1. Hãy khoan hồng tha thứ, biết thiện thì làm, tới đâu thì tới.
2. Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi.
3. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn nhịn để vượt qua.
4. Ăn chay, thương người, thương vật, tụng kinh.
5. Việc ác chớ để phạm, điều lành phải nên làm.
6. Thương người cùng thương vật, niệm Phật và tham thiền.
7. Chánh niệm đứng đầu là 3 niệm : Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
8. "Hằng ngày ăn thịt chúng sanh mà mong giải thoát, điều đó không bao giờ có điều đó được".
9. Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua, gặp việc thì làm; rảnh việc thì nhiếp tâm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
10. Thông minh hiểu biết nhiều, coi chừng không bằng ông già bà lão ăn chay niệm Phật.
* Mình sống trong thời Mạt Pháp, lấy sức người để tu hành cũng giống như đang ở nơi giữa dòng sông, chẳng những chung quanh toàn là nước mà còn có sóng lớn nữa hoặc nhiều khi còn xuất hiện những chỗ xoáy trũng. Do đó phải học bơi lội và phải bơi lội giỏi nghĩa là lúc nào cũng cần phải cố gắng tinh tấn đừng để phóng dật. Lại phải lập chí nguyện lớn, chí nguyện càng dõng mãnh thì nghị lực mới phi thường.
* Và nhớ là đừng bỏ qua tu mót. Tu mót là chớ để thời gian trôi qua khi gặp được cơ hội để tu.
* Nếu ai đã từng thực hành một thời gian rồi sẽ thấy: "Tu mót đôi khi lại lợi lạc nhiều hơn các khoá tu hành chính"
* Gặp việc thì làm việc. Rảnh việc thì nhiếp tâm niệm Pht , niệm Pháp, niệm Tâm.
* Dù còn trong sinh tử luân hồi, nếu cố gắng mót tu, mót phước thì cũng đầy đủ đạo pháp, nuôi lớn được thân Huệ mạng của chính mình.
* Người xuất gia có sự nghiệp của người xuất gia. Cư sĩ tại gia có sự nghiệp của người tu tại gia. Chỉ là LỚN hay NHỎ mà thôi.
* Tuy nhiên nếu đã tạo sự nghiệp thì hãy như con NHỆN chứ đừng như con TẰM NHẢ TƠ rồi chết trong cái kén của nó.
Và cuối cùng nên giữ lại trong tâm chúng ta lời vàng ngọc quý giá vô cùng như sau từ bậc chân tu nhiều kiếp
* “Ngày tháng trôi qua nhanh lắm, một năm không mấy chốc đã hết rồi". GIÀ, BỊNH, CHẾT không chừa một ai . Dù vô thường sinh tử, thân này tuy không bền lâu, nhưng mình phải cố gắng nương theo thân người này để tu hành, vượt qua biển sinh tử lên đến bờ giải thoát.
Nếu chưa được như vậy thì cũng làm nhân duyên thù thắng cho những đời sau bằng cách GIỮ ĐẠO TÂM KIÊN CỐ VÀ GIEO NHIỀU CĂN LÀNH VÀ LÀM CHO NÓ TĂNG TRƯỞNG
* Pháp của Phật rất rõ ràng chỉ cầu ở nơi mình có chí nguyện và thực hành hay không thực hành mà thôi !