Phật Học Vấn Đáp


Tạo nghiệp Thập Ác, vì sao niệm Phật cũng diệt tội, được sinh Tây phương?
Kinh Thập luân nói: “Tạo tội mười ác luân, tất cả chư Phật đều không cứu được.” Đa nói không cứu, vì sao niệm Phật cũng diệt tội, được sinh Tây phương? Nếu được sinh thì tức là cứu, vì sao nói tất cả chư Phật không cứu?

10/6/2022 8:35:51 PM

Ở đây không cứu, ý nói làm kinh sợ những người tạo tội, mật ý Như Lai, muốn khiến cho người sợ tội, không dám làm quấy, vì tạo lỗi này sẽ mãi mãi chìm trong biển khổ. Phật đã không cứu, thì không làm quấy, nên nói không cứu? Đối với người tạo những tội nặng này, tạo rồi không hổ thẹn sám hối, Phật muốn dạy họ sám hối. Nói không cứu, vì thật không sám hối thì tội không diệt, nếu tạo lỗi này, chư Phật không cứu. Còn nếu chưa biết tội này, thì người ở giai đoạn hai cũng được tạo mười ác luân tội chăng? Nếu nói không được thì vì sao người ở giai đoạn hai có thể tạo ngũ nghịch mà không thể tạo mười ác luân tội. Nếu tạo mà không cứu, thì ở đây nêu rõ người ở giai đoạn hai cũng không được sinh Tịnh độ. Do nhân gì chỉ riêng dùng điều này để chứng minh người ở giai đoạn ba không được sinh Tịnh độ? Nếu tạo tội mà cũng cứu, văn kinh chỉ nói “Người tạo tội này, chư Phật không cứu” đâu được người ở giai đoạn hai tạo các tội luân mà mong Phật cứu ư? Thiền sư lấy lý gì để nói mười ác luân tội, giai đoạn hai cứu, giai đoạn ba không cứu, giai đoạn hai được vãng sinh, giai đoạn ba không được vãng sinh? Văn kinh không lựa chọn, đã cho phép thì giai đoạn nào cũng đều được, cớ sao lại nói chỉ cứu người ở giai đoạn hai?

Đây chính là người hiểu lời Phật nói, chẳng phải Đại Thánh giáo, thêm ý giải thích kinh, không đúng Thánh chỉ. Nhất tâm niệm Phật, tội nặng đều trừ, năm tội nghịch mười luân, thảy đều tiêu diệt, ngũ nghịch theo kinh nói là định nghiệp, đây là định tội đã diệt trừ, thập luân nói Phật không cứu, sao bỏ Đức Di đà đón rước? Nếu Thiền sư chấp văn mà nghĩa, lý chưa thông, xin tìm tông chỉ, để loại bỏ nghi ngờ.

Trích từ:  Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận. Đại Sư Hoài Cảm | Dịch Giả : Thích Pháp Chánh



Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật