1. Hãy nên tìm một nơi chân thật tu đạo, giữ tâm khiêm hạ, chết sạch những vọng động, tu trì Tịnh Nghiệp.

2. Nghĩ không còn sống lâu trong thế gian, cái chết có thể đến trong sớm tối, nào còn dám xen vô chuyện người khác.

3. Sanh lòng chân thật, phát nguyện thiết tha, chí thành, cung kính trì danh hiệu Phật, nhiếp tai lắng nghe từng câu từng chữ nối với nhau đừng sót câu nào. Thường nghe cả ngày tiếng niệm Phật của mình thì tâm sẽ thanh tịnh, tâm sẽ quy nhất.

4. Dẫu cho tâm đã tịnh, vọng bị khuất phục rồi, chớ nên sanh tâm hoan hỷ, tự khoe khoang với người khác.

5. Gặp bất cứ ai đều khuyên họ niệm Phật, cầu sanh Tây Phương.

Con người ở trong thế gian chẳng thể siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử đều là vì vọng niệm gây nên. Ngay trong lúc Niệm Phật, liền nghĩ như chính mình đã chết, chưa được vãng sanh, trong mỗi một niệm đều gác bỏ tất cả hết thảy tình niệm thế gian ra ngoài. Trừ một câu Phật hiệu ra, không có một niệm nào để được!

Làm thế nào để niệm được như thế? Là vì ta đã chết rồi, tất cả hết thảy vọng niệm đều chẳng vướng mắc nữa. Niệm được như thế ắt sẽ có lợi ích lớn lao. Những kẻ tri kiến nhỏ nhoi hiện thời hễ hơi có một chút cảnh giới tốt đẹp bèn tự mãn, tự cho là đủ, tưởng mình đã đắc tam muội rồi! Hạng người ấy mười người hết chín người đều bị ma dựa, phát cuồng vì tâm niệm cách ngăn với Phật, phù hợp với ma cho nên thành ra như vậy.

TỬ
Học đạo chi nhân, niệm niệm bất vong thử tự, tắc đạo nghiệp tự thành.

Tạm dịch:
Người học đạo, niệm niệm không quên chữ TỬ này, thì đạo nghiệp tự nhiên thành tựu.

Thích Ấn Quang viết Năm 80 tuổi

Hãy đem ngay một chữ “Tử” dán vào trán. Hễ những cảnh chẳng nên tham luyến hiện ra liền biết đấy chính là vạc sôi, lò than của chính mình, quyết sẽ chẳng như con thiêu thân đâm đầu vào lửa, cam chịu đốt mình! Với những sự mình phải nên làm sẽ biết đấy là thuyền từ để thoát khổ, quyết sẽ chẳng đến nỗi gặp việc nhân bèn thoái thác, thấy việc nghĩa chẳng làm! Như thế thì trần cảnh sẽ là duyên để nhập đạo, há cần phải dứt sạch trần duyên mới kham tu đạo chăng? Bởi đã làm chủ được tâm, chẳng bị cảnh chuyển thì trần lao chính là giải thoát.

Niệm Phật mới hòng tiêu túc nghiệp.
Kiệt thành sẽ tự chuyển phàm tâm.
Đạo nghiệp chưa thành, há để tâm này tán loạn.
Kỳ sắp chết đến, tận lực từ tạ mọi thù tạc.

Nhược sanh Tây Phương, thứ khả dữ Phật quang thọ đồng nhất vô lượng vô biên
Nếu sanh về Tây Phương, thì đồng với Phật quang thọ vô lượng vô biên.
 
Trích từ: Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
2 Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
3 Ấn Quang Đại Sư Khai Thị Tại Pháp Hội Hộ Quốc Tức Tai Ở Thượng Hải, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
4 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao (Tăng Quảng Chánh Biên), Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
5 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
6 Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Tinh Hoa Lục, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
7 Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
8 Ấn Quang Pháp Sư Gia Đình Giáo Dục Pháp Ngữ, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về

Tứ Sanh Là Gì...?
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Cầu Sanh Tịnh Độ Là Tiểu Thừa Hay Đại Thừa...?
Dân Quốc Tịnh Luật Tự sa-môn Tánh Phạm

Đới Ngiệp Vãng Sanh
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam

Bốn Loại Tịnh Độ Tùy Bạn Thích
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm

Đới Nghiệp Tiêu Nghiệp Sinh Tịnh Độ
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm