Home > Học Phật Căn Bản > Pha-Me-Khai-Ngo

Tiểu Sử Đức Phật Thích Ca


Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng. Nguyên Ngài là Thái tử nước Ca tỳ la vệ (Kapilavastu) . Phụ hoàng tên là Tịnh Phạn vương Đầu đà na (Sudhodana) và Mẫu Hoàng tên là Ma Da (Maya) . Họ của Ngài là Kiều Đáp Ma (Gautama), được dịch là Cù đàm và tên Ngài là Tất Đạt Đa (Siddhartha) .

Truyện kể rằng: Một hôm vào lễ vía Tinh Tú, vua Tịnh Phạn mở tiệc vui chơi trong thành Ca tỳ la vệ. Sau khi dâng hương hoa cúng kiến trong cung điện xong, Hoàng Hậu Ma Da cùng gia đình ra ngoài thành để bố thí thức ăn và quần áo cho dân nghèo. Khi trở về cung an giấc, Hoàng Hậu nằm mộng thấy một con voi trắng sáu ngà từ trên không trung bay xuống và sau đó lấy ngà mà khai hông bên hữu của bà mà chui vào. Hoàng Hậu bèn đem điều chiêm bao này thuật lại cho vua Tịnh Phạn nghe. Vừa nghe xong, nhà vua lấy làm lạ bèn cho mời các nhà tiên tri lỗi lạc đến để đoán mộng. Các nhà tiên tri đoán rằng: ”Hoàng Hậu sẽ sanh ra một quý tử có tài đức song toàn”.

Nhà vua rất vui mừng vì nghĩ rằng ngôi báu của Ngài từ đây có người truyền nối. Theo tục lệ của Ấn Độ thì Hoàng Hậu phải trở về nhà của cha mẹ là vua A Nậu Thích Ca (AnuShakya) ở nước Câu ly (Koly) để cha mẹ chăm sóc trước khi sanh đẻ. Trên nửa đường đi về nhà cha mẹ, Hoàng Hậu cùng đoàn gia nhân tới vườn hoa Lâm tỳ ni (Lumbini) thì bình minh vừa ló dạng. Vì thấy vườn hoa tươi đẹp nên Hoàng Hậu rảo bước ngắm hoa. Trông thấy nhánh hoa “vô ưu” mới nở vừa thơm vừa đẹp và cành lá sum suê thì Hoàng Hậu bèn lại gần và với tay bên phải để hái hoa thì Thái Tử bỗng đâu từ trong hông phải của bà chun ra. Khi đó bỗng nhiên từ dưới đất mọc lên một đóa hoa sen Thất Bảo lớn như bánh xe mà đỡ cho Ngài. Thái tử vừa giáng sinh thì bước đi bảy bước có bảy đóa sen đỡ chân. Một tay Ngài chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất mà nói rằng: ”Thiên thượng, Thiên hạ duy ngã độc tôn”, có nghĩa là trên trời, dưới thế tất cả chúng sinh ai ai cũng đều có chơn ngã là Phật tánh là chơn tâm mới thật là duy nhất của ta. Đây là ngày mồng tám tháng tư âm lịch (624 năm trước Tây lịch) .

Thái Tử được đặt tên làTất Đạt Đa (Siddhartha) và cũng theo tục lệ của Ấn Độ thì người con phải lấy họ mẹ là Thích Ca. Hoàng Hậu Ma Da tạ thế sau khi sanh Thái tử được bảy ngày.

Mặc dầu chết sớm, nhưng Hoàng Hậu rất vui mừng vì đã sanh ra được một quý nhơn và bà nghĩ rằng mình đã làm tròn nhiệm vụ cao quý đó cũng như đã rửa sạch những nghiệp báo trên đời này. Vua Tịnh Phạn giao Thái tử cho em gái của Hoàng hậu là bà Ma ha Bà xà ba (Mahaprajapati) nuôi dưỡng cho đến khi khôn lớn.

Ngày đản sanh Thái tử, khắp nơi trong thành Ca tỳ la vệ đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ, cây cỏ đều đơm hoa kết trái, trên không thì chim chóc múa ca và hào quang chiếu sáng cả mười phương. Đức vua cha vui mừng khôn xiết và Ngài cho mời các vị tiên tri đến xem tướng cho Thái tử. Có vị đạo sĩ nổi tiếng tên là A Tư Đà (Asita) lúc đó đang tu trên núi Tuyết sơn, được chư Thiên mách bảo, bèn xuống núi đến cung vua để chào mừng và xem tướng cho Thái tử. Gặp Thái tử, đạo sĩ A Tư Đà bỗng nhiên chấp tay vái chào với thái độ hết sức cung kính. Đạo sĩ tuy cười mà vẻ mặt thoáng buồn. Ông nói là rất vui mừng vì: “Thái Tử có 32 tướng tốt xuất hiện nên sau này sẽ thành một vị Thánh”, nhưng ông buồn vì ông tuổi đã quá cao, ắt phải qua đời nên không có cơ hội được trực tiếp giáo huấn bởi vị Thánh nầy để được giải thoát. Nghe xong nhà vua không được vui cho lắm vì Ngài chỉ muốn con mình làm một vị vua để nối dõi tông đường mà thôi. Vì thế mà nhà vua muốn đổi số mệnh cho con mình nên đặt tên cho Thái tử là Tất ĐạtĐa, theo tiếng Phạn có nghĩa là: Kẻ sẽ giữ chức vị mà mình phải giữ. Chức vị mà nhà vua muốn ám chỉ ở đây là ngôi vua, nhưng nhà vua đâu có ngờ rằng chức vị sau nầy của con Ngài chính là chức vị Phật.

Khi Thái Tử lên bảy tuổi, nhà vua cho mời tất cả những vị thầy giỏi nhất trong nước để chỉ dạy cho Ngài. Thái tử làu thông các môn văn học và ngôn ngữ học. Ngài tiếp tục chuyển qua môn công kỹ nghệ học, rồi đến Y học. Sau đó Ngài còn hấp thụ cả về Luận lý học cũng như Đạo học. Riêng về Đạo học, Thái tử được dạy về 4 sách của các Thánh Vệ Đà (Veda) . Đây là những sách nói về các Thánh của Bà La Môn . Kinh Phật nói rằng chỉ trong khoảng thời gian từ 7 đến 12 tuổi, Thái tử đã làu thông tất cả 5 môn học và 4 sách Vệ Đà trên. Đến năm 13 tuổi, Thái tử bắt đầu học võ thuật. Nhờ có sức khỏe phi thường, Thái tử học môn gì cũng giỏi. Đặc biệt là môn bắn cung, trong một cuộc hội thi, Thái tử đã bắn một mũi tên xuyên qua 7 lớp trống đồng, trong khi những người giỏi nhất khác chỉ bắn xuyên được ba lớp trống đồng mà thôi.Chẳng bao lâu Thái tử đã trở thành một vị văn võ song toàn khó một ai sánh kip. Song song với sự phát triển về tài năng, đức độ của Ngài cũng phát triển một cách vô cùng nhanh chóng và sâu rộng. Tình thương của Ngài đối với mọi người và mọi vật bao la cao cả. Nhưng có một điều lạ là từ khi sanh ra cho đến khôn lớn, Ngài chưa lần nào được dạo chơi ngoài thành cả..

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Phật Học Tinh Yếu, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
2.    Phật Học Vấn Đáp Loại Biên, Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
3.    Phật Học Tinh Hoa, Hòa Thượng Thích Đức Nhuận
4.    Sơ Đẳng Phật Học Giáo Khoa Thư, Cư Sĩ Thiên Nhơn | Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ, Việt Dịch
5.    Giáo Trình Phật Học, Chan Khoon San | Lê Kim Kha, Việt Dịch
6.    Giáo Khoa Phật Học - Cấp Ba, Cư Sĩ Phương Luân | Cư Sĩ Hạnh Cơ, Việt Dịch
7.    Giáo Khoa Phật Học - Cấp Hai, Cư Sĩ Phương Luân | Cư Sĩ Hạnh Cơ, Việt Dịch
8.    Giáo Khoa Phật Học - Cấp Một, Cư Sĩ Phương Luân | Cư Sĩ Hạnh Cơ, Việt Dịch
9.    Phật Học Vấn Đáp, Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Thượng Tọa Thích Đức Trí, Việt Dịch
10.    Phật Học Trung Đẳng Tập 1, Đại Sư Thái Hư | Nguyễn Khuê, Việt Dịch
11.    Phật Học Trung Đẳng Tập 2, Đại Sư Thái Hư | Nguyễn Khuê, Việt Dịch
12.    Phật Học Vấn Đáp, Pháp Sư Sướng Hoài | Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Việt Dịch
13.    Phật Học Căn Bản - Chương Trình Phật Học Hàm Thụ - Tập 1, Tỳ Kheo Thích Thanh Giác
14.    Phật Học Phổ Thông Toàn Tập, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
15.    Phật Học Dị Giải, Cổ Phong Trăn | Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Việt Dịch
16.    Phật Học Tinh Hoa, Nguyễn Duy Cần
17.    Phật Học Cơ Bản, Nhiều Tác Giả
18.    Phật Học Cho Trẻ Em, Cư Sĩ Hoàng Phước Đại, Việt Dịch
19.    Phật Học Đức Dục, Ni Sư Hải Triều Âm
20.    Phật Học Và Y Học, Cư Sĩ Quách Huệ Trân | Thích Tâm An, Việt Dịch
21.    Phật Học Thường Thức, Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám