâu, là nơi Bà la môn đánh đập nam nữ, máu chảy tràn đất. Bây giờ cỏ cây đều là màu đỏ thẫm như nhau, hang đá trên đỉnh núi là nơi cung phi luyện tập tu định, lại có nơi Độc Giác Đại tiên bị người nữ làm hổn loạn.

Từ phía Bắc thành này vượt núi đi hơn sáu trăm dặm đến nước Ô Trược Na. đây là nước chính giữa của Bắc Ấn Độ (xưa gọi là Ô Trường). Cách kinh thành năm dặm về phía Đông có tòa tháp lớn, có nhiều điềm lành, là nơi xưa kia đức Phật làm vị Tiên tu pháp nhẫn nhục bị nhà vua Kiệt Lợi (đây gọi là Đấu Tranh) chặt cụt tay chân. Lại có ngôi chùa còn tướng trạng dấu chân đức Phật trên tảng đá phát ra ánh sáng soi chiếu, là nơi thuyết kinh. Lại có nơi xưa kia đức vua Thi tỳ ca cắt thịt thân mình thay cho chim bồ câu. Lại có nơi xưa kia đức Phật làm vị vua Từ Lục chính máu cho năm Dược Xoa uống. Lại trong ngôi chùa lớn có bức tượng Bồ tát Mai thư lệ da (xưa gọi là Di lặc) khắc chạm bằng gỗ, sắc vàng sáng ngời rực rỡ, cao hơn một trăm thước, là A la hán mạt Điền để ca đã làm ra (xưa gọi là La hán Mạt điền địa), La hán dùng sức thần thông dẫn thợ lên trên cugn Trời Đổ sử đa, nhiều lần trở lại xem kỹ hình tướng mới làm thành bức tượng tuyệt hảo này. Có nhiều tướng linh nghiệm không thể nào kể hết được.

Lại cách trở một nước vượt qua dòng sông đến nước Thư Xoa Thỉ La, thuộc về Bắc Ấn Độ. Cách kinh thành bảy mươi dặm về phía Tây bắc có tòa tháp ở giữa hai núi, cao hơn một trăm thước, là nơi xưa kia đức Phật thọ ký cho Từ Thị xuất hiện ở thế gian lưu hành bốn Đại Tạng, nơi này là một lần xuất hiện. Lại cách mười hai dặm về phía bắc kinh thành có tòa tháp Nguyệt Quang vương, vào ngày trai thường phát ra ánh sáng thần diệu, chư Tiên rải hoa chư Thiên tấu nhạc, người có bệnh hủi đến gần, hướng về tháp lễ lạy sám hối, xoa hương trừ sạch cấu uế thì không bao lâu sẽ lành bệnh, thân trở lại trong sạch thơm ngát; tức là nơi xưa kia đức Phật làm vị vua Chiến đạt la bát thích bà (xưa nói là Nguyệt Quang) lấy đầu để bố Thí, tất cả trải qua một ngàn lần bố thí. Lại có hồ nghe kinh của Long vương Y la bát; nơi chọn mắt của Nguyệt Quang, A Dục Vương xây tháp lên cao mười trượng, lại có nơi vương Tử tát đỏa xả thân nuôi hổ đói nơi đã dùng cật tre tự chích máu đem cho thú ăn, đất và cả cây nay hãy còn màu đỏ thẫm. Lại có nơi đức Phật cảm hóa Dược xoa không ăn thịt.

Lại cách hai nước, về phía Đông Nam leo núi đi qua cầu sắt, hơn một ngàn dặm đến nước Ca thấp di la, thuộc Bắc Ấn Độ (Xưa gọi là Kế Tân), trong nước có bốn tòa tháp mỗi tòa tháp có một xá lợi để lại. bốn trăm năm sau khi Phật diệt độ có Hiếp Tôn giả, năm tám mươi tuổi mới xuất gia chứng được quả vô học, dẫn năm trăm La hán đến nơi này, tạo ra bộ luận Ô Ba Đệ Thước Thích Tố Thư Lãm Tạng (xưa gọi là Ưu bà đề xá luận), tiếp đến tạo ra Tỳ nại da Tỳ bà Sa Luận tiếp tục tạo ra A tỳ đạt ma luận. Ba bộ luận này mỗi bộ có mười vạn bài tụng, tổng cộng có sáu trăm vạn lời, giải thích đầy đủ về ba tạng. Lại có răng của đức Phật, dài một tấc rưỡi, màu vàng trắng, ngày trai thì phát ra ánh sáng. Lại có bước tượng Bồ tát Quán tự tại đứng, có ai nguyện cầu trông thấy bỏ ăn thì nhìn thấy.

Lại cách ba nước, về phía Đông đi đến nước Na Bộc Để, thuộc Bắc Ấn Độ. Phía đông Nam đô thành hơn năm trăm dặm đến chùa Aùm lâm, chu vi hơn hai mươi dặm, tháp thờ xá lợi của Phật phân chia mấy trăm ngàn nơi, cùng với những hang đá. Có ngàn vị Phật Hiền Kiếp đứng nơi này thuyết pháp. ba trăm năm sau khi đức Thích Ca diệt độ, có Tôn giả Ca đa diễn na (xưa gọi là Ca chiên diên), ở nơi này tạo ra bộ Đại trí luận. Chùa tháp cao hơn hai mươi trượng, có bốn nơi là dấu tích đi lại và an tọa của đức Phật khi ngài trú thế.

Lại cách bốn nước đi về phía Đông đến nước Mạt thỏ la, thuộc trung Ấn Độ (xưa gọi là nước Ma thâu la). Trong đô thành nhà vua có ba tòa tháp, rất nhiều di tích của bốn đức Phật, và các tháp thờ Xá lợi tử Một đặc già la tử (xưa gọi là Mục Liên) mãn Từ tử (xưa gọi là Phú lâu na) Ưu bà li (xưa gọi là Ưu bà Ly) A nan đà la Hổ la mạn Thù thất lợi Mỗi khi đến sáu ngày trai trong ba tháng trường, Tăng Ni quy tụ cúng dường các tháp, có chúng A Tỳ Đạt Ma cúng dường tháp thờ Xá lợi tử, có chúng Tập Định cúng dường tháp thờ Mục Liên, có chúng Tụng kinh cúng dường tháp thờ Mãn từ tử, có chúng Tỳ nại da cúng dường tháp thờ Ưu ba ly, có chúng ni Tăng cúng dường tháp thờ A nan, có chúng chưa thọ cụ túc giới cúng dường tháp thờ La hổ la, có đại chúng cúng dường tháp thờ các vị Bồ tát (Tìm các tháp này không hẳn là thân thể đẩ lại nhưng thuận theo tạo ra hình tượng thiết cúng tùy theo tâm, như các vị La hổ la Văn thù thất lợi, dựa theo kinh thì chưa diệt độ chắc chắn có thể biết). Cách đô thành sáu dặm về phía Đông có chùa Sơn Nhai, là Tôn giả Ô Ba Cúc Đa đã tạo nên, có tháp thờ móng tay của Phật phía Bắc chùa có hang đá, phía đông Nam hang đá khoảng hai mươi dặm có một hồ lớn khô cạn, bên hồ có tòa tháp, đức Phật từng đi lại nơi này, có con khỉ Ma các mang mật đến dâng lên đức Phật, lấy nước hòa vào để cho tất cả cùng uống, con khỉ Ma Các vui mừng quá rơi xuống hố sâu mà chết, liền sanh trong loài người. Trong khu rừng ở phía Bắc của hồ có hành xứ của bốn vị Phật, có rất nhiều di tích.

Lại cách xa một nước về phía Đông bắc khoảng hơn bốn trăm dặm đến nước Suất lộc lăc na, thuộc trung Ấn Độ. Khu vực phía đông đối diện là sông Căng già (xưa gọi là Hằng hà), phía bắt tiếp giáp núi lớn, sông Diêm mâu na ở phía đông Nam đô thành từ trong núi phía Tây bắc của nước này chảy ra, ở giữa khu vực mà chảy về biển. Phía Đông đô thành đối diện sông Diêm Mâu, chùa lớn ở phía Tây dòng sông có tháp nằm ngoài cửa phía Đông, đức Phật đã từng ở nơi này thuyết pháp hóa độ mọi người. Cạnh đó có tháp thờ tóc móng tay của Phật. Phía đông của sông Diêm mâu hơn tám trăm dặm là đến nguồn của sông Căng già, rộng khoảng ba, bốn dặm. Phía Đông Nam chảy vào biển, rộng hơn mười dặm, nước màu xanh thẫm sóng có vị ngọt, cát mịn theo nước mà chảy, thế gian gọi là dòng nước phước thiện, có dịp tắm gội trong dòng nước ấy thì trừ sạch tội lổi, hoặc là có người xem thường tính mạng tự vận trong dòng sông cầu xin sanh lên cõi Trời hưởng sự vui sướng, lập tức có linh cảm.

Lại cách xa sáu nước, từ phía Đông Nam này đi đến nước kiếp Tỉ Tha, thuộc Trung Ấn Độ, trong nước ấy có mười ngôi đền thờ Trời, giống như thờ kính Đại Tự Tại Thiên, đều làm hình tượng người Trời, hình dạng là căn thân loài người nhưng hình thể rất cao lớn, người thế gian không lấy làm dữ tợn, nói là các chúng sinh từ căn thân loài Trời sanh ra. Hơn hai mươi dặm về phía Đông của đô thành nhà vua, trong bức tường lớn bên cạnh ngôi chùa lớn có Thiên Đế Thích vì đức Phật làm ra ba dãy bậc thềm quý báu, ở giữa đều kèm thêm vàng ròng, bên trái dùng thủy tinh, bên phải dùng bạc trắng, bày ra từ Nam đến Bắc, phía Đông xuống đến mặt đất, là nơi đức Phật từ Thệ Đa Lâm (xưa gọi là Kỳ Đà Lâm) bước lên cõi Trời đến Thiện Pháp Đường vì mẹ thuyết pháp ba tháng rồi đi xuống một trăm năm trước bậc thềm hãy còn tồn tại, nay hoàn toàn ẩn hết. Sau đó nhà vua phỏng theo, hãy còn cao hơn bảy mươi thước, phía trên xây dựng Tinh xá, đá nghiêng có cột chống, mịn bóng phản chiếu rõ ràng, tùy theo tội phước của mình có hình ảnh hiện rõ trong cột đá. A Dục Vương đã tạo ra, bên bậc thềm có tòa tháp, là nơi ghi lại dấu tích đi đứng và an tọa của bốn vị Phật. Lại có nơi tắm gội của đức Phật, dựng tòa tháp ở nơi đó. Có Tinh xá của đức Phật nhập thất. Lại bên cạnh chổ ấy là nền đá kinh hành của đức Phật, dài năm mươi bộ, cao bảy thước, nơi dấu chân được che phủ đều có họa tiết như hoa sen. Còn tháp nhỏ hai bên nền đá là Phạm vương đã tạo ra. Tiếp về phía trước là nơi Liên hoa ni hóa làm Luân Vương trước khi trông thấy đức Phật. Đức Phật bảo với Ni rằng: “Chẳng phải ông trước kia. Có tô bộ để (xưa gọi là Tu bồ đề) ngồi thanh thản trong hang đá biết rõ các pháp đều không, đây là trước tiên trông thấy Pháp thân của Ta”.

Lại từ Phía Bắc nước này đi hai trăm dặm đến nước Kiệt Nhã Cúc Xà, là Trung Ấn Độ, có thành Khúc Nữ. Phía Tây đô thành tiếp cận sông Căng già, dài hơn hai mươi dặm, rộng khoảng bốn, năm dặm, chính là đô thành nhà vua thống lãnh tất cả năm vùng Ấn Độ. Vua trước đây là Thi la dật đa (Đường nói là Giới Luật), giòng họ Phệ Xa, ban đầu sắp lên ngôi, ở bên bờ sông Cảng Già có bức tượng Quán Tự Tại, mới thỉnh cầu bày tỏ rằng: Ngài vốn là Tỳ kheo Lan Nhã ở rừng này, Kim Nhĩ Nguyệt Vương đã tiêu diệt Phật pháp, Vương sẽ làm cho hưng thịnh trở lại, thương cho mọi vật ôm ấp mãi trong lòng mới làm vua cai quản năm khu vực, cẩn thận đừng bước lên tòa Sư tử và xưng danh hiệu Đại vương! Nhà vua bèn cùng với con trai dẹp yên ngoại đạo và đồ chúng của Nguyệt Vương, còn quy định mệnh lệnh nghiêm khắc, người nào có ăn thịt sẽ cắt lưỡi, người giết hại sinh vật sẽ chặt tay. Thế là cùng với em gái thống lãnh lo liệu việc nước, ở bên sông Căng già xây dựng hơn một ngàn tòa tháp, mỗi tháp cao hơn một trăm thước. Hai mươi năm nay cứ năm năm một hội, cố gắng dốc hết tiền bạc cứu giúp cho mọi người, chỉ giữ lại binh khí dùng để phòng bị mà không lo lắng. Bắt đầu tiến hành ngày hội tập hợp Tăng sĩ các nước trong hai mươi mốt ngày cúng dường đầy đủ 4 sự cần thiết để cùng nhau bàn luận. Nếu người nào giới hạnh trong sáng đạo đức cao vời thì mới lên tòa Sư tử, nhà vua sẽ thọ giới, thanh tịnh vô học nêu rõ cho mọi người tôn sùng ngưỡng mộ. Người nào có hành vi xấu xa thì đưa ra rõ ràng trục xuất khỏi biên giới quốc gia. Phía Tây bắc đô thành có tháp do A dục vương xây dựng, xưa kia đức Phật ở nơi này thuyết pháp bảy ngày, cạnh đó có tháp thờ tóc móng tay chân của Phật và dấu tích đi lại sinh hoạt của bốn vị Phật. Lại ở phía Nam gần sông Căng già có ngôi chùa có răng của Phật, dài tấc rưỡi, màu sắc ánh sáng có thể thay đổi, an trí trong hộp quý báu, người khắp nơi đến chiêm bái hàng ngày có đến trăm ngàn, người giữ gìn buồn khổ vì phải thu gom vàng bạc tiền của, mà người lễ bái vui mừng lại không từ chối tiền bạc cúng dường. Ngày trai thì mang ra đặt trên tòa cao, rải hoa tuy chồng chất mà xá lợi răng Phật không hề ẩn.

Lại về phía Đông Nam đô thành hơn một trăm dặm có tòa tháp, là nơi đức Phật đã từng thuyết pháp bảy ngày, trong tháp có xá lợi luôn luôn phát ra ánh sáng, cạnh đó có dấu tích đi lại sinh hoạt của Phật. Về phía Bắc ngôi chùa khoảng 4 dặm gần sông Căng già có tòa tháp, là nơi đức Phật đã từng thuyết pháp bảy ngày, năm trăm ngạ quỷ tỏ ngộ rõ ràng sanh lên cõi Trời, cạnh đó lại có tháp thờ tóc móng tay chân, tiếp bên cạnh còn có dấu tích đi lại sinh hoạt của bốn vị Phật.

Lại đến nước A du Đà, thuộc Trung Ấn Độ, năm dặm về phía Bắc đô thành, có tháp trong chùa lớn bên bờ sông Căng già, đức Phật vì người Trời thuyết pháp ở tại đây ba tháng, có bốn dấu tích đi lại sinh hoạt của Phật. Tiếp tục về phía Tây năm dặm có tháp thờ tóc móng tay chân của Phật. Cách năm dặm về phía Tây nam đô thành có ngôi chùa cổ trong rừng Đại Am Một La, là nơi Bồ tát A Tăng Già trong đêm lên Thiên cung đến nơi Di lặc tiếp nhận kinh luận Đại Thừa là Du Già trang nghiêm và Trung Biện Luận, ngày trờ lại thuyết giảng cho đại chúng.

Hơn một trăm Bộ về phía Tây bắc khu rừng có tháp thờ tóc móng tay chân của Phật. Phía Đông Nam đô thành gần sông Căng già có tháp là nơi đức Phật đã từng thuyết pháp ba tháng, có tòa tháp bằng đá xanh thờ tóc móng tay chân, có bốn dấu tích đi lại sinh hoạt của đức Phật.

Lại cách xa hai nước về phía Đông Nam đi đến nước Bát la già da, thuộc Trung Ấn Độ, phía Tây nam của Vương Thành gần sông Diêm Mâu, giữa khúc cong có tòa tháp là nơi đức Phật đã từng ở tại đây làm cho ngoại đạo phải khuất phục, có tháp thờ tóc móng tay chân và dấu tích kinh hành của đức Phật. Lại có nơi Bồ tát Đề Bà soạn ra Quảng Bách Luận. Trong vương Thành có đền thờ Trời, cây đại thụ trước đền thờ sum suê cành lá rậm rì, có con quỷ ăn thịt người, dựa vào đó thao túng di hài làm cho người đến trong đền thờ không ai không thể coi thường tính mạng, leo lên cây nhảy xuống làm theo sự dụ dỗ của quỷ. Phía Đông Vương thành giữa hai dòng sông giao nhau rộng hơn mười dặm, đất đai bằng phẳng màu mỡ cát mịn trải rộng khắp nơi, các vị vua quan quyền thế từ xưa đến nay đều rất quý trọng, những người bố thí không có ai không dừng lại nơi này, gọi là nơi Đại Thí, Đại vương Giới Nhật cũng tu nghiệp này. Phía Đông khu vực Đại Thí là cửa của nhiều dòng sông chảy ra biển, hàng ngày có vài người tự trầm mình mà chết, nơi ấy thường gọi là nơi sanh lên cõi Trời. Có người muốn thực hiện cách này, ở trong bảy ngày không ăn uống tự trầm mình giữa dòng sông, xa gần cùng hướng đến. Ngay cả vượn khỉ hươu nai và các loại thú rừng, cũng đi lại ven bờ nước không ăn uống gì trầm mình mà chết. Đang lúc vua Giới Nhật thực hành bố thí, có hai con khỉ Ma Các, con khỉ cái bị chó cắn chết con khỉ đực cõng xác đến ném vào giữa dòng sông này, con khỉ đực lại tự nhịn đói nhiều ngày mà chết.

Lại từ đây đi về phía Tây nam là khu rừng hoang vắng bạt ngàn, đi hơn năm trăm dặm đến nước Kiều thưởng Di, thuộc Trung Ấn Độ, cố cung trong vương thành có Tinh xá lớn, cao sáu mươi thước, tượng Phật khắc chạm bằng gỗ đàn hương phía trên treo lọng tàn bằng đá, chính là do vua Ô đà diễn na (xưa gọi là vua Ưu đà diên, Đường gọi là Xuất Ái) làm ra ánh sáng linh thiêng phát ra trong đó, các vị vua dùng sức mạnh muốn đưa lên nhưng cuối cùng không thể di chuyển được. Thưở xưa đức Phật vì mẹ lên cõi Trời thuyết pháp, nhà vua thỉnh cầu Mục Liên dùng thần lực đón lên phía trên thì Trời mô phỏng hình tướng ấy, đến lúc đức Phật trở về thì Trời phỏng theo tạo ra nghênh tiếp. Đức Phật hỏi han nói cho biết rằng: “Đây mới là hầu hạ đức Phật”. Phía Đông Tinh xá hơn một trăm Bộ là dấu tích đi lại sinh hoạt của đức Phật, giống nước và nhà tắm gội của đức Phật nay vẫn còn chứa đầy nước. Trong thành ở phía Đông Nam có nhà của Trưởng giả Cụ Sử La, có Tinh xá của Phật và tháp thờ tóc móng tay chân, có bốn dấu tích đi lại sinh hoạt của đức Phật. Phía Tây thành cách chín dặm có hang đá là nơi đức Phật làm cho rồng độc hàng phục, bên cạnh có tòa tháp lớn, cao hơn hai mươi trượng, có dấu tích kinh hành của Phật, và có tháp thờ tóc móng tay chân, bệnh tật cầu nhiều sẽ khỏi bệnh, còn có pháp để lại khi giòng họ Thích Ca bị tiêu diệt. Ở trong nước này, bất luận sang hèn đi vào cảnh này đều tự nhiên cảm xúc mà buồn bã. Phía Đông bắc hang đá đi bảy trăm dặm vượt qua bờ Bắc sông Căng già, đến thành Ca xa bố la, là nơi Bồ tát Hộ Pháp điều phục ngoại đạo, đức Phật đã từng ở tại đây thuyết pháp sáu tháng, có dấu tíich kinh hành và có tháp thờ tóc móng tay chân của đức Phật.

Lại từ đây đi về phía Bắc 1tám mươi dặm đến nước Bính Sách Ca, thuộc Trung Ấn Độ, phía Nam của Vương Thành có chùa tháp, cao hơn hai mươi trượng, đức Phật đã từng ở nơi này thuyết pháp 6 năm, cạnh đó có loài cây kỳ lạ, cao bảy mươi thước, mùa xuân mùa đông không thay đổi, là nơi đức Phật đánh răng súc miệng mà mọc thành cây sum sê cành lá, các loại ngoại đạo, tà giáo tranh nhau muốn chặt phá, nhưng vẫn sinh trưởng như cũ, mà người chặt phá phải nhận chịu tai ương. Gần đó có bốn dấu tích kinh hành sinh hoạt của đức Phật, và có tháp thờ tóc móng tay chân của Ngài, góc nền móng nối liền nhau với rừng hồ cùng ẩn hiện.

Lại từ đây về phía Đông bắc năm trăm dặm đến nước Thất La Phạt Tất Để, thuộc Trung Ấn Độ (xưa gọi là nước Xá vệ), đô thành bị hủy hoại hoang tàn, trước đây trên nền cung điện phía đông có tòa tháp nhỏ, là nơi vua Bát La tê Na Thị Đa (xưa gọi là Ba Tự Nặc Đường nói là Thắng Quân) xây dựng Tinh xá cho Tỳ kheo ni. Tiếp đến tháp phía Đông là ngôi nhà cũ của Tô Đạt Đa (Đường gọi là Thiện Thí). Cạnh đó có tòa tháp lớn là nơi Ương Lũ Lợi Ma La (Đường gọi là Chỉ Man) trừ bỏ tà đạo. Phía Nam đô thành khoảng sáu dặm hơn có rừng Thệ đa, là nơi Cấp cô độc mua vườn của Thái Tử để xây dựng Tinh xá. Nay hoang phế chỉ còn có trụ đá, cao hơn bảy mươi thước, là A Dục Vương xây dựng. Còn lại một ngôi nhà gạch, tất cả đều bị tiêu diệt. Trong nhà có bức tường bằng vàng vì mẹ mà thuyết pháp. Phía Đông bắc có tòa tháp là nơi đức Phật trừ bệnh cho Tăng. Phía Tây bắc có tháp Mục Liên nhấc y của Thân Tử, không xa có tháp hình giếng, là nơi đức Phật múc nước sử dụng. Còn có nơi Xá lợi phất cùng đức Phật kinh hành mỗi lần thuyết pháp, đều có tháp thể hiện, âm nhạc linh thiêng mùi hương kỳ lạ thường phát ra nơi đó, còn có nơi ngoại đạo giết người nữ để ngấm ngầm phỉ báng Phật, dựng tháp để thể hiện rõ ràng. Phía Đông của chùa hơn một trăm bộ có hầm sâu và lớn, là nơi Điều Đạt bỏ chất độc làm hại Phật nên thân đang sống bị hãm hại. Còn phía Nam có hầm lớn, là nơi Tỳ kheo cù Già Ly hủy báng Phật mà thân đang sống bị rơi xuống. Còn hầm sâu rộng cách tám trăm Bộ về phía Nam, là nơi người nữ Bà la môn tên là Chiến già hủy báng Phật mà thân đang sống bị rơi xuống. Ba hầm lớn này đều sâu hút xa vời vợi không có đáy, cho dù có mưa lớn trút vào nhưng cuối cùng cũng không chứa đầy được. Phía Đông của chùa khoảng bảy mươi bộ có một Tinh xá, tên gọi là Ảnh phúc, cao sáu mươi thước, trong Tinh xá có bức tượng ngồi hướng về phía Đông, là nơi cùng với ngoại đạo bàn luận. Tiếp đến phía đông có đền thờ Trời, mức lượng giống như Tinh xá, đầu ngày bóng ngã về phía Tây không che khuất Tinh xá của Phật, cuối ngày bóng ngã về Đông thì che phủ đền thờ Trời. Còn bốn dặm về phía Đông có hồ lớn khô cạn, là nơi nhà vua Tỳ Lô Thích Ca (xưa gọi là Lưu Ly Vương) rơi vào lòng đất, người đời sau lập nên để ghi nhớ. Lại có nơi thân tử vào lúc ban đầu xây dựng chùa đấu sức cùng với ngoại đạo, cũng dựng tháp kỷ niệm. Cách 4 dặm về phía Tây bắc cò rừng Đắc Nhãn, trong rừng có tháp ghi lại dấu tích kinh hành của Phật, duyên ấy là do vua Thắng Quân chọn mắt của năm trăm giặc cướp, nghe Từ lực của Phật thì tức thời bình phục, bỏ gậy liền sống lại. Phía Tây bắc đô thành cách sáu mươi dặm vốn có khu thành, là nơi sanh ra của đức Phật Ca diếp Ba lúc con người thọ hai vạn tuổi. Phía Bắc Thành đó chính là nơi xuất hiện xá lợi toàn thân của đức Phật này, A Dục Vương xây tháp thể hiện làm nơi kỷ niệm.

Lại từ phía Đông Nam đi năm trăm dặm đến nước Kiếp Tỉ La Phạt Suất Đổ, thuộc trung Ấn Độ (xưa gọi là nước Ca tỳ la), vốn là khu thành không có người ở, trong Tinh xá trên nền chánh điện ở trong thành làm bức tượng nhà vua, cạnh đó là tẩm cung thờ phu nhân Ma ha ma da (Đường gọi là Đại Thuật), Tinh xá trên nền cũ làm bức tượng của phu nhân. Cạnh đó trong Tinh xá làm hình tượng Bồ tát với tướng thần thông giáng trần. Những quan điểm ấy không giống nhau. Thượng toạ Bộ nói: “Lúc ấy là ngày mười lăm tháng năm theo quốc hiệu đời Đường”. Các Bộ khác lại nói: “Lúc ấy ở quốc độ này là ngày mồng tám tháng năm”. Đây là bởi sự khác nhau giữa thấy nghe mà thôi. Phía Nam kinh thành có toà tháp là nơi Thái Tử đấu sức ném voi qua tường thành rơi xuống đất làm thành cái hố lớn. Cạnh đó có Tinh xá, làm hình tượng thái tử và nơi thọ nghiệp. Gần đó có Tinh xá là nơi an nghỉ của cung phi, làm hình tượng của Da du đà la và La hổ la. Bản khác nói rằng: “Đầu đêm Thái tử mở cửa thành phía Bắc ra đi”. Lại trong Tinh xá phía Đông nam Kinh thành làm thái tử cưỡi ngựa trắng phi giữa hư không vượt qua tường thành. Bốn cửa thành đều có Tinh xá, làm hình tượng về lão bệnh tử và Sa môn. Phía Tây Thành khoảng bốn dặm có tháp về dấu tích khu rừng Ni câu lô, là nơi đức Phật đắc đạo thuyết pháp cho Trời và người, năm mươi dặm phía Nam thành là tháp trong thành cũ, là lúc con người thọ sáu vạn tuổi, thành này là nơi đức Phật Ca la ca đã ra đời; tháp phía Đông Nam thành chính là nơi đức Phật này để lại thân hình, trước đây Vô ưu vương xây dựng trụ đá, cao ba trượng. Còn tháp trong thành cũ hơn ba mươi dặm về phía Đông bắc, là thành đã sinh ra đức Phật Ca nặc ca mâu ni, lúc con người thọ bốn vạn tuổi; tháp phía Đông bắc thành chính là nơi đức Phật này để lại thân thể, Vô ưu vương đã xây dựng trụ đá khắc bài minh kỷ niệm, cao hơn hai trượng. Phía Đông bắc thành hơn bốn mươi dặm có tháp Thái Tử sinh ra dưới tán cây. Phía Tây bắc Đại Thành có mấy trăm ngàn tháp, là tháp giòng họ thích bị tiêu diệt, có bốn người trong giòng họ Thích cự tuyệt quân đội của nhà vua. Vua Lưu Ly rút khỏi thành, mọi người không chịu bị phạt nên vượt ra ngoài kinh thành, cho đến bây giờ vẫn không đoạn tuyệt. Phía Nam kinh thành có tháp thờ cây Ni câu luật, là nơi đầu tiên đức Phật đến tiếp kiến vua cha. Tháp ngoài cửa thành phía Nam, là nơi anh em Thái tử thi tài bắn tên. Hơn ba mươi dặm về phía Đông Nam là nơi Thái Tử bắn mũi tên cắm vào đất nhân đó dòng suối tuôn trào. Tục truyền rằng dòng suối được mũi tên khai thông, bệnh tật uống vào phần nhiều được lành bệnh, hoặc là lấy bùn xoa vào trán thì bất cứ bệnh khổ gì cũng đều khỏi. Còn chín mươi dặm về phía Đông bắc là khu rừng Lạp Phạt Ni, hồ bơi của giòng họ Thích, hoa lá nước non làm khung cảnh thêm đẹp. Phía Bắc hồ ấy hai mươi lăm Bộ có cây Vô Ý Hoa, nay đã khô héo tàn lụi, là nơi đức Phật ra đời. Hữu Hữu thuyết nói: “Lúc ấy ở đây nhằm ngày mồng tám tháng ba”. Thượng tọa Bộ nói: “Lúc ấy ở đây nhằm ngày mười lăm tháng ba”. Tiếp về phía Đông có tháp, là nơi hai vị rồng tắm cho thái tử, đức Phật mới chào đời đã không người đỡ mà bước đi, bốn phía đều bước bảy bước; hai nơi đã được bước chân mọc lên hoa sen lớn, đã sinh ra từ hông phải, choàng áo của Thiên đế, bốn vị Thiên vương nâng lên đặt trên chiếc bàn nhỏ bằng vàng. Tất cả làm thành bốn toà tháp, và xây dựng trụ đá để biểu trưng. Bên cạnh có dòng sông nhỏ chảy theo hướng Đông Nam. Tục gọi là sông Du, là khi Thái tử chào đời rồi chư Thiên hóa ra hồ này, tắm gội cho hồng hào da thịt để trừ các bệnh ngoài da, nay thay đổi mà nước sông hãy còn trơn láng như dầu. Lại từ nơi này đi về phía đông hơn hai trăm dặm, trong rừng hoang vắng đến nước Lam Ma, thuộc trung Ấn Độ. Đô thành trống vắng, phía đông Nam đô thành có tháp thờ Phật, cao không đến một trăm thước xưa là một phần xá lợi trong tám phần ban đầu, ánh sáng linh thiêng luôn luôn phát ra. Cạnh đó có hồ trong vắt, rồng hóa thành rắn, xuất hiện quanh quẩn bên tháp ấy. Có con voi rừng hái hoa để rài quanh tháp. Vô Ưu Vương muốn mở tháp, rồng bảo vệ không cho phép. Về phía Đông khu rừng lớn hơn một trăm dặm có tòa tháp lớn, là nơi Thái Tử đến chổ này cởi y phục quý báu, cởi ngọc ma ni giao cho Xiển đạc ca quay về trả lại vua cha. Còn Phía Đông có cây Chiêm Bộ Khô mà gốc cây hãy còn, ở đó tháp nhỏ, là nơi Thái tử lấy y phục còn lại đổi lấy vải thô, cạnh đó có tháp là nơi Ngài đã cắt tóc, năm tháng đương nhiên không thể xác định, hoặc là nói lúc ngài mười chín tuổi hai mươi chín tuổi, chưa thể chắc chắn năm nào. Lại đi về phía Đông Nam một trăm chín mươi dặm có tháp trong rừng Ni câu đà, cao ba trượng, là người xưa đến nơi hỏa thiêu sắc thân đức Phật thu lấy tro than còn lại ở nơi đây dựng tháp kỷ niệm; người mắc bệnh cầu khấn được bệnh. Cũng có tháp ghi lại dấu tích sinh hoạt của bốn vị Phật, cao hơn một trăm thước, xung quanh có mấy trăm tháp nhỏ.

Lại từ đây đi về phía Đông bắc có khu rừng lớn hoang vắng và nguy hiểm, đi năm trăm dặm đến nước Câu thi na yết la, thuộc trung Ấn Độ, kinh thành hoang vắng ít người. Góc Đông bắc trong khành có tòa tháp là nhà cũ của Thuần Đà, giếng nước đó hãy còn tốt, quản lý và tạo điều kiện cho giếng luôn được sử dụng. Đi bốn dặm về phía Tây bắc thành vượt qua sông A Thị Đa Phạt Để (Đường nói là Hữu Kim) gần bờ Tây khu rừng Sa La, ở giữa hai khu rừng cách nhau mấy mươi bộ, trong đó có bốn cây rất cao, làm Tinh xá rất lớn bằng gạch, bên trong làm ra hình tượng đức Phật Niết bàn, đầu hướng về phía Bắc mà nằm, bên cạnh cao hơn hai trăm thước, phía trước có trụ đá ghi lại tướng nhập diệt của đức Phật. Có thuyết nói rằng: “Lúc ấy ở quốc độ này nhằm ngày mười lăm tháng ba”. Thuyết Hữu Bộ nói: “Lúc ấy ở đây nhằm ngày mồng tám tháng chín”. Các bộ bàn luận khác nhau rằng: “Cho đến bây giờ là niên hiệu Long Sóc năm thứ ba thì trải qua một ngàn hai trăm năm, đây là căn cứ vào trụ đá ghi lại ở chùa Bồ đề”. Hoặc là nói rằng 1ba trăm năm, hoặc nói 1năm trăm năm, hoặc là nói mới qua chín trăm năm, chứ chưa đủ một ngàn năm. Cạnh Tinh xá ấy có nơi xưa kia đức Phật cứu lửa cho chim trĩ chúa và cứu mạng sống cho loài hươu, mỗi nơi đều dựng lên một tòa tháp. Tiếp theo là tòa tháp phía Tây, là nơi Tô Bạt đà la (Đường nói là thiện Hiện) diệt chứng. Tiếp đến có một tòa tháp, là nơi Chấp Kim cang Thần ngã xuống đất. Tiếp đến một tháp bên cạnh, là nơi quan tài dừng lại bảy ngày. Tiếp đến một tháp bên cạnh, là nơi A ni lâu đà lên cung Trời báo cho mẹ biết trở về khóc đức Phật. Phía Bắc kinh thành vượt qua dòng sông Ni Liên Thiền Na, cách ba trăm Bộ có tòa tháp, là nơi đức Phật niết điệp bàn na (Đường nói là Phần thiêu), nơi này bây giờ đất vàng đen xen lẫn tro than, người có khấn cầu cảm ứng thì có thể gặp được xá lợi. Tiếp đến một tháp bên cạnh là nơi đức Phật vì Đại Ca diếp Ba hiện bày phước trí trang nghiêm. Tiếp đến có một tháp, trước mặt dựng lên trụ đá, khắc ghi đầy đủ sự việc tám nước phân chia xá lợi.

Lại từ đây về phía Tây nam khu rừng lớn đi năm trăm dặm đến nước Bà la niết tư, thuộc trung Ấn Độ (xưa gọi là Ba la nại). Phía Tây đô thành đối diện với sông Căng già, dân chúng sinh sống đông đúc trong thành. Phía Đông bắc thành có sông Bà la niết tư. Hơn mười dặm về phía Đông bắc, là chùa Lộc Dã; còn phía Tây nam có tòa tháp, cao hơn trăm thước, phía trước có trụ đá, cao hơn bảy mươi thước, vô cùng thanh tịnh, chân thành cảm ứng thì hình tượng hiện rõ, tùy theo tâm niệm thiện ác của mình, đây là nơi đức Phật lần đầu tiên chuyển pháp luân sau khi Ngài thành đạo. Ba tòa tháp cạnh đó, tức là nơi sinh hoạt của ba vị Phật xưa kia. Bên cạnh có những tòa tháp, là nơi năm trăm vị Độc giác đi vào Niết bàn. Còn một tòa tháp bên cạnh là nơi Bồ tát từ thị được thọ ký. Còn một tòa tháp ở phía Tây là nơi Phật ở quá khứ làm Bồ tát Hộ Minh được đức Phật Ca diếp Ba thọ ký, nay là nơi đức Phật thành đạo. Tiếp về phía Nam có nơi sinh hoạt của bốn vị Phật, dài năm mươi bộ cao bảy thước, dùng đá xanh tích chứa mà thành, phía trên làm bức tượng Đức Thích Ca kinh hành, hình tượng ngài tốt đẹp lạ thường, đầu tóc trên nhục kế xoắn tròn lại mà phát sinh, thần diệu mà có dấu tích biểu lộ ra ngoài. Dấu tích chùa chiền rất nhiều, Tinh xá và tháp thờ quả là có vài trăm, sự việc khó mà kể hết được. Phía Tây chùa có hồ trong vắt, chu vi hai trăm Bộ, là nơi xưa kia đức Phật thường tắm gội. Tiếp về phía Tây có hồ nhỏ, là nơi đức Phật thường rửa sạch đồ dùng. Tiếp đến phía Bắc có hồ nhỏ, là nơi đức Phật thường đến giặt y. Tiếp là hồ thứ ba, trong hồ có con rồng sinh sống, nước hồ có vị ngọt mà lại sạch sẽ, có người nào khinh mạn xâm phạm, thì loài thú Kim tỳ la lập tức sẽ làm tổn hại. Tiếp bên cạnh có tảng đá vuông, trên đá có dấu tích hoa văn ca sa của đức Phật. Ngoại đạo hay người hung ác có khinh mạn giẫm lên, rồng trong hồ lập tức nổi gió mưa làm cho tổn hại. Tiếp bên cạnh có tòa tháp, là nơi đức Phật đã từng làm voi chúa sáu ngà, gặp người thợ săn khoác pháp y cho nên bẻ ngà mà cho. Tiếp đến lại có một tòa tháp, là nơi xưa kia đức Phật làm voi cùng với khỉ hỏi nhau về Đại và Tiểu. Còn trong khu rừng lớn có tòa tháp, là nơi đức Phật cùng với Điều Đạt xưa kia làm hươu chúa, đức Phật đã thế mạng cho hươu mẹ đang mang thai; tên gọi là Lộc Dã vì vậy mà đặt ra để gọi. Phía Tây nam ngôi chùa khoảng ba dặm có một tòa tháp, là nơi năm người nghênh đón đức Phật. Còn ba dặm về phía Đông khu rừng lớn có tòa tháp, xưa kia đức Phật làm thỏ, cùng với các loài thú tụ tập tự biết hình hài bé nhỏ nên đốt thân mình mà tặng cho các loài thú, vì vậy Thiên Đế cảm động hiện xuống khen ngợi, do đó khiến cho vầng trăng có hình ảnh chú thỏ hiện rõ ra.

Lại từ phía Đông thuận theo sông Căng già đi ba trăm dặm đến nước Chiến Vương, đô thành dân chúng nhộn nhịp, kinh thành gần bên sông Căng già. Phía Tây bắc thành có chùa tháp, thờ một thăng xá lợi của Phật, là nơi xưa kia đức Phật ở nơi này thuyết pháp bảy ngày và là nơi sinh hoạt của bốn vị Phật. Phía Bắc sông có tháp, là nơi đức Phật điều phục ma quỷ, một nữa tháp đã lún sâu vào đất. Lại có nơi đức Phật thuyết pháp cho loài quỷ ăn thịt người. Về phía Đông Nam vượt qua sông hơn một trăm dặm có tòa tháp, chính là nơi phân chia xá lợi, bình và xá lợi còn lại, ngày trai phát ra ánh sáng diệu kỳ.

Lại từ phía Đông bắc vượt qua sông Căng già đi hơn một trăm năm mươi dặm đến nước Phệ xá li, thuộc trung Ấn Độ (xưa gọi là nước Tỳ xá ly), đô thành đã bị hư hoại nặng nề, nền cũ chu vi chùa tháp, là nơi thuyết kinh Duy Ma; còn ở phía Đông là tháp kỷ niệm xá lợi tử chứng quả. Còn tháp lớn phía Đông, là Quốc vương được một phần xá lợi có lẽ là một Hộc, Vô Ưu Vương lấy chín thăng đều xây dựng các tháp thờ khác. Về sau lại có vị vua muốn mở ra, đất chấn động nên lập tức dừng lại. Tiếp về phía Nam có hồ do con khỉ Ma Các vì đức Phật mà đào hồ. Phía Tây của hồ là nơi bầy khỉ mang bình bát của Phật leo lên cây lấy mật. Phía Nam của hồ là nơi bầy khỉ dâng bình bát đầy mật lên đức Phật. Mỗi nơi đều có tháp ghi nhớ. Phía Đông bắc ngôi chùa bốn dặm có tòa tháp, là nền nhà xưa kia của Duy Na, hãy còn nhiều điều linh thiêng thần kỳ. Ngôi nhà ấy dùng gạch xếp lên, trong truyện nói là dùng đá xếp lại mà thành, chính là nơi thị hiện bệnh tật để thuyết pháp. Vào giữa niên hiệu hiển khánh Đại Đường, sắc chỉ cho sứ giả vệ Trường Sử Vương Huyền Sách, nhân đó đến Ấn Độ đi qua ngôi nhà của Tịnh Danh, dùng cái Hốt đo nền nhà, chỉ có mười Hốt, cho nên gọi Thất là phương trượng. Ngay cả ngôi nhà của Trưởng giả Bảo Tích, ngôi nhà của người nữ Am La, nơi Dì ruột của đức Phật nhập diệt, đều dựng tháp bày tỏ ghi lại. Phía Bắc ngôi chùa bốn dặm có tòa tháp, là nơi đức Phật sắp đi đến Câu Thi Na đã có người Trời đứng đợi tiễn đưa. Tiếp đến một tòa tháp phía sau, là nơi đức Phật nhìn thành ấp làng mạc lần cuối cùng. Tiếp đến là nơi người nữ Am La đem vườn dâng cúng đức Phật. Cạnh đó có một tòa tháp, là nơi đức Phật ba lần nói cho A nan biết là Ngài sắp Niết bàn. Lại có một tháp bên cạnh, là nơi ngàn người con gặp cha mẹ mình, tức là ngàn vị Phật ở kiếp Hiền. Phía Đông với có tháp trên nền giảng đường trùng các, luôn luôn phát ra ánh sáng, là trú xứ đức Phật thuyết về phẩm Phổ Môn. Phía Đông Nam kinh thành 1năm dặm có tòa tháp lớn, là nơi bảy trăm vị Hiền Thánh kiết tập lại kinh điển. Hai bờ Nam Bắc của sông Căng già đều có một tòa tháp, là nơi A nan đà phân thân qua lại cùng hai quốc gia.

Lại cách xa một nước về phía Tây bắc đi một ngàn năm trăm dặm vào hang núi đến nước Ni ba la, thuộc Bắc Ấn Độ. Phía Đông Nam đô thành không xa có khu rừng thủy hỏa, phía Đông một dặm ở nơi đó có hồ nước A kì ba nhĩ, chu vi hai mươi bộ, hạn hán hay lũ lụt vẫn trong veo như vậy, không tuôn chảy mà luôn luôn sôi sục, người nào lấy lửa ném vào thì lửa bốc lên khăp hồ, khói lửa cao vài thước, lấy nước tưới thì lửa càng bốc lên rừng rực, lấy đất vụn để ném vào cũng vẫn cháy hết, liền tục ném vào cũng thành ra tro bụi, bắc nồi nấu cơm trên nước nấu thức ăn lập tức chín rục. Trong Hiền Đức Truyện nói: : Trong hồ nước này trước kia có hòm vàng, trước đây có vị Quốc vương mang người đến lấy, hòm vàng đã ra khỏi bùn thì người có vẻ như trở thành bất động. Đêm ấy có vị thần bảo cho biết rằng: Hòm vàng này là ở trong mũ của đức Phật Từ Thị, sau này Di lặc ra đời mô phỏng theo không thể thích hợp, cho nên rồng lửa phải bảo vệ”. Phía Nam đô thành hơn mười dặm có dãy Cô Sơn cảnh đẹp kỳ lạ, chùa chiền dựng lên trùng điệp, hình dáng giống như ráng mây, tùng trúc cá rồng thuận theo người thuần phục, dù cho người ấy để ăn, cũng phạm tội hủy diệt, ví như là mạng mạch đất cùng thuận theo quốc gia này mà qua lại vậy. Chính là phía Đông Nữ Quốc tiếp giáp biên giới cùng với Thổ Phồn, Đường và Phạm cách nhau có thể hơn một vạn dặm đường.

Lại từ phía Nam đi một trăm năm mươi dặm vượt qua sông Căng già đến nước Ma kiệt đà, thuộc Trung Ấn Độ, kinh thành ít người sinh sống, thôn làng dân chúng cư trú rất nhiều. Thành trước đây thuộc về thành Vương Xá ở phía Bắc dãy núi, phía Đông hai mươi bốn mươi dặm dựa sát bên sông Căng già. Phía Bắc cung điện trước đây có trụ đá cao mấy trượng, là nơi xưa kia Vô Ưu Vương làm thành địa ngục, là tằng tôn của vua Tần Bà Sa La, Vô Ưu Vương chính là con rể của vua Giới Nhật, đã sửa sang kinh thành gọi là thành Hoa Thị, vương cung quả thật là hoa lệ cho nên nhấn đó mà gọi tên vậy. Phía Nam trụ đá có tòa tháp lớn, chính là một trong số tám vạn bốn ngàn tòa tháp, tôn thờ một Thăng Xá lợi của Phật, luôn luôn xuất hiện ánh sáng tốt lành, là do Vô Ưu Vương tạo dựng, gần đó có khu vật của A la hán bảo vệ và sai khiến quỷ thần. Trong kinh xá cạnh đó có tảng đá lớn, là nơi đức Phật sắp Niết bàn, phía Bắc hướng về Câu Thi Na, phía Nam nhìn về Ma kiệt đà, vốn có dấu tích hai chân đạp trên tảng đá, dài một thước tám tấc, rộng sáu tất, hoa văn luân tướng rõ ràng, mười ngón chân đều khác nhau. Gần đó là dấu tích Ác Vương Kim Nhĩ hủy hoại đức Phật, hố sâu đã bằng phẳng trở lại, màu sắc đẹp đẽ như xưa, chính là đã vứt bỏ giữa sông Căng già, tìm về lại nơi ban đầu. Niên hiệu Trinh Quán thứ hai mươi ba có sứ giả đến vẽ lại và miêu tả về dấu tích này. Tiếp bên cạnh có tháp ghi lại dấu tích sinh hoạt của bốn vị Phật. Phía Đông Nam Thành cũ có nơi Bồ tát Long Mãnh điều phục ngoại đạo. Tiếp đến phía Bắc có tháp loài quỷ làm nên để tôn thờ Mã Minh. Lại về phía Tây nam vượt qua sông Ni Liên Thiền có thành Già da, ít nhận vật nổi tiếng nhưng hơn ngàn gia đình. Hơn sáu dặm về phía Tây nam thành đến núi Già da, hang động vắng vẻ sâu xa, thế gian gọi là Linh Nhạc (vùng núi linh thiêng), từ xưa đến nay các vị Quân Vương đã tuyên bố bảo vệ nghiêm ngặt. Trên đỉnh có tòa tháp bằng đá, cao hơn một trăm thước, luôn luôn phát ra ánh sáng kỳ lạ, đức Phật ở nơi này thuyết ra các kinh như Bảo Vân về phía Đông Nam đỉnh núi xuôi đuổi theo sông Ni Liên Thiền khoảng hai dặm, đến núi Bát La Kiệp Bồ đề, Đường nói là Chánh Giác, lúc đức Phật chứng quả trước tiên leo lên núi đó, vì vậy mà đặt thành tên gọi. Đức Phật từ phía Đông bắc lên núi, rất muốn đi vào Kim cang Định, làm đất đai núi đồi rung chuyển, Thổ Thần sợ hãi thưa với đức Phật. Lại đến phía Tây nam giữa lưng chừng núi trên tảng đá, đất đai núi đồi lại chấn động, Tịnh Cư Thiên thưa rằng: Phía Tây nam núi này 1năm dặm gần nơi khổ hạnh, nơi tòa Kim cang dưới tán cây Tất Bát La, là tòa Bồ đề, ba đời chư Phật đều thành bậc Chánh Giác từ nơi này. Đức Phật mới đến chổ ấy, vẫn là hang đá, loài Rồng có lưu lại hình ảnh. Thế gian gọi là khu vực danh tiếng, cây Bồ đề ấy, xung quanh xây bức tường gạch để giữ gìn rất kính trọng, phủ rộng từ đông sang Tây, chu vi khoảng chừng năm trăm bốn mươi Bộ, cây hiếm thấy hoa kỳ lạ che mát cho cả một vùng. Cửa chính phía Đông mở ra đối diện với sông Ni Liên, cửa phía Nam tiếp giáp với hồ Đại Hoa, phía Tây là nơi hiểm yếu kiên cố, cửa phía Bắc nối thông với chùa lớn. Trong chùa có các tháp ghi lại Thánh tích rất nhiều. Trên tòa Kim cang chính giữa bức thành bảo vệ cây quý, là Hiền kiếp mới thành tựu và tất cả đại địa trong Đại Thiên thế giới, dưới cùng là Kim Luân trên đến bờ đất, là Kim cang tạo thành, chu vi hơn một trăm bộ, ngàn vị Phật cùng Ấn Độ tọa đi vào Kim cang Định, cho nên dựa vào đó mà gọi vậy. Tức là nơi chứng đạo. Lại gọi là đạo tràng, lúc đại địa chấn động chỉ có nơi này không hề lay chuyển. Ngày Đức Như lai đắc đạo có nhiều thuyết khác nhau, hoặc là nói ngày mồng tám và ngày mười lăm tháng ba. Ngoài cửa phía Bắc bức thành là chùa Đại Bồ đề, 6 viện ba tầng, tường thành cao bốn trượng, xây toàn bằng gạch. Quốc vương Sư tử mua lấy nơi này xây dựng sáng lập ngôi chùa ở đây, Tăng chúng vẻn vẹn một ngàn người, là nơi trú trì của Đại thừa thượng Tọa Bộ. Có xá lợi xương hình dạng như đốt ngón tay người. Xá lợi ấy lớn như hạt trân châu. Ngày ba mươi tháng mười hai ở quốc độ ấy, là ngày mười lăm tháng giêng ở địa phương này, thế gian gọi là tháng đại thần Biến dường như đến đêm ấy chắc chắn là phát ra ánh sáng tốt lành, Trời rưới hoa kỳ lạ khắp nơi chùa viện và cây quý. Lệ thường ở quốc độ ấy, ở trong thời gian này, đạo tục đông đến nàgn vạn tranh nhau cúng dường bảy ngày bảy đêm. Gồm có hai ý: Đó là nhìn thấy ánh sáng tốt lành và lấy được lá của cây quý. Cây đó xanh tươi đông hạ vẫn không thay đổi. Cứ mỗi khi đến ngày nhập Niết bàn và cuối mùa hạ, cây trở nên điêu tàn ngay trong một lúc, suốt đêm chồi lá mới mọc ra, cùng với trước đó không khác. Về sau vì bà phi của Vô Ưu Vương chặt cây, đem về phía tây mấy chục Bộ gom lại mà đốt, dùng để cúng tế Trời đất, khói lửa chưa tàn, bỗng mọc lên hai cây, trong lửa dữ mà cành lá sum sê tươi tốt, vì thế gọi cây từ tro Bồ đề. Nhà vua nhìn thấy sanh tâm tin thờ, dùng sửa thơm tưới thay nước, gốc rễ còn lại đến sáng sớm phát triển thành cây như trước. Bà Phi của nhà vua rất giận dữ, đêm đến lại chặt phá. Nhà vua lại cầu khấn và dùng sữa tưới cây, chỉ trong mấy ngày lại sinh trưởng tốt tươi, tường đá bao bọc xung quanh, cao hơn một trượng. Sau đó bị Nguyệt Vương nước Kim Nhĩ lại chặt phá cây này, đào đến nguồn nước mà không hết gốc rễ, thế là dùng lửa để đốt. Lại dùng nước đường tưới vào, khiến cho cây nát rữa đoạn tuyệt gốc rễ ấy. Mấy tháng sau bởi vì vua Bổ Thứ Nã Phạt Ma, ở đây nói là Mãn Vị, tức là Huyền tôn của Vô Ưu Vương trước kia, nghe cây bị chặt phá nên toàn thân rạp sát đất, thỉnh Tăng bày ngày kinh hành vòng quanh hố lớn nơi gốc cây bị đào phá, dùng sữa của mấy ngàn con trâu để tưới, sáu ngày đên cây phát triển hơn một trượng, sợ rằng sau này bị chặt phá nên xây bức tường đá bao bọc bảo vệ, cao hai trượng bốn thước. Cây bây giờ ra ngoài tường đá cao trên hai trượng, vòng quanh hơn ba thước. Phía Đông của cây có Tinh xá xây bằng gạch xanh, cao hơn một trăm sáu mươi thước, nền rộng hơn hai mươi bộ, phía trên có lan can bằng đá bao quanh, cao một trượng. Từng tầng khám thờ đều có bức tượng bằng vàng, bốn mặt tường khắc hình tượng chư Thiên chư tiên. Trên đỉnh tháp có quả A ma lặc ca bằng vàng pha đồng (ở đây gọi là Bảo bình tức là bảo Đài). Phía Đông lại tiếp tục làm trùng các ba tầng, mái nhà đặc biệt kỳ lạ và dùng vàng bạc khắc chạm để trang hoàng. Trong khám thờ ở ngoài ba cửa trùng các, bên trái là bức tượng Quán tự tại, bên phải là bức tượng Từ Thị, cùng đúc thành từ bạc nén, cao hơn một trượng, là Tinh xá do Vô ưu vương xây dựng, ban đầu nhỏ sau phát triển rộng lớn ra.

Dựa vào vương Huyền Sách Hành truyện nói: “Tây Quốc có rất nhiều hiện tượng tốt lành”. Tạm thời ghi lại theo Ma ha bồ đề Thọ Tượng Rằng”. Xưa Quốc vương Sư tử tên gọi Thi mê khư bạt ma (Đường gọi là Công Đức Vân), Phạm vương sai hai Tỳ kheo đi đến chùa này, vị lớn tên là Ma ha Nam (ở đây gọi là Đại Danh), vị nhỏ tên là Ưu Ba (ở đây gọi là Thọ Lý), hai Tỳ kheo đó lễ lạy tòa Kim cang dưới gốc cây Bồ đề xong, chùa này không xếp đặt cư trú, hai Tỳ kheo ấy bèn trở về đất nước của mình, Nhà vua hỏi Tỳ kheo: Đến nơi ấy lễ bái Thánh Tích trở về, linh thiêng may mắn thế nào hả Tỳ kheo? Đáp rằng: Diêm Phù đại địa không có chổ nào an thân. Nhà vua nghe lời này, liền ban cho nhiều châu báu khiến chuyển cho Quốc vương Tam Mô Đà La Quật Đa ở nước này. Vì vậy từ đó đến nay, chính là Tỳ kheo nước Sư tử. Còn bức tượng trên tòa Kim cang lúc ban đầu tạo ra, có một người khách lạ đến nói với đại chúng rằng: Tôi nghe chiêu mộ công thợ giỏi để làm tượng, tôi khéo léo có thể làm bức tượng này. Đại chúng nói rằng: Cần những đồ vật gì? Người đó nói: Chỉ cần hương và nước cùng với dầu đèn, vật liệu như vậy đã đủ. Nói với Tăng chúng trong chùa rằng: Tôi cần phải đóng cửa làm việc, hạn đến 6 tháng cẩn thận chớ mở cửa, cũng không làm gì đến ăn uống. Người đó một khi đi vào rồi thì không ra nữa. Chỉ thiếu 4 ngày, chưa đủ 6 tháng, đại chúng thường xuyên tỏ rõ sự bất hòa, ai cũng nói rằng: trong tháp này chật hẹp, lại là thân thô lậu, vì sao nhiều tháng không thấy mở cửa? Nghi ngờ việc làm của người đó, liền mở cửa tháp, quả là không thấy người thợ, mà bức tượng đã hoàn thành. Chỉ có điều là trên vú bên phải có thiếu một chút chưa hoàn tất. Sau có vị thần giữa hư không kinh hãi cảnh cáo đại chúng rằng: Ta là Bồ tát Di lặc, thân bức tượng an tọa phía đông phía Tây, thân cao một trượng một thước năm tấc, vai rộng sáu thước hai tấc, hai đầu gốc cách nhau tám thước tám tấc, toà Kim cang cao bốn thước ba tấc, rộng một trượng hai thước năm tấc. Tháp đó vốn là A Dục Vương xây dựng, lan can tháp làm bằng đá. Sau có hai anh em Bà la môn, anh tên là Vương chủ, em tên là Phạm chủ. Người anh xây dựng tòa tháp ấy, cao một trăm khuỷu tay. Người em xây dựng ngôi chùa ấy. Bức tượng đó từ khi Di lặc tạo thành đến nay, tất cả đạo tục họa vẽ miêu tả quy mô, biến đổi thần diệu khó mà xác định, chưa có ai miêu tả được. Nhà vua sai người đến nơi ấy thỉnh các vị Tăng chúng, và những người đi sứ này chí thành thiết tha cầu thỉnh nhiều ngày hành đạo sám hối cùng nói rõ mục đích đến đây, mới có được bức họa, dường như tất cả đều hoàn thiện. Dứt khoát là bức tượng này có trong bản kinh đó, xưa nay có mười quyển, đem truyền bá ở nơi này, người thợ đó như là Tống Pháp Trí, vô cùng khéo léo tạo thành Thánh dung họa vẽ miêu tả rõ ràng Thánh nhan, đi đến kinh đô đạo tục tranh nhau mà tìm kiếm”.

Trong Huyền Trang Pháp sư Truyện nói: “Trên vú bên phải bức tượng dự định tô điểm chưa hoàn thiện, lại điền vào các thứ báu, nhìn từ xa thì tướng ấy rốt cuộc hình như không thỏa mãn. Tượng ngồi kiết già, chân phải đặt phía trên, tay trái thu lại, tay phải duỗi xuống. Sở dĩ tay duỗi xuống, là hình tượng lúc đức Phật mới thành đạo. Ngài nói vói Ma Vương chỉ vào đất làm bằng chứng. Gần đây bị Nguyệt Vương chặt cây lệnh cho bề tôi phá hủy bức tượng. Nhà vua từ phía Đông trở lại, bề tôi vốn có tín tâm mới ở trước bức tượng bày la liệt gạch ngói làm vật che chắn, tâm âm thầm hổ thẹn cho nên đặt một ngọn đèn ở bên trong, bên ngoài họa thành hình tượng của Tự Tại thiên, công việc hoàn thành bẩm báo lại mệnh lệnh. Nguyệt Vương nghe tin sợ hãi toàn thân nổi đầy mục nước, da thịt đều nứt ra trong chốc lát đã bỏ mạng. Đại thần lệnh cho người đến bẩm báo lập tức trừ bỏ bức tường che chắn, đi về nhiều ngày mà ngọn đèn vẫn còn chưa tắt. Nay ở hang sâu, buổi sáng dùng gương chiếu rọi mới nhìn thấy tướng đó. Người thấy xót thương lưu luyến tôn kính ngưỡng mộ quên trở về”. Còn dựa vào vương Huyền sách Truyện nói: “Sứ nhà Hán nhận sắc lệnh, đến lập bia ở chùa Ma ha Bồ đề nước Ma Già Đà. Đến ngày mười một tháng hai năm Trinh Quán thứ mười chín, ở dưới cội cây Bồ đề xây dựng tòa nhà tháp phía Tây, sứ giả chủ quản Tư Môn lệnh cho Sử Ngụy Tài Thư”.

“Xưa kia vua Hán vua Ngụy đối diện nhau, dùng vũ lực để xâm lược, khởi binh số đến mười vạn, một ngày hao tốn ngàn vàng, hãy còn tôn sùng Bắc lặc Điền Nhan Đông Phóng Bất Nại; Đại Đường ràng buộc thiên hạ đạo lý đứng đầu Bách Vương, văn đức được Tăng lên khắp nơi cùng dựa theo, vì vậy cho nên gay gắt đối với bản thân đạo tục các nước đều quy thành ngưỡng mộ.

Hoàng Đế thương xót cho lòng trung thành khẩn thiết xa gần nghĩ đến nỗi lo của nhà vua, mới truyền lệnh cho người đi sứ là Triều tán đại Phu Hành vệ Uý Tự Thừa Thượng Hộ Quân Lý Nghĩa Biểu phó sứ. Trước là huyện lệnh Hoàng Thủy Dung Châu Vương Huyền Sách cùng hai mươi hai người tuần phủ ở nước ấy, lập tức đến nơi tòa Kim cang dưới cội cây Bồ đề chùa Ma ha Bồ đề, là nơi ngàn vị Phật kiếp Hiền cùng thành đạo ở trong ấy, xem xét sự tô điểm nghiêm trang đầy đủ tướng tốt như dung mạo thực sự, chùa tháp linh thiêng đất đai thanh tịnh vô cùng khéo léo ngoại trừ cõi Trời. Đây chính là điều chưa được thấy, trong thế gian không nơi nào bì được, trong sách sử không nói rõ được.

Hoàng Đế từ xa làm chấn động phong cách chim hồng, khiến cho cây đạo tỏa ánh sáng chói chang rực rỡ, liền truyền lệnh cho người đi sứ đến nơi này chiêm ngưỡng. Đây là việc lớn trọng thể độc nhất vô nhị, là công lao thần diệu sống mãi muôn đời. Làm sao có thể im lặng chấm dứt ca vịnh không lưu truyền trên bảng vàng bia đá ư? Bèn làm bài minh rằng:

Đại Đường vận dụng hỏi han, tâm mong phước thiện mãi còn, Thực hành cảm hóa thiên hạ, uy danh lừng lẫy thế gian.

Thân nghiêm khắc đức khiêm nhường, đạo tục hướng về Nhân Vương,

Sắc chỉ truyền rõ sứ giả, chiêm ngưỡng Thánh tích đạo tràng

Nơi tòa Kim cang giác ngộ, ngàn Phật Hiền kiếp lưu truyền,

Tướng tốt dung mạo tôn nghiêm, Di lặc mô phạm tuyệt thế,

Chùa tháp linh thiêng tráng lệ, cây đạo đều đặn tốt tươi,

Sống mãi qua bao đời kiếp, thần lực đâu dễ sánh bằng!”

Lại trong Huyền Trang Pháp Sư Truyện nói: “Đức Phật thành đạo vào ngày mồng tám tháng ba theo quốc hiệu đời Đường”. Thượng Bộ nói: “Lúc ấy ở đây nhằm ngày mười lăm tháng ba, Ngài thành đạo lúc ba mươi tuổi”, hoặc nói là lúc ba mươi lăm tuổi. Sự sai lệch này cùng với điều ấy đương nhiên không giống nhau, bởi vỉ sử dụng lịch số trước sau cho nên có sự sai khác này. Bởi vì lịch số Thần Châu căn bản đều khác nhau, ba thế hệ chắc chắn là dài ra hay rút lại đâu đủ để cảm thấy lạ lùng gì? Vả lại căn cứ vào một tướng lấy sự giác ngộ thì kết thúc.

Phía Tây cây đạo trong Tinh xá lớn có bức tượng bằng đá quý, đứng hướng về phía Đông, tô điểm bằng các loại vật báu quý hiếm, phía trước có tảng đá xanh màu sắc đẹp đẽ kỳ lạ. Ngày mới thành đạo Phạm vương dựng lên giảng đường bằng bảy báu, Đế Thích tạo nên tòa cao bằng bảy báu. Đức Phật dựa vào những sự việc trên tư duy trong bảy ngày, phóng quang soi chiếu cây đạo khiến cho vật báu trở thành đá. Tòa tháp phía Nam cây đạo, cao hơn một trăm thước, là nơi ban đầu đức Phật xuống sông tắm rửa xong lấy cỏ làm chổ ngồi suy nghĩ, Đế Thích hóa làm người lấy cỏ Thỉ Thi (ở đây nói là cỏ Cát Tường) đem dâng làm chổ ngồi cho Phật; A Dục Vương dựng tháp để ghi lại. Tiếp về phía Đông bắc có tòa tháp lời nơi vào lúc đức Phật chứng quả có bầy chim Tước màu xanh đến vay quanh Đức Thế tôn, cũng là nơi có bầy hươu vây quanh. Hai bên đường lớn phía Đông cây đạo đều có một tòa tháp, là nơi Ma Vương quấy nhiễu đức Phật hòng làm cho Ngài suy tho ái. Phía Tây bắc cây đạo có Tinh xá, trong đó có đức Phật Ca diếp Ba luôn luôn phóng quang sáng ngời. Mọi người nói rằng: “Chí thành vòng quanh 7 vòng sinh ra có được túc mạng trí”. Còn phía Tây bắc bức tường có tòa tháp Uất Kim Hương Ni, cao một trượng bốn thước. Phía Đông Nam bức tường cây đạo có Cây Ni câu Luật, bên cạnh cây ấy có tòa tháp, trong Tinh xá có bức tượng ngồi, là nơi vào lúc ban đầu chứng quả Đại Phạm vương thỉnh cầu đức Phật chuyển pháp luân. Bốn góc bên trong bức thành đều có tháp, đầu tiên đức Phật nhận cỏ hướng đến cây ấy trước tiên về phía Tây nam làm cho mặt đất chấn động. Lại hướng về phía Tây bắc, đến phía Đông Nam rồi đến phía Đông bắc, cùng làm chấn động mặt đất. Tức là từ phía Tây bắc đi đến dưới tán cây, ngồi trên tòa Kim cang xoay mặt về hứơng Đông, mặt đất mới yên lặng như trước; vì vậy dựng tháp để ghi nhớ. Bên ngoài bức tường về phía Tây nam có nơi là nhà của hai người nữ chăn trâu. Cạnh đó có chổ nấu cháo sữa, tiếp bên cạnh có nơi đức Phật nhận cháo sữa; tất cả đều dựng tháp để biểu thị. Ngoài cửa phía Nam cây ấy có hồ lớn, chu vi hơn bảy trăm bộ, trong veo và là nơi ở của loài cá rồng. Tiếp về phía Nam có hồ nước, là do Đế thích tạo ra để đức Phật giặt y. Phía Tây của hồ có tảng đá lớn, là do Đế Thích mang từ Tuyết Sơn đến để đức Phật phơi y. Tiếp bên cạnh có tòa tháp, là nơi đức Phật cất giữ y cũ. Tiếp đến trong khu rừng phía Nam có một tòa tháp, là nơi đức Phật được bà lão nghèo bố thí áo cũ. Khu rừng phía Đông hồ nước do Đế thích tạo ra là hồ nước loài Rồng cư trú, nước hồ trong veo sạch sẽ và có vị ngọt ngào thơm ngát. Bờ phía Tây có Tinh xá nhỏ trong đó có bức tượng, nơi này là lúc đức Phật mới thành đạo an tọa ở đây nhập định bảy ngày, Long vương vòng quanh đức Phật bảy vòng hóa hiện nhiều đầu che cho đức Phật . Tinh xá trong khu rừng phía Đông hồ nước loài Rồng cư trú có bức tượng đức Phật với hình hài gầy ốm khi tu khổ hạnh, cạnh đó có dấu tích kinh hành, hơn bảy mươi bộ về phía Nam Bắc đều có cây Tất Bát La, vịn vào đi lại rồi sau đó mới đứng dậy, tức là nơi ngài khổ hạnh sáu năm mỗi ngày ăn một hạt mè một hạt gạo. Nay người nào có bệnh tật, lấy dầu thơm xoa lên bức tượng thì phần nhiều đều lành bệnh. Còn có nơi cư trú của năm vị Tỳ kheo. Lại về phía Đông nam có tòa tháp, là nơi đức Phật đi vào sông Ni Liên tắm gội. Tiếp đó gần bên sông có nơi đức Phật ngồi ăn bát cháo sữa. Cạnh có hai tòa tháp, là nơi Trưởng giả dâng cúng bột gạo rang mật. Phía Đông nam cây này có tòa tháp, là nơi bốn vị Thiên vương dâng bình bát bằng đá cho đức Phật. Cạnh đó có tòa tháp, là nơi sau khi đức Phật thành đạo thuyết pháp cho mẹ. Lại có nơi độ cho năm anh em Ca diếp cùng một ngàn người đệ tử. Ngoài cửa phía Bắc bức tường cây đạo chính là chùa Ma ha Bồ đề, nhà cửa sáu dãy lầu dài ba tầng, bức tường bao quanh cao năm trượng, có xá lợi đức Phật, lớn như lóng tay, bóng láng tươi sáng thông suốt trong ngoài. Xá lợi thịt của đức Phật, lớn như viên ngọc màu xanh biểu hiện kèm theo màu hồng. Hàng năm đến tháng Đại Thần Biến của đức Phật thì đem ra để mọi người chiêm bái, tức là ngày ba mươi tháng mười hai theo lịch Ấn Độ, nhằm vào ngày mười lăm tháng giêng theo lịch đời Đường lúc ấy. Vào lúc này, xá lợi phóng quang mưa hoa rải đầy khiến cho mọi người phát khỏi tín tâm sâu sắc. Chùa đó thường có một ngàn vị Tăng tu tập Đại thừa Thượng Tọa Bộ, pháp tắc oai nghi trong sáng nghiêm túc, là Quốc vương Nam Hải Tăng Già La thỉnh cầu thành lập, trải qua đến nay đã bốn trăm năm. Chùa có nhiều người ở nước Sư tử, hàng năm Tỳ kheo mãn hạ, đạo túc khắp nơi đông đến trăm ngàn vạn, cùng nhau cúng dường hương hoa lỹ nhạc khắp khu rừng trong bảy ngày đêm. Chư Tăng Ấn Độ lấy ngày mười sáu tháng năm theo lịch đời Đường làm ngày nhập Hạ an cư, lấy ngày mười lăm tháng tám theo lịch đời Đường làm ngày giải hạ. Đây cũng là tùy theo địa phương sử dụng lịch số không như nhau, không thể nào nhất định được. Như phía Bắc Tuyết Sơn có quốc gia dựa theo mùa Xuân mùa Thu, ý bởi vì trong một năm thời tiết có nhiều nơi nóng ấm khác nhau, chế định an trú ba tháng, trong đó trước sau một tháng chậm lại hay thúc nhanh không nhất định.

Nếu như dựa vào sư tu đạo thì lúc nào chẳng an cho nên Luật chế định ba thời lang thang đó đây, tất cả kết luận là có tội, ắt phải có thiện duyên cũng khai mở gồm đủ như nhau. Phía Đông chùa viện vượt qua sông vào trong khu rừng lớn có tháp ở hồ nước phía Bắc, là nơi xưa kia đức Phật làm Hương Tượng con Phụng dưỡng voi mẹ. Phía trước xây dựng trụ đá, là nơi quá khứ đức Phật Ca diếp ba an tọa như thái ở tại đây. Bên cạnh có dấu tích sinh hoạt của bốn vị Phật. Trụ đá nhỏ trong rừng là nơi Uất đầu lam phát ra ác nguyện. Lại về phía Đông vượt qua Hoàng Hà hơn một trăm dặm đến núi khuất khuất Ngật bá đà (xưa gọi là Kê Túc), ba đỉnh hướng thẳng lên cao, hình dạng giống như chân gà. Trên đỉnh dựng lên tòa tháp lớn, ban đêm đuốc thần phát ra ánh sáng chiếu rọi khắp nơi, chính là nơi Đại Ca diếp Ba nhập Tịch Định. Ban đầu đức Phật đem Đại y ca sa do dì ruột dệt thành từ sợi vàng trao truyền gởi gắm cho Di lặc, khiến để lại giáo pháp hóa độ cho bốn bộ đệ tử. Ca diếp kế thừa giáo chỉ của đức Phật, năm thứ hai mươi sau khi đức Phật Niết bàn, nâng y đi vào núi để đợi Di lặc. Con đường vào núi dốc đứng gập ngềnh phần nhiều là những rừng trúc, Sư tử cọp beo voi thú tung hoành chạy nhảy quanh quẩn hầu hạ. Pháp sư Huyền Trang đến núi ấy, mỗi lần nghĩ đến đặt chân leo lên, thì không biết cách nào để tiến lên được. Huyền Trang bèn xin nhà vua mời những người giỏi leo trèo giúp đỡ, được nhà vua cung cấp hơn ba trăm binh sĩ, người nào cũng chuẩn bị đầy đủ dao sắc nhọn để chặt trúc mở thông đường di, ngày đi được mười dặm. Lúc ấy ở trước đó nghe tin Huyền Trang đến núi lễ bái, thì già trẻ gái trai hơn mấy chục vạn người, vội vàng theo nhau đi đến cùng nhau hướng về núi Kê Túc. Đã đến núi ấy nhưng vách đá dựng đứng không có đường đi, bèn buộc trúc lại làm bậc thang nối liền với nhau mà leo lên. Leo đến được đỉnh núi hơn ba ngàn người, nhìn bốn phía vui sướng quá càng thấy thích nhảy lên. Tất cả nhìn thấy qua kẽ đá mà cùng rải hoa cúng dường. Còn dựa vào Vương Huyền Sách Truyện nói: “Nước Việt vào trong tháng ba năm Trinh Quán mười bảy Đại Đường, liền phát ra chiếu thư công khai, lệnh cho người đi sứ là Triều Tán Đại Phu Hành Vệ Uùy Tự Thừa Thượng Hộ Quân Lý Nghĩa Biểu phó sứ, trước là huyện lệnh Hoàng Thủy Dung Châu Vương Huyền Sách cùng tiễn đưa những người khách Bà la môn trở về nước. Tháng mười hai năm đó đến nước Ma già đà, nhân đó liền thăm viếng xem xét quê hương của Phật vào dạo qua các dấu tích còn lại, Thánh tích thần hóa còn khắp nơi đang cảm ứng biểu lộ ra ngoài. Đến ngày hai mươi bảy tháng Giêng năm mười chín đến thành Vương Xá, liền leo lên núi Kỳ xà quật, đưa mắt nhìn từ trước đến sau, gần xa không có gì không rõ ràng. Từ khi đức Phật diệt độ đến nay trải qua hơn một ngàn năm, Thánh tích để lại vẫn còn tồn tại trang nghiêm, một đường đi một chổ ngồi đều có tháp ghi nhớ. Tự nghĩ rằng tài năng tri thức cạn cợt thấp hèn, bỗng nhiên được khom mình nhìn thấy dấu tích linh thiêng, vui buồn lẫn lộn không thể nào kìm lòng được, nhân đó ghi tạc vào núi ấy để lưu truyền mãi mãi, mong muốn làm cho Hoàng Đế Đại Đường mãi mãi sáng ngời cùng với tháng năm, Phật pháp truyền bá lớn mạnh giống như núi này kiên cố muôn đời. Lời văn đó rằng:

Đại Đường cung Chấn phát ra, tấm lòng cao rộng rồng bay, nhà cửa rạng ngời đất nước, ân sâu yên lành khắp nơi. Tam cương ngũ thường coi trọng đức hạnh cao lớn ngút Trời, gương ngọc treo sáng trên cao, khiêm nhường thuận theo tất cả.

Đạo pháp vẫn thật tự nhiên, Nho tông thuận theo lẽ đời, trong yên lành luôn lễ kính, chuyển phong tục vui kiềm chế. Từ trong đất nước phát ra, không giống như đời con cháu, Thích giáo buông xuống từ đây, vận dụng không còn ranh giới.

Thần lực uy phong tự tại, cảm ứng hóa hiện vô biên, hoặc hiện ra từ lòng đất, hoặc giáng trần từ cõi Trời. Trăm ức mặt trăng mặt Trời, ba ngàn đại thiên thế giới, mây pháp cùng chung chiếc quạt, tất cả truyền đi Diệu lý.

Tươi tốt thay ngọn núi này, hình dạng hiếm thấy càng nhiều, trên bay đến áng mây thơm, dưới gần làn sóng trong veo. Nơi Thánh Tích linh thiêng tích tụ, nơi đức hạnh hiền tài trải qua, còn Thánh tích ở nơi đỉnh cao, lưu dấu chân vào vách đá ấy.

Núi cao ngăn cách trập trùng, hành lang vách đá nhấp nhô, chuông quý trầm bổng vang vang, mùi thơm kỳ lạ ngào ngạt. Ngắm dấu tích linh thiêng của núi hoa, khắp lòng dạ sùng kính vào bia ngọc, lưu truyền sự thuần hóa của Đại Đường, sánh bằng sự lâu dài của Trời đất”.

