Phật Học Vấn Đáp


Phật và Bồ tát, thân thể của các Ngài cũng có máu huyết. vậy tại sao nói là chẳng sanh chẳng diệt?
Kính bạch Hòa thượng! Con xem tượng Phật và Bồ tát, thân thể của các Ngài cũng có máu huyết, xương thịt như thân thể của phàm phu, vậy tại sao nói là chẳng sanh chẳng diệt. Xin Hòa thượng nói cho con rõ.

8/16/2022 1:02:34 PM
Bạn xem tranh tượng là có sanh diệt, ứng hóa thân của Bồ tát cũng có sanh diệt. Đức Phật A Di Đà thọ mạng rất lâu, nhưng trong tương lai cũng có ngày nhập diệt. Phật A Di Đà khi nhập niết bàn buổi sáng, thì buổi chiều Bồ tát Quan Thế Âm thành quả vị Phật, vậy ai nói không có sanh diệt?

Nói chẳng sanh chẳng diệt là chỉ cho “Pháp thân”, theo Phật giáo, Phật gồm có ba thân: pháp thân, ứng thân và báo thân. Sao gọi là pháp thân? Tức là chỉ cho thể không sanh không diệt. Ứng thân là từ nơi thể không sanh diệt, vời lòng từ bi ứng hiện ra rất nhiều thân để cứu độ chúng sanh, nên gọi là “Ứng thân”. Do phân nhiều thân, có khi mang thân phàm phu cùng bị chi phối thân nghiệp như của chúng sanh… tức là ăn uống, bịnh… gọi là “Báo thân” Đức Phật A Di Đà ở thế giới Tây phương Cực lạc là ứng hoá thân nên có sanh diệt.

Chúng ta ai cũng đầy đủ ba thân Pháp thân, ứng thân và báo thân. Báo thân tức là nhục thân của chúng ta, nên có sanh có diệt. Chúng ta có ứng thân, nhưng chưa có chứng đắc, bị chi phối bởi nghiệp lực, sanh, già, bệnh, chết. Còn Pháp thân là thể không sanh, không diệt vốn sẵn có trong mỗi chúng sanh, nhưng chưa hiển lộ, chưa giác ngộ.

Tạm đưa ra một thí dụ để bạn dễ hiểu, như người đời thường hay nói “tinh thần bất diệt.” Tức là khi nói về con người hoặc các loài động vật khác thì có hai phần, phần tinh thần và thể xác hợp lại là một thành một chúng sanh. Nhưng phần thể xác thì sanh diệt. Khi phần thể xác diệt đi, thì còn phần “tinh thần” (theo Tây phương tạm gọi là như vậy), thì phần “tinh thần” này, tuỳ theo hành vi thiện hoặc của chúng sanh đó đã gây tạo trong đời sống của mình, nó sẽ sanh vào cảnh giới thiện, hoặc ác tương ưng. Bây giờ ở các nước Tây phương có viết ra các sách thảo luận về vấn đề luân hồi, họ gọi phần “tinh thần” này là “linh hồn”, “linh hồn” chẳng phải mất. “Linh hồn” giống như người lái xe. Thể xác là chiếc xe, không bao giờ bạn cho chiếc xe là của mình, nếu cho là của mình mãi thì sai lầm rồi. Khi xe chạy được khoảng thời gian nào đó thì hư hỏng không chạy được nữa, thì lúc đó phải thay đổi xe mới. Cũng chính là “chuyển thế đầu thai.” Tức là thân này không còn, bị huỷ hoại, chuyển qua thân mới. Thân thì có sanh có diệt. “Linh hồn” tức phần “tinh thần” nó không mất, sẽ có cảnh giới tương ưng mà nó đầu thai, tiếp tục thân sau. Phật pháp thì gọi là”thần thức”.
 

Trích từ:  Tịnh Độ Vấn Đáp. Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Dịch Giả : Thích Nhuận Nghi


Thẻ
Bồ Tát       

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật