Phật Học Vấn Đáp


Tất cả các chúng sinh cầu sinh Tịnh độ, đều được vãng sinh hay cũng có người không được vãng sinh?
Tất cả các chúng sinh cầu sinh Tịnh độ, đều được vãng sinh hay cũng có người không được vãng sinh? Nếu đều được vãng sinh hết thì thế giới chúng sinh vô cùng do đâu, cõi nước Cực lạc có ngày chung tận, Phật A di đà có ngày Niết bàn. Còn Bồ tát Hoa Tụ và Bồ tát Sơn Hải Tuệ không nên phát nguyện: “Nếu có chúng sinh nào chưa sinh hết về cõi nước của Phật A di đà, nếu tôi sinh trước, thì tôi sẽ không bao giờ thành Chánh giác.” Cũng không được nói: “Chúng sinh sinh hết, tôi sinh sau cùng.” Nếu có người không sinh, vì sao phạm các tội nặng như năm tội nghịch, mười điều ác, phỉ báng chánh pháp, mà được vãng sinh? Sao có người phạm tội còn hơn đây, lại không được sinh? Kinh nói: “Cũng khiến cho tất cả chúng sinh được sinh Tịnh độ. Người không được sinh, lẽ ra chẳng phải chúng sinh. Còn Đại Bi Thế Tôn, lòng Từ trùm khắp, vì sao chỉ cách một số mà không cho họ sinh? Đại bi vô hạn có lỗi không bình đẳng.

10/7/2022 2:58:14 PM

Ở đây có hai giải thích:

1/ Tất cả chúng sinh đều được vãng sinh, vì Phật đại Bi, tâm không hạn lượng, khởi lòng Từ bình đẳng, đều cho lợi ích, thệ nguyện rộng lớn, không phân biệt oán thân, nên tất cả hữu tình đều được vãng sinh.

Như vậy trước lập vấn nạn, lại vì sao đáp chung.

Tuy đều khiến được sinh, nhưng chí nguyện của chúng sinh có nhiều thứ khác nhau, nên không tin chánh pháp, ưa thích Tiểu thừa, hoặc là ưa thích ở cõi uế, hoặc là lòng đại Bi cứu khổ, trụ ở cõi uế này, để cứu vớt chúng sinh, hoặc là thích vãng sinh về cõi nước Phật khác, tu hạnh cúng dường. Các tâm hạnh khác nhau như thế, không thể sinh Cực lạc. Tuy đều được sinh, nhưng không thể sinh hết, thí như tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, dù sẽ thành Phật, nhưng cũng chưa hẳn thành hết, nếu thành hết, thì thế giới chúng sinh cũng hết, ở đây cũng giống như thế, nghĩa trước không trở ngại, vả lại quán một loại cơ duyên chúng sinh thích sinh Tây phương sơ lược đã hết, Bồ tát phát nguyện,

Như Lai diệt độ.

2/ Cũng có người không được vãng sinh Tây phương, như kinh nói: “Người phải độ đã độ xong.” Còn nói: “Hóa duyên đã hết, thu thần Niết bàn.” Y theo đây mà biết, đứng về có duyên mà nói, không căn cứ vào tất cả chúng sinh mà nói chung. Tuy tâm Phật rộng lớn khắp các thế giới chúng sinh, nhưng Ngài chỉ độ những người có duyên, nên căn cơ vãng sinh có chung tận. Như Lai có ngày diệt độ, Bồ tát đến cuối cùng, Quán Âm thành vị Bổ xứ, nên người vãng sinh chẳng phải là khắp tất cả.

Hỏi: Đã nói Tịnh độ không có người nữ, vì sao kinh Cổ Âm Thanh Vương Đà la ni nói: “Phật A di đà, cõi nước của ngài tên là Thanh Thái, tòa thành an trụ của bậc Thánh vương, rộng mỗi bề mười ngàn do tuần, trong đó đầy khắp những vị giòng Sát lợi, tên cha là Nguyệt Thượng Chuyển luân Thánh vương, mẹ tên là Thù Thắng Diệu Nhan, con tên là Nguyệt Minh, người đệ tử thị giả tên là Vô Cấu Xưng, đệ tử trí tuệ tên là Lãm Quang, đệ tử thần túc tinh cần tên là Đại Hóa, Ma vương tên là Vô Thắng, Đề bà đạt đa tên là Tịch Ý.” Nếu không có người nữ, vì sao có mẹ ư?

Thích: Ở đây có ba giải thích:

1. Phật có thân Thọ dụng, thân Biến hóa. Kinh Quán nói là thân Thọ dụng, còn kinh Cổ Âm Thanh Vương nói là thân Biến hóa. Lại trong thân Thọ dụng thì hóa ra các Bồ tát phần đoạn sinh tử, hiện thân thai sinh, có cha mẹ… biến hóa ra dị vị, hiện thân hóa sinh, thì không có cha mẹ.

Cha mẹ, thành ấp này, đều là pháp công đức, như kinh Duy macật nói: “Bồ tát trí độ làm mẹ, phương tiện làm cha.” Cũng lấy các công đức làm tên của nhiều người, nói các thứ pháp, như Văn thù sư lợi ở phía Đông Giác thành gặp đồng tử Thiện Tài, phía Đông Giác thành vẫn là tên Công đức. Ở đây cũng giống như thế, lấy các công đức đó làm tên cha mẹ.

