Lục An Nhơn, tên là Trục Mai, người huyện Ngươn Hòa thuộc Tô Châu. Cô về nhà chồng là Ngô Xương Liêm, sanh được một trai, chẳng bao lâu đứa con bị bịnh chết, đến 20 tuổi lại lâm cảnh góa bụa. Do đó cô đau buồn thành ra chứng lạc huyết. Một hôm có người bạn đem tập Long Thơ Tị nh Độ Văn trao cho. An Nhơn xem rồi phát tâm niệm Phật, hôm sớm tu hành đều có định khóa. Cô khuyên ngăn việc sát sanh trong nhà, gia nhân chỉ được dùng tam tịnh nhục. Cho đến loài trùng kiến cỏ cây, cô đều đem lòng ái hộ.
Năm Đạo Quang thứ 14, An Nhơn thụ tam quy n gũ giới nơi ngài Định Công, được cho pháp danh là Sư Thọ. Kế tiếp cô đến Mậu Sơn lễ tháp A Dục Vương, thấy xá lợi trong tháp hiện ánh quang minh, từ đó lại càng gắng sức làm lành. An Nhơn từng xuất ba muôn lượng vàng sửa chùa tạo tượng và làm các công đức. Đến như việc phóng sanh lại càng siêng năng, mỗi năm tốn ngàn lượng vàng cũng không tiếc. Có kẻ chê cười cho là lãng phí, cô Đáp: "Tiền của không bền, thắng duyên khó gặp, tôi muốn đem công đức đó hồi hướng cùng bốn ân ba cõi sớm chứng đạo Vô Thượng Bồ Đề. Như thế có chi là lãng phí và đáng luyến tiếc ư?" .
Đến 34 tuổi, bịnh cũ tái phát, thuốc thang vô hiệu. Cô phát nguyện phóng sanh mười triệu mạng, cùng lập đàn thủy lục và đại trai đàn tại chùa Sư Lâm , để làm tư lương cho sự vãng sanh. Qua nửa năm, bịnh tự lành, An Nhơn lại đốt liều hương nơi cánh tay, phát thệ trường trai dứt tuyệt món ăn huyết nhục, khi cúng tế tiên linh và thần thánh đều dùng thức rau trái. Ngày sanh nhựt tuổi tứ tuần, cô thiết lễ cúng Phật trai tăng nơi chùa Sư Lâm. Các thân hữu đến chúc hạ, đều đem các kinh đại thừa và sách Phật ra tống tặng. Mùa thu năm ấy, An Nhơn mộng thấy đến một chỗ nước bạc nhẹ trôi, hoa tươi đua nở, cảnh đẹp khác trần. Tự mình đứng trên một chiếc cầu vàng, hương thanh lạ từ đâu tỏa thơm bát ngát. Cô thầm nghĩ: "Đây là ao thất bảo chăng? Tại sao lại không thấy Phật ?". Bỗng đâu kim dung tướng đẹp đức A Di Đà hiện nơi xa đầy khắp hư không. Cô cả mừng, vội cúi xuống đảnh lễ bỗng giật mình thức giấc. Sáng ra, An Nhơn đem điềm ấy thuật lại với người nhà.
Không bao lâu bịnh lại phát, y sĩ khuyên dùng mặn, cô không nghe theo. Đau yếu dây dưa vài tháng, triệu chứng ngày càng nặng thêm. An Nhơn gọi người thân bảo: "Chí ban sơ của tôi là xuất gia, nay đành không mãn nguyện. Khi tôi qua đời, xin đắp y ca sa để tẩn liệm, và đừng than khóc. Việc đãi khách trong đám tang nên dùng toàn đồ chay. Bây giờ xin rước sáu vị tỳ kheo ni đến niệm Phật để giúp sự vãng sanh cho tôi!". Người nhà y theo lời. Hai ngày trước khi mạng chung, cô nhờ thân nhân thay mình thọ giới Bồ Tát. Kế đó thần thức mê loạn không tự chủ được, An Nhơn cả sợ, xin thiết bàn Phật để trước mặt, rồi chăm chú nhìn quán tượng A Di Đà luôn một ngày đêm. Đến sáng sớm ngày mùng 4 tháng 5, cô gọi vội người đỡ dậy và nói: "Đại Hòa Thượng đã đến, tôi sắp về Tây Phương!" . Rồi bảo mọi người đồng niệm h ồng danh, còn mình thì tay cầm hương kính Phật. Có kẻ Hỏi: "Đại Hòa Thượng ở đâu?" . Cô Đáp: "Đang ngồi trên bàn thờ!" . Rồi day mặt về Tây ngồi ngay thẳng kiết ấn mà hóa.
Lúc ấy nhằm năm Đạo Quang thứ 28, An Nhơn được 41 tuổi.