Phật Học Vấn Đáp


Tại sao Phật, Bồ Tát chẳng đoạn duyên cho xong, lại còn phải thọ các thứ nghiệp báo?
Thưa Hòa thượng! Nhân quả chuyển biến tương tục. Ngài nói: Muốn chuyển nhân quả phải từ trên duyên mà đoạn. Vậy thì tại sao Phật, Bồ Tát hoặc chư vị đại đức xưa nay chẳng đem duyên này để đoạn cho xong, lại còn phải thọ các thứ nghiệp báo? Phải chăng các Ngài chỉ là biểu diễn cho chúng ta xem? Xin Hòa thượng giải thích cho đệ tử hiểu.

8/15/2022 5:04:09 PM
Đúng như vậy! Chư Phật và Bồ Tát đến thế gian để thị hiện cho chúng ta thấy. Việc thị hiện là để biểu diễn cho chúng ta xem. Những người nhìn ra bí quyết này đều khai ngộ cả, đều được lợi ích. Những người không nhìn ra bí quyết, cho dù họ chưa rõ ý của Phật cũng trồng được thiện căn. Chúng ta phải biết ý nghĩa này! Từ trên duyên mà đoạn. Ý nghĩa câu nói này rất sâu. Chữ duyên không phải là trên sự tướng cũng như các duyên bên ngoài, mà là sự phan duyên trong ý thức tâm lý. Cho nên đoạn trừ là đoạn từ chỗ này, chẳng phải ở nơi cảnh tướng bên ngoài mà đoạn. Nếu đoạn sự cảnh tướng bên ngoài là sai lầm. Đoạn trên sự tướng, còn trong tâm chẳng đoạn thì vẫn còn tạo nghiệp, vẫn phải thọ báo. Cho nên phải từ trong tâm mà đoạn, trên niệm mà đoạn, sau đó mới có thể nhập cảnh giới của Phật. Cảnh giới của Phật trong Kinh “Hoa Nghiêm” giảng rất rõ ràng: “Lý sự vô ngại, sự sự vô ngại”. Có thể thấy rằng trên sự tướng chẳng có chướng ngại, chướng ngại là ở tại tâm, tức là vọng tưởng phân biệt chấp trước. Vậy thì chư Phật, Bồ Tát, Tổ Sư, Đại Đức xưa nay thị hiện từ trên sự tướng là thế. Thật ra các Ngài đã đoạn trừ trong tâm cả rồi, chúng ta nên lãnh hội ý nghĩa này. Nếu họ từ trong tâm mà đoạn thì chúng ta nhìn không ra. Do đó từ trên sự tướng các Ngài biểu diễn cho chúng ta xem. Chúng ta nhìn từ trên sự tướng mà thể hội vào tánh, như vậy thì mới được lợi ích. Nếu người học Phật một mực nhìn sự tướng thì không được, phải thể hội về tánh. Cho nên nhìn thấy sự phải rõ lý. Nhìn thấu lý từ trên sự, phải thông đạt như thế, thì học Phật mới đạt được lợi ích chân thật. 

Trích từ:  Tịnh Độ Vấn Đáp. Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Dịch Giả : Thích Nhuận Nghi


Thẻ
Nghiệp        Bồ Tát       

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật