Tôi đến Vĩnh Xuân cách đây đã một năm rưỡi. Vào một mùa hè cư sĩ Vương Mộng Tĩnh viết thư đến nói rằng cư sĩ Lâm Tử Kiên và các vị khác sắp đến chùa Phổ Tế muốn thỉnh tôi giảng kinh. Tôi phúc đáp lại sau mùa thu tôi sẽ vào thành để giảng kinh Kim Cang 3 ngày. Và mùa thu tháng 7, tôi bế quan thiền định nên không đến được. Sau đó cư sĩ Mộng Tỉnh và các nhân sĩ đến thăm viếng, vì mưa nên phải trú lại chùa, hôm đó gặp ngày khánh đản đức Bồ Tát Địa Tạng, nên nhân thắng duyên này, tôi mới giảng yếu chỉ kinh Địa Tạng cho các đạo hữu Tịnh Độ trì tụng để làm kỉ niệm.
Pháp tu tập của các đạo hữu Tịnh Độ chính là y cứ vào 3 bộ kinh Tịnh Độ. Ngoài 3 bộ kinh này cần phải trì tụng kinh Đia Tạng để trợ duyên cho sự tu tập hành trì. Vì Bồ Tát Địa Tạng có nhân duyên lớn với chúng sinh cõi này, kinh “ Bổn Nguyện của Địa Tạng ”. Dưới đây nói rõ ý chỉ của kinh này để các đạo hữu được tỏ tường.
1. Sự liên quan của Địa Tạng và pháp môn Tịnh Độ, từ xưa đến nay, có nhân duyên sâu kín. Như tổ thứ 8, ngài Liên Trì đại sư đã soạn bài tựa “ kinh Địa Tạng Bổn Nguyện ”lưu truyền khắp nơi, tổ thứ 9, Ngẫu Ích đại sư, suốt đời phụng thờ Địa Tạng Bồ Tát, hết sức tán thán và hoằng dương. Ở núi Cửu Hoa, Ngài tự xưng mình là “ bề tôi của Địa Tạng” , hết mình lễ sám Địa Tạng Bồ Tát, trì tụng chơn ngôn của Địa Tạng Bồ Tát để sám trừ nghiệp chướng cầu vãng sanh Cực Lạc. Ngài Ấn Quang pháp sư, sao Thái đẩu của tông Tịnh Độ, đối với kinh Địa Tạng Bổn Nguyện cũng hết sức truyền bá, đã in ấn hàng vạn quyển để cho các học giả của pháp môn tịnh nghiệp nương vào đó mà hành trì. Nay tôi y theo sự tu tập của chư Tổ Tịnh Độ để khuyến tấn tất cả các vị hãy tu tập theo kinh Địa Tạng. Đó là thắng duyên đã có chứ chẳng phải là ngẫu nhiên mà nói vậy.
2. Pháp môn Địa Tạng cũng lấy 3 bộ kinh làm chủ yếu. Ba bộ kinh đó là : “ kinh Bổn Nguyện của Bồ Tát Địa Tạng ”, kinh “ Mười luân chuyển của Bồ Tát Địa Tạng ”, kinh “ Quán sát nghiệp báo của Bồ Tát Địa Tạng ”. Trong “ kinh Bổn Nguyện ” , tuy chưa nói rõ ý nghĩa của vãng sanh Tịnh Độ, nhưng hai bộ kinh kia lại nói rất rõ. Kinh “ 10 luân chuyển ” nói : “ Đây là nơi y cứ số một của các đạo sư để sanh sang Tịnh Độ Phật quốc. Kinh “ Quán sát thiện ác nghiệp báo thiện ác ” nói : “ Nếu có người muốn hiện tại sanh sang Phật quốc Tịnh Độ kia thì phải trì tụng theo danh hiệu của Đức Phật ấy, phải chuyên tâm tụng niệm cho đến nhất tâm bất loạn. Nếu được như trên thì chắc chắn sẽ sanh sang Phật quốc Tịnh Độ ”. Do đó tổ thứ 9, Ngẫu Ích đại sư của Liên tông, khi lễ bái sám tạ kinh Quán Sát của Bồ Tát, đã phát nguyện : “ khi bỏ thân này rồi, sẽ ở thế giới khác, sanh ra trước Phật, được diện kiến Di Đà, phụng sự chư Phật, được Phật thọ ký, rồi trở lại cõi trần, độ chúng sanh mê lầm về nơi bí tạng ”. Quán chiếu như vậy, sẽ thấy pháp môn Đia Tạng liên hệ mật thiết với pháp môn Tịnh Độ, có thể nói là đồng quy thù đồ, vậy có thể nói là cùng một mục đích để hướng đến.
3. Kinh “ Quán Vô Lượng Thọ Phật ” lấy việc tu ba phước đức làm nhân chính cho Tịnh Nghiệp đứng đầu của 3 phước đức là hiếu dưỡng cha mẹ, mà trong kinh “ Bổn Nguyện Địa Tạng ” nói rõ nhân duyên hiếu để của Bồ Tát Địa Tạng ở kiếp trước, cho nên các bậc cổ đức đều xưng tán “ kinh Đia Tạng ” là “ hiếu kinh của Phật giáo ”, là ý như vậy. Cho nên người tu như chúng ta nên thường đọc tụng kinh “ Bổn Nguyện Đia Tạng ” để rõ thêm ý chỉ hiếu dưỡng của “ quán kinh ”, đồng thời nương vào đó mà hết sức hành trì, tôn sùng hiếu đạo để báo thâm ân, để tu thắng phước.
4. Ấn Quang, vị pháp sư đương đại, khuyên người trì danh hiệu phật cầu vãng sanh Tây Phương, trước hết cũng dạy phải tin nhân quả báo ứng, không làm các việc xấu, chỉ làm các việc lành, sau đó mới nói: “ nương vào sức từ bi của Phật mà đới nghiệp vãng sanh ”. Trong kinh “ Bổn Nguyện Địa Tạng ” , nương vào giáo nghĩa mà thực hành để nuôi lớn tịnh nghiệp. Còn nếu chưa tin chắc vào nhân quả báo ứng, không chú trọng vào luân thường đạo đức thì khả năng sanh Tây Phương đã không được mà quả báo Tam đồ đã có phần. Nên theo ý tôi, muốn khuyên người tu tịnh nghiệp thì trước phải tin nhân quả, phải thường kiểm lại từng hành động, cử chỉ, việc làm, phải chơn thành sám hối các lỗi lầm, cố gắng sửa đổi. Thêm nữa nên tu trì 5 giới, hành trì 10 thiện nghiệp để trợ duyên cho việc niệm Phật. Đó chính là tạo tư lương cho việc vãng sanh vậy.
5. Chúng ta tu Tịnh nghiệp, đối với hoàn cảnh khổ vui, thuận nghịch cần phải buông xả, không để bị chướng ngại. Nương vào cảnh khổ để diệt trừ “ thân kiến ” , lấy nghịch cảnh làm vững chắc nguyện lực, thành khẩn như vậy, thiện sự mới thâm sâu. Được như thế thì trong ngàn vạn người chỉ có 1 hoặc 2. Vì chúng ta ở trong địa vị phàm phu, tuy biết rằng tuỳ theo phận tùy theo sức mà tu tịnh nghiệp, nhưng thân, tâm thế giới chưa có thể phá trừ triệt để, còn nhu cầu về ăn, mặc, ở, vấn đề đao binh nước lửa, đói khát, thiên tai, nhân họa còn phải lo toan. Sinh hoạt còn khổn nạn, tai họa thì khởi mãi, sự tu hành phải gặp sự chướng ngại lớn. Nếu chúng ta quy hướng về Địa Tạng Bồ Tát thì sẽ vượt qua sự lo nghĩ này. Nương vào kinh “ Đia Tạng ” thì y thực sẽ đầy đủ, tật bịnh không mắc phải, nhà cửa được bình an, sở nguyện được như ý, thọ mạng được tăng trưởng, tránh khỏi những rắc rối, vào ra được thần hộ vệ, lìa các nạn tai……. Cổ đức dạy : “ Thân an thì đạo mới lớn mạnh ” là ở nghĩa này. Do đó, xin khuyên các vị tu Tịnh nghiệp nên quy kính Địa Tạng. Đó là yếu chỉ của tu tập.
Trên tôi đã lược thuật ý chỉ của kinh Địa Tạng. Nghĩa lý tuy chưa nói hết được, nhưng đại khái thì đã rõ ràng. Chỉ muốn cho các đạo hữu Tịnh nghiệp, rộng lưu bố kinh Địa Tạng để hết lòng trì tụng, đạt được lợi ích tối thắng.
Trích từ: Tập giảng diễn của Hoằng Nhất Đại Sư