Nói cõi nước Thanh Thái, đây là hiển bày pháp giới thanh tịnh của Như Lai, tánh tịnh gọi là Thanh, thể rộng gọi là Thái, muôn đức y chỉ, nên nói là quốc. Thành đó rộng mỗi bề mười ngàn do tuần, ở đây là hiển bày trí đại viên cảnh của Như Lai. Trí này bao gồm mười trí, có mười lực, do mười độ mà thành, nên gọi là mười ngàn do tuần, trong đó đầy khắp những vị dòng họ Sát lợi, dòng họ Sát lợi là dòng họ vua. Trong cảnh trí ở Pháp vương có hằng sa công đức hạt giống các pháp, nên nói là đầy khắp các vị dòng họ Sát lợi.

Cha tên Nguyệt Thượng, đây là Kim cang Tam muội. Mặt trăng phá bóng tối là năng, Tam muội trừ hoặc là dụng. Chuyển luân Thánh vương: Kim Luân Vương, các vị Túc Tán, Kim cang dụ định, hơn các Tam muội khác. Sắc đẹp thù thắng, xét trong thân, gương mặt là nhất, trong sáu độ, Bát nhã là tôn quý, Bát nhã thù thắng, là mẹ của Đại sư. Tên con là Nhật Minh, Phật dụ như mặt trời, ánh sáng bậc nhất, công đức Bồ tát, được gọi là con, kế đó gọi là Nguyệt Minh. Đệ tử thị giả tên là Vô Cấu Xưng, đây là hiển rõ tánh trí bình đẳng của Như Lai. Thường quán cảnh trí gọi là phụng sự. Không đi chung với hoặc, hiệu là Vô Cấu Xưng. Đệ tử trí tuệ tên Lãm Quang, Đây là hiển rõ trí Diệu Quan Sát của Như Lai. Tất cả các pháp đều rõ ràng, nên tên là Lãm Quang. Đệ tử Thần túc tên Đại Hóa, đây là hiển rõ trí thành sở tác của Như Lai. Khởi các thứ biến hiện trên thân, ngữ, ý, nên tên là Thần Túc. Đây là trí thứ ba. Tên người em ở sau cảnh trí, từ cảnh trí mà sinh gọi là con. Ma vương tên Vô Thắng, đây là hiển rõ công đức đại Bi của Như Lai. Phật dùng đại Bi thương xót hàm thức, thường ở trong sinh tử, cứu khổ hữu tình, ma ưa thích sinh tử nên gọi là Ma vương. Đại bi này vượt hơn bi của Nhị thừa, nên gọi là Vô Thắng. Đề bà đạt đa tên là Tịch Ý, phiền não xao động, não loạn người tu hành. Dụ như Điều đạt. Như Lai quán các phiền não là Niết bàn, nên Đề bà đạt đa tên là Tịch. Đây là đứng về các công đức để gọi tên cha mẹ, chẳng phải trong Tịnh độ của Đức Phật A di đà có thai sinh cha mẹ.

Như kinh Bi Hoa nói: “Chư Phật thành đạo ở cõi tịnh và uế, chỗ hiện thành đạo có nhiều thứ khác nhau, hoặc có Bồ tát sinh ở cõi kia, tu hạnh Bồ tát, tức ở trong cõi nước đó thành Đẳng chánh giác, thế giới không thay đổi, danh hiệu và kiếp cũng không khác, hoặc có Bồ tát sinh ở cõi nước kia, tức thành Đẳng chánh giác ở nước đó, danh hiệu và kiếp có tên gọi khác. Hoặc có Bồ tát sinh ở cõi kia, tu hạnh Bồ tát, thành Đẳng chánh giác ở nước đó, trong khi thành Phật, thế giới liền thay đổi, tốt đẹp hơn thế giới trước, danh hiệu và kiếp đều đổi khác.” Như trong kinh Quán Âm Thọ Ký có nói đầy đủ. Hoặc có Bồ tát đã sinh trong thế giới này, đi qua thế giới khác thành Đẳng chánh giác, đầy đủ như trong kinh Bi Hoa Trong nhân của Bồ tát này phát nguyện khác nhau nên có sự khác nhau như thế.

Còn trong các kinh, hoặc có Bồ tát đồng tử xuất gia, thành Đẳng chánh giác. Hoặc có Bồ tát lấy vợ sinh con, xả bỏ năm dục, thành Đẳng chánh giác, hoặc có chúng sinh ở thế giới này thành đạo ở thế giới khác. Như kinh Pháp Hoa nói, như Long nữ sinh ở đường súc sinh của thế giới Ta bà này, về sau trụ ở phương Nam của thế giới Vô cấu, bỏ thân người nữ kia, liền thành người nam, thành Đẳng chánh giác.

Còn Hoa Quang Như Lai là ở trong thai sinh, ở trong Tịnh độ thành Đẳng chánh giác. Nên kinh nói: Khi Phật là vương tử, xả bỏ đất nước và vinh hoa ở đời, nơi thân sau cùng xuất gia thành Phật đạo. Từ đó mà biết Phật Hoa Quang thọ thai sinh ở thế giới khác, nơi Tịnh độ thành Đẳng chánh giác. Nếu chẳng phải thai sinh, thì đâu làm vương tử, bỏ nước bỏ đời vinh hoa ? Nay Phật A di đà cũng giống như vậy, ở trong cõi nước Thanh Thái thọ thai sinh, ở cõi nước Cực lạc thành Đẳng chánh giác.

Trích từ:  Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận. Đại Sư Hoài Cảm | Dịch Giả :Hòa Thượng Thích Pháp Chánh



Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật