Home > Khai Thị Phật Học
Báo Ân
Sa Môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn | Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản, Việt Dịch


Thiên này có 2 phần: Thuật ý, Dẫn chứng.

Thứ nhất PHẦN THUẬT Ý

Bởi vì nghe ân đức sâu dày của Tam bảo tỏa bóng mát Từ bi che phủ Tứ Sanh, cảm hóa dạy dỗ khắp mười phương bình đẳng không sai khác đều là con một, căn cơ không bé nhỏ nào mà không đến, trí tuệ có đến mà nhất định vỗ về; liền khiến cho Ưu Điền khắc hình tượng Uất Nhĩ phát ánh sáng, Tư Nặc đúc hình hài Siêu Nhiên tránh chỗ ngồi, từ đó về sau điềm lành linh ứng xuất hiện nhiều hơn, tiếng ca ngợi càng nồng đượm như cỏ giạt xuống theo gió. Niệm thì tội diệt phước sanh, kính thì đức lớn muôn đời. Bởi vì Như lai nuôi lớn Pháp thân cho mình cha mẹ nuôi sống Sanh thân cho mình, đã tu dưỡng nhân tố của trường thọ, không giữ lại tính mạng của phù du, ân nghĩa sâu nặng chỉ cần phải nghĩ đến sự báo ân!

Thứ hai PHẦN DẪN CHỨNG

Như kinh Chánh Pháp Niệm nói: Có bốn loại ân thật là khó báo đáp. Những gì là bốn loại? Đó là: 1. Ân mẹ; 2. Ân cha; 3. Ân Như lai; 4. Ân của Sư thuyết pháp. Nếu có ai cúng dường bốn bậc này thì người ấy có được vô lượng phước thiện, hiện tại được mọi người cùng ca ngợi, ở đời vị lai có thể đạt được bồ đề.

Lại trong kinh Đại Bát Nhã quyển 443 nói: Nếu có ai hỏi rằng: Người nào là người biết rõ ân nghĩa và luôn luôn báo đền ân nghĩa? Nên trả lời chính xác rằng: Đức Phật là người biết rõ ân nghĩa và luôn luôn báo đền ân nghĩa. Tại vì sao? Bởi vì tất cả thế gian không có ai biết rõ ân nghĩa và báo đền ân nghĩa hơn được Đức Phật.

Lại trong kinh Tăng Nhất A hàm nói: Lúc bấy giờ Đức Thế tôn bảo với các Tỳ kheo: Nếu có chúng sanh nào biết quay trở lại, thì người

này thật đáng kính trọng, ân nghĩa nhỏ hãy còn không quên, huống gì ân đức to lớn! Giả sử lìa xa nơi này trăm ngàn do tuần, hãy còn gần Ta không khác, Ta luôn luôn khen ngợi người này. Nếu có chúng sanh nào không biết quay trở lại, thì ân nghĩa to lớn hãy còn không nhớ, huống gì ân tình bé nhỏ? Người kia chẳng gần Ta, Ta không gần người ấy, cho dù khóac Tăng già lê ở hai bên Ta, mà người này hãy còn rất xa. Vì vậy đã là không quay trở lại!

Lại trong kinh Xá lợi phất Vấn nói rằng: Đức Phật dạy: Người thọ giới, tùy theo khả năng mình lo liệu, có thể giúp đỡ thực hành, không giới hạn nhiều ít. Văn Thù Sư Lợi thưa với Đức Phật rằng: Vì sao Như lai giải thích ân của cha mẹ to lớn không thể không báo đền, lại nói là ân của Sư Tăng không thể tính kể, vậy ân của ai là nhất? Đức Phật dạy: Người tại gia, hiếu thuận thờ kính cha mẹ nằm ở dưới gối, không ai mà báo đền bằng được ân tình sinh ra và nuôi lớn của cha mẹ, bởi vì ân sinh đẻ sâu nặng cho nên nói là to lớn. Nếu theo thầy học đạo khai phát tri kiến, thì ân này to lớn thứ nhì thôi. Người xuất gia, rời bỏ ngôi nhà sanh tử của cha mẹ mình, vào trong cửa giáo pháp tiếp nhận giáo pháp vi diệu, nhờ vào sức lực của thầy, sinh trưởng Pháp thân tạo ra tài sản công đức nuôi dưỡng mạng sống trí tuệ, công lao không có gì lớn hơn, truy tìm nơi sinh ra ấy quả là thứ nhì mà thôi!.

Lại trong kinh Trung ấm nói: Đức Phật hỏi Di lặc: Trẻ thơ ở cõi Diêm phù đề lúc sinh ra, cho đến lúc ba tuổi mẹ ôm trong lòng là uống bao nhiêu sữa? Di lặc thưa rằng: Uống hết một trăm tám mươi hộc sữa, trừ ra bốn phần được ăn lúc còn trong bụng mẹ; trẻ thơ ở cõi Đông Phất Vu Đãi lúc sanh ra, cho đến lúc ba tuổi uống hết một ngàn tám trăm Hộc sữa; trẻ thơ ở cõi Tây Câu da ni lúc sanh ra, cho đến lúc ba tuổi uống hết tám trăm tám mươi Hộc sữa; trẻ thơ ở cõi Bắc Uất Đan Việt lúc sanh ra ngồi ở đầu đường, người đi đường chìa ngón tay cho mút ngón tay trong bảy ngày thành người, cõi ấy không có sữa, chúng sanh Trung ấm uống bằng cách hút từ gió. (Người xưa dùng đấu nhỏ làm chuẩn, nay thì Đường dùng đấu thì một đấu tương đương với ba đấu xưa kia, cho nên lượng sữa hình như nhiều hơn).

Lại trong kinh Nan Báo nói: Vai trái cõng cha vai phải cõng mẹ, trải qua ngàn năm ỉa đái trên lưng, hãy còn không thể nào đền đáp được ân đức của cha mẹ.

Lại trong kinh Tăng Nhất A hàm nói: Công đức quả báo của lòng hiếu thuận cung dưỡng cha mẹ, cùng ngang bằng với công đức của Bồ tát Nhất Sanh Bổ Xứ.

Lại trong Kinh Phật Thuyết Cổ Lai Thế Thời nói: Tỳ kheo A na luật tự nói về túc mạng của mình rằng: Xưa kia con ở nước Ba la nại, thóc lúa đậu mè rất quý mà nhân dân gặp nạn đói kém, con gánh gánh cỏ bán để tự nuôi sống mình, lúc ấy có vị Duyên giác, tên gọi Hòa Lý, đến dạo khắp nước ấy, con sáng sớm đã ra ngoài thành muốn gánh cỏ đi bán. Lúc bấy giờ vị Duyên giác khoác y ôm bát đi vào thành khất thực, đến ở giữa đường con gánh cỏ trở về, vào trong cổng thành lại cùng gặp nhau, ôm bát không mà đi ra. Duyên giác Hòa Lý từ xa nhìn thấy con đi đến, liền tự nghĩ rằng: Mình sáng sớm đi vào thành, người này từ thành đi ra, nay gánh cỏ trở về, nhớ buổi sáng chưa ăn, mình nên theo sau đi đến nhà ấy, xin để ngăn cơn đói. Lúc ấy con gánh cỏ tự trở về nhà mình, đặt gánh cỏ xuống đất, quay đầu lại thấy vị Duyên giác theo sau con như bóng theo hình. Lúc ấy tâm con nghĩ: Sáng sớm ra khỏi thành thì vị Duyên giác này đi vào thành khất thực, giống như ôm bát không trở về, nghĩ là chưa được ăn gì, mình nên bỏ ăn để dâng cho vị này. Ngay lúc ấy mang đồ ăn ra quỳ thẳng trao cho, mong đạo nhân thương tình tiếp nhận! Vị Duyên giác nói: Nay gặp nạn đói thóc lúa đậu mè đắt đỏ dân chúng đói lòng khốn khổ, phân làm hai phần, một phần đặt vào bát, một phần tự mình ăn, ông làm thuận theo cách như vậy! Thí chủ trả lời rằng: Vâng, thưa Thánh nhân, hàng bạch y ở nhà từ từ thổi cơm ăn, sớm tối không có gì lo ngại, nguyện Đạo nhân tiếp nhận, thương tình gia hộ cho một phần. Lúc ấy vị Duyên giác tiếp nhận tất cả cơm và thức ăn. Con nhờ công đức này bảy lần lên cõi Trời làm các vị Thiên Vương, bảy lần ở địa vị tôn quý giữa người thế gian. Nhờ một lần bố thí này mà được các Quốc vương, Trưởng giả nhân dân quần thần văn võ tiếp xúc tôn kính hết lòng, bốn chúng đạo tục tiếp xúc cúng dường, tự đến cầu xin con mà con không hề quên gì.

Lại trong kinh Phật Thăng Đao Lợi Thiên Vi Mẫu Thuyết Pháp nói: Đức Phật ở dưới tán cây Ba Lợi Chất Đa la trong vườn Hoan Hỷ trên cung Trời Đao Lợi, bốn chúng vây quanh an cư ba tháng, trong lỗ chân lông trên thân phóng ra ngàn ánh sáng, chiếu rọi khắp nơi Tam thiên Đại thiên thế giới. Ma gia phu nhân nghe thấy rồi dòng sữa tự nhiên chảy ra, nếu đích xác là Tất đạt đa mà tôi sanh ra, thì nên làm cho dòng sữa tiến vào thẳng trong miệng. Dấy lên lời này xong thì hai dòng sữa vọt thẳng ra, giống như hoa sen trắng, mà tiến vào trong miệng Như lai. Ma gia phu nhân trông thấy vô cùng vui mừng sung sướng không sao tả nổi, như đóa hoa nở rộ thật tươi đẹp, năm vóc chí thành rạp sát đất chuyên tinh chánh niệm, diệt sạch mọi kết sử phiền não. Đức Phật thuyết pháp cho mẹ đạt được quả vị Tu đà hoàn. Đức Phật ở trên cõi Trời làm cho chư Thiên đạt được rất nhiều lợi ích, không làm sao kể lại hết được. Lúc bấy giờ Đức Thế tôn đã kết thúc ba tháng mùa Hạ, sắp về lại cõi Diêm phù đề, phóng ra ánh sáng năm màu chiếu soi rực rỡ khắp nơi. Lúc ấy Thiên Đế Thích biết Đức Phật sắp đi xuống, liền sai quỷ thần làm ba dãy bậc cấp bằng vật báu, dãy chính giữa làm bằng vàng ròng Diêm phù Đàn, dãy bên trái dùng lưu ly làm thành, dãy bên phải dùng mã não làm thành, lan can hai bên chạm trổ vô cùng nghiêm trang tráng lệ. Đức Phật nói với Ma gia phu nhân: Pháp sanh tử tụ hội nhất định có chia ly, nay con phải trở lại dưới cõi Diêm phù đề, không lâu nữa cũng sẽ nhập Niết bàn. Ma gia phu nhân rơi nước mắt nói bài kệ. Lúc bấy giờ Đức Thế tôn cùng với mẹ Từ biệt, nhẹ bước xuống bậc cấp quý báu, Phạm Thiên Vương cầm tán che, và Tứ Thiên Vương đứng hầu hai bên, bốn bộ đại chúng ca bối tán thán, chư Thiên trỗi lên các loại âm nhạc vang lừng hư không, tung hoa đốt hương đi theo đến cõi Diêm phù đề. Nơi ấy vua Ba tư nặc cùng tất cả đại chúng quy tụ ở dưới bậc cấp quý báu cúi đầu lạy tôn kính tiếp đón, Đức Phật trở về an tọa trên Sư Tử tòa nơi tinh xá Kỳ hoàn, bốn chúng vây quanh, hoan hỷ vô cùng không làm sao diễn tả hết.,

Lại trong kinh Quán Phật Tam Muội nói: Phu Vương bày tỏ với Đức Phật, nên đến cõi Trời Đao Lợi thuyết pháp cho mẹ. Đức Phật thưa rằng: Thích hợp thì giống như pháp hành của Luân Vương đến thăm hỏi đàn việt. Lúc ấy Trì Địa Bồ tát tiến vào Thủ Lăng Nghiêm Định, từ ranh giới Kim Cang làm thành hoa Kim Cang, từng hoa từng hoa tiếp theo nhau, bốn con rồng đều mang một đài hoa bằng bảy báu, Trì Địa Bồ tát vì Đức Phật làm ba dãy bậc cấp bằng vật báu, Đức Thế tôn đến rồi đi vào cung Trời, ánh sáng từ tướng lông trắng giữa chặng mày hóa làm tàn che bảy báu che phủ phía trên mẹ, làm chiếc giường báu dâng mẹ để ngồi.

Lại trong Lục Độ Tập Kinh nói: Xưa kia Bồ tát là một người vô cùng giàu có tích lũy tài sản rất nhiều, thường dâng cúng Tam bảo Từ bi hướng về chúng sanh. Đi ngắm cảnh chợ búa nhìn thấy con ba ba trong lòng thương xót làm sao, hỏi giá mắc rẻ. Người bán con ba ba biết Bồ tát có đức Từ bi rộng lớn, đáp rằng: Trăm vạn. Bồ tát đáp rằng: Rất tốt. Mang con ba ba về nhà, đến dòng nước thả xuống nhìn thấy nó bơi đi mà buồn vui lẫn lộn thề rằng: Mọi tai nạn tính mạng an toàn như người bây giờ! Phát khởi hoằng nguyện, chư Phật khen ngợi tốt lành. Con ba ba vào cuối đêm đến gặm ngoài cửa, quái lạ cửa có tiếng gì liền đi ra trông thấy con ba ba, nói với Bồ tát rằng: Tôi được trở lại nơi tốt lành thân thể được an toàn, không có gì để đền đáp ân tình, vật sống trong nước biết nước cao thấp, nước lũ sắp đến làm hại rất lớn, mong nhanh chóng chuẩn bị thuyền bè đến lúc sự cố xảy ra sẽ gặp nhau. Đáp rằng: Rất tốt. Sáng sớm đến cung thành như sự việc trình bày với nhà vua. Bởi vì Bồ tát vốn có danh tiếng tốt lành nên nhà vua tin theo lời trình bày đó, chuyển dưới thấp lên chỗ cao. Đến lúc con ba ba xuất hiện thì nước lũ đến chân rồi. Nên nhanh chóng xuống thuyền, theo tôi thì có thể bình yên. Thuyền đi theo phía sau con ba ba, có con rắn hướng về phía thuyền, Bồ tát nói bắt lấy, ba ba nói rất tốt. Lại nhìn thấy con cáo trôi nổi, Bồ tát nói bắt lấy, ba ba nói cũng tốt. Lại nhìn thấy người nổi trôi ôm mặt kêu Trời cầu xin cứu mạng, Bồ tát nói bắt lấy. Ba ba nói: Cẩn thận đừng bắt lấy, lòng dạ người phàm giả dối, ít có người tin tưởng suốt đời, vong ân bội nghĩa chạy theo thời thế thích làm điều phản nghịch xấu xa. Bồ tát nói: Loài vật như ông Ta còn cứu giúp, loài người mà Ta coi rẻ, há thật là nhân ái hay sao, Ta không đành lòng làm như vậy. Thế là bắt lấy người ấy. Con ba ba hối hận quá. Đến được vùng đất tốt lành, con ba ba Từ biệt rằng: Ân tình trả xong xin được rút lui. Đáp rằng: Ta đạt được quả vị Như lai Vô Sở Trước Chí Chân Đẳng Chánh Giác, chắc chắn sẽ độ cho nhau. Con ba ba nói: Rất tốt. Con ba ba rút lui thì con rắn con cáo đều ra đi. Con cáo lấy hang làm chỗ ở, gặp được một trăm cân Tử Ma Hoàng Kim của người xưa cất giấu, vui mừng nói rằng: Nên dùng để báo đáp ân tình ấy vậy. Con cáo quay lại thưa rằng: Loài vật bé nhỏ chịu ân được cứu giúp mạng sống nhỏ nhoi, cáo là loài vật sống ở trong hang tìm hang để tự yên ổn, gặp được một trăm cân vàng, hang này không phải mộ không phải nhà không phải cướp không phải trộm, tôi bày tỏ rất chân thành, nguyện đem dâng lên người tài đức. Bồ tát suy nghĩ sâu sắc, không lấy thì chỉ làm tổn thương con cáo mà chẳng ích gì cho dân nghèo, có thể dùng bố thí cứu giúp cho cúng dường, cũng không tốt hay sao? Thế là đồng ý nhận lấy. Người trôi nổi nhìn thấy mới nói rằng: Chia cho tôi một nửa đấy. Bồ tát liền lấy đưa cho mười cân. Người trôi nổi nói: Ông đào mộ cướp vàng thì tội phải như thế nào, không chia một nửa thì tôi nhất định tố cáo với quan phủ. Đáp rằng: Dân nghèo khốn khổ thì tôi muốn giúp cho như nhau, ông muốn một mình lấy phân nữa cũng không quá đáng hay sao? Người trôi nổi liền tố cáo với quan phủ. Bồ tát bị bắt giam không hề nói điều gì, chỉ hướng lòng về Tam bảo hối lỗi tự quở trách mình, nguyện cho chúng sanh sớm lìa xa tám nạn, đừng có oán kết như tôi bây giờ. Rắn và cáo gặp nhau nói rằng: Việc này làm thế nào? Rắn nói: Tôi sẽ cứu Bồ tát. Liền ngậm thuốc tốt mở cửa đi vào ngục, trông thấy hình dáng sắc diện của Bồ tát có phần tổn hại mà lòng cảm thấy đau thương, nói với Bồ tát rằng: Lấy thuốc mang theo bên mình, tôi sẽ cắn Thái tử, nọc của tôi rất độc không ai có thể cứu được, Hiền giả dùng thuốc tự mình nghe lệnh truyền thì sẽ chữa khỏi. Bồ tát im lặng như lời rắn đã nói. Thái tử bị rắn cắn tính mạng sắp chấm dứt. Nhà vua truyền rằng: Có ai có thể cứu mạng con Ta, Ta sẽ phong làm Tướng quốc cùng Ta cai quản đất nước. Bồ tát nghe lệnh truyền của nhà vua, lập tức đến cứu mạng Thái tử. Nhà vua vui mừng hỏi nguyên cớ ấy. Bồ tát tự nói rõ đầu đuôi sự việc. Nhà vua buồn bã tự trách mình bằng: Ta thật là tối tăm làm sao! Liền giết người trôi nổi đại xá cho cả nước, phong Bồ tát làm Tướng Quốc nắm tay đi vào cung điện, cùng ngồi bàn luận Phật pháp làm cho đất nước được thái bình.

Đức Phật bảo với các Sa môn: Người vô cùng giàu có lúc ấy chính là thân Ta bây giờ. Quốc vương lúc ấy nay chính là Di lặc. Con ba ba lúc ấy nay chính là A nan. Con cáo lúc ấy nay chính là Thu Lộ Tử. Con rắn lúc ấy nay chính là Mục kiền liên. Người trôi nổi lúc ấy nay chính là Điều Đạt. Bồ tát Từ bi ban ân hóa độ vô cùng tận, thực hành bố thí như vậy.

Lại trong Tân Bà Sa Luận nói: Xưa kia vua Ca nhị sắc ca ở nước Kiện Đà La có một Hoàng Môn (Thái giám), thường xuyên theo dõi mọi điều trong cung tạm thời đi ra ngoài thành, thấy có bầy trâu đếm hơn năm trăm con, đi vào trong thành hỏi người đuổi trâu rằng: Đây là trâu của ai? Đáp rằng: Trâu này sắp mất đi chủng loại của nó. Thế là người Hoàng Môn liền tự suy nghĩ: Mình vốn có ác nghiệp nhận chịu thân người chẳng phải nam chẳng phải nữ, nay nên dùng tiền của cứu nạn cho đàn trâu này. Liền trả đủ giá trị đó làm cho đàn trâu được thoát nạn. Nhờ sức mạnh của thiện nghiệp, khiến cho Hoàng Môn này lập tức trở lại thân nam, trong lòng vô cùng vui mừng liền quay về trong thành, đứng lặng hồi lâu ngoài cửa cung, nhờ người tâu với nhà vua xin được vào hầu hạ ngay. Nhà vua cho gọi vào của cảm thấy quái lạ mà hỏi rõ nguyên cớ. Thế là Hoàng Môn tâu trình đầy đủ sự việc trên. Nhà vua nghe mà vừa sợ vừa vui ban cho nhiều châu báu tiền bạc, trở lại trao cho chức quan cao hơn khiến biết rõ mọi việc bên ngoài.

Tụng rằng:

To lớn thay lòng nhân ái,
Từ bi cứu giúp làm đầu,
Dựa theo cơ duyên cảm ứng,
Nuôi dưỡng đạo lý yêu thương,
Cáo tặng vàng rắn đều ơn,
Hoạn quan được thân đầy đủ,
Biết ân tình báo phước đức,
Nhân quả sâu thẳm diệu kỳ.

NHÂN DUYÊN CẢM ỨNG

Sơ lược dẫn ra 4 chuyện: 1. Ngô Tử Anh thời nhà Tống; 2. Thời nhà Tống có người niệm Phật được thoát nạn; 3. Trần Bùi ở Bột Hải thời nhà Tống; 4. Tăng ở chùa Thạch Bích vùng Tích Châu thời nhà Đường.

1. Thời nhà Tống có Ngô Tử Anh, người ở Thư Hương, dễ dàng vào nơi sông nước bắt được con cá chép đỏ, thích màu sắc ấy nên mang về nhà không giết thịt, nuôi sống ở trong hồ, dùng gạo mè nuôi dưỡng nhiều ngày, nuôi được một năm dài hơn trượng, liền mọc sừng có cánh. Tử Anh sợ hãi vái lạy tạ lỗi. Cá nói: Tôi đến đón ông, lên lưng tôi cùng đưa ông đến cõi Trời. Năm sau trở về gặp vợ con mình, cá lại đón đi. Như vậy có bảy mươi người, vốn là bà con trong nhà họ Ngô, cùng làm nhà thờ Thần ngư Tử Anh.

Câu chuyện trên đây trích từ Liệt Tiên Truyện.

2. Thời nhà Tống có một nước, gần nhau với khu vực của quỷ La Sát. Quỷ La Sát nhiều lần đi vào nước này ăn thịt người rất kinh hoàng. Nhà vua cùng với La Sát quy ước rằng: Từ nay về sau người trong nước, đều thường xuyên một ngày sẽ phân ra chuyển đến một người cho quỷ, đừng tiếp tục giết hại oan ức. Có nhà tin thờ Phật, chỉ có một người con, năm ấy mới mười tuổi, tiếp theo phải chấp nhận đưa đi. Cha mẹ gào khóc đau đớn, đành chí tâm niệm Phật, liền cùng với họ hàng thân thích giúp con mình tập trung ý tưởng, nhân tiện đưa đứa bé này Từ biệt rời xa. Nhờ vào sức uy thần to lớn của Phật nên quỷ không đến gần được, ngày mai thấy con còn sống vô cùng vui mừng cùng nhau trở về. Từ đó liền chấm dứt nạn quỷ, người trong nước khen ngợi chúc mừng và ngưỡng mộ vô cùng.

Câu chuyện trên đây trích từ U Minh Lục.

3. Thời nhà Tống có Thái Thú quận Tửu Tuyền, được làm quan không bao lâu thì qua đời. Sau có Trần Bùi ở Bột Hải, được phái đến quận này, Trần Bùi ưu sầu không vui, liền bốc quẻ xem bói điều ấy lành dữ. Quẻ bói rằng: Chư hầu ở xa thả Bá Cầu, có thể thoát đượcsự cố này thì không có gì lo lắng. Trần Bùi vẫn không hiểu lời này. Người bói quẻ trả lời rằng: Hẵng đi rồi tự nhiên sẽ hiểu! Trần Bùi đã đến công đường, tới hầu hạ có Vương Hầu Bình, có Sử Hầu Đồng Kỳ, tâm Trần Bùi hiều rằng: Đây vốn gọi là chư hầu rồi, chính là ở xa vậy. Liền nằm suy nghĩ về nghĩa thả Bá Cầu, không biết là chỉ cái gì? Đến sau nửa đêm có vật gì xuất hiện che phủ trên Trần Bùi, Trần Bùi tỉnh giấc dùng chăn chụp lấy, vật đó nhảy cẫng lên điên cuồng gây ra tiếng động ầm ầm. Người bên ngoài nghe thấy cầm đèn chạy vào muốn giết chết. Quỷ mới nói rằng: Tôi thật sự không có Ác ý, chỉ muốn thử Phủ Quân mà thôi, nghe cùng tha cho nhau nên hết lòng đền đáp ân đức của Phủ Quân. Phủ Quân nói: Ông là vật gì mà bỗng nhiên xâm phạm Thái Thú. Quỷ nói: Tôi vốn là con cáo trăm tuổi, nay biến thành quỷ, có lẽ sắp hóa làm thần, mà đích thực xúc phạm uy nộ của Phủ Quân, thật là gặp phải hoàn cảnh khốn khó, nghe cùng tha cho tôi, tôi tên là Bá Cầu, nếu Phủ Quân có hoạn nạn nguy cấp, chỉ gọi tên tôi, thì tự nhiên thoát khỏi rồi. Trần Bùi mới vui mừng nói: Quẻ bói đúng nghĩa là tha cho Bá Cầu. Lập tức thả ra, hé mở tấm chăn bỗng nhiên có ánh sáng đỏ như chớp điện, theo cửa mà ra ngoài. Đêm ngày mai có người gõ cửa, Trần Bùi hỏi rằng ai? Đáp rằng: Bá Cầu. Hỏi rằng: Có việc gì? Đáp rằng: Trình bày sự việc. Hỏi rằng: Trình bày sự việc gì? Đáp rằng: Nơi này có giặc, tôi tớ phát ra. Trần Bùi tra cứu thì nghiệm đúng không sai. Cứ mỗi lần có sự cố thì trước tiên đem nói với Trần Bùi, thế là trong ranh giới cai quản không hề có điều gian trá xảy ra, mà tất cả đều nói rằng: Thánh quân xuất hiện. Sau đó trải qua hơn tháng chủ bộ Lý Âm cùng với hầu gái của Trần Bùi thông dâm với nhau, đã vậy mà còn lo sợ Bá Cầu đến thưa trình, liền cùng với chư hầu tìm cách giết Trần Bùi, lại vì bên cạnh không có người nào, liền sai chư hầu cầm gậy, xông thẳng vào muốn đánh chết Trần Bùi. Trần Bùi hoảng sợ liền gọi Bá Cầu đến cứu tôi, lập tức có vật giống như một tấm lụa màu đỏ thẫm tung ra, tự nhiên phát ra tiếng nói, chư hầu rạp xuống sát đất kinh hồn bạt vía, bèn dùng dây trói lấy tra hỏi ý đồ gây sự, do đó tất cả đều cúi đầu nhận tội. Hơn tháng sau vào ngày cùng với Trần Bùi chia tay nói rằng: Nay được làm thần rồi, nên đi lên cõi Trời không thể tiếp tục cùng với Phủ Quân qua lại gặp gỡ nhau được. Tức thì biến mất không còn thấy nữa.

Câu chuyên trên đây trích từ Sưu Thần Dị Ký.

4. Thời nhà Đường ở vùng Tính Châu có chùa Thạch Bích, trong chùa có một vị Tăng già nua, lấy thiền tụng làm sự nghiệp, tinh tiến luyện tập thực hành. Cuối thời Trinh Quán nhà Đường có con chimbồ câu, làm tổ trên cột nhà nuôi dưỡng hai chim non. Pháp sư môi khi có thức ăn thừa thường đến tổ cho ăn. Bồ câu non về sau tuy dần lớn lên mà vây cánh chưa thành thục, mới cùng tập bay đều rơi xuống đất mà bị chết, vị Tăng cùng thâu nhặt chim non mà chôn cất trang trọng. Trải qua một tuần sau đó vị Tăng trong đêm mộng thấy, có hai trẻ nhỏ thưa rằng: Chúng con vì trước đây có một chút tội lỗi nên chịu làm thân chim bồ câu, gần đây nghe Pháp sư đọc kinh Pháp Hoa và Kinh Kim Cang Bát Nhã, đã nghe diệu pháp được Thọ thân người, chúng con nay đầu thai làm con trai trong nhà tên họ ấy thôn ấy ở bên chùa này hơn 10 dặm, qua khỏi tháng 10 lập tức được chào đời. Vị Tăng bèn y theo kỳ hạn đến xem sao, thấy nhà này có một phụ nữ cùng lúc sinh được hai bé trai. Bởi vì làm lễ trai tịnh đầy tháng cho con, vị Tăng gọi là con trẻ bồ câu, hai đứa trẻ cùng đáp lãi rằng: Dạ. Sau một lần đáp lại ấy, hơn một tuổi mới bắt đầu nói được.

Câu chuyện trên đây trích từ Minh Báo Thập Di Ký.

Những chuyện về báo ân rất nhiều không thể nào kể lại đầy đủ được.