Home > Khai Thị Phật Học
Lược Giải Thích Tên Của Đức Phật Trong Hồng Danh Bảo Sám
Sa Môn Thư Ngọc | Huyền Thanh, Việt Dịch


1. Nam mô Phổ Quang Phật (Samanta prabha Buddha)

Nam Mô (Namo) là Quy mệnh xưng lễ

Phật (Buddha) là một trong mười Hiệu

Phổ Quang (Samanta prabha) là tên riêng của Đức Phật, đều có xưng, cho nên phần sau đều dựa theo điều này.

Nói Phổ Quang: Ấy là Hóa Thân trăm ức, ánh sáng chiếu soi Đại Thiên

2.  Nam mô Phổ Minh Phật (Samanta prabhāsa Buddha)

Phổ Minh (Samantābhāsa): ấy là tướng tốt đẹp của Báo Thân tướng tốt đẹp phóng vô biên ánh sáng, sáng tỏ như mặt trời sáng rực.

3. Nam mô Phổ Tịnh Phật (Samanta śuddha Buddha)

Phổ Tịnh (Samanta śuddha): Ấy là một Chân Pháp Thân giống như hư không, xưa nay trong sạch.

4. Nam mô Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật (Tāmala patra candanagandha Buddha)

Đa Ma La Bạt (Tāmala patra) là lìa dơ (ly cấu), tên gọi của núi Ngưu Đầu Chiên Đàn (Candana) là ban cho thuốc

Hương (Gandha) hay trừ nhóm bệnh phong nhiệt, dùng ví dụ cho hương thơm màu nhiệm thuộc mọi Đức của Như Lai, xông ướp khắp tất cả. Chúng sinh biết được sẽ lìa dơ bẩn được trong sạch, cho nên gọi là Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương (Tāmala patra candana gandha).

5. Nam mô Chiên Đàn Quang Phật (Candana prabha Buddha)

Chiên Đàn Quang (Candana prabha). Kinh Lăng Nghiêm nói là “Tự được Tâm khai mở như người nhiễm dính hương, nên thân có mùi thơm”. Do con mắt Tâm được mở sáng, nên gọi là Chiên Đàn Quang.

6. Nam mô Ma Ni Tràng Phật (Maṇi paṭāka Buddha: Ma Ni Phan)

Ma Ni Tràng (Maṇi paṭāka). Tràng (Paṭāka: cây phan, cây phướng) là dáng mạo cao hiển của Công Đức, ấy là Như Lai lợi sinh. Nơi nơi nhìn thấy cây phướng Pháp to lớn, như viên ngọc Ma Ni tùy theo phương hiện màu sắc, tồi phục quân Ma, phá các hắc ám. Phàm người nhìn thấy, không có ai chẳng quy kính, cho nên gọi là Ma Ni Tràng.

7. Nam mô Hoan Hỷ Tạng Ma Ni Bảo Tích Phật (Pramudita garbha maṇiratna kuṭa Buddha)

Hoan Hỷ Tạng Ma Ni Bảo Tích (Pramudita garbha maṇi ratna kuṭa). Pháp Hỷ (Pramudita) không cùng tận của Như Lai gọi là Tạng (Garbha). Chúng sinh biết được sẽ lìa khổ được vui, giống như viên ngọc báu Như Ý lợi ích không cùng tận, cho nên gọi là Hoan Hỷ Tạng Ma Ni Bảo Tích.

8. Nam mô Nhất Thiết Thế Gian Lạc Kiến Thượng Đại Tinh Tiến Phật (Sarva loka priya darśanottara mahā vīrya Buddha)

Nhất Thiết Thế Gian (Pramudita garbha maṇi ratna kuṭa) mới là Từ phổ cập

Lạc Kiế(Priya darśana) là ý mừng vui ưa thích

Thượng Đại Tinh Tiế(Uttara mahā vīrya) là kén chọn Hành chẳng phải là Quyn Tiểu, ấy là: Trong Nhân của Như Lai, phát Tâm tối thượng, tu Hạnh rộng lớn, tinh tiến không dời đổi, cho nên đối với Quả còn cảm được Thân mà tất cả chúng sinh đã yêu thích, hay khiến cho người thấy nghe, đều phát Bồ Đ.

Câu bên trên gọi là Giác Tha, là Công vậy. Câu bên dưới hiển Tự Giác, là Đức Công thành Đức Mãn cho nên gọi là Thượng Đại Tinh Tiến. Điều này quy ước Nhân Quả đồng tròn trịa, hiển Đức làm tên hiệu.

9. Nam mô Ma Ni Tràng Đăng Quang Phật (Maṇi dhvaja pradīpa Buddha:Mani Tràng Thắng Đăng)

Ma Ni Tràng Đăng Quang (Maṇi dhvaja pradīpa: Ma Ni Tràng Thắng Đăng) là dùng Thật Trí chứng Lý, ví như cây phướng ngọc Ma Ni. Quyền Trí soi điều thiết yếu (quyền trí giám cơ) ví như ánh đèn soi chiếu khắp, Quyn Thật song song rực rỡ, cho nên gọi là Ma Ni Tràng Đăng Quang

10. Nam mô Tuệ Cự Chiếu Phật (Jñānāloka Buddha)

Tuệ Cự Chiế(Jñānāloka) là dùng lửa của ba Tuệ Văn, Tư, Tu chiếu phá ba Hoặc Kiến Tư, Trần Sa, Vô Minh như đèn sáng thì dứt hết ám tối, Tuệ dấy lên thì trừ bỏ Hoặc, cho nên gọi là Tuệ Cự Chiếu

Hai Đức Như Lai này biểu hiện cho Pháp Dụ.

11. Nam mô Hải Đức Quang Minh Phật (Sāgara guṇa prabha Buddha)

Hải Đức Quang Minh (Sāgara guṇa prabha). Quang Minh (Prabha) biểu thị cho Trí Đức (Jñāna gu,na), là Trí Đức không cùng tận của Như Lai, dùng ví dụ như biển cả (Sāgara), cho nên nói là Hải Đức Quang Minh.

12.  Nam mô Kim Cương Lao Cường Phổ Tán Kim Quang Phật (Vajradhṛtiabhikīrṇa suvarṇa prabha Buddha)

Kim Cương Lao Cường Phổ Tán Kim Quang (Vajradhṛti abhikīrṇa suvarṇaprabha

Kim Cương (Vajra) có tính rất bền chắc sắc bén, chẳng bị vật gây hoại mà hay tồi hoại được tất cả vật, ví dụ cho Đức Phật chẳng bị phiền não phá hoại mà hay phá hoại tất cả phiền não, cho nên gọi là Kim Cương Lao Cường (Vajradhṛti).

Thể của vàng cực sáng chẳng bị vật soi chiếu mà hay chiếu soi tất cả vật, ví dụ cho Đức Phật chẳng bị Vô Minh che mờ mà hay chiếu phá Vô Minh, cho nên gọi là Phổ Tán Kim Quang (Abhikīrṇa suvarṇa prabha)

13. Nam mô Đại Cường Tinh Tiến Thông Mãnh Phật (Mahā vīryavat Buddha)

Đại Cường Tinh Tiến Dũng Mãnh (Mahā vīryavat). Chẳng tạp thì nói là Tinh, chẳng lùi thì nói là Tiến, chẳng khiếp nhược thì nói là Dũng, chẳng sợ hãi thì nói là Mãnh. Ấy là Đức Thế Tôn từ vô lượng kiếp đến nay, đối với các Pháp tốt lành (Thiện Pháp) chẳng tạp, chẳng lùi, cho nên xưng là Đại. Đối với các đường ác thì chẳng sợ chẳng khiếp nhược, cho nên xưng là Cường. Do Đại Cường cho nên chẳng ngừng ngừng chẳng nghỉ, chặt đứt được ba Chướng, chứng Tam Bồ Đ (Saṃbodhi) cho nên gọi là Đại Cường Tinh Tiến Dũng Mãnh

14. Nam mô Đại Bi Quang Phật (Mahā kāruṇi prabha Buddha)

Đại Bi Quang (Mahā kāruṇi prabha): Ấy là dọc thì cùng tận, ngang thì tràn khắp nên nói là Đại (Mahā), tức Đức của Pháp Thân. Vận Tâm nhổ bứt khổ nên nói là Bi (Kāruṇi), tức Đức của Giải Thoát. Lặng lẽ soi chiếu chẳng hai nên nói là Quang (Prabha) tức là Đức của Bát Nhã. Ba Đức viên dung nên gọi là Đại Bi Quang.

15. Nam mô Từ Lực Vương Phật (Maitri bala rāja Buddha)

Từ Lực Vương (Maitri bala rāja). Lực (Bala) là thắng, Vương (Rāja) là qua lại (vãng) nghĩa là Đức Phật nhớ chúng sinh. Từ (Maitri) là không thể thắng (vô năng thắng) hay khiến cho Người, Trời đều cùng về đến, cho nên gọi là Từ Lực Vương.

16. Nam mô Từ Tạng Phật (Maitri garbha Buddha)

Từ Tạng (Maitri garbha) ấy là Nhất Cực Từ Tâm (Tâm Từ là con đường dẫn đến sự chân thật cùng cực) nhiếp quy vạn điều tốt lành, Pháp Giới đều dung chứa, sinh ra không cùng tận, cho nên nói là Từ Tạng.

17. Nam mô Chiên Đàn Quật Trang Nghiêm Thắng Phật (Candanagahābhibhū Buddha)

Chiên Đàn Quật Trang Nghiêm Thắng (Candana gahābhibhū) là nơi mà mùi thơm màu nhiệm đã thành, nghĩa là tám vạn bốn ngàn lỗ chân lông của Như Lai đều tuôn ra mùi thơm màu nhiệm giống như Chiên Đàn (Candana) xông ướp khắp tất cả.

Dùng cái hang Pháp Diệu Bảo Trang Nghiêm này thời tối thắng không có gì sánh được, cho nên gọi là Chiên Đàn Quật Trang Nghiêm.

18. Nam mô Hin Thiện Thủ Phật (Bhadra subha sīrṣa Buddha)

Hin Thiện Thủ (Bhadra subha sīrṣa: cái đầu hiền thiện). Như Lai Đạo cao Đức trọng, cho nên xưng là Hi(Bhadra). Đột nhiên ra khỏi chín cõi, cho nên xưng là

Thiện (Subha:an vui, hạnh phúc). Là Trời trong Trời, Thánh trong Thánh cho nên gọi là Hin Thiện Thủ

19. Nam mô Thiện Ý Phật (Sumati Buddha)

Thiện Ý (Sumati) là Đức Như Lai yêu thương giúp đỡ nhớ tất cả chúng sinh giống như con đỏ, từ sinh đến sinh, tiếp dẫn không có mệt mỏi, cho nên gọi là Thiện Ý.

20. Nam mô Quảng Trang Nghiêm Vương Phật (Vaipulya bhūṣaṇa rāja Buddha)

Quảng Trang Nghiêm Vương (Vaipulya bhūṣaṇa rāja) là Sắc tướng của Đức Như Lai do vạn Đức trang nghiêm cho nên xưng là Quảng (Vaipulya). Từ vô lượng kiếp đến nay, tự tại an nhiên chẳng bị vật chuyển, cho nên xưng là Quảng Trang Nghiêm Vương.

21. Nam mô Kim Cương Hoa Phật (Suvarṇa kusuma prabha Buddha: Kim Hoa Quang)

Kim Hoa Quang (Suvarṇa kusuma prabha) là Tâm Giới (Śīla) phát Hạnh (Caryā) ví như bông hoa vàng ròng (Suvarṇa kusuma: Kim Hoa). Lìa Dục trong sạch ví như ánh sáng vàng ròng (Suvarṇa prabha:Kim Quang). Vàng (Suvarṇa) biểu thị cho Pháp Thân (Dharma kāya), Hoa (Kusuma) biểu thị cho Giải Thoát (Mokṣa), Quang

(Prabha:ánh sáng) biểu thị cho Bát Nhã (Prajña). Lý của ba Đức tròn trịa cho nên gọi là Kim Hoa Quang. Điều này hiển bày ánh sáng trong sạch, vô biên tướng tốt của Đức Như Lai đều do Trì Giới mà được thành tựu trang nghiêm. Cho nên Luật (Vinaya) nói rằng: “Chư Phật chứng Bồ Đề, Độc Giác thân tâm trong sạch cùng với A La Hán đều do Luật Hạnh (thực hành Luật) mà thành”

22. Nam mô Bảo Cái Chiếu Không Tự Tại Lực Vương Phật (Ratna chatra Prākāśeśvara bala rāja Buddha)

Bảo Cái Chiếu Không Tự Tại Lực Vương (Ratna chatra Prākāśeśvara balarāja).

Dùng niềm tin làm sự thật, bảy phần Bồ Đề làm cái lọng chiếu sáng hư không khiến cho các chúng sinh được lợi lạc lớn, tự tại vô ngại, cho nên gọi là Bảo Cái Chiếu Không Tự Tại Lực Vương

23. Nam mô Hư Không Bảo Hoa Quang Phật (Ākāśa ratna puṣpa prabha Buddha)

Hư Không Bảo Hoa Quang (Ākāśa ratna puṣpa prabha). Pháp Thân không có tướng giống như hư không, cho nên xưng là Bảo (Ratna: vật báu). Hoa của Tâm phát ánh lửa chiếu Chân Pháp Giới cho nên gọi là Hư Không Bảo Hoa Quang

24_ Nam mô Lưu Ly Trang Nghiêm Vương Phật (Vaiḍurya vyūha rāja Buddha)

Lưu Ly Trang Nghiêm Vương (Vaiḍurya vyūha rāja). Tiến Phạn Lưu Ly (Vaiḍurya) là loại báu có màu xanh, là vật tối thắng trong bảy báu. Thân Phật trong sạch nên nói là Lưu Ly. Trong ngoài chiếu sáng nên nói là Trang Nghiêm (Vyūha).

Chặng bị quân Ma gây che chướng cho nên gọi là Lưu Ly Trang Nghiêm Vương

25. Nam mô Phổ Hiện Sắc Thân Quang Phật (Samantodaya rūpa kāya prabha Buddha)

Phổ Hiện Sắc Thân Quang (Samantodaya rūpa kāya prabha). Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: “Thân Phật tràn đầy ở Pháp Giới, hiện khắp hào quang tròn trịa trước mặt tất cả quần sinh, chiếu khắp mười phương, hiện bày mọi loại việc đã thực hành, cho nên gọi là Phổ Hiện Sắc Thân Quang

26. Nam mô Bất Động Trí Quang Phật (Acala jñāna prabha Buddha)

Bất Động Trí Quang (Acala jñāna prabha). Trí Bất Động (Acala jñāna) tức là Thể của Trí căn bản, nghĩa là Pháp Thân của Bản Phật như như chẳng động. Quang (Prabha) tức Trí sai biệt, là dụng, nghĩa là từ Thể dấy lên Dụng như mặt trăn in bóng trên ngàn con sông, cho nên gọi là Bất Động Trí Quang

2.  Nam mô Giáng Phục Chư Ma Vương Phật (Sarva māra rāja pramardana Buddha)

Giáng Phục Chúng Ma Vương (Sarva māra rāja pramardana) là Đức Như Lai dùng sức Tuệ Vô Lậu giáng phục các Ma Ba Tuần chịu nhận sự hóa độ nơi Pháp tự tại, cho nên gọi là Giáng Phục Chúng Ma Vương

28. Nam mô Tài Quang Minh Phật (Dhana prabhāsa Buddha)

Tài Quang Minh (Dhana prabhāsa) là dùng Trí Tuệ vô ngại chiếu thấu các Pháp, phá các phiền não, lợi ích chúng sinh, cho nên gọi là Tài Quang Minh

29. Nam mô Trí Tuệ Thắng Phật (Jñānāgra Buddha)

Trí Tuệ Thắng (Jñānāgra). Thắng (Agra) là sức mạnh, nghĩa là dùng sức của Nhất Thiết Trí phá Kiến Tư Hoặc. Dùng sức của Đạo Chủng Trí phá Vô Minh Hoặc. Ba Hoặc đã trừ thì Giác Thể thường chiếu, công mạnh mẽ nơi ấy, cho nên gọi là Trí Tuệ Thắng

30. Nam mô Di Lặc Tiên Quang Phật (Maitreya deva prabha Buddha: Di Lặc Thiên Quang)

Di Lặc Tiên Quang (Maitreya deva prabha:Di Lặc Thiên Quang). Di Lặc (Maitreya), đây nói là Từ Thị, là họ. Tiên (Deva:Thiên) là Giác nghĩa là từ lúc phát Tâm Bồ Đề trở đi, chưa từng nhập vào Tục cho nên dùng làm họTiên Quang (Devaprabha: Thiên Quang) là ánh sáng trong sạch lìa dơ bẩn. Đức Phật là Đại Từ Kim Tiên dùng ánh sáng của Trí trong sạch không có dơ bẩn chiếu khắp các cõi (chư hữu) lìa khổ được vui, cho nên gọi là Di Lặc Tiên Quang

31. Nam mô Thế Tịnh Quang Phật (Loka śuddha pratibhāsa Buddha)

Thế Tịnh Quang (Loka śuddha pratibhāsa) là Đức Như Lai hiện ra ở đời, dùng các Đạo Pháp giáo hóa chúng sinh, thân tâm trong sạch, lìa hẳn sự đen tối cho nên gọi là Thế Tịnh Quang

32. Nam mô Thiện Tịch Nguyệt Âm Diệu Tôn Trí Vương Phật (Suyogacandra ghoṣa jñānāgra rāja Buddha)

Thiện Tịch Nguyệt Âm Diệu Tôn Trí Vương (Suyoga candra ghoṣa jñānāgrarāja) là Trí chiếu soi như mặt trăng, hiểu biết Nhã Âm màu nhiệm.

Kinh nói rằng: “Mặt trăng trong mát của Bồ Tát thường dạo Tất Cánh Không (cái Không rốt ráo) là Thiện Tịch Nguyệt Âm (Suyoga candra ghoṣa:âm thanh của mặt trăng khéo vắng lặng)”

Lại nói rằng: “Tâm của chúng sinh như nước trong, ảnh Bồ Đề hiện trong đó là Diệu Tôn Trí Vương (jñānāgra rāja) vậy”

Câu bên trên là ví dụ, câu bên dưới là Pháp. Nghĩa là dùng ánh sáng Trí Quyn Thật hiểu biết Pháp tự tại, như hình ảnh của mặt trăng, tiếng dội lại của âm thanh, tất cả song vong song chiế(cả hai cùng quên, cả hai cùng chiếu) cho nên gọi là Thiện Tịch Nguyệt Âm Diệu Tôn Trí Vương

33. Nam mô Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật (Nāgagotrodara rāja Buddha)

Long Chủng Thượng Tôn Vương (Nāgagotrodara rāja). Nói Long Chủng (loài Rồng) là hàng rất ư tôn thượng của Thế Gian, nghe Phật Âm giao cảm mà phát Tâm tin, quy đầu nơi Phật mà được tự tại, cho nên gọi là Long Chủng Thượng Tôn Vương

34. Nam mô Nhật Nguyệt Quang Phật (Candra sūrya prabha Buddha)

Nhật Nguyệt Quang (Candra sūrya prabha) là dùng Trí căn bản chứng , dùng Trí Hậu Đắc chặt đức Hoặc, Tình quên Lý hiển, đất Tâm bừng sáng, ánh sáng đồng với mặt trời, mặt trăng cho nên gọi là Nhật Nguyệt Quang

35. Nam mô Nhật Nguyệt Châu Quang Phật (Candra sūrya maṇi prabha Buddha)

Nhật Nguyệt Châu Quang (Candra sūrya maṇi prabha) là Đức Như Lai dùng ánh sáng của ba Giác Trí chiếu phá Hoặc Nghiệp vô minh, chẳng hiểu biếcủa tất cả chúng sinh cho nên gọi là Nhật Nguyệt Châu Quang

36. Nam mô Tuệ Tràng Thắng Vương Phật (Jñāna dhvajābhibhū rāja Buddha)

Tuệ Tràng Thắng Vương (Jñāna dhvajābhibhū rāja) là Đức Như Lai dựng phướng phan Đại Trí Tuệ giáng phục quân Ma, công lực thù thắng cho nên gọi là Tuệ Tràng Thắng Vương

37. Nam mô Sư Tử Hống Tự Tại Lực Vương Phật (Siṃha nādeśvara bala rāja Buddha)

Sư Tử Hống Tự Tại Lực Vương (Siṃha nādeśvara bala rāja). Sư Tử (Siṃha) là vua trong loài thú, phát ra tiếng gầm rống (Nāda) khiến trăm loài thù ẩn nấp. Pháp Âm của Đức Như Lai rung động đồng với sư tử. Trí Tuệ, Uy Đức, Lực Thắng như vua cho nên nói là Sư Tử Hống Tự Tại Lực Vương

Người xưa nói: “Đức Phật phát ra tiếng rống của sư tử thì Ma Ngoại chắp tay, bốn Chúng nghe thấy liền được Đại Vô Úy vậy”

38. Nam mô Diệu Âm Thắng Phật (Mañjusvarābhibhū Buddha)

Diệu Âm Thắng (Mañjusvarābhibhū) là Đức Như Lai nói Pháp chẳng động âm thanh, hình sắc mà vòng khắp mười phương, cho nên nói là Diệu Âm (Mañjusvara).

Chúng sinh nghe thấy tùy theo loại được hiểu biết, cuối cùng thành Chủng Trí cho nên gọi là Diệu Âm Thắng

39. Nam mô Thường Quang Tràng Phật (Nitya sṛṣṭa prabha dhvaja Buddha)

Thường Quang Tràng (Nitya sṛṣṭa prabha dhvaja) là Đức Như Lai thường dựng cây phướng Đại Quang Minh thảy đều tiêu diệt Vô Minh đen tối, cho nên gọi là Thường Quang Tràng.

40. Nam mô Quán Thế Đăng Phật (Avalokite pradīpa Buddha)

Quán Thế Đăng (Avalokite pradīpa) là Đức Như Lai quán chúng sinh của Thế Giới ấy từ mờ tối đi vào mờ tối, chẳng chịu suy nghĩ soi chiếu ngược lại, thế nên dùng cây đèn Đại Pháp dẫn về nơi chốn báu, cho nên gọi là Quán Thế Đăng

41. Nam mô Tuệ Uy Đăng Vương Phật (Jñāna bhīṣma pradīpa rāja Buddha)

Tuệ Uy Đăng Vương (Jñāna bhīṣma pradīpa Rāja). Dùng Trí căn bản dấy lên Trí Hậu Đắc hiện Đại Pháp Uy cho nên gọi là Tuệ Uy (Jñāna bhīṣma) giống như vua đèn (đăng vương) truyền ánh sáng không cùng tận, chúng sinh nương theo ánh sáng mà được tự tại, cho nên gọi là Tuệ Uy Đăng Vương

42. Nam mô Pháp Thắng Vương Phật (Dharma vijaya rāja Buddha)

Pháp Thắng Vương (Dharma vijaya rāja). Kinh nói rằng: “Ta làm Pháp Vương ở Pháp tự tại” cho nên gọi là Pháp Thắng Vương

43. Nam mô Tu Di Quang Phật (Sumeru prabha Buddha)

Tu Di Quang (Sumeru prabha). Tu Di (Sumeru) đây là núi Diệu Cao, tên gọi của núi vua. Nói là bốn báu tạo thành cho nên xưng là vi diệu, đột nhiên rời khỏi đám núi cho nên xưng là cao, đã cao mà lại diệu nên xưng là Sơn Vương (núi vua) chiếu sáng bốn phương nên gọi là Quang (Prabha) dùng ví dụ cho bốn Trí của Đức Như Lai chuyển thành quả Phật diệu giác, cao hơn Người, Trời…ánh sáng chiếu khắp cho nên gọi là Tu Di Quang

44. Nam mô Tu Mạn Na Hoa Quang Phật (Sumana prabha Buddha)

Tu Mạn Na Hoa Quang (Sumana prabha). Tu Ma Na (Sumana) đây là tên gọi của hoa Xứng Ý màu trắng vàng có mùi thơm lan tỏa xa, dùng ví dụ cho Giới Thiện Hương Quang của Đức Như Lai, không có gì chẳng vừa ý cho nên gọi là Tu Ma Na Hoa Quang

45. Nam mô Ưu Đàm Bát La Hoa Thù Thắng Vương Phật (Udumbara Jayottama rāja Buddha)

Ưu Đàm Bát La Hoa Thù Thắng Vương (Udumbara jayottama rāja). Ưu Đàm Bát La (Udumbara) đây gọi là Linh Thụy (điềm linh thiêng), lại là tên gọi của hoa Thụy Ứng, ba ngàn năm hiện ra một lần, khi hiện ra thì có Kim Luân Vương ra đời, cho nên gọi là thù thắng, dùng ví dụ cho sự hiếm có dịp gặp được Đức Như Lai, cho nên gọi là Ưu Đàm Bát La Hoa Thù Thắng Vương

Kinh nói rằng: “Chư Phật ra đời, khoảng cách rất xa, thật là khó gặp ví như hoa Ưu Đàm thường chỉ hiện một lần vậy”

46. Nam mô Đại Tuệ Lực Vương Phật (Mahā mati bala rāja Buddha)

Đại Tuệ Lực Vương (Mahā mati bala rāja) hiển sức của Phi Quyn tiểu Trí Tuệ, nghĩa là Đức Như Lai Pháp Vương dùng sức của Đại Trí Tuệ dẫn đường cho chúng sinh đến thẳng bờ bên kia của Niết Bàn, cho nên gọi là Đại Tuệ Lực Vương.

47. Nam mô A Súc Tỳ Hoan Hỷ Quang Phật (Akṣobhya pramudita prabha Buddha)

A Súc Tỳ Hoan Hỷ Quang (Akṣobhya pramudita prabha). A Súc Tỳ (Akṣobhya) đây nói là Bất Động, tên gọi của Đức Phật như như chẳng động, cõi nước hiệu là Hoan Hỷ (Pramudita) người Trời vui vẻ yêu mến. Quang (Prabha) là hai Báo Y Báo, Chính Báo đều phóng ánh sáng, chẳng lay động thường vắng lặng chiếu khắp mười phương, tất cả Người, Trời không có ai chẳng vui vẻ, cho nên gọi là A Súc Tỳ Hoan Hỷ Quang.

48. Nam mô Vô Lượng Âm Thanh Vương Phật (Amitasvara rāja Buddha)

Vô Lượng Âm Thanh Vương (Amitasvara rāja) là Đức Như Lai dùng âm thanh không có cùng tận, nói Diệu Pháp không có cùng tận, tự tại vô ngại cho nên gọi là Vô Lượng Âm Thanh

49. Nam mô Tài Quang Phật (Dhanāloka Buddha)

Tài Quang (Dhanāloka). Tài (Dhana) là biện tài. Quang (Āloka) là ánh sáng Trí.

Nghĩa là Đức Như Lai đầy đủ vô lượng biện tài, ánh sáng của Trí Tuệ lợi khắp cho tất cả, cho nên gọi là Tài Quang

50. Nam mô Kim Hải Quang Phật (Suvarṇa sāgara prabha Buddha)

Kim Hải Quang (Suvarṇa sāgara prabha) là thân Phật lớn như biển cả, ánh sáng vàng ròng tỏa màu đỏ tía chiếu sáng vô cùng, dùng ví dụ cho Hải Ấn Tam Muội, biểu thị cho Pháp thù thắng. Cho nên Lăng Nghiêm nói rằng: “Như Ta ấn ngón tay thì Hải Ấn phát ra ánh sáng” cho nên gọi là Kim Hải Quang

51. Nam mô Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương Phật (Sāgara vāridharabuddhi vikṛditābhijñā rāja Buddha:Hải Vân Giác Tuệ Thần Biến Vương)

Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương (Sāgara vāridhara buddhi vikṛditābhijñārāja:

Hải Vân Giác Tuệ Thần Biến Vương) là Tuệ chân thật như ngọn núi (?mây), Tuệ phương tiện như biển cả nên gọi là Sơn Hải Tuệ (Sāgara vāridhara buddhi). Tự Tại Thông Vương (Vikṛditābhijñā rāja:Thần Biến Vương). Tục Đế nói là Tự Tại, Chân Đế nói là Thông (thần thông, thần biến), Trung Đạo Đế nói là Vương. Dùng ba loại Đại Trí Tuệ này hội nhập Lý của ba Đế cho nên gọi là Tự Tại Thông Vương

52. Nam mô Đại Thông Quang Phật (Mahābhijña prabha Buddha)

Đại Thông Quang (Mahābhijña prabha). Thể của Giác nói là Đại (Mahā:to lớn) là Đức của Pháp Thân. Dụng của Giác nói là Thông (Abhijña) là Đức của Giải Thoát.

Tướng của Giác nói là Quang (Prabha:ánh sáng) là Đức của Bát Nhã. Ba Đức viên dung chẳng thể nghĩ bàn cho nên gọi là Đại Thông Quang

53. Nam mô Nhất Thiết Pháp Tràng Mãn Vương Phật (Sarva dharma ketupūrṇa rāja Buddha)

Nhất Thiết Pháp Tràng Mãn Vương (Sarva dharma ketu pūrṇa rāja) là năm Giáo, ba Thừa gọi là sự dựng bày (tiêu thị) của tất cả Pháp (Sarva dharma). Người, Trời nói là Tràng (Ketu: cây phướng). Vòng khắp Pháp Giới gọi là Mãn (Pūrṇa:tràn đầy). Pháp Pháp tự tại nói là Vương (rāja: vua). Dùng tất cả Pháp: dọc thì cùng tận, ngang thì viên dung không có ngăn ngại…cho nên gọi là Nhất Thiết Pháp Tràng Mãn Vương.

54. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật (Śākya muṇi Buddha)

Thích Ca Mâu Ni (Śākya muṇi). Thích Ca (Śākya) là Năng Nhân, là Tính (họ), từ Từ Bi lợi vật đã lập nên tên gọi. Mâu Ni (Muṇi) là Tịch Mặc, là Chữ. Y theo Trí Tuệ biết rõ Lý nên có hiệu là Năng Nhân cho nên chẳng trụ ở Niết Bàn. Do Tịch Mặc cho nên chẳng trụ ở sinh tử. Bi Trí kèm vận, Chân Tục song dung cho nên gọi là Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật này theo Tính (họ) với Chữ mà hợp xưng

55. Nam mô Kim Cương Bất Hoại Phật (Vajra pramardi Buddha)

Kim Cương Bất Hoại (Vajra pramardi:Kim Cương năng đoạn)

Tịnh Danh nói là: “Thân của Như Lai, Thể của Kim Cương, vật chẳng thể hoại, các ác đã bị chặt đứt, mọi Thiện tập hội khắp thời bệnh gì, phiền não gì ? !..cho nên gọi là Kim Cương Bất Hoại

56. Nam mô Bảo Quang Phật (Ratnārcis Buddha)

Bảo Quang (Ratnārcis). Lăng Nghiêm nói rằng: “Từ trong Nhục Kế phun ra ánh sáng trăm báu, trong ánh sáng hiện ra Đức Phật tuyên nói Thần Chú”, cho nên gọi là Bảo Quang

57. Nam mô Long Tôn Vương Phật (Nāgeśvara rāja Buddha)

Long Tôn Vương (Nāgeśvara rāja: Long Tự Tại Vương) là bậc tối tôn trong loài Rồng, cho nên xưng là vua (vương), dùng ví dụ Như Lai Pháp Vương là Tôn trong chúng Thánh, nên gọi là Long Tôn Vương

58. Nam mô Tinh Tiến Quân Phật (Vīrasena Buddha)

Tinh Tiến Quân (Vīrasena) là bậc Thế Quân dũng mãnh tinh tiến, hay đẩy lui Oán Địch. Đức Như Lai là vị Tướng của Đại Pháp, giáng phục quân Ma, cho nên gọi là Tinh Tiến Quân

59. Nam mô Tinh Tiến Hỷ Phật (Vīra nandin Buddha)

Tinh Tiến Hỷ (Vīra nandin) là tinh tiến tu tập báu của Đạo. Do tinh tiến cho nên chuyên Tâm hướng về Đạo, được sự vui thích của Pháp, viên thành Phật Quả, nên gọi là Tinh Tiến Hỷ

60. Nam mô Bảo Hỏa Phật (Ratnāgni Buddha)

Bảo Hỏa (Ratnāgni) hiển lửa chẳng phải thuộc Thế Gian, có bốn nghĩa:

1. Nghĩa thiêu đốt dùng ví dụ cho sự thiêu đốt phiền não

2. Nghĩa chiếu soi rốt ráo dùng ví dụ cho ánh sáng của Đức Phật chiếu soi khắp cả

3. Nghĩa nướng ướp dùng ví dụ cho sự xông ướp bên trong Chân Như

4. Nghĩa thành thục dùng ví dụ cho thành thục căn lành

Đủ 4 nghĩa này cho nên gọi là Bảo Hỏa. Như Lăng Nghiêm nói rằng: “Trong Như Lai Tạng, lửa chân thật của Tính Không, trong sạch vốn đang như thế. Vòng khắp Pháp Giới, tùy theo Tâm của chúng sinh, ứng theo chỗ biết lượng là vậy”. Đây ví dụ cho thân Như Như Phật

61. Nam mô Bảo Nguyệt Quang Phật (Ratna candra prabha Buddha)

Bảo Nguyệt Quang (Ratna candra prabha). Bảo (Ratna) là Thể dùng biểu thị cho Pháp Thân. Nguyệt (Candra) là Tướng dùng biểu thị cho Giải Thoát. Quang (Prabha) là Dụng, dùng biểu thị cho Bát Nhã. Hiển Thể Tướng Dụng cho nên gọi là Bảo Nguyệt Quang. Điều này ví dụ cho thân Công Đức Phật của Như Lai.

62. Nam mô Hiện Vô Ngu Phật (Amogha darśi Buddha)

Hiện Vô Ngu (Amogha darśi:Bất Không Kiến) là ánh sáng Trí một lần phát ra thì Si Chướng bị tiêu tan hoàn toàn, cho nên gọi là Hiện Vô Ngu. Như Kinh Viên Giác nói: “Trí Tuệ, ngu si thông là Bát Nhã”. Đây ví dụ cho thân Trí Tuệ Phật của Như Lai

63. Nam mô Bảo Nguyệt Phật (Ratna candra Buddha)

Bảo Nguyệt (Ratna candra). Bảo (Ratna) nghĩa là cứu giúp khổ đau. Nguyệt (Candra) nghĩa là trong mát. Ấy là dùng báu trong mát cứu giúp khắp chúng sinh, trừ diệt khổ nóng bức, cho nên gọi là Bảo Nguyệt. Đây ví dụ cho thân Ứng Hóa Phật của Như Lai.

64. Nam mô Vô Cấu Phật (Nirmala Buddha)

Vô Cấu (Amala, hay Nirmala) là Tự Tính của Như Lai trong sạch, vốn không có nhiễm dơ cho nên gọi là Vô Cấu.

Như Pháp Giới Luận nói: “Tự Tính trong sạch không có nhiễm dính, cho nên gọi là Như Lai”

65. Nam mô Ly Cấu Phật (Vimala Buddha)

Ly Cấu (Vimala) là Giác Thể của Như Lai từ vô lượng kiếp đến nay, lìa hẳng bụi dơ phiền não, cho nên gọi là Ly Cấu.

Như Pháp Giới Luận nói: “Cõi chúng sinh chẳng trong sạch, Bồ Tát trong sạch trong sự nhiễm, bậc tối cực thanh tịnh được nói là Như Lai. Trước kia là Tại TriNhư Lai Tạng (Tâm Tự Tính thanh tịnh của Như Lai Tạng ẩn tàng trong phiền não trói buộc) là Bản Giác Tính Tịnh. Sau này là Xuất Trin Như Lai Tạng (Tâm Tự Tính thanh tịnh của Như Lai Tạng vuợt khỏi sự trói buộc, hiển hiện Pháp Thân) là Viên Giác Cứu Tịnh

66. Nam mô Dũng Thí Phật (Sūradatta Buddha)

Dũng Thí (Sūradatta) là dùng ba loại Tài Thí, Pháp Thí, Vô Úy Thí ban cho chúng sinh không có giải thoát, cho nên gọi là Dũng Thí

67. Nam mô Thanh Tịnh Phật (Brahma Buddha)

Thanh Tịnh (Brahma) là Tự Tính của Đức Nhu Lai vốn thanh tịnh, lìa các bụi nhiễm, trong ngoài trong suốt, không có tối tăm chẳng có đuốc soi, cho nên gọi là Thanh Tịnh

68. Nam mô Thanh Tịnh Thí Phật (Brahmadatta Buddha)

Thanh Tịnh Thí (Brahmadatta) là dùng Chính trợ giúp Đạo Pháp, giáo hóa chúng sinh, Thể của ba Luân trống rỗng, chẳng dính Năng Sở, cho nên gọi là Thanh Tịnh Thí

69. Nam mô Sa Lưu Na Phật (Varuṇa Buddha)

Sa Lưu Na (Varuṇa) Đây nói là nước Cam Lộ nghĩa là Cam Lộ có công năng cải tử hoàn sinh, Phật Pháp có Đức chuyển Phàm thành Thánh. Có công năng này, cho nên gọi là Sa Lưu Na

70. Nam mô Thủy Thiên Phật (Varuṇa deva Buddha)

Thủy Thiên (Varuṇa deva) là dùng nước Thiên Lý của Tính nuôi dưỡng mầm Tâm, tu tập Quán Hạnh thành quả Chính Giác, cho nên gọi là Thủy Thiên.

71. Nam mô Kiên Đức Phật (Bhadra śrī Buddha)

Kiên Đức (Bhadra śrī:Hiền Đức) là dùng Pháp của Giới không chảy rỉ (vô lậu giới) tu nhiếp Tâm ấy, như ôm giữ cái phao nổi (vật dụng giúp cho người khỏi bị chết chìm), giữ gìn bền chắc chẳng bị phá hoại. Dùng Đức làm rạng danh, cho nên gọi là Kiên Đức

72.  Nam mô Chiên Đàn Công Đức Phật (Candana śrī Buddha)

Chiên Đàn Công Đức (Candana śrī) là có ích nơi việc nên nói là Công. Cứu độ tất cả nên nói là Đức. Nghĩa là Đức Như Lai nói Pháp chẳng thể nghĩ bàn. Chúng sinh nghe thấy như được Chiên Đàn (Candana), bệnh liền trừ khỏi. Đủ Lực Dụng này cho nên nói là Chiên Đàn Công Đức

73. Nam mô Vô Lượng Cúc Quang Phật (Ananta ujjvalana Buddha)

Vô Lượng Cúc Quang (Ananta ujjvalana). Cúc là tụm lại. Nghĩa là Diệu Tướng của Đức Như Lai tụm lại phát ra ánh sáng trùng trùng không tận, cho nên gọi là  Lượng Cúc Quang

74. Nam mô Quang Đức Phật (Prabhasa śrī Buddha)

Quang Đức (Prabhasa śrī) là Từ Quang soi chiếu khắp, lợi ích hữu tình, Ân Đức không tận cho nên gọi là Quang Đức

75. Nam mô Vô Ưu Đức Phật (Aśoka śrī Buddha)

Vô Ưu Đức (Aśoka śrī) là Đức Như Lai chứng Đại Niết Bàn (Mahā nirvāṇa), lìa hẳn các Lậu (Āsrava: tên khác của phiền não) không có ưu não. Đủ Công Đức này cho nên gọi là Vô Ưu Đức

76. Nam mô Na La Diên Phật (Nārāyaṇa Buddha)

Na La Diên (Nārāyaṇa) Đây nói là bền chắc, nghĩa là thân Phật bền chắc giống như Kim Cương không gì có thể làm cho tan hoại, cho nên gọi là Na La Diên

77. Nam mô Công Đức Hoa Phật (Kusuma śrī Buddha)

Công Đức Hoa (Kusuma śrī) là Đức Như Lai công thành Diệu Trí, ngộ thấu Chân Thường, Hoa của nhân vạn Hạnh trang nghiêm quả Đức cho nên gọi là Công Đức Hoa

78. Nam mô Liên Hoa Quang Du Hý Thần Thông Phật (Padma jyotirvikṛditābhijñā Buddha)

Liên Hoa Quang Du Hý Thần Thông (Padma jyotir vikṛditābhijñā). Liên Hoa Quang (Padma jyotir) biểu thị cho Phật Trí là ánh sáng tuy chiếu xa nhưng vốn chẳng dời đổi, dùng ví dụ cho Đức Như Lai du hóa mười phương, chẳng lìa Hoa Quang Tam Muội đều dùng Thần Thông biến hiện, cho nên gọi là Liên Hoa Quang Du Hý Thần Thông

79. Nam mô Tài Công Đức Phật (Dhana śrī Buddha)

Tài Công Đức (Padma jyotir vikṛditābhijñā) là Đức Như Lai dùng Công Đức Pháp Tài cứu giúp khắp chúng sinh chứng Đại Bồ Đề cho nên gọi là Tài Công Đức

80. Nam mô Đức Niệm Phật (Smṛti śrī Buddha)

Đức Niệm (Smṛti śrī). Đức (Śrī) là gốc của thành Phật, Tâm của niệm lợi sinh.

Dùng Đức cho nên bên trên hoằng dương Phật Đạo, bên dưới hóa độ chúng sinh. Hai Lợi đồng tròn cho nên gọi là Đức Niệm

81. Nam mô Thiện Danh Xưng Công Đức Phật (Suparikirtita nāmadheya śrī Buddha)

Thiện Danh Xưng Công Đức (Suparikirtita nāmadheya śrī). Thiện là khen ngợi sự tốt đẹp. Nghĩa là Đức Như Lai đã tu Công Đức lợi sinh, khen ngợi chẳng thể cùng tận, thấy Tướng nghe Tên đều thấm ngấm lợi lạc, cho nên gọi là Thiện Danh Xưng Công Đức

82. Nam mô Hồng Diệm Đế Tràng Vương Phật (Indra ketu dhavaja rāja Buddha)

Hồng Diệm Đế Tràng Vương (Indra ketu dhavaja rāja). Hồng Diệm tức là ánh sáng của cây phướng (ketu) ngọc màu đỏ trong cung Thiên Đế (Indra) cho nên nói là Hồng Diệm. Cây phướng này chỉ được sở hữu trong cung Thiên Đế, cho nên xưng là Vương (rāja) dùng ví dụ cho lửa ánh sáng vàng tía của thân tướng Như Lai. Đại Thiên quốc thổ chỉ có Đức Phật là tối tôn cho nên gọi là Hồng Diệm Đ Tràng Vương

83. Nam mô Thiện Du Bộ Công Đức Phật (Vikrānta gamin śrī Buddha:Du Bộ Công Đức)

Thiện Du Bộ Công Đức (Vikrānta gamin śrī) là Đức Như Lai bước đi giống như con voi chúa, chẳng phải như loại người khác nhẹ nâng vọng động. Phàm nơi thi hành đều hay cảm phát tất cả chúng sinh phát Tâm Bồ Đề, tăng trưởng Công Đức, cho nên gọi là Thiện Du Bộ

Lại đủ ba loại Ý Sinh Thân. Thiện Du Bộ là Chủng Loại Ý Thân, Công là Tam Muội Ý Thân, Đức là Giác Pháp Ý Thân …rõ ràng như Kinh Lăng Già nói

84. Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật (Vijitasaṃgrama Buddha)

Đấu Chiến Thắng (Vijitasaṃgrama) là Đức Phật cùng mũi tên Trí, cây cung Thiền, cây kiếm Quang Minh Tuệ cùng đấu với Uẩn Ma, Phin Não Ma. Sức chiến đấu của các Thiên Ma, Ngoại Đạo chẳng bằng nên thảy đều chịu nhận sự hóa độ, cho nên gọi là Đấu Chiến Thắng

85. Nam mô Thiện Du Bộ Phật (Suvikrānta Buddha)

Thiện Du Bộ (Suvikrānta) là Đức Như Lai dùng sức Thần Túc vòng khắp mười phương, du hành tự tại, cảm hóa các cõi cho nên gọi là Thiện Du Bộ.

86. Nam mô Chu Táp Trang Nghiêm Công Đức Phật (Samantāvabhāsa vyūhaśrī Buddha)

Chu Táp Trang Nghiêm Công Đức (Samantāvabhāsa vyūha śrī) là mười phương ba mé sinh Phật y theo Chính đều dùng Công Đức, Pháp Hành tịnh diệu trang nghiêm chẳng phải là loại Thế Gian, vật Hữu Vi so sánh được, cho nên gọi là Chu Táp Trang Nghiêm Công Đức

87. Nam mô Bảo Hoa Du Bộ Phật (Ratna padma vikramin Buddha)

Bảo Hoa Du Bộ (Ratna padma vikramin) có hai ý

Một là chất đầy mọi hoa màu nhiệm cúng dường mười vạn ức Phật ở phương khác, tức xong một bữa ăn liền quay trở về nước của mình, ăn cơm đi Kinh Hành

Hai là dưới bàn chân của Đức Như Lai có tướng bánh xe ngàn căm, phàm nơi du hành có hoa báu nâng đỡ bàn chân.

Cho nên gọi là Bảo Hoa Du Bộ

88. Nam mô Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Sa La Thọ Vương Phật (Ratna padmasupratiṣṭhita śālendra rāja Buddha)

Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Sa La Thọ Vương (Ratna padma supratiṣṭhitaśālendra rāja). Bảo Liên (Ratna padma) là hoa thanh tịnh không dơ bẩn. Thiện Trụ (Suoratiṣṭhita) đây nói là tối thắng, cũng nói là bền chắc. Đã thắng mà còn bền chắc cho nên gọi là Thọ Vương. Nghĩa là Đức Như Lai ở dưới cây này, an trụ thân tâm, khởi Trí chặt đứt Hoặc (phiền não), Tâm như hoa sen báu lìa hẳn các dơ bẩn, giống như cây vua tối thắng bền chắc, cho nên gọi là Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Sa La Thọ Vương

89 Nam mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật (Namo Dharma dhātugarbha kāya Amitābha buddha)

Pháp Giới Tạng Thân (Dharma dhātu garbha kāya) có hai ý

Một là Nhân là tên gọi của Tỳ Kheo Pháp Tạng (Dharmakāra bhikṣu), Quả là thành Báo của Pháp Giới Tạng Thân

Hai là như Quán Kinh nói: “Chư Phật Như Lai là Pháp Giới Thân (Dharmakāya) nhập vào trong Tâm Tưởng của tất cả chúng sinh. Nay Di Đà (Amitābha) cũng là Pháp Giới Thân ở trong khắp cõi nước nhiều như hạt bụi nhỏ thuộc hư không Pháp Giới của mười phương”

A Di Đà. Phiên dịch này có hai ý: Một là Vô Lượng Thọ (Amitāyus) là Đức Phật ấy có thọ mệnh vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp. Hai là Vô Lượng Quang (Amitābha) là Đức Phật có ánh sáng chiếu soi cõi nước mười phương không có chướng ngại. Song Lý Thật, Thân Tướng, Công Đức Y Báo, Chính Báo đều có vô lượng cho nên xưng là A Di Đà. Đây cũng đơn điệu thuận theo Pháp nói Tưởng như Kinh của các Tịnh Thổ.

_Kinh Bảo Tích nói rằng: “Tất cả chúng sinh, nếu có tội năm Nghịch, mười ác mà vạn kiếp chẳng thông Sám Hối thì nên đỉnh lễ 35 Đức Phật, chí Tâm Sám Hối ắt tất cả tội chướng liền đều trừ diệt”

Song, sau 35 Đức Phật này gia thêm Đức Phật Di Đà thì có bốn Ý:

1_ Tên của Đức Phật Di Đà, một lần xưng lễ thời hay diệt tội nặng sinh tử trong 84 ức kiếp. Đều siêu thoát được năm Nghịch, ba đường.

2_ Di Đà là đấng Hóa Chủ tuy ở tại Tây Phương, nhưng phát Nguyện đi đến cứu độ chúng sinh của Thế Giới Sa Bà (Sāha loka), tiếp dẫn mười niệm, sinh về chín Phẩm.

3_ Từ khi thành Phật đến nay đã mười kiếp, hiện tại nói Pháp độ khắp các chúng sinh ở mười phương

4_ Đức Thích Ca Như Lai cùng với chư Phật mười phương đều khen ngợi Đức Phật A Di Đà.

Có bốn Ý này cho nên gia thêm vậy.

_ Lại có hai nghĩa:

1_ Danh Hiệu của chư Phật không có nhất định. Hoặc y theo Tính lập như Thích Ca, Di Lặc.

Hoặc tự xưng như Vô Cấu, Ly Cấu

Hoặc Y Báo, hoặc Chính Báo như Chiên Đàn Quật, A Súc Tỳ

Hoặc ví dụ, hoặc Pháp như: Sơn Hải Tuệ, Kim Hải Quang

Nhân Quả như Di Đà, Công Đức như Dũng Thí

Tên gọi tuy đều khác nhau nhưng Nghĩa thì trợ nhau thông suốt. Cho nên Pháp Uyển nói rằng: “Như Thích Ca phiên dịch là Năng Nhân, lại khởi có một Đức Phật chẳng phải là Năng Nhân. A Di Đà nói là Vô Lượng Thọ thì khởi có một Đức Phật chẳng phải là Trường Thọ….chỉ dùng hợp Cơ bày Hóa, tùy theo đời mà dựng lập

2_Danh Hiệu của chư Phật đồng thông với một.

Hoa Nghiêm nói: “Các Như Lai mười phương đồng chung một Pháp Thân, một Tâm, một Trí Tuệ, sức vô úy cũng thế”

Lăng Già nói: “Tất cả chư Phật có bốn loại đều ngang bằng

Một là tên chữ ngang bằng như mười Hiệu của Phật

Hai là Ngữ ngang bằng: 64 loại ngôn ngữ của Phạn Âm

Ba là Thân ngang bằng: Pháp với Sắc Thân

Bốn là Pháp ngang bằng: Phẩm Chính Trợ Đạo

Dựa theo nghĩa của hai Kinh này, ắt Danh Đức của 89 Đức Phật, một nhiều dung thông khắp cả, đó đây giao nhiếp, đề cử một Phật liền thông tất cả Phật, giải thích một nghĩa liền hiển vô lượng nghĩa, có tăng giảm nào mà chẳng viên dung chăng?!…



Từ Ngữ Phật Học Trong: Lược Giải Thích Tên Của Đức Phật Trong Hồng Danh Bảo Sám