Home > Khai Thị Phật Học > Thien-Thu-30-Phap-Phuc
Thiên Thứ 30: Pháp Phục
Sa Môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn | Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản, Việt Dịch


Thiên này có sáu phần: Thuật ý, Công năng, Hội danh, tế nạn, Cảm báo và Vi tổn.

Thứ nhất PHẦN THUẬT Ý

Nói rằng ca sa là y phục của phước điền, giống như tháp Phật tôn kính, Nê Hoàn Tăng là y khoác trên thân người xuất gia, tôn trọng giống như giáo pháp. Y gọi là Tiêu Dũ, chọn lấy công năng loại trừ hết phiền não, khải gọi là Nhẫn Nhục, chọn lấy công năng hàng phục các ma quân. Cũng dụ cho hoa sen, không bị bùn dơ làm vấy nhiễm, cũng gọi là tướng cột đá, không bị các tà ma làm nghiêng ngã. Cũng gọi là tướng của thửa ruộng, không bị người trông thấy sinh ra ác tâm. Cũng gọi là y phục cứu giúp loài Rồng, không bị Chim cánh vàng ăn thịt. Cũng gọi là y phục chế ngự tà ma, không bị ngoại đạo làm cho hư hoại. Cũng gọi là màu sắc không đích thực, không bị thế tục vấy nhiễm làm cho tham đắm. Vì vậy giáo có phân biệt về nội ngoại, người có khác nhau về đạo tục. Tại gia thì căn cứ vào ngoại giáo, mặc pháp phục của Tiên Vương, thuận theo pháp ngôn của Tiên vương, trên thì có lễ nghi cung kính cha mẹ, hầu hạ quân vương, dưới thì có tình cảm yêu thương vợ con, rạng danh họ hàng. Đây gọi là dấu chân của lòng cung kính hiều thuận, lý phù hợp với luật lệ của Nho giáo. Xuất gia thì căn cứ vào nội giáo, mặc pháp phục của chư Phật, thực hành pháp hạnh của chư Phật, trên thì xả bỏ quân vương cha mẹ mà chú trọng yêu thương cung kính, dưới thì cắt rời vợ con dòng tộc chỉ mong muốn quan quyền rạng rỡ, dùng thiện nghiệp của sự lễ tụng tự mình giúp đỡ cha mẹ, đem phước báo của sự hành đạo để trả ân nặng quốc gia. Đã đồng ý không vì hình hài y phục khác biệt mà làm sai trái, lẽ nào phải đòi hỏi dùng lễ nghi của sự cung kính cha mẹ hầu hạ quân vương hay sao? Vì vậy, lúc cạo tóc thì Thiên ma nghe mà từ xa đã kinh hãi, ngày khoác y thì Đế Thích thấy mà lòng

hoan hỷ vô cùng. Người nữ đùa vui tạm thời khoác vào mà phước vô lậu lập tức đầy đủ, người say mơ màng cắt bỏ chốc lát mà duyên xấu ác tức thì rời bỏ, rộng con dựa vào mà chấm dứt kinh hãi, voi chúa trông thấy mà luống cuống dừng lại. Vì vậy biết ba chiếc pháp y dùng để che thân, ba loại sắc kềm chế ái tình nhân ngã; đã giống như ruộng lúa, tự thành tựu đức của Ứng Cúng; xa giống như chư Phật, thật sự theo đạo của Hòa Kính. Xuất trần thoát tục có gì cao quý như điều này chăng?

Thứ hai PHẦN CÔNG NĂNG

Như Kinh Hoa Nghiêm nói: Khoác chiếc ca sa là Sa lìa ba độc. Lại trong kinh Đại Bi nói: Nhưng giả sử tánh là Sa môn, làm bẩn hạnh của Sa môn mà tự xưng là Sa môn, thì hình tướng giống như Sa môn khoác tấm ca sa, từ Phật Di lặc cho đến Phật Lâu Chí đã được nhập Niết bàn cũng không có gì sai sót.

Còn trong kinh Bi Hoa nói: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xưa kia vào thời quá khứ ở trước đức Phật Bảo Tạng phát tâm Bồ đề, nguyện rằng lúc con thành Phật, khiến cho ca sa của con có năm loại công đức:

1. Lúc con thành Phật rồi, nếu có chúng sinh nào tiến vào trong giáo pháp của con xuất gia khoác ca sa, hoặc là phạm vào giới cấm nghiêm trọng, hoặc là phạm vào tà kiến, hoặc là đối với Tam bảo mà khinh thường hủy báng không tin, tụ tập các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc Ưu bà di phạm tội nghiêm trọng, nếu ở trong một niệm sinh tâm cung kính tôn trọng Phật Pháp Tăng. Chúng sinh như vậy thậm chí một người nhất định sẽ thọ ký cho ở trong Tam Thừa đạt được bất thối chuyển.

2. Lúc con thành Phật rồi, Trời Rộng Quỷ Thần người và loài chẳng phải người, nếu có thể đối với người mặc cà sa này, khởi tâm cung kính cúng dường tôn trọng ca ngợi, người ấy nếu có thể thấy một phần ít của chiếc Ca sa của chiếc ca sa này, liền được bất thối chuyển ở trong Tam thừa.

3. Nếu có chúng sinh bị đói khát bức bách khốn khổ, hoặc là quỷ thần nghèo cùng hay những người hèn hạ, thậm chí ngạ quỷ súc sanh, nếu có được một phần ít thậm chí bốn tấc của chiếc ca sa này, thì người ấy liền được ăn uống đầy đủ, tùy những nguyện ước của mình nhanh chóng được thành tựu.

4. Nếu có chúng sinh cùng nhau làm điều sai trái, dấy lên ý nghĩa chống đối thù hận chuyển sang đánh giết lẫn nhau, nếu lúc các loài Trời rồng tám bộ quỷ thần người và loài phi nhân cùng nhau tranh đấu, nghĩ đến ca sa này lập tức sinh khởi Bi Tâm, tâm mềm mỏng, tâm không oán thù, tâm vắng lặng rỗng rang, tâm khéo léo điều phục.

5. Nếu như có người ở trong chiến trận tranh giành kiện tụng phân định sự việc, mang một phần ít Ca sa này đến giữa những nơi ấy, để tự bảo vệ mình. Bởi vì cúng dường cung kính tôn trọng ca sa, cho nên những hạng người này không thể nào xâm phạm hủy báng đàn áp khinh thường được, luôn luôn hơn hẳn người khác vượt qua những khó khăn này. Nếu như ca sa của con không thể nào thành tựu năm loại công đức linh thiêng như vậy, thì trở thành lừa dối chư Phật hiện tại khắp mười phương thế giới, ở đời vị lai không thành tựu Bồ đề làm một vị Phật.

Lại trong kinh Chánh Pháp Niệm nói: Nếu có chúng sinh trì giới tín tâm thanh tịnh, biết Tăng là phước điền, bởi pháp y cho nên bố thí một quả cây có giá trị làm thành tấm y, tâm luôn luôn yêu thích mà sinh ra tùy hỷ, mạng chung sanh đến cõi Trời Lâm Hý, tự tại dạo chơi tùy ý đến nơi muốn đến. Nếu sanh trong loài người thì thần đức tự tại. Nếu có chúng sinh tâm phát sinh niềm tin thanh tịnh, vị Tỳ kheo Tăng vá nhuộm sửa sang ca sa pháp phục, mạng chúng sinh lên cõi Trời Thái Địa, cùng với các Thiên nữ hưởng thụ năm dục vui sướng, ăn uống toàn là cam lộ không có gì say mê tán loạn, từ cõi Trời mạng chung được làm thân người, mọi người đều kính mến.

Thứ ba PHẦN HỘI DANH

Như kinh Đại Phương Đẳng Đà La Ni nói: đức Phật dạy: Nếu hướng đến đạo tràng, nên như pháp Tỳ kheo tu tập các hạnh thanh tịnh, có đủ ba y tích trượng lọc nước bình bát tọa cụ. Người thực hành nên giữ đúng như vậy, đến nơi đạo tràng đúng như pháp của Tỳ kheo Tăng.

Đức Phật bảo với A nan: Y có ba loại, một là y của người xuất gia, làm theo cách thức chuẩn mực của ba đời chư Phật, hai là y phục sử dụng thông thường, khiến cho đệ tử của ta lúc đến đạo tràng nênmặc y phục như nhau, thường tùy theo thân không xa rời, nếu rời y này thì phạm tội chướng ngoại đạo; ba y là y phục hành đạo, đầy đủ như y phục sử dụng thông thường, mang đến đạo tràng, thường dùng để đứng ngồi tùy lúc. Tên gọi ấy như vậy, ông nên tiếp nhận giữ gìn.

Trong Tát bà đa Luận hỏi rằng: Đức Phật có thường cạo tóc hay không? Đáp rằng: Không như vậy, tóc đức Phật thường giống như tóc cạo, sau mỗi lần bảy ngày. Lại hỏi rằng: Lúc Đức Phật mới đắc đạo có khoác ca sa hay không? Đáp rằng: Không có: Người bạch y được thành Phật, cần phải có ba mươi hai tướng, xuất gia mặc pháp y đầy đủ oai nghi, xa rời phiền não, mà còn có Nhất thiết chủng trí phù hợp trong thân tướng ấy. Ca sa ấy thì thời nhà Tần nói là Nhiễm y. Các phiền não như Kết Ái cũng gọi là nhiễm. Người mặc pháp phục này ở giữa thú rừng không hề sợ hãi, vì vậy thợ săn nhờ pháp phục mà khiến cho thú rừng trông thấy từ xa.

Trong kinh Xá lợi phất vấn nói: Ma hA tăng kỳ Bộ, chịu khó học nhiều kinh tuyên giảng nghĩa lý chân thật, mà ở trong chổ cư trú của mình cần phải mặc y vàng. Đàm vô khuất đa ca bộ, thông suốt ý vị lý lẽ giảng giải khuyên bảo làm cho lợi ích, biểu đạt thù thắng nên mặc y màu đỏ. Tát bà đa Bộ, hiểu biết thông suốt nhạy bén mà dẫn giáo pháp để cảm hóa, thuận theo mặc y đen. Ca diếp Duy Bộ, tinh tiến dũng mãnh hoá che chở chúng sinh, thuận theo mặc y mộc lan. Di Sa Tắc Bộ, Thiền tư đi vào sâu xa nghiên cứu thông suốt bí mật u huyền, thuận theo mặc y xanh. Vì vậy Tỳ kheo La Tuần Du phân ra bảo vệ không thể nào có được thức ăn, sau đó dùng năm loại y gộp lại càng mặc vào, liền có nhiều thức ăn. Tại vì sao? Bởi vì Tỳ kheo này đời trước chấp vào tánh nhiều đố kỵ, thấy Sa môn đến vội vàng đóng cửa nói rằng: Đại nhân đi vắng. Trông thấy người bố thí nên hoan hỷ nhiếp niệm, phát tâm nguyện làm Sa môn, vì vậy nay thân tuy được xuất gia mà báo ứng tệ hại vẫn theo đuổi như vậy. Pháp xuất gia của Ta chỉ mặc vải thô và áo của người chết, vì thế La Tuần Du có ý nhận lấy các loại y.

Còn trong Tam Thiên Oai Nghi nói: Có bốn sự việc khi đến nước khác không khoác ca sa không có tội: 1. Không có chùa tháp, 2. Không có Tỳ kheo Tăng, 3. Có trộm cướp, 4. Quốc vương không thích đạo pháp.

Thứ tư PHẦN TẾ NẠN

Như trong Tăng Kỳ Luật nói: Xưa kia lúc đức Phật tại thế, Tôn giả Đạt ni ca lấy trộm gỗ của quan phủ mà tội còn không bỏ. Lúc ấy Bình Sa Vương tín kính Tam bảo, thấy Đạt ni ca thân khoác ca sa, tuy lấy gỗ của quan phủ mà tôn kính không hỏi đến. Tỳ kheo thấy rồi bèn thưa với đức Phật rằng: Đạt ni ca này đời trước gieo nghiệp gì, làm cho Bình sa vương tha thứ như vậy? Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Chính là quá khứ trước kia, lúc bấy giờ có một con chim chúa của loài cánh vàng, thân hình rất lớn, hai cánh cách nhau hơn sáu ngàn dặm, thường vàoở trong biển bắt rồng ăn thịt. Các loài Rồng theo lẽ thường rất sợ chim vàng, thường cầu có ca sa đặt trên cửa cung điện, chim trông thấy ca sa sanh tâm cung kính, nhân đó không tiếp tục việc làm trước kia là ăn thịt các loài Rồng ấy. Lúc chim ăn thịt Rồng, dùng cánh quạt nước biển tách ra loài Rồng hiện bày mà bắt lấy để ăn thịt. Lúc ấy có một con rồng bị chim truy đuổi, liền lấy ca sa mang vào trên thân, tìm bờ mà chạy. Bấy giờ chim cánh vàng hoá làm Bà la môn, truy đuổi phía sau con rồng chưởi mắng rất dữ dằn: Nay người vì sao không buông ca sa này? Con rồng sợ chết cho nên nắm chặt không bỏ. Lúc bấy giờ bên bờ biển có một vị Tiên, con rồng thì sợ hãi chạy đến nơi vị Tiên, chim trông thấy vị Tiên không dám dữ dằn như trước. Vị Tiên lập tức xuất hiện thuyết pháp cho chim, bảo chim hướng về với rồng cùng nhau sám hối xong đều rời bỏ thù oán. Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Vị Tiên xưa kia chính là thân Ta bây giờ, chim cánh vàng chính là Bình Sa Vương bây giờ. Con rồng lúc ấy chính là Đạt ni ca bây giờ, xưa kia nhờ ca sa mà được thoát nạn chim ăn thịt, nay lại nhờ vào nhân duyên ca sa của Ta mà được thoát khỏi nạn của nhà vua, xuất gia tu đạo đạt được quả A la hán. Vì vậy nên biết, uy lực của ca sa không thể nghĩ bàn được.

Trong kinh Hải Long vương nói: Lúc bấy giờ có Long vương bèn thưa với Đức Thế tôn rằng: Vô số loài Rồng ở trong biển này, có bốn loại chim cánh vàng, thường ăn thịt loài Rồng này và vợ con của rồng, nguyện cầu đức Phật che chở giúp cho thường được yên ổn! Thế là Đức Thế tôn cởi chiếc y màu đen trên thân, bảo với Hải Long vương rằng: Ông lấy chiếc y này chia cho các loài Rồng, đều làm cho rộng khắp. Có một sợi chỉ của chiếc áo này, chim chúa cánh vàng không có thể xúc phạm, loài nào giữ cấm giới thì sở nguyện nhất định đạt được. Bấy giờ các loài Rồng trong lòng đều kinh hãi, tất cả đều tâm niệm rằng: Chiếc y màu đen của đức Phật thì thật là bé nhỏ, làm sao có thể chia đủ cho tất cả loài Rồng trong biển lớn! Lúc ấy đức Phật liền biết trong tâm rồng đang nghi ngại, Ngài bảo với Long vương rằng: Giả sử tất cả nhân dân trong tam thiên đại thiên thế giới, đều phân chia chiếc y màu đen của Như lai thì cuối cùng không thể hết được; ví như hư không, thuận theo nơi mong cầu thì tự nhiên có đủ. Bấy giờ Long vương liền lấy chiếc y của Phật mà phân làm vô ương số trăm ngàn vạn đoạn, phân ra cho tất cả loài Rồng, tùy theo những nơi thiếu kém, rộng hẹp to nhỏ tự nhiên cung cấp cho, chiếc y ấy vẫn như cũ hoàn toàn không biết gì là dùng hết. Nên cung kính chiếc y này, giống như cung kính Đức Thế tôn, giống như cung kính chùa tháp. Đức Phật dạy: Nhìn thấy y của Như lai thì thoát khỏi thân loài Rồng, ở trong hiền kiếp đều đạt đến nơi không còn đắm trước sẽ nhập Niết bàn, bây giờ bốn chim chúa cánh vàng cùng với ngàn quyến thuộc, tất cả cùng thưa với đức Phật rằng: Hôm nay chúng con tự quy y Tam bảo, sám hối lỗi lầm trước đây đã phạm, vâng mạng giữ gìn cấm giới. Từ hôm nay trở đi luôn luôn dùng sự vô úy giúp cho tất cả loài Rồng, ủng hộ chánh pháp cho đến lúc cuối cùng, không làm trái lời dạy của Phật! Đức Phật bảo với bốn chim chúa cánh vàng: Các ngươi trước kia vào thời đức Phật Kim Nhân, là bốn Tỳ kheo tên gọi Hân Lạc Đại Hân Lạc Thượng Thắng Thượng Hữu, bốn Tỳ kheo này phạm giới pháp, tham đắm vào sự cúng dường mà không giữ gìn thân khầu ý, làm rất nhiều điều ác, cúng dường đức Phật Kim Nhân cũng không thể tính được. Nhờ nhân duyên này cho cho nên không đọa vào địa ngục, mà đoạ vào loài cầm thú như vậy từ trước đến nay giết hại vô số chúng sinh không thể kể được. Đức Phật hiện thần thông khiến cho biết rõ túc mạng, tội phước đã tạo ra thảy đều nhới lạii rõ ràng, chúng con thà mất thân mạng chứ không dám phạm vào điều ác. Đức Phật thuyết kinh cho nghe và trao cho lời quyết định rằng: Lúc Phật Di lặc xuất thế trong hội thứ nhất các ngươi đều sẽ được độ thoát.

Thứ năm PHẦN CẢM BÁO

Như Kinh bách Duyên nói: Thời đức Phật tại thế, trong thành Ca tỳ la vệ có một Trưởng giả, tên gọi Cù Sa. Vợ Trưởng giả sanh một bé gái đoan chánh tuyệt đẹp, có áo vải bông màu trắng quấn thân mà sanh ra, nhân đó đặt thành tên, gọi là Bạch Tịnh. Tuổi dần lớn lớn thì áo cũng lớn lên theo, tươi sáng thanh khiết không cần phải giặt vết bẩn, mọi người trông thấy tranh nhau cùng cầu xin kết bạn. Bạch Tịnh thưa với cha mẹ rằng: Nay con không ham vinh hoa của thế tục, nguyện vui với đời sống xuất gia, cha mẹ yêu thương hết lòng nên không thể làm trái ý của của con gái, tìm dẫn đến nơi đức Phật cầu xin nhập đạo. Đức Phật bảo: Thiện lai! Tỳ kheo Ni! Lập tức đầu tóc tự nhiên rụng hết, áo trắng trên thân thay đổi làm thành ca sa, trở thành Tỳ kheo Ni tinh cần tu tập, đạt được quả vị A la hán. A nan trông thấy sự việc, thỉnh hỏi nhân duyên ấy, đức Phật bảo với A nan: Trong hiền kiếp này có đức Phật xuất thế, danh hiệu là Ca diếp, dẫn các Tỳ kheo đi khắp nơi làng mạc thôn xóm giáo hóa chúng sinh. Lúc ấy có cô gái gặp đức Phật và chúng Tăng trong lòng vô cùng hoan hỷ, mang một tấm vải bông bố thí đức Phật và chúng Tăng, phát nguyện mà đi xa. Nhờ công đức này sanh trong loài người hay trên cõi Trời, thường có áo sạch quấn thân mà sanh, cho đến hôm nay gặp được cơ duyên xuất gia đắc đạo trong đời của Ta, Tỳ kheo nghe xong hoan hỷ vâng mạng thực hành.

Lại Kinh Bách Duyên nói: Thời đức Phật tại thế, ở nước Ba la nại có vị vua tên là Phạm Ma Đạt, vợ nhà vua sanh một bé gái thân khoác ca sa, đoan chánh xinh đẹp hiếm có ở thế gian, nhân đó đặt làm tên gọi là Già Thi Tôn Đà Lợi. Tuổi dần lớn thì chiếc y cũng lớn theo, bẩm tánh hiền lành nhân từ và rất hiếu thuận. Một hôm dẫn các thị vệ ra ngoài thành dạo chơi, dần dần đi đến trong vườn Lộc Dã, trông thấy tướng tốt của đức Phật trong lòng rất vui thích, tiến lên lễ lạy dưới chân Phật rồi lùi lại ngồi một bên. Đức Phật thuyết pháp cho nghe, tâm rộng mở ý thông suốt đạt đến quả Tu đà hoàn. Lại cầu xin xuất gia, đức Phật bảo: Thiện lai Tỳ kheo ni! Đầu tóc tự nhiên rụng hết thân mặc pháp phục, tu tập tinh cần nên đạt được quả vị A la hán. Chư Thiên và người thế gian trông thấy đều rất tôn kính ngưỡng mộ. Lúc ấy các Tỳ kheo trông thấy sự việc này rồi, thỉnh hỏi nhân duyên ấy, đức Phật bảo với Tỳ kheo: Vô lượng đời kiếp thời quá khứ trước kia, có đức Phật xuất thế, danh hiệu là Gia Na Mâu Ni, dẫn các Tỳ kheo đi khắp nơi giáo hóa chúng sinh. Lúc ấy có con gái của nhà vua nhân dịp dạo chơi trông thấy đức Phật, trong lòng rất vui thích, tiến lên lạy dưới chân đức Phật, thình cầu đức Phật và chúng Tăng xin được cúng dường đức Phật nhận sự thỉnh cầu cúng dường bốn thứ cần thiếc trong ba tháng rồi, lại dùng y tuyệt diệu cúng dường mỗi vị một chiếc. Nhờ công đức này sanh trong loài người hay trên cõi Trời đều được tôn vinh cao quý, thường có ca sa theo thân mà sanh ra. Đức Phật bảo với Tỳ kheo, Nên biết con gái của nhà vua xưa kia, nay chính là Tỳ kheo ni Tôn Đà Lợi! Tỳ kheo nghe rồi vâng mạng thực hành.

Lại trong kinh Bách Duyên nói: Thời đức Phật tại thế, phu nhân của vua Ba tư nặc sanh được một bé trai, đoan chánh tuyệt vời hiếm có ở thế gian, thân khoác ca sa, sanh ra đã có thể nói năng, hỏi vua cha rằng: Đức Thế tôn Như lai nay Ngài còn không? Đại Đức Ca diếp, Xá lợi phất, Đại Mục kiền liên, như vậy hỏi hết để biết là còn hay không. Vua cha đáp rằng: Các ngài còn đương tại thế. Chỉ mong Đại vương vì con thiết trai cúng dường, thỉnh cầu đức Phật và chúng Tăng. Lập tức truyền lệnh để thỉnh cầu, đức Phật đi vào Vương cung rồi, trông thấy Thái Tử ấy Ngài mới hỏi rằng: Ông tự nhớ lại mình thời đức Phật Ca diếp, ông là Tỳ kheo Tam Tạng hay không? Đáp rằng: Thật sự là vậy! Ở trong bào thai này được yên ổn hay không? Nhờ ân của Phật để lại nên được bảo toàn tính mạng được sống qua ngày mà thôi. Lúc ấy nhà vua và phu nhân thấy Thái tử cùng với đức Phật Thế tôn hỏi đáp qua lại như vậy, vui mừng không sao tả xiết, bèn thưa với đức Phật rằng: Nay Thái Tử này xưa kia gieo trồng phước thiện gì, mà sanh ra đã nói được, lại có thể cùng với đức Phật cảm ứng có hỏi đáp qua lại, chỉ nguyện cầu Đức Thế Tôn giảng giải tất cả cho chúng được biết! Bấy giờ Đức Thế tôn liền vì nhà vua thuyết kệ rằng:

Duyên đời trước tạo nhiều phước thiện,
Qua trăm đời kiếp mà còn mãi,
Nhờ vào nhân duyên thiện nghiệp xưa,
Hôm nay được cảm báo như vậy.

Trong hiền kiếp này có đức Phật xuất thế danh hiệu là Ca diếp, dẫn các Tỳ kheo đi khắp nơi giáo hóa chúng sinh, đến nước của vua Ca Sí; lúc ấy thái tử của nhà vua, tên gọi Thiện sanh, trông thấy đức Phật Thế tôn trong lòng vô cùng tín kính, trở về thưa với vua cha cầu xin nhập đạo. Nhà vua không chấp thuận và bảo rằng: Ta chỉ có một mình con để tiếp nối ngôi vị Quốc vương chăm lo cho dân chúng, dứt khoát không đồng ý cho con xuất gia nhập đạo! Lúc ấy thái tử của nhà vua nghe rồi, lòng rất buồn bã, nhất định bỏ ăn trải qua sáu ngày, sợ rằng thân mạng sẽ bị tổn hại, nên truyền cho thái tử đến trước vua cha thề nguyện với nhau rằng: Nay con nếu như có thể đọc tụng thông suốt kinh sách Tam Tạng, sau đó đến gặp cha, cha sẽ đồng ý cho con xuất gia. Lúc ấy thái tử nghe xong, trong lòng rất vui sướng nên ngay sau đó xuất gia, đọc tụng học tập tất cả Tam Tạng khiến cho thông suốt. Nhà vua rất hoan hỷ, bèn nói với Tỳ kheo rằng: Nay tất cả tài vật trong kho tạng của Ta, tùy ý con lấy sử dụng hoàn toàn không luyến tiếc gì. Thế là Tỳ kheo Vương tử sau khi được vua cha cho phép, lấy tiền bạc sắm sửa đồ ăn thức uống chu đáo, thỉnh đức Phật Ca diếp cùng hai vạn Tỳ kheo để cúng dường. Cúng dường đã xong, mỗi một Tỳ kheo đều được dâng tặng ba y sáu vật dụng. Nhờ công đức này không sanh vào thế gian ác trược, sanh vào trong loài người hay trên cõi Trời thường có ca sa phủ trên thân thể mà sanh ra. Cho đến hôm nay thì gặp được Ta, cho nên có ca sa mà xuất gia đắc đạo. Tỳ kheo nghe xong hoan hỷ vâng mạng thực hành.

Thứ sáu PHẦN VI TỔN

Như kinh Hiền Ngu nói: Vô lượng A tăng kỳ kiếp quá khứ xưa kia, cõi Diêm phù đề này có vị Đại Quốc vương, tên gọi Đề Tỳ, thống lãnh tất cả tám mươi bốn ngàn nước chư hầu. Vào thời đại ấy không có Phật, chỉ có vị Bích chi Phật ở trong núi rừng, dùng phước hoá độ chúng sinh nên cầm thú cũng được ích lợi. Lúc ấy có con Sư tử, tên gọi Kiên Thệ, thân thể sắc vàng rực rỡ chỉ ăn cỏ cây, không làm hại các sinh vật khác. Có một thợ săn, cắt bỏ râu tóc thân mặc cà sa, bên trong mang theo cung tên đi vào rứng trông thấy Sư tử, trong lòng nghĩ rằng: Có thể giết chết Sư tử lột lấy bộ da để dâng tặng nhà vua, đủ để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Gặp lúc Sư tử đang ngủ, thợ săn bèn dùng tên độc bắn làm bị thương. Sư tử giật mình tỉnh giấc liền muốn xông lên làm hại, trông thấy đang mặc áo ca sa thì tự nghĩ rằng: Người mặc cà sa ở thế gian không lâu nhất định được giải thoát. Vì sao như vậy? Bởi vì ca sa này chính là nêu rõ tướng mạo của Thánh nhân ba đời, nếu như mình làm hại thì tâm ác dấy lên. Vì thế lòng hướng về các bậc Hiền Thánh ba đời, ý niệm làm hại liền chấm dứt, tên độc thấm vào thân thể, mạng sống còn lại không bao lâu, bèn thuyết kệ rằng: Gia la la, bà xa sa, sa ha.

Lúc thuyết lời này, Trời đất chấn động dữ dội, không có mây mà tuôn mưa, chư Thiên nhìn thấy rải hoa cúng dường. Sư tử chết rồi thợ săn lột da mang về để dâng tặng nhà vua, cầu mong được tiền thưởng. Nhà vua trông thấy bèn nghĩ rằng: Kinh sách có nói, nếu có cầm thú nào thân hình sắc vàng rực rỡ, thì đó ắt phải là vị Bồ tát, nay mình tại sao ban thưởng vì vật ấy, nếu như ban thưởng thì cùng với người kia nào khác gì? Nhà vua bèn hỏi rằng; Lúc Sư tử chết có điềm gì ứng hiện chăng? Thợ săn thưa rằng: Miệng thuyết ra tám chữ, Trời tuôn mưa đất chấn động không có mây mà đổ mưa. Nhà vua nghe lời này rồi, buồn vui lẫn lộn, lập tức truyền gọi các đại thần, khiến giải thích ý nghĩa này nhưng không có ai có năng lực giải thích được. Lúc ấy trong núi rừng có một vị Tiên, tên gọi Xa ma, có sở trường giải thích nghĩa lý của chữ. Nhà vua liền thỉnh cầu đến giải thích cho nhà vua. Gia la la ấy nghĩa là người cạo tóc mặc cà sa, ở trong sanh tử mau chóng được giải thoát. Bà Xa sa ấy nghĩa là người cạo tóc mặc cà sa, đều là tướng mạo của Hiền Thánh ba đời, gần nơi Niết bàn. Sa ha ấy nghĩa là người cạo tóc mặc cà sa, sẽ được tất cả chư Thiên và người thế gian trông thấy mà cung kính ngưỡng mộ. Vị Tiên ấy giải thích xong, nhà vua vô cùng hoan hỷ, liền cho mời tám mươi bốn ngàn vị vua nước chư hầu, tất cả tề tựu cùng làm chiếc xe cao to bằng bảy báu chở bộ da Sư tử, thắp hương rải hoa hết lòng cúng dường, dùng vàng ròng làm quan tài, đặt bộ da Sư tử vào đó để xây tháp thờ cúng. Nhân dân lúc bấy giờ nhờ thiện tâm này, sau khi mạng chung đều được sanh lên cõi Trời.

Đức Phật bảo với A nan: Sư tử lúc bấy giờ nhờ phát thiện tâm hướng về người mặc cà sa, trong mười ức vạn kiếp làm Chuyển luân vương, cung cấp đủ cho chúng sanh, gieo trồng nhiều phước nghiệp, cho đến được thành Phật. Sư tử lúc ấy chính là thân Ta bây giờ. Vua Đề tỳ lúc ấy, nhờ nhân tố cúng dường bộ da Sư tử, cho nên mười vạn ức kiếp sanh trong loài người hay trên cõi Trời đều ở địa vị Tôn quý bậc nhất, tu các điều thiện căn bản, nay chính là Di lặc. Vị tiên lúc ấy, nay chính là Xá lợi phất. Thợ săn lúc ấy chính là Đề bà đạt đa. Bởi vì nghĩa này, cho nên nếu có chúng sinh nào khởi tâm xấu ác hướng về những Sa môn mặc áo ca sa, thì nên biết rằng người này đã dấy lên tâm ác hướng về chư Phật và Hiền Thánh ba đời. Bởi vì dấy lên tâm ác cho nên nhận chịu vô lượng tội lỗi. Nếu có chúng sinh nào có thể phát tâm tin tưởng, cung kính đối với người xuất gia mặc cà sa thì có được vô lượng phước thiện,

Trong kinh Đại Tập Nguyệt Tạng nói: Đức Phật dạy: Ta xưa kia vì tất cả chúng sinh, tu cáchạnh khổ hạnh khởi tâm đại bi, xả bỏ thân mạng đầu mắt mũi lưỡi, tất cả giống như Tỳ phước la, và xả bỏ voi ngực thành trì vợ con thân yêu; trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp, thương xót tất cả chúng sinh khổ não, và hạng bài báng chánh pháp hủy nhục Hiền Thánh, hạng chúng sinh bất thiện không có tàm quý, cho đến các hạng chúng sinh mà tất cả quốc độ thanh tịnh của chư Phật không thâu nhận nổi. Vì các chúng sinh thuộc loại như vậy, cho nên ta phát nguyện ở trong đời ác đầy năm trược thành tựu đạo quả Vô thượng, để cứu độ chúng sinh khổ não trong ba đường, đưa vào nẽo thiện an lành đạt đến niềm vui tự tại của cõi Niết bàn. Nếu có chúng sinh, ở trong giáo pháp của Ta làm đệ tử xuất gia của Ta, trừ bỏ râu tóc thân mang pháp phục ca sa, tuy không thọ giới cho đến thọ rồi mà hủy phạm, như vậy có ai hộ trì cúng dường người này, thì đạt được quả báo to lớn, huống là cúng dường đầy đủ cho người trì giới thanh tịnh. Nếu như ở đời vị lai, hàng Quốc vương Đại thần và người phân định sự việc, đối với đệ tử của Ta và người mang ca sa mà chưởi mắng, làm nhục, đánh đập, giam cầm, hoặc là xúi giục kẻ khác chiếm đoạt tiền bạc đồ dùng và vật dụng giúp đõ cuộc sống của họ, thì người như vậy đã hủy hoại Báo thân chân thật của chư Phật ba đời, đã làm hại ánh mắt của tất cả Trời người, đã làm cho chánh pháp của hết thảy chư Phật bị che lấp, khiến cho chư Thiên và loài người rơi vào chốn địa ngục.

