i. Kiến hòa đồng giải
 ii. Giới hòa đồng tu
 iii. Thân hòa đồng trụ
 iv. Khẩu hòa vô tranh
 v. Ý hòa đồng duyệt
 vi. Lợi hòa đồng huân

Trong sáu điều giới luật này, điều thứ nhất chính là kiến hòa đồng giải. Đây cũng chính là người hiện đại chúng ta gọi là “xây dựng cùng hiểu”, hay nói cách khác, ngay trong đoàn thể này, bất cứ một phần tử nào, cần thiết phải tư tưởng kiến giải, cách nghĩ cách nhìn phải gần nhau. Đây mới là một nền tảng hòa thuận. Nếu như cách nghĩ, cách nhìn của mỗi người không giống nhau thì khi mọi người cùng ở với nhau sẽ không tránh khỏi có sự bất hòa, không tránh khỏi có sự xung đột. Như vậy thì đoàn thể này không thể hòa hợp, cho nên đem nó xếp ở thứ nhất. Trong “kiến hòa đồng giải”, chữ Kiến này cũng có rất nhiều những tiêu chuẩn khác biệt. Thí dụ nói một gia đình thì lấy sự hưng vượng của gia đình làm mục tiêu, nếu như có sự cùng hiểu này thì cái gia đình này sẽ rất mỹ mãn; Nếu như là một công ty thương nghiệp thì mục tiêu của họ là kiếm tiền, chỉ cần mọi người có thể đoàn kết với nhau thì có thể sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, đó là cùng hiểu của họ. Vậy thì do đây mà biết, đoàn thể không giống nhau thì tiêu chuẩn cũng không giống nhau.

Vậy thì ở trong nhà Phật có một tiêu chuẩn tuyệt đối, cái tiêu chuẩn này khiến cho chúng ta cảm thấy Thích Ca Mâu Ni Phật đích thực là rất thông minh, rất có trí tuệ, đó là người học Phật khi bước vào cửa Phật thì danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần của thế gian này thảy đều buông bỏ. Chúng ta phải từ nơi nào để xây dựng cùng hiểu vậy? Nếu như Thích Ca Mâu Ni Phật nói với chúng ta, các người đều là mê hoặc điên đảo, kiến giải sai lầm, ta là đại trí đại giác, các người phải y theo kiến giải của ta mà kiến giải, cách nói như vậy thì chúng ta có phục được không? Đương nhiên có một bộ phận thừa nhận Phật là đại thánh nhân, là người trí tuệ viên mãn, còn lại một số người thì sao? Cảm thấy chưa chắc. Chúng ta tán thán trí tuệ đức năng của Phật là vạn đức vạn năng, có không ít người nghe được câu nói này cho đây là tán thán Thích Ca Mâu Ni Phật, tuyệt nhiên không phải là sự thật. Như vậy thì kiến giải này sẽ có rất nhiều khác biệt lớn, làm thế nào có thể xây dựng cùng hiểu chứ? Do đó Thế Tôn cao minh, Ngài cao ở chỗ nào vậy? Chúng ta chỉ cần đem tất cả cách nhìn, cách nghĩ của chính mình thảy đều buông bỏ hết, vậy chẳng phải bình đẳng rồi sao? Phương pháp này đích thực là cao minh.

Phật không nói tri kiến của ta là chính xác, tri kiến của ông không chính xác, khi mọi người đem tri kiến đã có thảy đều buông bỏ thì liền quay về một mối. Ngài đã kiến lập ngay trên nền tảng này, chân thật gọi là “Bát Nhã Vô Tri”. Ngay khi nó khởi tác dụng là “Vô sở bất tri”, khi không khởi tác dụng cũng chính là không có người thỉnh giáo họ, không có người hỏi họ thì tâm của họ thanh tịnh, một niệm không sanh, tâm của mỗi một người đều thanh tịnh, đều không có một vọng tưởng, không có một tạp niệm. Cái này đích thực là cùng hiểu, cùng hiểu của đoàn thể nhà Phật là xây dựng trên nền tảng này. Việc này sau khi chúng ta nghe rồi chân thật bội phục, không ai theo ai cả, cũng không ai sỏ mũi ai kéo đi. Chúng ta ở trong tất cả đoàn thể cũng tìm không ra, thật là không có cái thứ hai. Lấy tôn giáo ra mà nói, tôn giáo vẫn còn phải đi theo Thượng Đế, bạn không thể bình đẳng với Thượng Đế. Phật không bảo bạn đi theo Ngài, đây là chỗ chúng ta rất bội phục ở Ngài.

Điều thứ hai là giới hòa đồng tu. Giới mà chỗ này nói có nghĩa rộng, có nghĩa hẹp. Nghĩa hẹp chính là Phật đà răn dạy đối với chúng ta, chúng ta phải thấu hiểu, phải tuân thủ, đây là cách nói theo nghĩa hẹp. Nói theo nghĩa rộng là thủ pháp, giới chính là pháp luật, chính là quy cũ, thậm chí đến bao gồm tất cả phong tục tập quán của thế gian này của chúng ta, chúng ta đều phải vâng giữ. Đặc biệt là chúng ta sống trong thời đại hiện đại này, do vì giao thông thuận tiện, thông tin phát triển, không gian hoạt động của chúng ta không hạn định ở một quốc gia mình, chúng ta thường hay đi đến khu vực quốc gia khác để tham quan. Cho dù đến một nơi nào, chúng ta nhất định phải tuân thủ pháp luật của cái địa phương đó, vâng giữ phong tục tập quán của địa phương đó, như vậy thì chúng ta mới có thể cùng sống hòa thuận với người địa phương đó, mới nhận được hoan nghênh của người địa phương đó, mới nhận được sự tôn kính của người địa phương đó. Điều giới luật này của Phật rất là thực tế và hữu dụng đối với cuộc sống của chúng ta.

Chúng ta xem thấy chân thật có thể sanh tâm hoan hỉ. Cho nên nhà Phật giảng nói giới luật không phải là khô cứng.Nói năm giới, mười giới, Tỳ Kheo giới, Bồ Tát giới thì phạm vi này xem thấy quá nhỏ hẹp. Cho nên việc trì giới này, nếu dùng lời hiện đại mà nói, chính là thủ pháp.Thủ pháp chính là trì giới. Người thủ pháp thì không có nơi nào mà không hoan nghênh, người người đều hoan nghênh. Cho nên ý nghĩa chân thật của trì giới là thủ pháp, vì vậy nên mới nói thân hòa đồng trụ, khẩu hòa vô tranh, ý hòa đồng duyệt. Đây là sống trong một đoàn thể, đôi bên hỗ trợ lẫn nhau, không có tranh luận, không có ý kiến đương nhiên là không có tranh luận, cùng nhau tu học, có một phương hướng, có một mục tiêu, mỗi ngày đều có tiến bộ thì đương nhiên sanh tâm hoan hỉ nên gọi là pháp hỉ sung mãn.

Điều sau cùng là lợi hòa đồng huân. Lợi, ngày nay chúng ta gọi là đời sống vật chất, ở trong tăng đoàn các vị phải biết. Tăng đoàn cũng có nghĩa rộng, tuyệt đối không hoàn toàn chỉ người xuất gia, những người xuất gia đương nhiên là Tăng đoàn, thế nhưng ý nghĩa của nó không hạn cuộc ở người xuất gia; các đồng tu tại gia, nếu như người một nhà bạn đều học Phật, người cả nhà đều quy y thì cả nhà bạn chính là một tăng đoàn. Có thể thấy được danh từ tăng đoàn này dùng được rất rộng rãi. Vậy thì trong một công ty, từ ông chủ cho đến công nhân đều tu học Phật pháp thì công ty của bạn chính là tăng đoàn. Cho nên tăng đoàn là đoàn thể, nghĩa rất rộng lớn, không phải là nghĩa hẹp, chỉ cần tuân thủ sáu điều giới luật này thì đó chính là một tăng đoàn. Trong tăng đoàn chú trọng có lợi phải chia đều, cách chia đều này cũng không phải nói là mọi người đều một mực bình đẳng. Người xuất gia có thể nói là đời sống nhất mực bình đẳng. Ở trong một tự viện, từ trụ trì đến từng người trong chúng, đãi ngộ đời sống vật chất nhất định là bình đẳng, không có đặc quyền giai cấp. Nhưng trong công ty, từ ông chủ đến công nhân, chức vụ đương nhiên là không như nhau, vậy thì bình đẳng phải nói thế nào vậy? Bạn có thể có được đãi ngộ công bằng thì đó chính là bình đẳng. Do đây mà biết, trong Phật pháp mỗi câu mỗi chữ là sinh động, không phải là khô cứng. Tóm lại mà nói, thật sự phù hợp, hợp tình hợp lý, hợp pháp thì gọi là bình đẳng, đó là sáu phép hòa kính.

Phật dạy chúng ta khi ở chung với mọi người, chúng ta nhất định phải tuân thủ sáu phép hòa kính cho dù là người chủng tộc khác nhau, đoàn thể khác nhau, cho dù họ không có tu học sáu phép hòa kính, thì chúng ta đối nhân xử thế tiếp vật vẫn phải y theo tinh thần sáu phép hòa kính mà làm. Đây mới là một đệ tử Phật, không được trái với lời giáo huấn của Phật Đà. Không thể nói người khác không làm thì chúng ta cũng có thể không làm, việc này không thể nói như vậy được. Phật Bồ Tát làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta, mẫu mực đẹp nhất. Còn chúng ta là đệ tử Phật, là người học Phật thì không luận là tại gia hay xuất gia, nhất định phải làm ra một tấm gương thật tốt cho người chưa học Phật, đây là tinh thần của Phật pháp.Đây chính là tự độ, độ người, hoằng pháp lợi sanh. Tuy là chúng ta không dùng lời nói để giáo hóa chúng sanh, nhưng đời sống của chúng ta, hành trì của chúng ta, nhất cử nhất động của chúng ta để cho người khác thấy, trong lòng họ tự sanh ra hiệu quả chuyển hóa thầm lặng, đó chính là chư Phật Bồ Tát ứng hóa ở thế gian, giáo hóa chúng sanh.Việc này đáng để chúng ta học tập, cần thiết phải học tập.
Trích từ: Nhận Thức Phật Giáo
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Phật Học Tinh Hoa, Hòa Thượng Thích Đức Nhuận Tải Về
2 Phật Giáo Và Cuộc Sống, Thượng Tọa Thích Hạnh Bình Tải Về
3 Nhận Thức Phật Giáo, Cư Sĩ Vọng Tây Tải Về
4 Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ Tải Về
5 Phật Giáo Vấn Đáp, Hòa Thượng Thích Trí Chơn Tải Về
6 Phật Học Tinh Yếu, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
7 Phật Học Phổ Thông - Quyển 1, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa Tải Về
8 Phật Giáo Là Gi?, Thích Tâm An Tải Về
9 Phật Giáo Chánh Tín, Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học Tải Về
10 Phật Giáo Khái Luận, Thượng Tọa Thích Mật Thể Tải Về
11 Phật Giáo, Trần Trọng Kim Tải Về
12 Phật Học Căn Bản - Chương Trình Phật Học Hàm Thụ - Tập 1, Tỳ Kheo Thích Thanh Giác Tải Về
13 Phật Giáo Yếu Lược Song Ngữ, Hòa Thượng Thích Trí Chơn Tải Về

Lục Hòa
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa

Tứ Nhiếp Pháp
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa

Lục Hòa Kính
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Tứ Nhiếp Pháp
Hòa Thượng Thích Tịnh Không