Nguyện Là Điều Kiện Tối Quan Trọng Trong Pháp Môn Tịnh Ðộ
Đại Sư Triệt Ngộ | Dịch Giả :Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn

NGUYỆN là điều kiện tối quan trọng trong pháp môn Tịnh Ðộ, phàm đã Nguyện cuối cùng ắt sẽ mãn nguyện. Như ông Uất-đầu-lamphất tu tập định Phi Phi Tưởng bên bờ suối trong rừng sâu, mỗi khi định sắp thành tựu, phần nhiều bị các loài chim cá kinh động. Do đó ông ấy phát lời nguyện ác rằng: "Ngày sau ta sẽ làm con chồn bay vào rừng ăn chim, xuống sông bắt cá". Quả thật về sau thành tựu định Phi Phi Tưởng sanh lên cõi trời thọ tám vạn đại kiếp, phước trời hết đọa làm con chồn bay, vào rừng ăn chim, xuống sông bắt cá. Đó là nguyện ác trái với chân tánh mà còn có lực dụng lớn, sau tám vạn kiếp mới thành tựu, huống gì nguyện thiện hợp với chân tánh? 

Thần Tăng Truyện chép rằng: Một vị tăng ở trước tượng Phật đá phát nguyện đùa rằng: "Nếu đời này ta không liễu ngộ được sanh tử, nguyện đời sau làm một Đại Thần uy vũ". Quả thật đời sau vị này là một Đại Tướng Quân. Đây là nguyện đùa mà còn được thỏa mãn, huống gì nguyện do tâm chí thành phát khởi? Lại chép rằng: Có một vị Tăng làu thông kinh luận, nhưng đến nơi đâu cũng không được đãi ngộ, bèn buồn rầu than thở. Vị Tăng bên cạnh thấy thế nói rằng: "Ông học Phật pháp, há chẳng nghe nói khi chưa thành Phật, trước phải kết duyên với mọi người. Tuy ông thông hiểu Phật pháp, nhưng vì sao vô duyên với chúng sanh?" Vị Tăng kia nói rằng: "Ta ở nơi đây suốt đời ư?" Vị Tăng bên cạnh nói: "Ta sẽ thay ông làm việc ấy". Lại hỏi rằng: "Ông còn cất giữ vật gì chăng?" Ðáp: "Chỉ một chiếc y, chứ không còn gì khác". Vị Tăng nói: "Chừng ấy cũng đủ rồi".Vị Tăng liền bán chiếc y mua thực phNm, dẫn vị tăng kia vào một khu rừng sâu, nơi có nhiều cầm thú côn trùng sinh sống, đặt thực phNm trên đất, bảo vị Tăng kia phát nguyện. Sau đó dặn rằng: "Hai mươi năm sau ông mới nên khai pháp". 

Vị Tăng kia làm đúng theo như lời dặn, sau hai mươi năm mới khai pháp. Bấy giờ người đến thọ giáo phần lớn đều là những thiếu niên. Bởi vì họ đều là hậu thân của những loài cầm thú côn trùng thọ thực khi xưa. Nguyện lực này chẳng thể nghĩ bàn, có thể dùng nguyện của người khác nhiếp hóa loài côn trùng cầm thú thoát khỏi thân dị loại, sanh vào cõi người. Vậy nguyện của chính mình há chẳng độ được mình ư? Đức Di-Ðà do bốn mươi tám nguyện mà chứng đắc Phật Quả, nguyện của ta nếu hợp với nguyện độ sanh của chư Phật, thì chỉ cần phát nguyện liề được vãng sanh, huống gì Phật có sức đại từ đại bi chẳng thể nghĩ bàn ? 

Như Oánh Kha là người tham đắm rượu thịt vô độ, khi đọc Vãng Sanh Truyện, mỗi lần đọc qua một truyện thì mỗi lần gật đầu. Sau đó ông nhịn ăn niệm Phật, đến bảy ngày cảm đức Phật hiện thân an ủi rằng: "Tuổi thọ của ngươi còn mười năm, nên chuyên tâm niệm Phật, sau mười năm ta sẽ đến đón". Oánh Kha bạch rằng: "Cõi Ta-bà nhiều ác trược, dễ mất chánh niệm. Con xin được sớm vãng sanh Tịnh Ðộ, phụng sự chư thánh". Đức Phật dạy rằng: "Chí của ngươi đã như thế, ba ngày sau ta sẽ đến đón". Quả thật, ba ngày sau Oánh Kha được vãng sanh. 

Thiền sư Hoài Ngọc siêng tu tịnh nghiệp. Một hôm, thấy Phật và Bồ-tát hiện đầy khắp trong hư không. Một vị tay cầm đài bạc bước vào, sư Hoài Ngọc nghĩ rằng: "Ta một đời siêng năng tu tập, ý muốn đài vàng, hôm nay vì sao chẳng được?" Vừa suy nghĩ xong thì đài bạc liền Nn mất. Sư Hoài Ngọc càng siêng năng tu tập, hai mươi mốt ngày sau lại thấy chư Phật và Bồ-tát hiện đầy khắp hư không. Vị cầm đài bạc khi trước, nay đổi cầm đài vàng hiện đến. Sư Hoài Ngọc lặng yên thị tịch. 

Lưu Di Dân nương kết xã niệm Phật ở Đông Lâm, một hôm đang niệm Phật, bỗng thấy chư Phật hiện thân. Di Dân nghĩ rằng: "Ước gì được Như Lai lấy tay xoa đầu?" Đức Phật liền lấy tay xoa đầu. Lưu Di Dân lại nghĩ: "Ước gì được Như Lai lấy y phủ lên thân?" Đức Phật liền lấy y phủ thân. 

Than ôi! Đức Phật thỏa mãn tất cả ước nguyện của chúng sanh, thật có thể cho là bậc cha mẹ đại từ đại bi vậy. Muốn chóng được vãng sanh liền cho chóng vãng sanh, muốn đài vàng thì liền đổi đài vàng, muốn xoa đầu liền được xoa đầu, muốn được y phủ thân liền được y phủ thân.

Phật đã từ bi với tất cả chúng sanh, há chỉ không từ bi với ta sao? Phật đã thỏa mãn tất cả ước nguyện của chúng sanh, há chỉ không thỏa mãn ước nguyện của ta sao? Tâm đại từ đại bi không chọn lựa thì đâu có lý này? Vì thế chân thật phát nguyện thì tín đã ở trong nguyện. Tín và Nguyện đã chân thì hạnh không cầu khởi đã tự khởi. Thế thì ba món tư lương Tín, Hạnh, Nguyện chỉ một chữ Nguyện đã gồm thâu tất cả.  Ở thế gian, cái đáng quý trọng nhất là tinh thần, đáng mến tiếc nhất là thời gian. Một niệm thanh tịnh là duyên khởi của Phật giới, một niệm nhiễm ô là sanh nhân vào chín cõi. Phàm động một niệm tức tạo chủng tử mười cõi, như thế há chẳng quý trọng ư? Một ngày đã trôi qua, mạng cũng theo đó mà giảm dần, một tấc thời gian tức một đoạn thọ mạng, như thế há chẳng mến tiếc ư? Nếu biết tinh thần là cái đáng quý trọng, chớ nên uổng phí, phải nên niệm niệm chấp trì danh hiệu Phật. Thời giờ chẳng để luống qua thì khắc khắc phải huân tu tịnh nghiệp. Ví như bỏ danh hiệu Phật mà tu Tam Thừa Thánh Hạnh, đó cũng là uổng phí tinh thần. Giống như dùng cây cung ngàn cân mà bắn loài chuột nhắt. Huống gì tạo nghiệp lục phàm sanh tử? Ví như bỏ Tịnh nghiệp mà giữ lấy Quyền Thừa Tiểu Quả, đó cũng là uổng phí thời gian. Giống như dùng hạt châu Như Ý mà đổi lấy một mảnh áo, một miếng cơm, huống gì giữ lấy quả trời người hữu lậu? 
 
Trích từ: Triệt Ngộ Đại Sư Thị Chúng
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
2 Triệt Ngộ Đại Sư Thị Chúng, Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn Tải Về
3 Văn Phát Nguyện Sám Hối, Khuyết Danh Tải Về
4 Vãng Sanh Tịnh Độ Sám Nguyện Nghi, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
5 Vãng Sanh Tịnh Độ Quyết Nghì Hành Nguyện Nhị Môn, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
6 Tứ Hoằng Thệ Nguyện, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về

Tín Nguyện Hạnh
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc

Phải Nhớ Chí Nguyện Để Tinh Tấn
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Phổ Hiền Hạnh Nguyện
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Nguyện Xưa Đã Thành
Sa Môn Pháp Cự, Sa Môn Pháp Lập