Phật Học Vấn Đáp


Khảy móng tay có 60 sát-na, một sát-na có 900 lần sanh diệt là ý gi?
Lão Pháp sư giảng kinh có nói, “một cái khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt, một lần sanh diệt chính là một niệm, nếu có thể hiểu công phu của một niệm này thì trong một niệm có thể đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, niệm tiếp theo thì trở về rồi”. Con không hiểu được sâu lời giải thích này, kính xin Sư phụ khai thị.

8/12/2022 11:05:11 PM

Việc này không dễ hiểu. “Một khảy móng tay có sáu mươi sát na, một sát na có 900 sanh diệt” là Phật giảng ở trong Kinh Nhân Vương. Đây là nói với chúng ta chân tướng của vạn sự vạn vật trong vũ trụ, nói rõ sự thật rằng nó là vô thường, nó không tồn tại, chủ yếu là giảng điều này. Công phu trong một niệm của chúng ta, một niệm này là ý niệm của bạn quy nhất, đến thế giới Cực Lạc, lúc nào đi, có thể tự tại. Nếu chúng ta vẫn còn ba tâm hai ý, còn có rất nhiều ý niệm, vậy thì không được. Cho nên công phu niệm Phật chân thật, chính là “Nhất tâm bất loạn” mà trong Kinh A Di Đà nói. Rất khó làm được nhất tâm bất loạn, nhất tâm bất loạn là bạn không có niệm thứ hai. Chỉ đơn giản nói về công phu cạn nhất, một câu Phật hiệu này của chúng ta ngày đêm không gián đoạn, đây gọi là gì? Đây là công phu thành phiến. Câu Phật hiệu này có thể chế phục được hết thảy tạp niệm, có công phu này thì nhất định được sanh.

Công phu thành phiến thì sanh về cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Đến sự nhất tâm là đoạn sạch chấp trước, lý nhất tâm là đoạn vọng tưởng. Lý nhất tâm sanh về cõi Thật Báo Trang Nghiêm, sự nhất tâm sanh về cõi Phương Tiện Hữu Dư, đều không dễ dàng. Cho nên Tịnh Độ thù thắng không gì bằng là cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Hết thảy phàm phu đều nắm được cõi Phàm Thánh Đồng Cư, hễ bạn chân thật hiểu được đạo lý này, hiểu được phương pháp thì như Thiện Đạo Đại Sư nói: “Vạn người tu vạn người đi”. Mà trong phương pháp thì quan trọng nhất là buông xuống, không buông xuống thì không có cách gì. Khi nào bạn buông xuống thì khi đó bạn thành tựu. Cho nên có người hỏi, khi nào chúng ta mới nắm được phần vãng sanh Tịnh Độ, là ở chính bạn, không phải hỏi người khác, khi nào bạn buông xuống hết thảy thì bạn nắm chắc. Bạn vẫn không buông xuống thì không có cách gì. Điều này phải có tâm cảnh giác, không thể đợi đến đời sau. Nếu muốn đợi đến đời sau, đời sau vẫn có còn đời sau nữa, sợ rằng đời sau vừa mê hoặc thì bị rơi xuống, không biết phải bao nhiêu kiếp bạn mới lại gặp được cơ hội này. Cơ hội này thật không dễ gặp được.

Cho nên chúng tôi thường hay nói lời này, Tổ Sư cũng đều nói qua. Có một số người có bi tâm rất tha thiết: “Tôi muốn độ chúng sanh mà tôi lại không có năng lực, tôi gặp được A Di Đà Phật rồi sẽ lập tức quay lại”. Cũng tốt, A Di Đà Phật nói: “Con hãy nhanh lên, con nhất tâm đến đây với ta, đến rồi thì hẵng tính!” Chỉ sợ bạn không đến. Sau khi đến rồi thì chân thật được đại tự tại, sau đó bạn mới hiểu là độ chúng sanh không phải đơn giản như vậy, duyên của chúng sanh phải chín muồi, duyên không chín muồi thì không được. Cho nên “Phật không độ người không có duyên”, không có duyên ở đây chính là duyên chưa chín muồi, duyên chưa chín muồi thì Phật có đến cũng không có tác dụng.

Trích từ:  Học Phật Vấn Đáp. Hòa Thượng Thích Tịnh Không


Thẻ
Cực Lạc        Giới        Khai Thị        Công Phu        Thập Niệm       

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật