Home > Khai Thị Phật Học
Cúng Dường
Sa Môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn | Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản, Việt Dịch


Thiên này có hai phần: Thuật ý, Dẫn Chứng.

Thứ nhất PHẦN THUẬT Ý

Nói đến Tam Bảo thì bình đẳng rộng lớn giống như hư không, Lý không có oán thân Sự bặt dứt sang hèn, vì vậy tùy theo khả năng thành kính cúng dường tất cả tài đức trong ngoài, cốt phải quyết định bởi hình tướng để lại mong mỏi hưng thịnh cho mọi nơi. Vì vậy xưa kia mẹ của Tỳ xá khư thỉnh cầu riêng biệt năm trăm vị La hán, Đức Như Lai trách mắng thuyết rõ ràng về pháp bình đẳng cho nên biết tâm không có hạn định cuối cùng thì đầy khắp nơi mười phương thế giới, tài vật không có nhiều ít thì tâm bao quát pháp giới mênh mông vậy.

Thứ hai PHẦN DẪN CHỨNG

Như trong Địa Trì Luận nói: Bồ tát cúng dường Như Lai, nói tóm tắt có mười loại: 1. Cúng dường thân mạng. 2. Cúng dường tháp thờ, 3. Cúng dường hiện ở trước mắt; 4. Cúng dường không hiện ở trước mắt;

5. Cúng dường tự mình thực hiện; 6. Cúng dường người khác thực hiện; 7. Cúng dường tài vật; 8. Cúng dường hơn hẳn; 9. Cúng dường không nhiễm ô; 10. Cúng dường đạt đến nơi đạo. Nếu Bồ tát đối với sắc thân Phật mà thiết lễ cúng dường, đây gọi là cúng dường thân mạng. Nếu Bồ tát vì Như Lai cho nên cúng dường, như cúng dường tháp thờ, hoặc hang động hoặc nhà cửa hoặc là cũ hoặc là mới, đây gọi là cúng dường tháp thờ. Nếu Bồ tát trực tiếp trông thấy thân Phật và tháp thờ mà thiết lễ cúng dường, thì gọi là cúng dường hiện ở trước mắt. Nếu Bồ tát đối với Như Lai và tháp thờ, tâm hy vọng cùng nhau tâm hoan hỷ cùng nhau hiện ở trước mắt mà cúng dường, giống như một Đức Như Lai, ba đời chư Phật cũng như vậy, và hiện ở trước mắt cúng dường tháp thờ Như Lai, trong vô lượng thế giới khắp mười phương ba đời, hoặc là cũ, đây gọi là Bồ tát cùng nhau cúng dường hiện tại trước mắt.

Nếu Bồ tát đối với Như Lai và tháp thờ không hiện có trước mắt cho đến sau khi Niết bàn, đem Xá lợi của Phật xây dựng tháp thờ, hoặc là một hoặc là hai cho đến trăm ngàn vạn ức, tùy theo khả năng mà cúng dường, đây gọi là cúng dường rộng ra cho dù không hiện có trước mắt. Nhờ nhân duyên này đạt được vô lượng kết quả to lớn, thường thuộc về phước thiện cõi phạm, ở trong vô lượng đại kiếp không rơi vào ác thú, đầy đủ tất cả hạnh vị vô thượng Bồ đề, nếu Bồ tát hiện tại trước mắt cúng dường đạt được công đức to lớn, không hiện trước mắt cúng dường đạt được công đức to lớn thì cùng hiện tại trước mắt không hiện tại trước mắt cúng dường đạt được công đức to lớn vĩ đại nhất.

Nếu Bồ tát đối với Như Lai và tháp thờ, tự mình thực hiện cúng dường không nhờ cậy lười nhác khiến người khác thực hiện thay mình, thì gọi là Bồ tát tự mình thực hiện cúng dường.

Nếu Bồ tát đối với Như Lai và tháp thờ không chỉ một mình cúng dường, khiến cho tất cả thân thuộc tại gia, xuất gia đều cùng nhau cúng dường, thì gọi là mình và người cùng nhau cúng dường. Nếu Bồ tát có một ít đồ vật, đem tâm từ bi giúp cho chúng sanh bạc phước nghèo khổ kia, khiến cúng dường Như Lai và tháp thờ, làm cho được an lạc mà không tự mình thực hiện, thì gọi là vì người khác thực hiện cúng dường. Tự mình thực hiện cúng dường thì đạt được quả báo lớn, vì người khác thực hiện cúng dường thì đạt được quả báo rất to lớn. Tự mình thực hiện vì người khác thực hiện, thì đạt được quả báo to lớn vĩ đại nhất.

Nếu Bồ tát đối với Như Lai và tháp thờ, dùng các loại cơm ăn, áo mặc và vật dụng quý báu để cúng dường, thì gọi là cúng dường tài vật.

Nếu Bồ tát từ trước đến nay dùng tài vật để cúng dường, hoặc nhiều hoặc ít, hiện tiền hay không hiện tiền, mình làm hay vì người khác làm, tín tâm hoàn toàn thanh tịnh mà thực hiện cúng dường, đem thượng căn này hồi hướng cho vô thượng Bồ đề, đây gọi là cúng dường

tốt đẹp nhất.

Nếu Bồ tát tự mình thực hiện cúng dường Như Lai và tháp thờ mà không xem thường người khác, không phóng dật, không giải đải, chí tâm cung kính, tâm không nhiễm ô, không đối với tín tâm hơn xa người khác mà biểu hiện sự nịnh hót không hợp đạo lý để cầu mong tài vật, cũng không dùng những vật bất tịnh mà cúng dường, đây gọi là sự cúng dường không nhiễm ô.

Nếu Bồ tát dùng tài vật thù thắng không nhiễm ô, cúng dường

Như Lai và tháp thờ, hoặc tự sức lực của mình có được, hoặc cầu xin từ người khác, hoặc như ý nguyện có được tài vật, hoặc hóa làm thành thân hình, hoặc hai hoặc ba cho đến trăm ngàn vạn ức thân hình, đều lễ lạy Như Lai, mỗi một thân ấy hóa làm trăm ngàn tay, mỗi một tay ấy dùng các loại hoa hương cúng dường Như Lai và tháp thờ, tất cả thân ấy đều ca ngợi công đức chân thật của Như Lai, làm lợi ích cho chúng sanh; như vậy đều gọi là cúng dường theo năng lực tự tại như ý, không đợi Như Lai xuất hiện giữa thế gian. Tại vì sao? Bởi vì an trú trong địa vị Bồ tát bất thối chuyển, đối với tất cả các cõi Phật chưa từng chướng ngại gì.

Nếu Bồ tát không tự sức lực mình có được tài vật, cũng không cầu xin từ người khác mà thực hiện cúng dường, nhưng đối với chúng sanh khác, thậm chí vô lượng thế giới khắp mười phương, tâm thượng trung hạ mà thực hiện cúng dường, Bồ tát cúng dường đối với tất cả chúng sanh ấy, dùng tín tâm thanh tịnh tâm lý giải thắng diệu tùy hỷ với tất cả; Bồ tát này dùng một ít phương tiện dấy lên sự cúng dường to lớn, thâu nhiếp về Đại Bồ đề, thậm chí đối với một khoảnh khắc, hướng về tất cả chúng sanh tu tập tứ vô lượng tâm, đây gọi là cúng dường đạt đến nơi đạo, là pháp cúng dường tối thượng bậc nhất của Như Lai. So với sự cúng dường tài vật trước đây, trăm lần ngàn lần cho đến toán số thí dụ cũng không thể nào so sánh được.

Mười sự việc như vậy gọi là tất cả các loại cúng dường Như Lai của Bồ tát đối với Pháp Tăng cũng như vậy. Nên biết rằng thực hiện mười loại cúng dường đối với Tam Bảo như vậy. Bồ tát đối với Như Lai phát khởi sáu loại tâm thanh tịnh, gọi là tâm phước điền vô thượng, tâm ân đức vô thượng, tâm đối với tất cả chúng sanh vô thượng, tâm như hoa ưu đàm khó gặp được, tấm đối với tam thiên đại thiên thế giới chỉ có một, tâm đối với pháp thế gian xuất thế gian đầy đủ tất cả ý nghĩa nương nhờ. Dùng sáu loại tâm này nghĩ đến cúng dường Phật pháp Tăng một ít thôi cũng đạt được vô lượng công đức, huống hồ là nhiều ư?

Lại trong Du Già Luận nói: Thế nào là Bồ tát đối với Như Lai mà cúng dường Như Lai? Nên biết rằng cúng dường sơ lược có mười loại: 1. Thiết lợi cúng dường; 2. Chế đa cúng dường; 3. Hiện tiền cúng dường; 4. Không hiện tiền cúng dường; 5. Tự mình thực hiện cúng dường; 6. Chỉ bày người khác cúng dường; 7. Tài vật cung kính cúng dường; 8. Cúng dường rộng lớn; 9. Cúng dường không nhiễm ô; 10. Cúng dường theo Chánh hạnh. (Văn giải thích trên đại thể giống nhau).

Lại trong kinh Ưu Bà Tắc nói: Đức Phật dạy: Này người thiện

nam! Bồ tát Tại gia nếu muốn thọ trì Ưu bà tắc giới, trước tiên nên theo thứ tự cúng dường sáu phương. Nói Đông phương ấy tức là cha mẹ, nếu có người luôn luôn cúng dường cha mẹ, áo quần ăn uống chăn màn thuốc thang nhà cửa tiền bạc châu báu, cung kính lễ lạy ngợi ca tôn trọng, bởi người này luôn luôn cúng dường Đông phương là cha mẹ, thì cha mẹ lại dùng năm sự việc để đáp lại: 1. Hết lòng yêu thương; 2. Suốt đời không lừa dối; 3. Giúp cho tiền bạc; 4. Kết thân với dòng họ cao quý; 5. Dạy dỗ theo việc đời, Nam phương ấy chính là thấy dạy, nếu có người luôn luôn cúng dường thầy dạy, áo quần ăn uống chăn màn thuốc thang, tôn trọng ngợi ca lễ lạy cung kính, thức khuya dậy sớm làm theo lời dạy bảo tốt lành, bởi người này luôn luôn cúng dường Nam phương là thầy dạy, thì thầy lại dùng năm sự việc để đáp lại: 1. Gấp rút dạy bảo không làm cho mất thời gian, 2. Dốc lòng dạy bảo không khiến cho sai sót; 3. Người hơn mình không sanh lòng ganh ghét; 4. Mong muốn gởi gắm vào thầy nghiêm bạn tốt; 5. Lâm chung giao cho tiền bạc của cải. Tây phương ấy chính là người vợ, nếu có người luôn luôn cung cấp cho người vợ, áo quần ăn uống chăn màn thuốc thang, đồ dùng trang sức chỉnh tề thân tướng như chuỗi ngọc hương hoa, bởi người này luôn luôn cúng dường Tây phương là người vợ, thì người vợ lại dùng 14 sự việc đề đáp lại: 1. Việc làm dốc lòng thu xếp; 2. Thường làm đến cùng không lười nhác tùy tiện; 3. Việc đã làm cần phải khiến cho hoàn tất; 4. Nhanh chóng thực hiện không làm cho mất đi thời gian; 5. Thường giúp tiếp đãi khách bạn chu đáo; 6. Làm sạch nhà cửa chăn màn giường chiếu cho chồng; 7. Yêu thương kính mến nói năng thì dịu dàng mềm mỏng; 8. Sai bào trẻ nhỏ thì dùng lời êm dịu để nói cho biết; 9. Khéo léo có năng lực giữ gìn bảo vệ tài vật của gia đình; 10. Thức khuya dậy sớm chu toàn việc nhà; 11. Luôn luôn sắp đặt cơm nước chu đáo sạch sẽ; 12. Luôn luôn nén chịu đựng sự dạy dỗ; 13. Luôn luôn giấu kín điều không tốt đẹp; 14. luôn luôn chăm sóc khi chồng đau ốm khổ sở.

Bắc phương ấy chính là hàng thiện trí thức, nếu có người luôn luôn cung cấp gíup đỡ bạn tốt, tùy theo năng lực giúp đỡ cho họ, nói năng mềm mỏng chỉ bày cung kính ca ngợi lẽ lạy đúng như quy phạm, bởi người này luôn luôn cúng dường bắc phương là thiện tri thức, thì thiện tri thức lại dùng bốn sự việc mà đền đáp lại: 1. Chỉ bày tu tập thiện pháp; 2. Khiến cho xa rời ác pháp; 3. Lúc có điều gì sợ hãi thì có thể cứu giúp giải trừ để bảo vệ; 4. Lúc mình phóng dật thì luôn luôn khiến cho trừ bỏ.

Hạ phương ấy chính là nô tỳ, nếu có người luôn luôn cung cấp

giúp cho nô tỳ, cơm ăn áo mặc thuốc thang chữa trị bệnh tật ốm đau, không chưởi mắng không đánh đập, bỏ người này luôn luôn cung cấp giúp cho hạ phương là nô tỳ thì phận nô tỳ lại dùng mười sự việc để đền đáp lại: 1. Không gây ra sai lầm tội lỗi; 2. Không đợi chỉ bày mới làm; 3. làm thì nhất định phải làn cho hoàn tất; 4. Nhanh chóng làm không để cho lỡ mất thời gian; 5. Chủ tuy nghèo túng mà cuối cùng không không rời xa; 6. Chịu khó dậy sớm; 7. Giữ gìn vật dụng; 8. Ân dù ít nhưng đền đáp nhiều; 9. Hết lòng cung kính nghĩ đến; 10. Khéo léo che kín điều không tốt của chủ nhân.

Thượng phương ấy là những vị Sa môn Bà la môn, nếu có người luôn luôn cúng dường Sa môn Bà la môn ở Thượng phương, áo quần ăn uống nhà cửa chăn màn thuốc thang chữa trị bệnh tật ốm đau, lúc sợ hãi có thể cứu giúp, gặp đời đói kém giúp cho thực phẩm, nghe điều ác có thể ngăn chặn, cung kính lễ lạy ca ngợi tôn trọng, bởi người này luôn luôn cúng dường thượng phương là hàng Sa môn, thì người xuất gia lại dúng năm sự việc để đáp lại: 1. Luôn luôn khiến cho phát sinh niềm tin; 2. Khuyên bảo tu tập trí tuệ; 3. Khuyên bảo khiến cho thực hành bố thí; 4. Khuyên bảo khiến cho trì giới; 5. Khuyên bảo khiến cho học hành đa văn.

Nếu có người cúng dường sáu phương này, thì người này luôn luôn tăng trưởng tài vật thọ mạng có thể được thọ trì giới pháp Ưu bà tắc.

Còn trong Trí Độ Luận nói: Chư Phật cung kính giáo pháp cho nên cúng dường đối với pháp, lấy pháp làm thầy. Tại vì sao? Bởi vì chư Phật ba đời đều lấy thật tướng các pháp làm thầy. Hỏi rằng: Như Đức Phật không cầu mong phước đức, tại vì sao cúng dường? Đáp rằng: Đức Phật từ trong vô lượng kiếp tu các công đức thường thực hành các thiện pháp không chỉ vì mong cầu phước báo, mà vì kính trọng công đức cho nên thực hành cúng dường. Như thời Đức Phật tại thế, A na luật trước khi chưa đạt được Thiên nhãn, mắt mù không nhìn thấy gì, mà dùng tay may vá y phục, lúc kim khâu rút chỉ bèn nói: Ai quý trọng phước đức hãy xâu kim giúp tôi. Lúc này Đức Phật đến nơi ấy nói với Tỳ kheo rằng: Tôi là người quý trọng phước đức. Đến xâu kim giúp ông. Tỳ kheo này nhận ra tiếng của Đức Phật, lập tức đứng dậy mặc y lễ dưới chân Đức Phật, thưa với Đức Phật rằng: Công đức của Phật đã tròn đầy, vì sao lại nói là quý trọng phước đức? Đức Phật đáp lại rằng: Tuy công đức của Ta đã tròn đầy nhưng ta rất biết sức mạnh của công đức báo ân, vì thế khiến cho ta đạt đến địa vị bậc nhất ở giữa tất cả chúng sanh. Bởi vì công đức này lại vì muốn giáo hóa đệ tử cho nên Đức Phật nói rằng: ta hãy còn làm công đức, ông tại vì sao không làm? Như ông lão trăm tuổi là người có kỹ xảo mà múa lượn, có người chê trách rằng: Ông lão năm nay đã trăm tuổi, cần gì phải múa may như vậy? Ông lão đáp rằng: Tôi không cần phải múa may nhưng muốn dạy cho con cháu mình mà thôi. Đức Phật cũng như vậy, công đức tuy tròn đầy, nhưng vì dạy cho đệ tử làm công đức mà thực hiện cúng dường, cho nên Nhũ mẫu của Phật là Đại Aùi Đạo qua đời, Tứ Thiên Vương dùng kiệu xe đưa tiễn, Đức Phật ở phía trước bưng lư hương thắp hương cúng dường; chính là vì báo ân, tuy không mong cầu quả báo mà thực hành cúng dường bình đẳng. Chỉ có Phật thuận theo cúng dường Phật, người khác không biết được Phật đức. Như thuyết kệ rằng:

Người trí luôn luôn tôn kính trí,
Luận bàn trí là trí tốt lành,
Người trí luôn luôn biết rõ trí,
Giống như rắn biết rõ chân rắn.

Lại trong kinh Tần Tỳ Sa La Vương Nghệ Phật Cúng Dường nói: Lúc bấy giờ Tần Tỳ (Hoa nói là Nhan Sắc) Sa La (Hoa nói là đoan chánh) nước ma kiệt đi đến trú xứ Đức Phật thưa rằng: Thưa ĐứcThế tôn! Con chủ quản tất cả của cải trong đất nước này, luôn luôn muốn có những sự sắp xếp, mong muốn suốt đời cúng dường Như Lai và chúng Tỳ kheo mọi nhu cầu sử dụng như y phục đồ ăn thức uống giường ghế chăn màn thuốc thang chữa trị bệnh tật ốm đau, cũng sẽ khuyến khích dẫn dắt thần dân khiến cho được độ thoát được xa lìa tam đồ vĩnh viễn ở nơi yên lành. Đức Phật nhận lời thỉnh cầu rồi, liền thuyết kệ rằng:

Lớn nhất đầu tiên là thờ tự,
Thi ca tán tụng cũng đầu tiên
Vua là đứng đầu giữa loài người,
Biển là đứng đầu các dòng sông
Mặt trăng đứng đầu giữa sao Trời,
Mặt Trời đứng đầu mọi ánh sáng
Trên dưới và tất cả bốn phương,
Hết thảy phẩm vật đã sinh ra.
Trên cõi Trời và giữa thế gian,
Phật đứng đầu không có gì hơn
Mong muốn gieo trồng công đức ấy,
Nên cầu ở ba đời chư Phật.

Lại trong kinh Tạp Bảo tạng nói: Đức Phật bảo với các Tỳ kheo rằng: Có 8 hạng người nên quyết định cung dưỡng mà không nên nảy sinh nghi ngờ, đó là: 1. Cha; 2. Mẹ; 3. Phật; 4. Đệ Tử; 5. Người từ xa đến; 6. Người sắp đi xa; 7. Người bệnh; 8. Chăm sóc người bệnh.

Còn trong Trí Độ Luận nói: Các vị Bồ tát thành tựu vô lượng vô tận công đức, dù đem một bữa cơm cúng dường mười phương chư Phật và tăng, thảy đều đầy đủ mà cũng không hết, ví như dòng suối tuôn trào chảy mãi mà không cạn. Như Văn thù sư lợi, dùng một bát thuốc hoan hỷ cúng dường tám vạn 4 ngàn vị Tăng, đầy đủ tất cả mà cũng không hết. Lại nữa, Bồ tát ở nơi này đem một bát cơm cúng dường chư Phật mười phương, mà đồ ăn thức uống hiện ra đầy đủ trước chư Phật mười phương. Ví như quỷ thần ăn được một người mà hiện rõ ra ngàn vạn lần.

Lại trong kinh Cựu tạp Thí Dụ nói: Xưa có Phạm Chí, tuổi đã một trăm hai mươi, thưở trẻ không lấy vợ không có tình ý dâm dật, ở núi sâu nơi không có người cư trú, lấy cỏ tranh làm nhà, cỏ dại làm chiếu, lấy quả cây làm thức ăn, không tích trữ tiền bạc châu báu, Quốc vương mời vào cung mà ý không hướng đến, ở nơi vắng lặng vô vi trong núi sâu nhiều năm cùng vui với chim chót thú rừng cách tuyệt với người thế gian, trong núi có bốn loài thú, một gọi là cáo, hai gọi là khỉ ba gọi là Rái cá, bốn gọi là Thỏ. Bốn loài thú này ngày ngày ở nơi Đạo nhân nghe kinh biết giới, tích lũy lâu ngày như vậy, ăn các loại quả rừng thảy đều cạn kiệt. Sau đó ý Đạo nhân muốn chuyển đi, bốn loài thú rất ưu sầu tình ý không vui, cùng nhau bàn bạc rằng: chúng ta cùng đi cầu xin kiếm gì cúng dường Đạo nhân. Con Khỉ đi đến núi khác kiếm được quả ngọt mang về, đem đến dâng lên Đạo nhân, cầu xin ở lại đừng đi. Con Cáo đi hóa làm người, cầu xin được một túi cơm mang về, đem đến dâng lên Đạo nhân, có thể cung cấp lương thực trong một tháng, cầu mong ở lại đừng đi. Con Rái cá ở dưới nước lại cũng đi vào nước bắt con cá lớn, mang đến dâng lên Đạo nhân, cung cấp lương thực trong một tháng, cầu mong ở lại đừng đi. Con thỏ tự mình suy nghĩ: mình nên dùng những vật gì để cúng dường Đạo nhân? Lúc ấy nghĩ rằng nên đem thân mạng cúng dường, liền lấy củi để đốt thành than, hướng về thưa với Đạo nhân rằng: Nay con là Thỏ, xin nhảy vào trong lửa để nướng, dùng thân mạng dâng lên Đạo nhân, có thể cung cấp lương thực cho một ngày! Thế là tự mình nhảy vào trong lửa, lửa không cháy được. Đạo nhân trong thấy con Thỏ, cảm động tình ý nhân nghĩa ấy, lòng thương xót vô cùng, bởi vậy mà tự mình ở lại. Đức Phật dạy: Phạm Chí lúc bấy giờ nay chính là Đề hòa kiệt Phật, con thỏ lúc ấy chính là thân Ta, con khỉ lúc ấy chính là Xá lợi phất, con Cáo lúc ấy nay chính là A nan, con Rái cá lúc ấy nay chính là Mục kiền liên vậy.

Lại trong Tăng Kỳ Luật nói: Đức Phật an trú bên bờ sông Lê kì xà, lúc ấy bình bát của ĐứcThế tôn và bình bát của Tỳ kheo cùng ở nơi trống trải. Bấy giờ con khỉ, đi qua thấy trong lùm cây có bọng mật mà không có ong, nên đi đến lấy bình bát của ĐứcThế tôn, các Tỳ kheo ngăn lại. Đức Phật dạy: Đừng ngăn cản, con khỉ này không có ác ý. Con khỉ liền mang bình bát lấy mật dâng cúng, ĐứcThế tôn không nhận, phải đến đến khi nước lắng trong. Con khỉ không hiểu được ý Phật, nói là có sâu bọ chăng? Xoay lại nhìn thấy bên bình bát có mật chảy ra, bèn đi đến bên bờ nước rửa bình bát, lấy nước rửa sạch bình bát mang trở lại dâng lên Đức Phật, Đức Phật liền nhận lấy. Đức Phật nhận rồi con khỉ vô cùng hoan hỷ, vừa đi vừa nhảy múa, rơi xuống hầm sâu và mạng chung, liền sanh lên cõi Trời thứ 33, lúc ấy các Tỳ kheo liền nói kệ rằng:

Đấng Thập Lực Thế Hùng ở rừng rậm rạp,
Bát Phật bát tăng ở giữa nơi trống trải
Thú rừng gieo trồng phước đức có tình trí,
Thấy được bọng mật chín muồi không có ong.
Thẳng về phía trước lấy bình bát Thế tôn,
Tỳ kheo muốn ngăn lại Phật không đồng ý,
Được bình bát chứa mật đến dâng cúng Phật,
Như Lai thương cảm nhận tấm lòng của khỉ
Tâm vui sướng hoan hỷ vừa đi vừa múa,
Trượt chân rơi xuống hầm sâu mà mạng chung
Liền sanh lên cõi Trời thứ ba mươi ba,
Sanh xuống trần gian xuất gia thành La hán.

Còn trong kinh Văn thù sư lợi vấn nói: Bồ tát vì cúng dường Phật pháp tăng và cha mẹ anh em, được phép tích trữ tài vật, để xây dựng chùa chiền tạo ra hình tượng và để bố thí. Nếu có những nhân duyên này thì được nhận vàng bạc tài vật, khôngcó sai phạm gì.

Tụng rằng:

Bến bờ xa thẩm mênh mông,
Cội nguồn dài lâu vời vợi
Buồn phiền che kín tối tăm,
Vượt ra khó mà thành tựu.
Tự mình không hướng lên trên,
Nhờ đâu ở địa vị cao
Thành tâm cúng dường Tam Bảo,
Quả vượt lên trên Thập địa.