Lúc ấy Kiều trần như và Phạm Thiên vương bèn thưa với đức Phật rằng: Nếu có người nào theo đức Phật mà cạo bỏ râu tóc, thân mang ca sa nhưng không thọ cấm giới, thọ rồi mà hủy phạm, nếu Quốc vương Đại thần và người phân định sự việc, bắt bớ đánh đập mắng nhiếc làm nhục thì phải nhận chịu bao nhiêu tội lỗi? Đức Phật bảo với Phạm vương: Nay Ta tạm nói sơ lược điều ấy cho ông. Nếu có người làm cho vạn ức đức Phật chảy máu thì phải nhận chịu tội lỗi nhiều không? Phạm vương thưa với đức Phật: Nếu như người nào làm chảy máu trên thân một đức Phật, thì tội lỗi hãy còn nhiều đến vô lượng vô biên, huống là làm cho vạn ức đức Phật chảy máu, thì rốt cuộc không có ai có thể nói tất cả tội nghiệp quả báo của người ấy được. Đức Phật bảo với Phạm vương: nếu có người não loạn chưởi mắng làm nhục đánh đập giam cầm người vì ta cạo tóc khoát mặc cà sa không thọ giới hay thọ mà hủy phạm, thì phải nhận chịu tội lỗi nhiều hơn người làm cho vạn đức Phật chảy máu. Tại vì sao? Bởi vì người này vì Ta xuất gia cạo tóc khoắc mặc cà sa, tuy không thọ giới hoặc thọ mà hủy phạm, người này hãy còn có thể chỉ rõ đạo lý Niết bàn cho các hàng Trời người, người này đã ở trong Tam bảo phải được sinh tâm cung kính tin tưởng, hơn hẳn tất cả chín mươi lăm loại ngoại đạo, người đó nhất định có thể nhanh chóng đi vào Niết bàn, hơn hẳn tất cả người thế tục tại gia, vì vậy cho nên Trời người hãy tùy thuận cúng dường. Nếu có Quốc vương thấy người xuất gia làm nhiều tội lỗi ác nghiệp, chỉ có thể như pháp đuổi ra khỏi lãnh thổ quốc qua và ở ngoài chùa, không nên đánh đập và chửi mắng làm nhục, tất cả không nên giống như tội lỗi của người ấy đã tạo. Nếu như cố tình đánh mắng thì người này đã thối thất giải thoát, và xa lìa con đường tốt lành của tất cả Trời người, chắc chắn quay lại hướng vào địa ngục A Tỳ, huống gì đánh mắng người vì Phật xuất gia trì giới thanh tịnh? Tụng rằng:

Ngoài thần khiết trong tâm sáng tỏ,
Giống như vốn liếng về Tịnh độ,
Giới phẩm giữ gìn không thiếu sót,
Pháp phục oai nghi luôn thứ tự,
Đã làm theo đường nét ruộng lúa,
Cũng cứu giúp loài Rồng khốn khổ,
Uy đức dung mạo hãy quán xét,
Mưa pháp tưới thấm ân tốt đẹp.

NHÂN DUYÊN CẢM ỨNG

Sơ lược dẫn ra năm chuyện: 1. Tây Vực Chí nói có ca sa linh nghiệm của đức Phật; 2. Ngụy Minh Đế có ca sa Hỏa Cán Bố linhnghiệm; 3. Tống Sa môn Thích Tăng Diệu có ca sa linh nghiệm; 4. Đường Sa môn Thích Tuệ Quang có ca sa linh nghiệm; 5. Đường Sa môn Đạo Tuyên cảm ứng thông suốt ca sa linh nghiệm.

1: Trong Tây Vực Chí nói: Bên cạnh khu rừng Sa La Song Thọ có một chiếc giường khác lạ, ở trên đó có bức tượng đức Phật Thích Ca, nằm nghiêng hông bên phải, thân dài hai trượng hai thước bốn tấc, lấy ca sa màu vàng rực phủ lên, nay giống như vẫn còn nhiều lần phát ra ánh sáng thần kỳ. Lại ở phía Đông Bắc của thành vương Xá là núi Kỳ xà quật có tảng đá là dấu tích ca sa của đức Phật. Thời đức Phật tại thế, đến hồ này tắm gội cởi y móc vào đây, có con chim đại bàng quắp cà sa bay lên cao, lát sau rơi xuống đất hóa thành tảng đá này, đường nét dọc ngang nay vẫn cón rõ ràng. Phía Nam nơi ấy có chổ xưa kia đức Phật nhìn ruộng lúa dạy cho đệ tử là Nan đà làm ra ca sa, cũng nhiều lần có ánh sáng tốt lành xuất hiện. Đại Đường phái những người như Vương Huyền Sách, trước sau ba lần, đến nơi ấy trông thấy điều này không phải là một.

2: Thời Ngụy Văn Đế, không tin ở phương Nam có Hỏa Cấn Bố, Văn Đế nói: Công dụng của lửa còn có thể làm cho đá nát vàng tan, tại sao không đốt cháy được vải đó? Văn Đế đã băng hà đến thời Thái Tử là Minh Đế lên ngôi, vua nước Tây Liêu có dâng tặng chiếc ca sa Hoả Cán Bố, Minh Đế lúc đầu y theo lời cha không tin, lấy lửa thử xem nhưng đốt lâu mà không hư hoại, mới biết là có chứng cứ lời nói không giả dối. Trước đây Văn Đế đã ghi vào trong sách sử, văn có đoạn nói là không tin Hỏa Cán Bố, cho nên tự mình sửa lại là có thật.

3: Thời nhà Tống có Sa môn Tăng Diệu, người vùng Thượng Đảng, con nhà họ Phùng, sinh sống tại thôn Thượng Minh Giang Lăng. Tăng Diệu đến đầu niên hiệu Đại Minh, đi xin khắp vùng Linh Lăng, nhân đó dừng lại sinh sống ở Quận tri Tinh xá Long Hoa, buôn bán tích trữ gạo cơm đến mấy ngàn hộc. Cuối năm thứ tám niên hiệu Đại Minh, chùa Long Hoa bị hỏa hoạn cháy trụi, Tăng Diệu Sắp qua đời đem tiền bạc đồ vật giao cho đệ tử là Pháp Tông, khiến xây dựng giảng đường Tăng phòng. Pháp Tông xây dựng giảng đường xong Pha đà diên nói: Giờ Mùi xây dựng Tăng phòng. Đến tháng Giêng năm thứ ba niên hiệu Thái thỉ, bị bịnh rất nặng, lúc ấy có Tỳ kheo Đạo Mãnh, thuận theo Truyền Lăng khiến đến Cao Dương đồng ý ở huyện Tịnh Tuệ, huyện chính là ấp của Quận Trị. Đạo Mãnh đến thăm hỏi bệnh tình của Pháp tông, đi vào chùa mấy bước trông thấy một Sa môn mặc quần vải hoa đào khoác áo mỏng màu vàng, đi mà mắng rằng: Tiểu Tử pháp Tông này làm trái sự sắp xếp của Ta, không xây dựng Tăng phòng, làm hao tốn phân tán tiền bạc vật dụng Đã quay lại trông thấy Đạo Mãnh hình như có vẻ giật mình xấu hổ, dùng áo che đầu đi vào phòng Pháp Tông. Đạo Mãnh qua lại thăm viếng chùa này nhưng chưa hề gặp Sa môn này, không muốn đường đột xúc phạm, nên trước tiên bày tỏ với đạo nhân Pháp Siêu để nói những điều thấy và nghe. Pháp Siêu nghi ngờ Đạo Mãnh có lẽ là nói lời không thật, hỏi để kiểm tra lại hình dáng âm thanh, Đạo Mãnh nói đầy đủ tất cả. Pháp Siêu nói: Chính là thầy của Pháp Tông, qua đời đã mấy năm nay mà vẫn còn than thở buồn phiền. Đêm ấy liền hiện điềm linh thiêng bảo người mau gọi Pháp Tông. Pháp Tông đã đến, nhiều lần trách mắng rất nghiêm khắc, còn đem việc Tăng phòng để nói, âm thanh sức lực không khác gì lúc thường ngày, Pháp Tông cúi đầu nhận lỗi đã xong, thưa hỏi Hòa thượng nay sanh đến nơi nào, thiện ác ra sao? Tăng Diệu nói: Nơi sanh ra lại thô kệch có thể chấp nhận mà thôi, nhưng phải bị trách móc đôi chút, hết hai năm mới có thể tránh được, vả lại có phần nào ức chế đôi lúc muốn tố cáo những người điều khiển, bởi vì không có ca sa nên không có thể đi lại được, hãy gấp rút may ca sa giúp ta! Pháp Tông nói: Ca sa có thể may được, nhưng không biết Hòa thượng nhận được thế nào? Tăng Diệu nói: Ông nên thỉnh Tăng thiết cúng dùng ca sa làm vật cúng dường, Ta sẽ nhận được. Pháp Tông như lời dặn thiết lễ cúng dường Tăng chúng và dâng y phục. Lúc ấy Đạo Mãnh ở trong trai hội, lại thấy Tăng Diệu ngồi dựa ngoài cửa phòng chắp tay nghe kinh. Thọ nhận cúng dường bố thí xong, đạo mãnh đã thấy ca sa khoác ở thân Tăng Diệu, vẫn tiến vào trong phòng muốn theo thứ tự Tăng chúng đến chổ ngồi, hỏi đạo mãnh hạ lạp bao nhiêu? Đạo Mãnh nói: Tôi quên năm ấy rồi, nhưng đúng là tháng hai của năm lấy Dũng Lổ Lâm Giang ấy mà. Tăng Diệu nói: Cùng hạ lạp với tôi, được coi là lớn hơn một tháng mà thôi! Bèn ngồi phía dưới Đạo Mãnh, Đạo Mãnh liền để trống một chổ ngồi, Tăng Diệu chỉ lặng lẽ nghe theo, đến lúc rời chổ ngồi thì không còn thấy nữa. Lúc ấy đạo tục trong một phòng hơn một trăm người, Thái thú linh Lăng là Thái Sơn Dương Xiển cũng tham dự pháp hội, từ khi Đạo Mãnh và Tăng Diệu bàn luận qua lại, mọi người chỉ nghe một mình Đạo Mãnh nói mà thôi, vì sao đều biết linh nghiệm? Thật ra thì Đạo Mãnh và Tăng Diệu không quen biết nhau, mà nói đến hình dáng diện mạo cử chỉ hạ lạp lớn nhỏ không có gì không phù hợp với nhau. Pháp Tông bắt đầu bị bệnh nguy khốn đến tính mạng, linh thiêng đến nói rằng: Gối lên thì bệnh sẽ khỏi. Lời nói Linh Thiêng đã phát ra đại khái là giống như trẻ nhỏ, mà âm thanh sức lực sử dụng làm cho người nghe không sao biện giải được điều khác lạ, cho nên cùng tin là thần dị. Ban đầu Dương Xiển không tôn trọng giáo pháp cho lắm, nhân điều này mà phát khởi cung kính hết lòng, liên tục thiết lập những việc làm tích tập phước thiện, ngay năm đó tổ chức thuyết giảng ở tại chùa này, trì trai bố thí.

4: Năm thứ năm niên hiệu Trinh Quán Đại Đường, đệ tử Pháp sư Tuệ Quang chùa An Dưỡng ở Lương Châu, họ Mẫu nhà nghèo bên trong không có áo lót, đi vào phòng con lấy ca sa cũ, khâu lại mà mặc, cùng với các bà mẹ hàng xóm tụ tập nói cười, bỗng nhiên cảm thấy chân nóng ran, dần dần lên đến eo lưng. Trong chốc lát sấm sét chấn động, ném các bà mẹ hàng xóm ra ngoài trăm bước, bùn đất nhét đầy hai tai, mê man qua một ngày mới tỉnh lại được. Bà mẹ đã dùng chiếc áo liền bị chấn động mà chết, lửa cháy đen nhẻm thân hình co rúm, trên lưng có ghi rằng: Bởi vì sử dụng pháp y không đúng như pháp. Người con thu nhận thân xác đem đi mai táng, lại tiếp tục chấn động xảy ra, thế là phơi bày hình hài giữa rừng, đến cuối cùng phân tán không còn. Vậy thì biết thọ trì pháp y là phước lợi quy y của loài Rồng, tin chắc không giả dối! Gần đây có Sơn cư Tăng ở trong núi sâu hoang vắng, dùng y che chắn phía trước, cảm thấy có thần linh kỳ dị xuất hiện, hình dạng vô cùng đáng sợ, thò cánh tay vào bên trong tìm kiếm muốn bắt lấy người ở trong đó, sợ chạm vào ca sa ngăn ngại nên không vào được, thế là được thoát nạn.

Hai chuyện trên đây trích từ Đường Cao Tăng Truyện.

5: Thời đời Đường có Đạo Tuyên Luật Sư ở chùa Tây Minh, trú trì vào tháng hai trọng xuân năm thứ hai niên hiệu Càn Phong, nhân duyên cảm ứng đầy đủ quyển thứ mười.

Lúc ấy có bề tôi của Tứ Thiên vương, thưa với Đạo Tuyên Luật Sư rằng: Như lai sắp Niết bàn, trước đây chưa đầy ba tháng, bảo Văn thù sư lợi rằng; Ông đến giới đàn đánh chuông, triệu tập Bồ tát bốn phương cùng các Tỳ kheo và tất cả tám bộ Trời rồng, khiến tề tựu nơi Tinh xá Kỳ hoàn! Văn thù làm theo lời dạy báo cho đại chúng tề tựu rồi, Đức Thế tôn bảo với Văn thù và đại chúng rằng: Từ lúc Ta vượt thành vào núi học đạo, đem y phục quý báu vô giá đổi được áo lông hươu để mặc, có thọ thần hiện thân, tay cầm y Tăng già lê, nói với ta rằng: Thái Tử Tất đạt Đa, nay ngài tu đạo chắc chắn đạt được chánh giác, thời quá khứ vào lúc đức Phật Ca diếp Niết bàn, đem Đại y Tăng già lê trải ra nơi này gởi gắm dặn dò tôi, khiến cố gắng giữ gìn đợi đến lúc Nhân Giả xuất thế khiến tôi giao cho Tất Đạt, tôi vào lúc ấy muốn nhận đại y thì mặt đất chấn động dữ dội. Thọ nhận nói rằng: Nay vì Ngài mở y nêu rõ tướng của phước điền! Thọ Thần đã mở ra Ta trông thấy tướng phước điền, liền đi vào Kim cang Tam Muội Định, mặt đất lại chấn động dữ dội. Thọ thần lại nói: nay Ngài hãy còn là người thế tục, chưa thích hợp để khoác Đại y này, nên đặt trên đỉnh đầu cung kính cúng dường, khiến cho Ngài cầu Phật đạo không bị ma quân nhiểu loạn! Ta y theo lời Thọ Thần, liền đưa lên đội trên đỉnh đầu. Lúc Ta mới đội lên đầu thì mặt đất chấn động, không hơn được thân ta. Địa Thần Kiên Lao ở nơi ấy từ ranh giới Kim cang nhảy lên ra khỏi núi Kim cang, tùy theo những nơi ta đi, khắp nơi dựa theo ta, mới được an trú. Lúc ấy ta khổ hạnh 6 năm nên thân thể gầy yếu, Đại y vẫn đội trên đầu không dám rời bỏ xao lãng, chỉ có Phạm vương nhiều lần đến gặp ta, thấy ta vất vả mệt nhọc nên khởi tâm thương xót sâu sắc vô cùng, mang y Tăng già lê của ta lên đến cõi Phạm Thiên, mặt đất lại chấn động dữ dội, mặt trăng mặt Trời không còn ánh sáng. Địa Thần lại nói với Phạm vương rằng: Ông nên mang y trờ lại đặt trên đỉnh đầu! Phạm vương nghe theo lời khuyên, mắt đất mới yên ổn, mặt trăng mặt Trời tỏa sáng trở lại. Thái Tử lại bảo với Phạm vương: Ông biết tại sao y Tăng già lê ở trên đỉnh đầu ta hay không? Đáp rằng: Không hề biết! Thái tử nói rằng: Đây là bởi vì ở đời vị lai các hạng Tỳ kheo Tỳ kheo ni bất thiện, không kính trọng pháp phục giải thoát của ta; dùng y đặt ở trên đỉnh đầu để phá tan mọi âm mưu làm cho Thiên ma ngoại đạo phái hàng phục. Ta đi vào dòng sông tắm gội, lúc nhận cháo sữa của hai cô gái chăn trâu, khoác mặc Đại y này liền đạt được niềm an lạc của cõi Thiền thứ ba, mọi khổ đau đều không còn. Ta ngồi nơi cội Bồ đề lần đầu chuyển pháp luân, lúc bấy giờ Thọ Thần mang tháp đến dâng lên cho Ta, khiến ta cởi y phục này xếp gọn vào trong tháp. Từ lúc ta thành Phật đến nay năm mươi năm, kính trọng đại y này, giữ gìn tự mình giặt giũ, thường khiến cho thần Kim cang nâng lên mang đặt vào tháp báu, chưa hề đặt nơi mặt đất. Cứ mỗi lần chuyển pháp luân thì khoác pháp phục này. Từ lúc thành đạo đến nay khoác mặc năm mươi lần, Ta sắp Niết bàn cần phải có người để gởi gắm dặn dò.

Đức Phật bảo với Văn thù và các Tỳ kheo cùng tất cả Trời rồng tám bộ: Đây là Tăng già lê bằng vải của đức Phật Ca diếp có uy đức vĩ đại, ta dùng Phật nhãn nhìn khắp tất cả Trời rồng quỷ thần và Thập Địa Bồ tát, không ai có năng lực lay động đại y này. Đã không có ai có thể lay động thì chỉ có Như lai nâng Đại y này đưa vào tháp đi quanh giới đàn ba vòng, từ phía Nam hướng về phía Tây theo bậc thềmbước lên phía trên giới đàn, từ phía tây hướng về phía Bắc chuyển đến đứng hướng mặt về phía Bắc, Đức Thế tôn tung tháp y vào giữa hư không, tháp y phát ra ánh sáng chiếu rọi khắp trăm ức quốc độ, tất cả mọi nơi đau khổ nhờ ánh sáng đều được diệt trừ, giống như cây cõi Trời ở quốc độ Diệu Lạc. Như lai phát ra âm thanh bày tỏ với hết thảy chư Phật: Tôi sắp Niết bàn, có Tăng già lê bằng vải thô của đức Phật Ca diếp xưa kia, giao cho tôi trú trì chúng sinh thời mạt pháp chư Phật Như lai khắp mười phương, cầu nguyện các ngài bố thí một chiếc y cùng nhau giữ gìn mạt pháp! Chư Phật mười phương nghe lời này rồi, các Ngài lập tức cởi y Tăng già lê để bố thí đức Phật Thích Ca. Đức Thế tôn tiếp nhận rồi ma vương lại thưa với đức Phật rằng: Cúi đầu nguyện thương xót đồng ý cho, con muốn cúng dường vàng bạc châu báu dùng để làm cho tháp y hưng thịnh, nguyện xin được xem xét đồng ý! Đức Thế tôn đồng ý rồi, liền dùng thần lực trong nháy mắt các tháp đều thành tựu. Tháp đã hiện bày, Đức Thế tôn tự mình mang Đại y đưa vào trong từng tháp báu. Ma chúng thưa với đức Phật: Không biết tháp này giao phó cho người nào, an trí ở nơi đâu? Ngay sau đó Như lai trước lúc Niết bàn, liền bảo với La Vân: Ông bảo A nan đến đây! A nan đã đến, Đức Thế tôn phóng ánh sáng chiếc rọi khắp đại thiên, trăm ức đức Phật Thích Ca cùng tập trung ở Kỳ hoàn. Chư Phật đã tập trung. Đức Thế tôn liền từ chổ ngồi đứng dậy bước lên giới đàn. Lại bảo với A nan: Ông đi đến quốc độ Chấn Đán, ở tại hang núi Thanh Lương, bảo với Văn thù sư lợi, Ta muốn giao phó y Tăng già lê của đức Phật Ca diếp! Các đức Phật Thích Ca, liền cùng với Văn thù, trong khoảnh khắc đã đến giới đàn. Đức Phật bảo với Văn thù và các đại chúng tề tựu: nay Ta Niết bàn, muốn giao cho ông tháp y của Phật Ca diếp, giữ gìn giáo pháp của Ta để lại, sau khi ta nhập Niết bàn, đem tháp y của Phật Ca diếp đặt về phía Bắc Giới đàn của Ta trải qua mười hai năm! Ngài lại bảo với Tứ Thiên vương: Các ông mang nhạc Trời thường cúng dường tháp y!

Đức Phật bảo với Văn thù: Có Tỳ kheo xấu ác cùng nhau tranh chấp hủy diệt chánh pháp của ta, nước Bắc Thiên Trúc có vị vua tàn ác cai trị thế gian, tin nhận Tiểu thừa phỉ báng Đại thừa, người học Tiểu thừa lại kích động làm mê hoặc lẫn nhau, ác ma đã giăng lưới, vì vậy mà giết hại người học Tam tạng Đại thừa. Đức Phật bảo với Văn thù: Vì nhân duyên này thuận theo an trú phía bắc giới đàn trong mười hai năm, lúc vị vua tàn ác cai trị thế gian hủy diệt chánh pháp, ông hãy dùng thần lực nâng tháp y mang đi khắp nơi đất nước kia, thâu nhận tất cả giáo pháp Đại thừa đưa vào trong tháp; Tỳ kheo trì giới nơi ấy bị nhà vua giết hại, đều có y Tăng già lê thọ trì đúng như pháp, ông cũng thâu nhận đưa vào bên trong tháp y của Ta. Tỳ kheo trì giới kia thọ mạng chưa hết, thì ông hãy dùng thần lực tiếp nhận mang đến đặt trên đỉnh núi Tu di! Lúc bấy giờ ma vương thưa với đức Phật rằng: Con ở đời vị lai hộ trì chánh pháp, đến lúc vị vua tàn ác kia diệt trừ đại thừa, con từ trên đỉnh núi Tu di đi xuống dùng núi đá to lớn, đè ép vị vua tàn ác kia và Tỳ kheo xấu ác, giống như hại bụi nhỏ. Con có một ngàn người con cùng có uy lực to lớn, sanh xuống cõi Diêm phù đề làm vua các nước kia, tất cả cùng xây dựng một vạn chốn già lam cúng dường Tăng chúng; khắp cõi Diêm phù đề và tất cả các thế giới. Làm cho lo buồn trừ diệt và luôn luôn hộ trì chánh pháp. Đức Phật bảo với Văn thù: Ông mang tháp y bát của Ta, đi khắp nơi cõi Diêm phù đề và tất cả các thế giới, cho đến an trí khắp nơi Đại Thiên Thế giới, trấn giữ giáo pháp của Ta để lại, có tháp của A Dục Vương, cũng khuyến khích khiến cho xây dựng khắp quốc độ Tam Thiên.

Đức Phật lại bảo với Văn thù sư lợi: Ông dùng thần lực hướng đến trên lầu cao bảy báu phía tây căn phòng trong Tinh xá Kỳ hoàn, lấy hòm châu ngọc của Ta đem chỉ rõ cho đại chúng. Lúc Ta mới vượt thành xa rời thân phụ và vương cung, đi qua bốn mươi dặm đến lùm cây kia, thân có phần mệt mỏi uể oải, tạm thời dừng lại nghỉ ngơi, lúc ấy thọ thần nơi đó hiện thân nói với Ta rằng: Nay Ngài tu đạo nhất định đạt được thân sắc vàng, làm bậc Đại Sư của Tam giới, lúc đức Phật Ca diếp Niết bàn, gởi gắm dặn dò trao hòm ngọc và y Tăng già lê cho tôi, khiến tôi chuyển lại giao phó cho Ngài. Ta nói với thọ thần rằng: Ông trao y Tăng già lê bằng lụa không phải là vật Ta có thể sử dụng, ta nghe các bậc đi trước đã nói, chư Phật xuất thế không mang y bằng lụa tơ tằm, nay ta tu đạo làm sao nỡ tổn hại chúng sinh? Đem trao y cho Ta mang, nay ông là ma cho nên đến làm phiền Ta ư? Thọ Thần nói rằng: Ngài là người Đại Trí sao nhất định phải nói lời trách móc vậy, chư Phật vì lòng Từ bi Phật sự không mang y bằng lụa tơ tằm, tơ này hóa hiện làm ra chứ không phải là hại đến chúng sinh, nay Ngài nhận hòm ngọc này, mở ra trong đó có chữ sẽ rõ. Ta liền mở hòm trông thấy đầy đũ những điều lạ lùng, có Đại Tỳ ni và Tu đa la Tạng, giáo pháp để lại của Phật Ca diếp đều ở trong này, và thấy y Tăng già lê cùng thư để lại chính là bút tích của đức Phật Ca diếp, gởi gắm dặn dò Thọ Thần khiến giao phó cho Ta. Đức Phật Ca diếp viết rằng: Lúc Ta mới thành đạo Đại Phạm Thiên vương bố thí cho Ta loại tơ ấy, là hóa hiện làm ra không phải là ươm tơ mà có. Phạm Thiên vương làm tơ dọc, Kiên Lao Địa thần Vương làm sợ tơ ngang, do hai thí chủ ấy cùng làm thành một pháp y. bởi vì ý nghĩa này, nay mang đến bố thí cho ta. Từ lúc ta thành đạo đến nay thường khoác y này chưa hề làm hư hoại, nay giao cho Tất Đạt, nếu được thành Phật, thì lấy y Tăng già lê của Ta an trí vào trong Tinh xá Kỳ hoàn, nếu lúc chuyển vận Tỳ ni thì nên mặc y này thay ta! Nay để lại y này, một trăm năm sau khi ông Niết bàn, mới có Tỳ kheo Vô Trí phân Tạng Tỳ ni ra làm năm bộ. Đến một trăm năm sau Phân Tạng Tu đa la của ông, làm thành vô lượng Bộ Sự tranh luận do đó khởi lên khiến cho giáo pháp mau chóng hủy diệt. Bởi vì Tăng ngu si lúc ấy không tìm hiểu Tam Tạng, nghe khai mở được phép mặc y tốt đẹp thì trở thành sát hại kén tằm. Nếu sau khi ông thành đạo, tơ ấy tự nhiên xuất hiện ở các nước chứ không phải là sát hại kén tằm mà có, cho nên ta đem giao cho Thọ Thần, nay chuyển đến giao cho ông. Trong hòm này đều là giáo pháp của Ta để lại, cũng đem giao cho ông trú trì giáo pháp để lại. Ta đã đọc thư xong, mặt đất tức thì phát sinh sáu loại chấn động, hòm ngọc tự nhiên mở ra đồng thời phát ra ánh sáng rạng rỡ. Thọ Thần lại nói với Ta rằng. Nên đem hòm y này đặt trên vai trái của Ngài, thường khởi tâm cung kính đặt nơi nào khác, hòm ngọc ở trên vai có năng lực phá tan các ma quân và làm cho ngoại đạo phải hàng phục, khiến cho mau chóng thành Phật. Ta từ lúc tiếp nhận hòm ngọc đến nay, luôn luôn đặt trên vai, thậm chí lúc ngồi dưới cây Bồ đề thọ nhận bát cháo sữa, Đế Thích đi đến chổ Ta lấy chiếc hòm từ trên vai, mở ra lấy y Tăng già lê khiến Ta khoác mặc lại lấy y Tăng già lê bằng vải thô của Phật Ca diếp đặt ở phía trên y bằng lụa tơ tằm. Phạm vương cùng Đế Thích lại bố thí Đại y bằng vải, Ta theo như trước tiếp nhận, đã khoác ba lớp y, hai lớplà y của Phật Ca diếp, một lớp là y của Ta thừa nhận. Đại Phạm Thiên vương đến nói với Ta rằng: Con thấy chư Phật quá khứ, cũng khoác ba lớp Đại y mà mặt đất vốn không thể nào hơn được, Đức Thế tôn thích hợp có thể cởi bớt hai lớp Đại y, trả lại đặt vào nơi ban đầu, khoác y của con đã làm, thì mặt đất mới được an trú! Ta liền nghe theo lời Thiên vương nói, mặt đất mới được an trú như vậy.

Vả lại, đức Phật Thích Ca từ lúc mới thành đạo cho đến Niết bàn, chỉ mặc y Tăng già lê bằng vải thô và ba y bằng vải bông trắng, Ngài chưa mặc y bằng lụa tơ tằm tốt đẹp. Vì sao những Tỳ kheo xấu ác bài báng bôi nhọ Ta rằng: trong giáo Tỳ ni khai mở cho phép được mặc loại y này? Lúc mới thành đạo Tỳ kheo ni Ái Đạo, tay bưng ca sa bằng sợi vàng, mang đến bố thí cho ta, Ta không dám nhận, khiến mang đến bố thí chúng Tăng, huống hồ Ta làm Đại Sư của ba cõi mà khoácmặc pháp y làm bằng kén tằm ư? Ở trong ba tạng giáo của ta tuy cho phép sử dụng màu sắc rực rỡ cúng dường Phật pháp Tăng, nhưng căn bản không phải là sợi tơ kéo ra từ miệng tằm. Ta ở Châu Diêm phù đề này và Đại Châu khác, có 1tám trăm nước lớn, đều có tơ lụa màu sắc rực rỡ, đều làm ra từ bàn tay của những người phụ nữ, chứ không phải làm ra từ trong miệng tằm. Bởi vì không sát hại mạng sống của chúng sinh, cho nên cảm được phước nghiệp, làm ra từ bàn tay của những người phụ nữ. Hỏi: Vì sao biết được? Đáp: Như lúc cần phải có tơ làm y thì cần phải thắp hương đến dưới cây dâu, sẽ có hai người phụ nữ hóa hiện, từ dưới cây dâu kia lộ rõ hình hài, như bé gái tám tuổi, từ trong miệng nhả tơ. Những người ở nước kia chỉ làm ra guồng kéo sợi, lấy tơ từ miệng người phụ nữ, chuyển đến trong guồng kéo sợi, lấy đủ thứ dừng lại, phụ nữ hóa thân liền biến mất. Ta cho phép mặc y màu sắc rực rỡ, chính là tơ của người phụ nữ này và màu sắc rực rỡ tự nhiên, vốn không phải làm hại sinh mạng lấy tơ mà sử dụng, tại sao bài báng Ta làm hại sinh mạng lấy tơ mà sử dụng như vậy?

Lúc bấy giờ Văn thù liền thưa với đức Phật rằng: Nay có chút nghi ngờ mong muốn có sự quyết định, không biết Đức Thế tôn cho phép hay không? Đức Phật bảo với Văn thù: Có thể tùy theo ý ông! Con quan sát tâm tư đại chúng đều có nghi ngờ, trước đây nói: Hòm ngọc bé nhỏ của Phật Ca diếp, chỉ dài ba tấc ba phân, chứa được một chiếc y Tăng già lê ấy cũng sợ rằng không đủ chổ, huống gì chứa đủ ba tạng giáo của Phật Ca diếp và dấu tích của tất cả kinh điển được ư? Đức Phật bảo với Văn thù cùng tất cả đại chúng rằng: Chính là năng lực không thể nghĩ bàn được của chư Phật, chỉ có Phật và Phật mới có năng lực biết được, không phải là phạm vi tính toán của các ông mà biết được. Đức Thế tôn lại khiến Văn thù sư lợi nâng chiếc hòm lên, Đức Thế tôn đứng dậy làm lễ, dùng ngón tay chạm vào chiếc hòm giống như mở cánh cửa của tòa thành đồ sộ, đại chúng đều nhìn thấy tất cả mọi sự việc, tháp ngọc, y lụa, lầu đài vàng bạc, mấy chục vạn nơi chốn chứa đầy các Tạng kinh pháp của Phật. Lại có nhạc Trời thường xuyên cúng dường, đài cao bốn mươi dặm, tháp cao mười do tuần. Nhưng mà chiếc hòm không hề Tăng giảm, vẫn là ba tấc như ban đầu. Chư Phật mười phương thảy đều ca ngợi đức Phật mâu ni, có năng lực ở đời ác trược rộng độ cho mọi chúng sinh, các Ngài đều tặng y Tăng già lê và một hòm ngọc, dùng để giúp đỡ Tôn giả mâu ni trú trì giáo pháp để lại, đức Phật bảo với Văn thù khiến mở chiếc hòm của Phật, trong đó đều có đầy đủ Đại y, đài cao, lầu quán, ba tạng kính pháp dấu tích giáo hóa, hoàn toàn giống như tòa tháp của Phật Ca diếp, bình đẳng không có gì sai khác. Đức Phật bảo với Văn thù. Ông đem tòa tháp àny trở về đến Kỳ hoàn an trí bên trong đài cao phía Bắc của giới đàn lại thưa hỏi: Sau khi Đức Thế tôn Niết bàn, hòm này, tháp này sẽ giao cho ai và an trí nơi nào? Đức Thế tôn hướng về các đại chúng dạy rằng: Nay giao cho Văn thù đặt trên giới đàn, trải qua ba năm rồi di chuyển đặt ở góc Đông Nam, an trú nơi này trải qua ba mươi năm. Qua năm này rồi, sau đó di chuyển an trú ở phía Nam hồ Quang Minh trên đỉnh núi Tần Già La thuộc Tây Ấn Độ. Sau khi Như lai diệt độ trải qua bốn mươi lăm năm, có một vị vua tàn ác xuất hiện ở thế gian phá hoại Phật pháp đàn áp Tăng Ni, không thể nào nói hết. Lúc bấy giờ xuất hiện ma vương binh chúng và Thiên vương thần tướng, sẽ dùng đá lớn đè chết vị vua tàn ác, Long vương Sa Kiệt dìm cung điện kia làm thành hồ nước to lớn. Giòng tộc của vị vua tàn ác không có ai sót lại, chỉ có chốn già lam và những thôn xóm dân chúng cư trú. Người ở vùng Tây Ấn Độ rất nhiệt thành làm cho lớn mạnh, chùa chiền có mười ba vạn ngôi, Tăng chúng có sáu mươi vạn người, và chúng Bồ tát cũng có vô lượng; kinh có mười ba vạn tạng, kinh thêu chữ bằng chỉ vàng có tám vạn Tạng; Phật tượng bằng vàng châu báu lớn thì cao một trăm thước, nhỏ thì một trượng sáu, tất cả có một trăm ba mươi vạn pho tượng, đương nhiên tượng nhỏ còn lại thì không thể nào tính đếm được. Số kinh tượng này đều là do công thợ và Thiên vương cõi Đao Lợi cùng nhau làm ra. Bởi vì nhân duyên này, cho nên những di vật y tháp của Phật đều hướng về an trú nơi dãy núi kia. Đến một ngàn bảy trăm năm sau vào cuối thời Tượng pháp, Ta ở cõi Diêm phù đề này và trong những Tứ Thiên Hạ rất nhiều Tỳ kheo tệ hại, xây dựng chốn Già lam mà không tu tập Thiền Tuệ cũng không đọc kinh điển không biết văn tự, cho dù có biết thì trong số ngàn chỉ có một hai. Đến thời thế ác trược ấy, khiến Văn thù sư lợi nâng giữ hòm ngọc ý tháp đi qua khắp các nước giáo hóa nhân dân khiến xây dựng tháp y. dùng năng lực thần thông phủ khắp Đại Thiên Thế giới, làm cho những Tỳ kheo tệ hại kia bỏ điều ác tu dưỡng điều thiện, học tập hiểu biết Tam tạng khiến cho giáo pháp tồn tại lâu dài. Những việc làm đã xong, mang tháp y trở về đặt lại chổ cũ, đến lúc Di lặc xuất thế khiến Văn thù sư lợi mang tháo giao cho Phật Di lặc. Đây là nơi an trú, cho nên gởi gắm giao phó cho nhau.

Lại sau khi Như lai thành đạo, vào năm thứ hai mươi mốt, đức Phật bảo với Đại Mục Liên: Ông đi phía Bắc giới đàn trong Tinh xá Kỳ hoàn đánh chuông triệu tập mười phương Tăng như các Bồ tát Phổ HiềnQuán Âm, đồng thời tập trung trăm ức hóa Phật Thích Ca là phân thân của Ta, tất cả dựa theo lầu quán đến nơi giới đàn! Y theo lời dạy tề tựu rồi, đức Phật bảo với Bồ tát Phổ Hiền: Ông đến nơi hồ Di Hầu, nơi ta thường kinh hành có y Tăng già lê hư rách, góc y có toà tháp ngọc nhỏ bé, có thể mang về đây! Phổ Hiền nghe theo lời dạy mang đến Kỳ hoàn. Đức Thế tôn tiếp nhận tòa tháp này rồi, liền nói cho đại chúng biết rằng: Lúc ta mới vượt thành đến trên lầu cao của tường thành, thần giữ thành khen ngợi ta rằng: Tôi là Thần giữ thành này, trải qua đến nay mười ba kiếp, thấy chư Phật quá khứ, đều vượt thành học đạo, xé toạc mạng lưới ân ái giết chết quân giặc phiền não, thành tựu đạo quả Vô thượng độ thoát tất cả chúng sinh. Nay Ngài cũng như vậy, đừng làm cho có sự lui sụt! Thời Phật Phật Ca diếp giao cho tòa tháp ngọc nhỏ bé, đợi lúc Tất đạt vượt thành khiến tôi giao cho Ngài. Đây là tòa tháp Tứ Nha Ấn của đức Phật Câu lưu tôn, lần lượt giao cho nhau đến đức Phật lâu chí. Thái tử tiếp nhận rồi lễ lạy tòa tháp xong, tòa tháp phát ra ánh sáng rực rỡ, cửa tháp tự nhiên mở ra, thì thấy bốn chiếc răng và giáo pháp để lại của đức Phật, có đài quán bằng vàng bạc, số đó đến tám vạn, cùng rất nhiều kinh luật. Lại có đài quán bằng ngọc ma ni, phía trên thường có đèn hương cúng dường, và bên cạnh có ghi chữ bằng bạc nói cho Thích Ca Văn Phật biết: Lúc ông mới thành đạo hãy chọn lấy một chiếc răng phù hợp in vào chân ông, dưới chân hiện rõ tướng Thiên bức luân; tiếp theo chọn lấy một chiếc răng phù hợp in vào trong bàn tay của ông, thì có tướng chữ vạn hiện bày; lại chọn lấy một chiếc răng phù hợp in vào trên đỉnh đầu ông, thì có tướng Đại Viên Quang hiện bày. Sau khi Ta thành đạo y theo bốn ấn này, hễ vào thì tướng hiện bày, đều như trước đã nói. Ấn xong vào bên trong tháp thì của tự nhiên khép lại, nền tháp có bài minh, khiến đặt vào góc của ca sa. Từ khi thành đạo đến nay đặt ở trên vai trái. Lại bảo với các vị Phật phân thân và đại chúng Trời người, tất cả đều bố thí một tháp ngọc an trú chờ đến vị lai. Chư Phật y theo lời dạy bố thí xong, cùng giao cho Phổ Hiền giữ gìn, đợi lúc Như lai Niết bàn, chuyển đến trong Kỳ hoàn an trí vào phía Bắc giới đàn, đến lúc Xà suy (Trà tỳ) phân chia Xá lợi xong, khiến Phổ Hiền giữ gìn, an trú hai mươi năm về sau giao cho Văn thù, mở tháp lấy bốn chiếc răng này. Đến thời kỳ cuối của chánh pháp, khiến truyền cho các nước trong cõi Diêm Phù trú trì chánh pháp. Cho đến 1một trăm năm sau, đem bốn chiếc răng ấn chứng này tạo hình tượng cho trăm ức thế giới, đều có ánh sáng phát ra làm nảy sinh tâm hy hữu. Sau đó cho đến bốn châu sáu tầng Trời cõi dục đều lưu thông giáo hóa làm lợi ích.

Về sau Văn thù sư lợi đem cho Đức Phật Di lặc.

Lúc bấy giờ Đức Thế tôn lại bảo với đại chúng: Lúc Ta mới thành đạo sắp bước vào dòng sông tắm gội, lúc ấy thần sông hiện thân tay bưng tháp báu này, bên trong có hộp vàng ròng, chứa một chiếc y An đà hội, và một tấm Ni sư đàn, cùng có một cái trú bình bát, bốn chiếc răng của Phật Ca diếp đều còn trong hộp. Đây là vật của Phật Ca diếp giao cho con khiến giao lại cho Đức Thế tôn, nay tắm gội xong thỉnh Ngài khoác y An đà hội!

Ta liền nhận lấy mặc vào, mặt đất phát sinh 6 loại chấn động, mà bốn góc y A Đà Hội phát ra ánh sáng soi chiếu đến trăm ức quốc độ, các Phạm vương mười phương theo ánh sáng tìm đến nơi ta, tiến lên thưa với ta rằng: Y ngũ điều làm bằng vải bông trắng này giống như y của đức Phật Câu lưu tôn, đức Phật Niết bàn rồi lần lượt gởi gắm cho nhau, đến đức Phật Lâu Chí. Sau khi đức Phật Thích Ca Niết bàn gởi gắm cho Long vương Sa Kiệt, khiến dựa theo pháp y này làm ra tám vạn chiếc, vẫn xây tháp cúng dường trấn giữ giáo pháp để lại cho đời sau, mà bốn góc y An đà hội này và đầu mỗi điều của y, đều an trí chữ vạn. Y này tạo ra sớm nhất trong hiền kiếp, mà hình dạng tháp báu này cùng là năm tấc, nhưng Đức Thế tôn mở tháp hiện bày lầu quán bằng châu ngọc thực sự, số đó đến tám vạn, chứa đựng giáo pháp để lại của đức Phật Câu lưu tôn đã thuyết ra. Lại có ba Tỳ kheo đệ tử của đức Phật ấy toạ thiền. Đức Phật bảo với Văn thù: ông lấy tù và giáo pháp của Ta, đến nơi Tỳ kheo kia thổi lên nhạc khúc đức Phật xuất hiện ở thế gian! Văn thù nghe theo lời dạy thổi tù và Tỳ kheo nhập định liền đứng dậy, hỏi Văn thù sư lợi: nay có đức Phật nào xuất thế? Văn thù đáp rằng: Đức Phật Thích Ca là vị Phật thứ tư trong Hiền kiếp này xuất thế. Ba Tỳ kheo kia cùng đến lễ lạy đức Phật rồi đứng về một bên, liền thưa với đức Phật rằng: lại đức Phật Câu lưu tôn nhập Niết bàn, giao cho chúng con Y An đà hội Ni sư đàn và cái đãy đựng bình bát, khiến con trú trong tháp này, cho đến đức Phật Lâu Chí, khiến con mới được nhập Niết bàn, Đức Phật Ca diếp còn giao chon con bốn chiếc răng, đức Phật Mâu Ni ban cho con một số móng tay chân và tóc, đều đặt ở trong tháp. Sau khi Đức Thế tôn Niết bàn từ trong tháp đi ra đến cõi Diêm phù đề này cho đến Đại thiên thế giới, lưu bố y và tháp khắp mọi nơi để trấn giữ giáo pháp để lại cho đời sau.

Lại hỏi: Như lai thành đạo rồi, đức Phật hóa độ chúng của anh em Ca diếp nhiều dần lên, ở tại vườn trúc Ca lan đà tập hợp thành hai Bộ

Tăng; ở bên hồ nước khiến hai Bộ chúng đều cởi y Tăng già lê, bảo trải Ni sư đàn ra, Tỳ kheo ngồi ở trên đó, khiến đưa y Tăng già lê đặt trên đỉnh đầu Tỳ kheo là sao? Bấy giờ Đức Thế tôn hỏi Tỳ kheo: Ông hiểu ý ta hay không? Tỳ kheo thưa rằng không thể hiểu được. Đức Phật bảo rằng: Một ngàn một trăm năm sau khi ta diệt độ, có nhiều Tỳ kheo phi pháp làm hủy diệt chánh pháp của Ta, có vị Quốc vương tàn ác sát hại Tỳ kheo, thiêu đốt kinh tượng cho nên Như lai từ chổ ngồi đứng dậy, tự mình cởi ý Tăng già lê đặt trên đỉnh đầu.

Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Y Tăng già lê này củaTa là hình thức của chư Phật quá khứ vị lai, đều mặc y này đến được nơi giải thoát, Tỳ kheo tệ hại thời kỳ cuối cùng không thọ trì ba y, cũng không trì giới mà lại khinh thường pháp y, làm cho giáo pháp mau chóng hủy diệt. Nay Ta ban cho ông tất cả Đại y trong Tam Thiên Thế giới, mong ông thọ trì đừng làm cho tổn thất. Nên dùng vải thô để may y Tăng già lê này, không được dùng các loại tơ lụa mượt mà rực rỡ để may y. tất cả sử dụng vải thô may y, khiến cho hàng Tỳ kheo thời kỳ cuối cùng không ham thích y phục lòe loẹt!

Lúc Đức Thế tôn phát ra lời này, mặt đất xuất hiện sáu loại chấn động, Trời người không còn than vãn mà vô cùng hoan hỷ. Nay những Đại y này, Đức Thế tôn dạy đem giao cho Tứ Thiên vương và các Sứ Giả của tám bộ, khiến cho tám bộ quỷ thần giữ gìn y này, đừng làm cho tổn thất, đợi đến lúc Di lặc xuất thế thì giao lại cho đức Phật ấy. Lại giao cho Phạm vương Đế Thích nếu đến sáu ngày trai Tăng hằng tháng hay ba tháng trường trai hàng năm, thì quét dọn cung điện cõi Trời sạch sẽ, khiến mang y Tăng già lê đến nơi cung Trời ấy để cúng dường, cất trong hộp bằng bảy báu, dùng ngư đầu chiên đàn trầm thủy mạt hương, nấu lấy nước hương để giặt giũ y Tăng già lê, phơi hong làm cho khô khan rồi, sau đó lấy bột hương, đặt vào trong hộp bảy báu dùng để xông ướp y Tăng già lê, khiến cho Đại y đó tồn tại lâu dài. Lục trai thì bảy ngày trường trai thì một tháng, sau khi trải qua ngày tháng này, trở lại giao cho Tứ Thiên vương, đây chính là nơi để bảo quản giữ gìn.

Đức Thế tôn lại bảo với A nan rằng: Hãy đi đến trên đỉnh núi Tu di đáng chuông, triệu tập tất cả các Tỳ kheo bốn phương, đều quy tụ nơi giới đàn! Tất cả đều tự nói, người đạt được Tứ quả gồm có tám trăm vạn người, đều khiến cởi y bảy điều khoác mặc y Tăng già lê. Trước đây Ưu Đa La mang đến trước Đức Thế tôn, Như lai tự tay nhận lấy an trí lên đỉnh đầu, Đức Thế tôn tự cởi y bảy điều an trí phía trên các y. Như lai cất tiếng bảo cho tất cả đại chúng Trời người rồng thần biết rằng: Ta từ trong vô lượng kiếp, xả bỏ đầu mắt tủy não và tiền bạc châu báu trong ngoài thân thể, mới có được chiếc y giải thoát, chứng quả Bồ đề Vô thượng giáo hóa tất cả chúng sinh. Sau khi Ta Niết bàn, những Tỳ kheo tệ hại không tin theo giáo pháp của Ta, không nghiêm trì cấm giới không giữ gìn y giải thoát, không có uy đức mà làm cho chánh pháp hủy diệt. Những Tỳ kheo ni xấu xa không thuận theo giáo pháp răn dạy, ở trong đạo tràng Kim cang làm những việc làm bất tịnh, giống như chốn cư ngụ dâm loạn, không thực hành tám pháp tôn trọng mà lại khinh mạn Tỳ kheo, làm cho chánh pháp của Ta hủy diệt mau chóng, khiến chúng Trời người giảm bớt những hạng ác hiểm đầy rẫy mọi nơi. Nay Ta cùng với các người phát bốn thệ nguyện to lớn, nghĩ thương cho những Tăng Ni tệ hại ở đời tương lai, giữ gìn bảo vệ pháp y này đừng làm cho tổn thất, an trí trong tháp để Phật pháp trú trì! Lúc thuyết lời này, mặt đất vang lên sáu loại chấn động, Trời người rồng thần thở than hoan hỷ, âm thanh vang khắp Đại thiên thế giới. (Ngũ điều y An đà hội và Ni sư đàn của Như lai, phát khở rất nhiều hỏi đáp, phần lớn giống như Tăng già lê. Thế tôn đều nhận lấy các loại châu ngọc quý báu từ Phạm vương Đế Thích Ma VươngThế tôn tạo pháp không quá bảy ngày mà tháp báu đều thành tựu, lần lượt giao phó với nhau, cho đến lúc Di lặc xuất thế thì giao lại cho đức Phật ấy lưu thông).

Lại nữa, Đức Thế tôn lúc mới thành đạo hóa độ năm anh em Kiều Trần Như xong, đến trong năm thứ bảy, các đệ tử Thanh văn dần dần Tăng nhiều. Có một Tỳ kheo, tên gọi Chân Đà La, là người nước Cù đà la ở phía Bắc của Diêm phù đề, dựa vào buôn bán làm nghề sinh sống, đi đến vùng Trung Thiên Trúc, được gặp đức Phật và xuất gia học đạo. Nước ấy không có lụa là gấm vóc, mọi người trong nước chỉ mặc một tấm da thú làm áo che thân. Tỳ kheo Chân Đà La này, ở tại thành Vương Xá trông thấy một tấm da thú, đi theo người thế tục ấy mua làm ca sa, người thế tục ấy mỉa mai chê cười có Tỳ kheo thưa với đức Phật. Đức Phật gọi đến trách mắng, Ngài bảo cho các đại chúng biết: Ta ở cõi Diêm phù đề này và Đại thiên thế giới nơi khác giống như nước Cù đà la, dùng da làm ca sa, tất cả có hai mươi vạn nước. Sợ rằng sau khi Ta nhập Niết bàn, sẽ có nhiều Tỳ kheo tàn ác tự mình giết hại thân mạng chúng sinh, lấy da làm y phục!

Đức Phật bảo với Mục Liên: Ông đến nơi Phụ vương của Ta, thưa với Phụ vương rằng: Lúc Ta còn là đứa trẻ, làm gãy bốn chiếc răng phía trước khiến cho Phụ Vương nhặt lấy cất giữ lại cho Ta, nay cần phải lưu lại cho thời mạt pháp để giữ gìn yên giáo pháp của Ta làm lợi ích cứu giúp chúng sinh! Mục Liên vâng theo lời dạy đến lấy rồi đem giao lên Đức Thế tôn. Đức Phật bảo với các vị Phật tương lai và các phân thân Phật, nên bố thí một chiếc răng và một tòa tháp Kim cang; bảo cho các quỷ thần Long vương, ở trong khoảng thời gian khảy móng tay tạo nên tòa tháp Kim cang, cất giữ bốn chiếc răng trước kia; các vị Phật tương lai khắp mười phương và phân thân Phật của Ta, đều bố thí tháp răng của mình, khiến Long vương Sa kiệt thu nhận vào trong biển lớn để cúng dường.

Ngài bảo với Văn thù sư lợi và Đại sĩ Quán Âm: Đợi sau khi Ta diệt dộ, các ông dùng thần lực phân thân lấy tháp răng của Ta, nâng hướng về nước kia đến trong chốn già lam của Tăng, làm cho tháp phát ra ánh sáng, ở trong ánh sáng xuất hiện các loại vải bông, các ông làm những người buôn đi đến nơi ấy buôn bán, hoặc Bố thí làm thành pháp

y. các ông lại biến hóa làm Tỳ kheo Tam Tạng, giáo hóa Tỳ kheo ở nước ấy đừng mặc y bằng da thú! Nếu như lời dạy của Phật tinh tiến chịu khó thực hành, thì chư Thiên sẽ tặng y và giúp cho đồ ăn thức uống.

Vả lại, sau khi Ta diệt độ, một ngàn bốn trăm năm sau, Ta ở Diêm phù đề này và Đại thiên thế giới, có nhiều Tỳ kheo tệ hại không tu tập thiền giới, xây dựng nhiều chùa tháp đầy khắp giữa thế gian, tuy không phải đất nước da thú có nhiều vải bông tốt đẹp rực rỡ, nhưng không dùng làm y phục mà tự mình thích ghết hại sinh mạng lấy da có màu sắc vằn vện ấy để làm y phục đẳng cấp cao, các ông đến thời kỳ hiểm ác ấy, hãy dùng thần lực làm chấn động Đại thiên thế giới, khiến cho tháp phát ra ánh sáng chiếu vào thân thể người ác hiểm kia, khiến cho sanh tâm hối hận mà thay đổi không huân tập thêm các pháp xấu xa.

Từ Ngữ Phật Học Trong: Thiên Thứ 30: Pháp Phục