Lại trong Huyền Trang Pháp Sư Truyện nói: Từ phía Đông núi này đi sáu mươi dặm đến đô thành Cử xa kiệt la bổ la, ngoài cửa phía Bắc có tòa tháp, là nơi đức Phật duỗi tay hiện thành năm con Sư tử điều phục voi say Đề bà. Lại có tháp ở phía Đông bắc, là nơi Xá lợi tử nghe Tỳ kheo Mã Thắng thuyết pháp mà chứng Thánh quả. Phía Bắc tòa tháp có hầm lớn bên cạnh có tháp, là nơi Thất lợi cúc đa bố trí hầm lửa để làm hại đức Phật. Lại từ phía Đông đến núi Khiết lật đà la cử tra (ở đây gọi là Thứu Phong, cũng gọi là Thứu Đài, xưa gọi là núi Kỳ xà quật), bên cạnh có tảng đá lớn, cao một trượng bốn mươi lăm, rộng hơn ba mươi Bộ, là nơi Đề bà đạt đa ném đức Phật. Dưới sườn núi phía Nam có tòa tháp, là nơi đức Phật ở tại đây thuyết kinh Pháp Hoa. Sườn núi phía Nam có hang đá lớn, xưa kia đức Phật nhập định A nan ở trong hang đá khác bị ma quấy đảo sợ hãi, Ngài dùng tay xuyên qua hang đá xoa trên đầu; hiện tại có hang đá nối thông với nhau. Phía Đông bắc Tinh xá có tảng đá lớn, là nơi đức Phật hong y, nét hằn của y rõ ràng, trong tảng đá bên cạnh có dấu tích của đức Phật. Cửa Bắc thành núi về phía Tây có núi Tỳ bố la, sườn phía Tây nam xưa kia có năm trăm dòng suối nước nóng; nay vẫn còn mấy chục dòng suối. Phía Tây hang đá Tất Bát La, xưa kia đức Phật thường an trú. Hang động sau bức tường đá là cung điện của A tố lạc. Ngoài cửa phía Bắc núi đi một dặm đến Tinh xá Trúc Viên Ca lan đà, phía Đông có tòa tháp lớn, là nơi A xà đa một thổ lộ tâm tư (Đường nói là vị Sanh oán), tức là vua A xà thế. Phía Tây nam của Trúc Viên khoảng sáu dặm, trong rừng trúc rợp mát ở núi phía Nam có hang đá lớn, là nơi Đại Ca diếp ba cùng với một ngàn La hán ở tại đây kết tập Tam Tạng, ghế hàng đầu trong Tăng chúng tức gọi là Thượng Tọa Bộ. Phía Tây bắc hang đá có tòa tháp, là nơi A nan bị quở trách mà chứng quả. Phía Bắc của thành núi có thể hơn năm dặm, đến Hạt la xà khiết lợi ôn, Đường nói thành Vương Xá mới. Tòa tháp bên trái con đường ngoài cửa phía Nam, là nơi độ cho La hổ la. Về phía Bắc hơn ba mươi dặm đến chùa Na lan đà (Đường gọi là chùa Thí vô yếm), là chùa bậc nhất trong Thiện Bộ Châu, không có chùa nào cao hơn chùa này, chùa do năm vị vua cùng xây dựng cung cấp làm cho bề thế gấp bội, cho nên nhân đó mà gọi tên vậy. Chùa đó cũng có năm viện cùng chung một cổng lớn, vòng quanh bốn lớp tường thành cao hơn tám trượng, đều dùng gạch xây lên; chân tường thấp nhất hãy còn dày sáu thước. Quách bên ngoài ba lớp, tường cũng xây bằng gạch, cao hơn năm trượng. Ở giữa mỗi lớp đều vòng quanh là những kênh rạch ao hồ rất sâu, có đủ các loại hoa thơm cỏ lạ, nghiêm trang đẹp đẽ đáng ngắm nhìn. Từ khi thiết lập đến nay có sự phòng ngừa bảo vệ nghiêm túc rõ ràng, người nữ ô uế chưa từng được phép trú ngụ. Tăng chúng thường trú hơn bốn ngàn người, khách xa là đao tục cùng với tà chánh quả là đưa ra số vạn, đều chu cấp ăn mặc không hề có sự cạn kiệt, cho nên lại gọi là Thí Vô Yếm vậy. Thánh tích trong đó và xung quanh rất nhiều không thể ghi lại hết được. Có các luật sư trí thức sâu rộng, nhà vua cung cấp cho đất đai nhà cửa thậm chí đến mười thành, từng bước hạ xuống tùy theo mức thưởng không kém ba thành. Chùa ấy hiện tại được phong Đại Đức hơn ba trăm người, thông hiểu kinh điển trở lên không quản lý công việc của Tăng chúng, coi trọng học vấn tìm hiểu bàn luận về pháp khác, cho nên Ô Kỳ đã từ phía Tây đến được đất liền, những người xuất gia phần nhiều đều được học hành miễn phí. Bất luận nước nào truy tìm Sư cũng không có gì cách ngại, nhà vua tuy giữ nước nhưng không dám ngăn cản. Lại từ phía đọng đi vào núi hơn hai trăm dặm đến nước Y Lan Nã, thấy dấu tích đức Phật an tọa, in vào đá hơn một tấc, phần lớn hiện rõ hoa văn cũng tựu như mới làm ra. Có dấu tích đức Phật đang đứng, dài một thước tám tấc hơn, rộng hơn sáu tấc.

Lại cách bảy nước đi về phía Tây bắc đến nước Kiệt La Nã, tà chánh đều tôn thờ, ngoài ra có ba chùa không ăn sữa đặc, là Tăng thuộc về điều Đạt Bộ. Lại đi về phía Tây nam bảy trăm dặm đến nước Ô Đồ, khu vực phía Đông gần biển có thành Phát Hành, có nhiều thương khách đậu thuyền ở ven biển. Tiếp về phía Nam giữa biển lớn có nước Tăng Già La, gọi là nước Chấp Sư tử. Cách nhau đại khái chỉ ra khoảng hai vạn dặm hơn, mỗi đêm nhìn về phía Nam thấy ánh sáng của ngọc quý trên tháp thờ răng đức Phật trong nước ấy, ngọn lửa vọt lên cao như ánh mặt Trời nổi bật hiện rõ ra ở phía chân Trời.

Lại đi về phía Tây nam trải qua tất cả các nước, đều có dấu tích khác nhau. Khoảng năm ngàn dặm đến nước Kiều Tát La, tức là khu vực chính của Nam Ấn Độ, lòng sùng tín càng sâu đậm. Phía Tây nam vương thành hơn ba trăm dặm có núi Hắc Phong là nơi xưa kia Đại vương vì Bồ tát Long Mãnh mà tạo lập chùa này (xưa nói là Long Thọ). Chùa ấy trên dưới năm tầng, đục đá làm thành chùa, dẫn nước chảy vòng quanh, quả thật là nhiều sự biến dị, men theo núi leo lên đến chùa ấy. Nay người thanh tịnh cố giữ lấy ít có ai leo lên. Tượng đá trong khám thờ có hình dáng rất to lớn, ngày hoàn thành ngôi chùa Long Mãnh đến núi lấy thuốc xoa lên tượng, biến thành vàng tía, thế gian không có gì sánh được. Lại có kinh tạng kèm theo truyền bá vô số, cổ xưa tương truyền, tất cả kinh tạng kết tập ban đầu hiện vẫn còn tồn tại, tuy ở ngoài Phật pháp nhiều lần bị hủy hoại tàn khốc, mà một núi này giữ gìn chắc chắn không có gì thay đổi. Gần đây có Tăng đến nơi đó ở qua mùa Hạ, chỉ được phép đọc tụng chứ không cho phép giữ núi, kể lại đầy đủ sự việc này, nhưng đường đi tối tắm cách trở khó có thể tìm để hỏi han. Lại từ phía Nam đi đến nước Án Đạt La, thuộc Nam Ấn Độ. Phía Tây nam đô thành hơn hai mươi dặm trên đỉnh cô sơn có toà tháp bằng đá, chính là nơi Bồ tát Trần Na soạn ra Nhân Minh Luận.

Lại từ phía Nam đi một ngàn dặm đến nước Đà na kiệt trách ca, thuộc Nam Ấn Độ. Phía Đông và Tây đô thành dựa vào núi, vùng nào cũng có chùa lớn. Xưa kia nhà vua vì đức Phật mà xây dựng. Núi cao thưa thớt đá bày ra vô cùng phong phú nơi Hiền Thánh đi lại nghỉ ngơi. Đức Phật diệt dộ ngàn năm trước chưa có. Nơi đó có ngàn Phàm Tăng, ngày hết an cư đều chứng đến bậc vô học, vút lên Trời cao mà bay đi, nay vắng vẻ không còn người nào. Nơi đó có Luận sư Bà tỳ phệ già (Đường gọi là Minh Biện), chính là Luận Chủ Bát nhã Đăng. Ở trước Quán tự tại không ăn mà uống nước ba năm lập chí thỉnh cầu, mong muốn gặp được Di lặc. Quán Tự Tại mới vì thế gian mà hiện bày sắc thân. Lại ở đỉnh núi lớn phía Nam đô thành nơi Chấp Kim cang Thần tụng chú Kim cang ba năm, Thần trao truyền phương pháp nói rằng: Trong núi đá này có cung điện của A Tố Lạc, như pháp thỉnh cầu vách đá sẽ mở ra, có thể lập tức vào trong đó đợi Di lặc xuất hiện, ta sẽ báo cho biết. Lại trải qua ba năm, đốt hại cải đã chú nguyện ném vào vách đá, lập tức hang động mở ra. Lúc ấy trăm ngàn người xem nhìn thấy kinh ngạc ca ngợ, luận sư vượt qua cửa, nhiều lần quay lại nhìn và nói rõ, chỉ có sáu người thuận theo đi vào, những người còn lại nói là hang rắn độc, ngay tức thì cửa đá khép lại như bức tường. Lại theo phía Nam đi hơn sáu ngàn dặm đến nước Mạt la cử tra, tức là khu vực ven biển nơi tiếp giáp cực Nam của Thiện Bộ Châu. Núi phát ra mùi hương Long Não và có cây Bạch Đàn Hương, còn có cây Yết tát la hương, thân tùng không có lá mùi hương như băng tuyết, tức là mùi hương long não. Từ đây về phía Nam có cung Trời giữa biển lớn, là nơi Bồ tát Quán Tự Tại thường an trú (xưa gọi là Bồ tát Quán Thế Âm). Gần biển có kinh thành, tức là nước Sư tử xưa kia. Đi vào trong biển khoảng ba ngàn dặm, không phải là bạn lớn kết giao thì không thể đến được. Từ đây về phía Tây bắc hơn bốn ngàn dặm, giữa đường đi qua các nước vốn có những điều thần dị. Góc Đông Nam của nước này mấy ngàn dặm là châu Na La Kê La, người cao ba thước, chim mổ thức ăn chỉ ăn quả dừa. Lại đến nước Ma ha thứ tha, vua nước đó là Tự Tại Vị Tân Giới Nhật. Chùa có hơn một trăm ngôi, Tăng đồ khoảng năm ngàn. Chùa Đông cảnh Sơn do La hán đã tạo nên có Tinh xá lớn cao hơn một trăm thước, bên trong an tọa bức tượng bằng đá, cao hơn 8 trượng, phía trên làm lọng tàn bằng đá, gồm có bảy lớp, treo lơ lửng giữa hư không, mỗi lớp cách nhau ba thước, người đến lễ bái nhìn thấy không ai không ca ngợi là kỳ lạ. Truyện nói: “Nguyện lực của A la hán đã giữ lấy”. Hoặc nói: Thần lực chú thuật kỳ diệu đã giữ lấy.

Lại vượt qua hai nước, phía Tây bắc đến nước Ma Lạp Bà, thuộc Nam Ấn Độ, phía Tây bắc đô thành hơn hai mươi dặm, có ấp lớn của Bà la môn, gần đó có hố bẫy lớn nước chảy vào không đầy, là nơi xưa kia Đại mạn bà la môn phỉ báng đại thừa mà thân đang sống rơi vào địa ngục. Lại về phía Tây bắc đến nước A Tra Li, thuộc Nam Ấn Độ, nước này sản xuất ra Hồ Tiêu Huân Lục Hương, lá cây như cây Đường Lê.

Lại đi vòng về phía Tây bắc vượt qua hơn 10 nước đến nước Ba Thứ Tư, không phải là nơi thuộc về Ấn Độ. Nước này phần nhiều sản xuất ra vàng bạc đá quý pha lê thủy tinh, chết đi phần nhiều là vứt bỏ thi hài. Bình bát đức Phật còn trong vương cung. Phía Tây bắc tiếp giáp với nước Phật Lẫm, sinh ra con chó trắng, vốn là con vịt đầu đỏ sống ở trong hang. Trong Án Lương Cống chức Đồ nói: “Cách Ba Tư về phía Bắc một vạn dặm, ở phía Tây nam hải đảo có nước Tây Nữ, không thuộc về Ấn Độ. Phật lẫm vào hàng năm thường tặng đàn ông để phù hợp nơi này”. Trình bày sơ lược về Thánh tích, theo như trước nói. Liệt kê đầy đủ kỷ vật, phong tục thì hiện còn xem trong đại bổn.

Mong âm thanh lưu truyền xa, là thân quyến nhìn về Đông, Mừng phong cách ngưỡng mộ đạo, kính quy phạm qua vùng Tây. Mảy lông cũng thật diệu kỳ, vận dụng thông suốt xưa nay, Nhờ thần sắc luôn rỗng lặng, hầu như soi tỏ mây mù.

Lưu dấu tích nhiều cảnh tượng, lý sâu xa hướng về đó, Nương theo mở rộng tâm hồn, dẫn phàm đi con đường Thánh. Ngàn vị Phật cùng giáo hóa, vạn bậc Hiền đến tỏ bày, Chân tình Hoàng Đế có cảm, đạo tục đón chào như nhau.



Từ Ngữ Phật Học Trong: Cảm Thông