Home > Khai Thị Phật Học
Luận Về Nét Đặc Thù Của Nhân Quả Ba Đời
Đại Sư Thích Ấn Thuận | Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch


1. Nhận thức rõ ý nghĩa của đời người

Ngày nay, mọi người đã chứng kiến việc nhân loại đang chịu đựng sự uy hiếp hủy diệt, đến đâu cũng cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Con người chỉ thở được vài hơi là đã tắt nghẽn rồi! Nhân gian trở nên tồi tệ đến như vậy, nguyên nhân do từ đâu? Nói theo Phật pháp thì nguyên nhân chủ yếu là do con người đã đánh mất phương hướng, phủ định giá trị của mình, mọi người đều đang sống với tâm trống rỗng, ảo tưởng không có định hướng. Nếu không phải là sự suy đồi, thì đang trên đà trở nên tồi tệ, không phải chìm đắm trong vàng bạc, thì đang điên cuồng trong sát hại của hận thù. Lòng ham muốn vật chất, đố kỵ tình cảm, khiến cho thế giới của chúng ta hướng gần đến cái chết mịt mờ.

Tôi nói: “Con người đánh mất ý nghĩa của sự sống, phủ nhận giá trị của chính mình”, câu nói này có ý nghĩa như thế nào? Tôi muốn giải thích đơn giản điểm này.

2. Duy vật của Nhất thế luận

Con người đối với bản thân, có ba cách nhìn không giống nhau gọi là Nhất thế luận, Nhị thế luận và Tam thế luận.

Bây giờ, Nhất thế luận của chủ nghĩa duy vật, ăn sâu vào lòng người một cách phổ biến. Con người đều nhìn đắm vào thế giới vật chất, cho rằng thế giới vật chất là số một. Họ nghĩ rằng: Sinh là do tinh cha huyết mẹ hòa hợp mà có. Tử là thần thức ly tán, chết là hết, đời người chỉ có như vậy. Con người có mặt trong vũ trụ này, chỉ có bấy nhiêu, biết hiện tại, không biết tiền kiếp, bỏ qua sau khi chết. Vừa chết là kết thúc đời người, có thể bắt đầu cuộc sống mới, lại không từ nơi an thân lập mạng nên sa vào chỗ hư giả cực đoan, thất ý buồn khổ vô hạn.

Đời người bận rộn, cuối cùng được gì? Vì tấm thân này, chỉ thế thôi, chết là hết, có ý nghĩa gì? ia đình, quốc gia hay là thế giới, có quan hệ gì đến chúng ta? Chỉ có tập trung ý tưởng vào nơi hiện tại, tất cả chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân. Tri thức càng cao, lừa dối càng tài, lời tốt nói cho cùng, việc xấu làm cũng tận.

Thời gian dài của một đời người, chạy theo chiều hướng tiêu cực, tham muốn lợi ích cho riêng mình.

Một đời dài đăng đẳng, cứ tưởng rằng năng lượng của cuộc sống dồi dào, như mãi mãi ở tuổi niên thiếu, bị mê hoặc nên bị cuốn theo chiều hướng điên cuồng, hướng đến một toàn thể lớn mà khinh người, chạy theo mục đích nhưng không dùng thủ đoạn, thế giới tàn khốc kịch liệt.

Cuộc đời đã kết thúc (chết rồi), không chấp nhận ý nghĩa chân thật của con người, đó chính là Nhất thế luận, nhân sinh quan của người chủ trương duy vật. Thế giới ngay trước mắt chính là một loại vi khuẩn truyền nhiễm, khiến cho khắp thế giới đều bị điên cuồng. Một số cá nhân phản lại duy vật luận, phản lại với cộng sản chủ nghĩa, nhưng không biết nhân sinh quan của chính mình, hoàn toàn giống nhau với Duy thức luận, đều cho rằng chết là hết của Nhất thế luận.

3. Nhị thế luận của thần giáo

Nhắc đến Nhị thế luận, đó là cách nhìn chung của a thần giáo và Nhất thần giáo. Họ cho rằng sau khi chết, vẫn còn đời sau. Dựa theo tư tưởng cổ đại của người Trung Quốc: “Con người sau khi chết làm quỷ. Công đức sâu dày thì được thăng lên thế giới của thần, như làm điều bất thiện, hoặc là con cháu tuyệt nòi, thì sẽ trở thành cô hồn”. Nhưng đến đời nhà Tống, nhà Minh trở về sau, thì không có tôn giáo đề cao tinh thần cũ nữa, giới trí thức đại đa số đã biến Nhất thế luận thành tầm thường. Nhị thế luận này, bất kể là mê tín hay không, từ quá khứ thậm chí đến ngày nay, một lòng kiên quyết khuyến khích nội tâm con người, giúp con người có tương lai tươi sáng, chịu đựng cái khổ đau trước mắt, để sau này sẽ được khắc phục. ối với sự tiến triển đạo đức và nhân cách, đóng góp sự cống hiến rất tích cực.

Nhị thế luận của thần giáo, hiện tại càng ngày càng bị suy đồi. Bởi vì người theo nhị thế luận, tin rằng có một linh hồn độc lập, trước lúc sinh ra cho đến khi chết đi, như từ ngôi nhà này dời đến một ngôi nhà khác. Như rời bỏ thân thể vật chất (xác thịt), linh hồn rời bỏ thân tâm hoặc cái ngã của chính mình, tư tưởng này không được người thời nay tiếp nhận. Như thần giáo ở tây phương, chỉ nói từ hiện tại và tương lai bị đọa vào địa ngục hoặc được lên thiên đàn, thế nhưng nguồn gốc của cuộc sống trong hiện tại, cuối cùng cũng không giải thích được một cách rõ ràng. Nếu nói như vậy là do thần tạo ra, dựa vào quyền quyết định của thần mà hiện hữu trong thế gian này, như thế rõ ràng đối với lòng bác ái của thần là hoàn toàn mâu thuẫn.

Bởi vì hàng nghìn hàng vạn con người, không ngừng ra đời trong từng giây phút, nhưng sinh vào cõi trời được bao nhiêu người? Nếu thần là bậc thông suốt mọi việc, thìphần lớn chúng sinh đang hướng đến địa ngục, không thể nói là thần không biết! Giả sử nói: Thần cho con người ý chí tự do, thần thích nhân loại nương vào ý chí tự do để phục từ thần, như thế thì con người quả thật quá ngu si, ngây thơ chẳng khác nào đứa trẻ. Khiến cho những đứa trẻ không có trí này, sống trong chỗ rất nguy hiểm, muốn được thoát khỏi cảnh nguy hiểm, thì thích chỉ có một hoặc hai người, như thế thật là tàn khốc làm sao!

Thần thích làm như vậy chăng? Kẻ thích chiến tranh dẫn đầu kéo theo hàng nghìn, hàng vạn thanh thiếu niên, khiến họ dùng vô số người để đối phó với hoàn cảnh nguy hiểm. Vượt qua hoàn cảnh nguy hiểm để trở về, được tán dương khen ngợi tôn vinh anh hùng, như thế gọi là từ ái chăng? Nếu như thần biết rõ hàng nghìn hàng vạn con người bị rơi vào cảnh khổ đau, y cứ vào sự sáng tạo không ngừng, nếu chẳng phải sự cuồng si của thần thì chính là thật tàn khốc!

Nhị thế luận của tín đồ thần giáo càng ngày càng không được mọi người tin ngưỡng, tâm rơi vào sự lạc lõng, tinh thần không nơi nương tựa, đây mới bị rơi vào cảnh giới quỷ vương chủ nghĩa duy vật của nhất thế luận. Nhân tố quan trọng này gần một trăm năm trở lại đây làm cho thế giới văn minh bị suy thoái!

4. Tam thế luận đầy đủ và chính xác

Tam thế luận là điểm đặc sắc của tôn giáo Ấn ộ, thế nhưng Phật giáo là cứu cánh nhất. Con người và hết thảy chúng sinh, là sự sống nối tiếp không có giới hạn, không phải do thần tạo và cũng chẳng phải tự nhiên mà có, càng không thể nói chết là hết.

Ở đây được ví như dòng nước chảy, sinh ra những lớp sóng; chết và sống chỉ là mỗi giai đoạn, mỗi hoạt động của sự có mặt và mất đi. Dựa vào tín niệm của Tam thế luận, đã không chấp nhận sự ban thưởng và trừng trị của thần giáo, mà đã trở thành tự làm tự chịu của nhân sinh quan, khẳng định ý nghĩa chân thật của nhân sinh quan. ời trước, tư tưởng và hành vi của chúng ta, nếu hướng đến tự lợi và lợi tha, lương thiện và không tà ác, thì đời này mới gặt hái được quả thiện phước báo an lạc. Như thế, nếu đời này không tiếp tục sách tấn làm thiện, chết đi sẽ đọa vào cảnh giới tối tăm bi thảm.

Có niềm tin về nhân quả ba đời này, nhớ lại trước đây thì có mạng sống bình an, chắc chắn không còn oán trời trách người, trong tương lai, có thể phấn đấu hướng thượng, quyết không lười biếng phóng dật. Cuộc sống an lạc có thể thiết lập nhân sinh quan, đây chính là ưu điểm duy nhất của luận nhân quả ba đời.

Còn nữa, nhìn lại sự tiếp nối từ trước đến nay, khổ đau và an vui đều bắt nguồn từ kết quả của hành thiện và tạo ác. Động lực đưa đến thiện và ác, có giới hạn của nó, nên khổ đau và an lạc không thể vĩnh viễn là khổ đau hay mãi mãi là an lạc, chỉ là quá trình một giai đoạn của cuộc sống. Bất kể gặp cảnh đau thương nào, như địa ngục cũng không nên thất vọng, vì nghiệp lực không còn, thì chúng sinh trong địa ngục sẽ hết khổ. Ngược lại, như gặp bất kì hoàn cảnh hạnh phúc nào, dù cho có lớn như thiên quốc đi nữa cũng không nên tự mãn, vì sức mạnh của thiện nghiệp khi hưởng hết sẽ có ngày đọa lạc.

Vì thế, đúng nghĩa với Tam thế luận, đối diện với bất kì hoàn cảnh nào, đều tràn đầy hi vọng, không ngừng tinh tấn hướng thượng. Từ tự làm tự hưởng rồi phải hiểu cùng làm cùng hưởng, mỗi gia đình, mỗi đất nước, sự trải dài trong lịch sử, cũng phù hợp với sự lên xuống của quy luật nhân quả.

Khuyết điểm của Tam thế luận là ở trong tam thế luận hoàn toàn tiêu trừ. Thế nên, chỉ có mọi người tiếp nhận tin vào định luật nhân quả ba đời, tin tưởng một cách vững vàng, lòng tin của cộng đồng, mới có thể từ chủ nghĩa vật chất, duy vật luận, sự tai hại của nhất thiết luận mới bị truất phế!

Phụ lục: Chánh kiến có đời trước và đời sau

1. Có một số người chỉ tin rằng nghiệp báo ngay hiện tại, không tin có đời sau. Nhưng làm thiện tạo ác, quả báo gánh lấy trong đời này thật quá ít, vậy thì đều hiểu sai là “thiên đạo vô tri”.

2. Một số người khác tin rằng, nghiệp thiện hay quả báo ác chính là con cháu phải gánh chịu. Như nói: “ ia đình có tích thiện nghiệp (làm điều thiện) thì may mắn có thừa, nếu trong gia đình không vun bồi thiện nghiệp, thì sẽ chịu nhiều tai ương”. Người Trung Quốc thảo luận về âm đức, đại để không vượt ra ngoài hai điều (thiện ác) này. Không biết thế gian có rất nhiều người cha hiền mà con lại hư hỏng, nhưng có nhà thìcha hư hỏng mà con lại hiền từ. Vả lại, nếu không có con cháu thì nghiệp thiện và ác của họ tiêu trừ hết sao.

3. Có người chỉ tin đời hiện tại và vị lai, không tin có kiếp trước, như Thiên Chúa giáo... Như thế có thể khiến cho người xa lìa nghiệp ác hướng đến điều thiện, nhưng không hiểu được kiếp trong quá khứ, mang lại quả báo đến đời hiện tại khác biệt rất xa, không thể giải thích được, cũng không có cách nào khiến cho người phát sinh chánh tín hợp lý. Thế nên, không thể thấy được nghiệp báo, thiện ác đúng đắn, cần phải tiến thêm một bước hiểu kiếp quá khứ và đời sau, có tín giải kiên định.

4. Chúng sinh đang ở trong sinh tử, không thể có được tự tại, nghe nói do nghiệp lực định đoạt. Sự sống trong hiện tại, là nhờ đi qua những giai đoạn sinh tử, biến đổi mà có được sự sống mới. Chết rồi lại sinh, giai đoạn giữa đời trước và đời sau, không một cũng không khác, không đoạn cũng không thường tiếp nối, thật sự là rất sâu xa không dễ dàng hiểu thấu được.

Do nghiệp cảm báo, sinh tử tương tục, đối với bậc thánh thì không có nghi vấn gì. ặc biệt là đắc thiên nhãn thông (hàng ngoại đạo cũng đắc được thiên nhãn thông, cho nên họ cũng tin có nghiệp báo đời trước và đời sau), hiểu một cách cặn kẽ. Thế nhưng, một số phàm phu tầm thường vì không có trí thanh tịnh, nên đối với vấn đề đời trước và đời sau rất mờ mịt, cái gì cũng không hiểu. Tuy chỉ có một số ít người đối với cái nhân đã tạo còn lờ mờ, để biết được đời trước, nhưng cũng bị Duy vật luận không chấp nhận. Vìthế, tốt nhất nên nương tựa vào Phật pháp để tu học, được trí thanh tịnh, sinh thiên nhãn thông thì tự thân chứng thật vấn đề này. Ngoài ra, chỉ có tín ngưỡng giáo pháp của Như lai thì mới luận chứng được tín giải.

Làm rõ giáo lý, đối với người sơ cơ không phải là dễ, bây giờ tạm thời nêu: “Củi hết lửa tương truyền” để giải thích. Như dùng một khúc củi đốt cháy sẽ phát ra ánh sáng, đợi đến lúc củi hết lửa tắt, lại dùng một khúc củi khác đốt để lửa không bị tắt, ngọn lửa tiếp tục cháy sáng lên. Khúc củi trước không phải là khúc củi sau, ngọn lửa sau không phải là ngọn lửa trước, thế nhưng ngọn lửa sau không thể không nói là do khúc gỗ trước đốt mà có lửa.

Như vậy có thể nói, khi sinh mạng đời trước đã chấm dứt, lại tiếp nối một sự sống mới, đời trước không phải đời sau, thế nhưng đời sau có được là nhờ vào nghiệp lực của đời trước mà hình thành. Thế nên, thời gian và không gian từ tử đến sinh, đều có khoảng cách, cho nên làm sao để tiếp nối được cái chết và sự sống được tương tục, cần phải được giải thích rõ.

Nói theo nghĩa lý sâu xa của Phật pháp thì sự hoạt động của thân và tâm, hiển hiện hình tướng của sự sống, đến lúc lâm chung, trong một sát na thân và tâm bị diệt mất, thấy được sự ngừng hoạt động của thân tâm (hiện tại), tuy nhiên không sự hoạt động của thân tâm trong quá khứ không phải là không có, đây chính là “nghiệp quá khứ đã diệt thì công năng không mất” (đây cũng không trở ngại nói về sự tồn tại bên trong của sinh mạng). ợi đến lúc nhân duyên chín muồi, nghiệp lực trong quá khứ, mang lại sự hoạt động của thân tâm mới, bắt đầu có một sinh mạng mới.

Bây giờ lại lấy ví dụ củi cháy tương truyền để làm ví dụ: Lúc lửa đốt vật, phát ra ánh lửa rừng rực, đây được ví như sự hiển hiện hoạt động của sự sống. ợi đến lúc lửa tàn, ánh sáng của lửa đã tắt, đây cũng đồng với sự kết thúc của một sinh mạng. Lửa đã tắt, tro tàn cũng đã nguội, nếu như gặp phải vật dễ cháy, thêm một luồng gió thổi vào, lại sẽ “tử hôi phục nhiệt” có nghĩa là tro đã nguội lạnh bây giờ được nóng trở lại, ánh lửa tiếp tục rừng rực cháy.

Cũng như lúc nhân duyên hội tụ, nghiệp lực trong quá khứ, lại tiếp tục nảy sinh một sự sống mới. Ngọn lửa từ đống tro nguội được nóng trở lại, không phải của ngọn lửa đầu tiên, nhưng có sự liên quan mật thiết không thể tách rời ngọn lửa đầu. Cũng như hậu sinh không phải là đời trước, nhưng hành nghiệp giữa đời trước và đời sau có quan hệ với nhau. Từ ngọn lửa trước đến ngọn lửa sau, theo thời gian có thể gián đoạn, cũng như khoảng thời gian giữa đời sau và đời trước, thời gian và không gian không làm chướng ngại cách nhau.

Chẳng qua, rốt cuộc cũng chỉ là ví dụ mà thôi. Như nói theo Phật pháp thì nghiệp lực trong quá khứ, trong pháp tánh không xem như huyễn, vốn không thể nói có gián đoạn của không gian, chỉ cần nhân duyên hòa hợp, như (con người, cần tinh cha huyết mẹ hòa hợp...), có thể vào một thời gian và không gian khác, đột nhiên sinh ra một sự sống mới, lại bắt đầu một sự hoạt động mới của thân tâm.




Từ Ngữ Phật Học Trong: Luận Về Nét Đặc Thù Của Nhân Quả Ba Đời