Sanh làm thân người, khó mà tránh khỏi những thói quen chẳng tốt (tâm bệnh), một ngày thân tâm bị cảm lấy sự nhiễm ô, nếu muốn giải trừ thói quen không tốt, nếu như chẳng ráng sức hạ quyết tâm, như thế kết quả còn khó hơn cả sự lên trời, chỉ vì: “cắt cỏ chẳng trừ gốc, gió xuân về lại mọc lên”, trước tiên phải yên tịnh mà xét nét chính mình, nhận thức chính mình, mới có thể rõ suốt được sự cuồng vọng, hung hăng, ấu trĩ và không hiểu biết của mình; cũng chỉ có nhận thức chính mình mới không thể tự đại hoặc tự ti mù quáng.
Thói quen trên hành vi, ngay lúc mới nhiễm ô nếu phát hiện phải lập tức quyết tâm sửa lỗi, thì rất là dễ sửa đổi lỗi lầm; Chỉ sợ rằng từ nơi sự bất tịnh đem tâm xét ngược lại mình, rồi nói rồi làm, có sự tổn hại đến tâm bệnh mà không tự biết; Đợi đến lúc tổn hại tâm bệnh theo tuổi tác mà thành lớn, một ngày kia sau khi thấu triệt giác ngộ, muốn cần sửa lỗi, cũng không bằng lúc vừa mới nhiễm để được dễ dàng, chẳng qua trên đời không có việc khó, chỉ sợ người không có lòng, nhất định có thể hoàn thành được.
Sửa tâm bệnh đổi tập khí, là sửa chữa sự mê hoặc của chúng ta, sự tà kiến, vô tri, cố chấp, võ đoán, lầm lỗi bất thiện v.v... của chúng ta, do TỰ NGÃ làm trung tâm mức độ không đồng, tu sửa tư tưởng và hành vi hại người lợi mình.
Làm đến khi “chỉ có thiện không có ác”, bên trong tâm không khởi niệm mới thôi, một khi khởi niệm thì là thiện, chẳng trở lại có ác, tiến tới ngay cả thiện niệm cũng không có. Sửa đổi đến khi có thể “Đại trí giống như ngu”, như câm như điếc, tốt xấu được mất đều chẳng động tâm, tâm kia được thanh tịnh.
Người đời nhân vì thói quen vốn có từ nhiều đời trở lại đây, cho đến đời này từ nhỏ đã chịu lấy sự tập nhiễm ở hoàn cảnh, mà tự nhiên hiện khởi ở thân, miệng, ý, gọi là TẬP KHÍ (thói quen). Người người đều vốn đủ có PHẬT TÁNH. Nhưng Phật tánh này bị sự che ngăn và trở ngại của nghiệp chướng do “tập khí vô minh” và vọng tưởng chấp trước. Ví như gương sáng bị bụi bặm phủ đầy, mất đi “tánh sáng thanh tịnh” vốn có, “tập khí” tức là bụi bặm, nên triệt để hơn nữa để sửa đổi lau dọn. Ví như muốn đạt được tốt sự “tham dục”, thì cái gì cũng muốn, cái gì cũng cần, thế nào cũng không đủ, tham không biết đủ, muốn không biết dừng; phải nên sửa đổi thành “đạm bạc thiểu dục”. Không làm tốt sự tham muốn thì bực bội, chút ít không như ý thì tức tối, vậy thì phải nên sửa thành sự nhẫn nhục và khoan dung. Không làm việc hung bạo, mở miệng thì chưởi, động tay thì đánh, cần phải sửa đổi cho tâm bình khí hòa, vui vẻ diện mạo. Không làm cho tốt việc nói láo, mà nên đổi làm lời nói trung thực và thành thật. Không giảo quyệt và gian trá, nên sửa đổi thành sự thành thật và không khinh dối. Không làm việc phù hoa xa xỉ, cần nên đổi lại là sự mộc mạc giản dị và tiết kiệm. Không làm việc riêng tư, xung khắc và đố kỵ, cần đổi lại là vì việc chung mà không riêng tư. Không làm kiểu hẹp hòi và nôn nóng, mà phải sửa đổi thành sự rộng rãi và nhẫn nại. Không làm sự gan dạ điên cuồng, mà cần phải đổi thành sự chín chắn cẩn thận. Không nặng lòng đố kỵ, ganh tỵ mà phải đổi lại là sự rộng lượng quảng đại. Không nặng lòng nghi kỵ, cần đổi lại là sự tín nhiệm người khác. Không tự đại tự mãn, cần đổi lại là: ta không bằng người, thấp giọng hạ mình nhún nhường. Luống dối đổi là thành kính, sự bộp chộp nôn nóng đổi là trầm tĩnh, kiêu ngạo đổi là khiêm tốn, biếng nhác trác tán đổi là siêng năng cần mẫn, tàn nhẫn đổi thành nhân từ, cay nghiệt đổi thành khoang dung, thiên kiến đổi thành hòa bình, keo kiệt đổi thành thí xả; sửa đổi trừ bỏ tâm ghét hận, tâm ngạo mạn, tâm thờ ơ, tâm phẫn nộ, tâm cướp lấy, tâm tình nghi, tâm buồn rầu, tâm cố chấp, tâm hẹp hòi, tâm sợ sệt, tâm quên ơn, tâm thấp hèn, tâm bi thương, tâm không có công đức, tâm cuồng vọng tự đại, tâm tự cho là phải không phục thiện, tâm riêng tư tự lợi, tâm trong mắt không có người, tâm bất bình bất mãn, tâm bất an thô tháo... Ác khẩu cũng cần sữa đổi, tóm lại những vấn đề ác niệm ác hạnh không sao kể xiết; Phàm là tư tưởng, hành vi và ngôn ngữ tổn hại đến chúng sinh đều nên sửa đổi, chẳng được riêng tư tự lợi, ra sức tranh hơn, cái gì cũng chỉ làm đầy đủ cho mình, có việc gì mà chẳng thể làm, ra sức tích đức, sao lại ra sức thông cảm bỏ qua, quí tiếc mình, ngược lại chà đạp mình! Tu hành thì cần phải “sửa tâm bệnh đổi tập khí”.
Sửa tâm bệnh đổi tập khí (cải đổi ác, tu thành thiện) là điểm bước đầu tiên tu hành học Phật, tập khí (ác) chẳng đổi, tu thiện như thế là tu không tốt rồi. Như vậy chẳng phải là tu hành học Phật!
Sửa tâm bệnh đổi tập khí phải cần “minh tâm”, cần “thành tâm”. Minh tâm là trí tuệ, đối với tất cả sự tướng, sự lý đều có thể thông đạt rõ hiểu mà không sai lầm; thế nào là thiện? Thế nào là ác? Cái gì đáng làm? Cái gì không đáng làm? Rõ ràng sáng suốt, cho nên gọi là MINH. Thành tâm tức là “chơn tâm”, “trực tâm”, “chí thành tâm”, cũng tức là ý nghĩa THÀNH. “Chẳng minh” thì không thể rõ phân thiện ác, thị phi. “Chẳng thành” thì dối gạt người khác, dối gạt chính mình.
Bởi vậy MINH, ở nơi sự học Phật tu hành của chúng ta mà nói, tức là công phu soi xét. Chúng ta cần thường phản tỉnh, kiểm tra, quán sát, thì sau mới có thể làm được việc sửa lỗi, mới có thể làm được việc tu thiện. Chúng ta nếu như không có minh tâm và thành tâm, thì không hiểu được thế nào là thiện, ác, như thế còn bàn gì đến việc sửa lỗi, tu thiện!
Chỉ có người sáng suốt (MINH) thì mới hiểu thế nào là thiện, ác? Cái gì nên làm, không nên làm! Rõ ràng minh bạch. Chúng ta từng bước tìm ra tập khí (ác) tâm bệnh của mình, thì nên sửa đổi (sửa ác) bằng chơn tâm thành ý, tu thiện, không nên phô bày, không nên lơ là.
Chúng ta xử sự, đãi người, tiếp vật cần dùng “chơn tâm”, chẳng dối gạt mình, chẳng dối gạt bất cứ một người nào. Cuộc sống thường ngày vọng niệm (ác) không sinh, thường thường giữ gìn “chánh niệm hiện tiền”, chúng ta hiện tại dẫu chịu khổ chịu nạn, cuối cùng khổ nạn cũng sẽ qua đi rất mau. Cho nên gốc rễ lớn của pháp thế gian và và xuất thế gian tức là “sáng suốt và chí thành”.
Con người, hẳn nhiên không phải sinh ra tức là Thánh nhân liền, thế thì làm sao không có lỗi lầm? Nếu có lỗi thì chẳng nên sợ sửa đổi lỗi lầm. Lỗi nhỏ còn phải sửa đổi, còn tội lỗi quá lớn đương nhiên chẳng thể phạm được.
Nhưng sửa lỗi thì cần “phát tâm” sửa lỗi. Bàn đến việc sửa lỗi, thứ nhất cần phát tâm hổ thẹn, thứ hai cần phát tâm sợ lỗi, thứ ba cần phát tâm dõng mãnh.
“Phát tâm hổ thẹn”, người xưa nói: “Biết hổ thẹn thì gần với cái DŨNG”. Chỉ có biết hổ thẹn mới có thể chân chính sửa lỗi, mới có thể hưng phấn mà hướng lên. Chư Phật, Bồ Tát ở vô lượng kiếp về trước cũng như chúng ta, cũng là phàm phu, các Ngài ngày nay thành Phật thành Bồ Tát, ta vẫn còn luân hồi trong sáu đường, cảm thấy hổ thẹn đáng tủi hổ lắm! Như nếu thường thường phản tỉnh, tự nhiên sẽ dõng mãnh tinh tấn, chân chánh quay đầu. Người nếu chỉ biết tham luyến âm thanh, sắc đẹp, danh vọng, lợi dưỡng, buông lung tình ý, ở sau lưng người khác làm những trò (thủ đoạn) mà người không thấy được, bởi vì người khác không thấy được, mà tự cho là đắc ý, không xấu hổ chút nào, thì sẽ lần lần biến thành cầm thú đội lốt người mà chẳng tự biết. Trên cõi đời lại không có gì so sánh được hành vi này, càng hổ, càng thẹn. Có thể làm đến khi biết hổ thẹn thì có thể thành Thánh Hiền, còn không biết hổ thẹn là vật gì? Chắc chắn là cầm thú rồi không còn nghi ngờ gì nữa. Chìa khóa của sự sửa lỗi tức là ở trong một niệm này; Người sở dĩ khác với loài cầm thú cũng chỉ sai khác ở một niệm mà thôi!
“Phát tâm sợ sệt lỗi lầm”, sợ tức là sợ sệt; Con người thường ôm lòng sợ, thế là một sức khống chế rất lớn, khiến cho mình không dám làm ác. Người khác có chỗ sợ sệt, thế thì họ sợ cái gì? Có câu rằng: “Trời đất ở trên, quỉ thần khó dối”. Gạt người dễ, gạt mình cũng dễ, gạt Chư Phật, Bồ Tát, Trời thần chẳng phải dễ, không nói đến Phật, Bồ Tát, Trời Thần mà ngay cả quỉ thần phần lớn đều có năm món thần thông, trong đó có: thiên nhãn thông, tha tâm thông v.v... Chẳng qua là năng lực đó lớn hay nhỏ không đồng mà thôi. Con người nếu khởi tâm động niệm, lời nói, việc làm chỉ phạm một điểm nhỏ lỗi lầm thì quỉ thần cũng biết được rất là rõ ràng. Cho nên chúng ta sau khi đã đọc kinh luận và sách vở Thánh Hiền, thật là dựng đứng lông tơ, không có mảy mún nào có thể dối ổn. Nếu là phạm lỗi nặng nề, trời ắt giáng xuống những tai họa, nếu phạm lỗi nhỏ, thì sẽ tổn đến phước báo đời này. Con người không thể không sợ Trời thần, quỉ thần, một người nếu là sinh hoạt ở trong nhà tối che dấu, thì Trời thần hoặc quỉ thần cũng sẽ đồng nhìn thấy rất rõ ràng, tức là che đậy dẫu rất là kín đáo, làm rất là khéo léo, cũng không cách nào che lấp được ý niệm phát sinh tâm tư thiện ác, “ý niệm” cũng tựa như một làn sóng điện, mà quỉ thần giống như cái thể dẫn vô hình, đây cũng là quỉ thần không chỗ nào là chẳng biết, mọi người cần nên kính sợ nguyên nhân của tâm. Đồng thời cũng không cách nào che đậy tâm tốt của mình, dối gạt mình, cho nên chúng ta làm sao mà có thể chẳng sợ được ư!
“Phát tâm mạnh mẽ và quyết tâm”; Quyết định cần phải phát ngay tâm mạnh mẽ hướng về phía trước, một người sở dĩ đã có lỗi lầm mà chẳng chịu sửa đổi, đều là do dần dà không có dũng khí chẳng thể sửa đổi, đều là do dự cẩu thả, mắc lỗi thì chịu lỗi, không thể ra tay làm một cách phấn phát, nên thụt lùi và rơi vào nguyên nhân của sự e dè sợ sệt. Cần biết sửa lỗi, nhất định ngay nơi cơ sở của lỗi, lập tức dứt bỏ, phải sửa đổi ngay, chẳng nên dần dà nghi hoặc. Lỗi nhỏ giống như gai châm trong thịt, mau chóng nhổ trừ. Phạm lỗi lớn, tai hại giống như rắn độc mổ ngón tay, cần ngay cắt bỏ ngón tay, đây là so sánh để ví dụ cần phải hạ quyết tâm quyết định, dứt tất cả ác, chẳng được có ý niệm do dự nghi ngờ chậm chạp.
Một người sửa lỗi, nếu như có thể đầy đủ ba cái tâm là: tâm hổ thẹn, tâm e sợ và tâm mạnh mẽ quyết định, như trên đã nói, thì tội lỗi chẳng câu nệ là lớn nhỏ, hễ là có lỗi, thì sữa đổi ngay; Giống như băng mỏng của mùa xuân, gặp ánh sáng mặt trời, còn sợ gì chẳng tan ư? Cho nên sửa lỗi để được thiện chắc chắn thành công.
(Tuy là có lỗi nếu có thể sửa đổi thì tốt, nhưng tuyệt đối không được cho rằng phạm lỗi có thể sửa đổi, rồi thì thường xuyên phạm cũng không sao, như thế rất là không thể được. Nếu có cái tâm này, tức là có tâm phạm lỗi, tội lại càng nặng thêm). Nhưng đời người vô thường, chỉ cần một hơi thở không trở lại, thì thân thể này không phải là của ta nữa rồi! Muốn sửa lỗi cũng không còn kịp được. Báo ứng rõ ràng, tiếng xấu muôn năm ở tại dương gian, khiến cho con hiếu cháu hiền muốn tẩy rửa cũng không tẩy rửa được. Báo ứng mờ mịt, nếu lỗi phạm là nhỏ, thì sẽ tổn hại đến phước báo hiện đời; Nếu lỗi phạm là lớn nặng, Trời sẽ giáng xuống những tai họa, chết rồi sẽ bị chìm đắm trôi lăn trong địa ngục, vĩnh viễn bị chặt mài, thì Phật, Bồ tát, cũng cứu không được, làm sao mà không đáng sợ!
Sửa ác tu thiện, có rất nhiều chỗ tốt đối với người tu hành; Chỗ tốt thấy rõ là an bình tốt đẹp, tự tại, vui vẻ; Còn việc khó thấy là sự nghiệp thuận lợi, con cái ngoan hiền, gia đình hòa mục, được nhiều người tôn kính.
Phương pháp sửa lỗi, một khi người sửa lỗi có đủ ba phương pháp: Sửa trên SỰ, sửa trên LÝ và sửa từ TÂM. Nếu công phu không đồng thì công hiệu được cũng không đồng.
Phương pháp sửa lỗi tốt nhất là sửa từ tâm, tu tâm, khiến cho tâm địa thanh tịnh tâm không động niệm không riêng tư ham muốn (Nhân phạm lỗi đều bởi vì niệm đầu các việc xấu xa động ở trên tâm). Có thể tu tâm, thì niệm đầu xấu xa nhánh nhóc ấy đều sẽ biết rõ, lập tức quở trách, sẽ mau chóng dừng trụ chẳng động cái tâm; Tâm không động, thì niệm đầu xấu xa như thế đều tiêu mất, cũng sẽ không thể phạm lỗi được. Đây tức là bí quyết chân chánh tu tâm sửa lỗi rất tinh thuần mà lại là duy nhất!
Sửa lỗi từ trên tâm là thế nào?
Lỗi lầm của con người có trăm, ngàn, vạn kiểu rất nhiều, đều là tạo ra từ nơi tâm. Tâm người ta chẳng động niệm, các việc (thiện ác) gì cũng không thể nào xảy ra, thế thì lỗi lầm còn có thể từ đâu mà sinh ra ư? Chúng ta sửa đổi từ tâm địa, tức là sự sửa đổi của chơn tâm, cái muốn của chơn tâm là cần sửa đổi, chơn tâm dứt ác, chơn tâm tu thiện, đây tức là dùng công phu trên tâm địa (đất tâm).
Cũng chẳng cần phải chạy theo kiểu cách, kiểm thảo, háo (ưa) danh, háo lợi, háo sắc, ưa nộ nạt... nhưng lỗi lầm rất nhiều; Chỉ cần nhất tâm hướng thiện, phát tâm bồ đề, niệm đầu chân chánh hiện ra trước mặt, làm việc thiện, nói lời thiện, như thế các niệm đầu tà vạy sẽ tự nhiêu tiêu mất.
Việc sửa lỗi, khi mới bắt đầu đều là tiến tiến lùi lùi, sửa rồi lại phạm. Không nên nhân vì nhất thời sửa không xong, thì nổi nóng trong lòng, vấn đề là cần phải có tâm nhẫn nại, tâm lâu dài, hai tâm này rất là quan trọng! Chỉ cần có hai tâm này, thì sẽ có tâm thường hằng, có nghị lực, có quyết tâm, cần thiết tha sửa đổi cái sai ngày trước, thì những tập khí tâm bệnh này sẽ được sửa xong. Không dễ gì dứt được trong chốc lác là xong, là dứt được liền.
Sửa tâm bệnh đổi tập khí (sửa ác tu thiện), cần có năng lực rõ biết thiện ác, việc thiện lớn thì có công nhiều, việc thiện nhỏ thì có công ít. Việc ác lớn thì lỗi nhiều, việc ác nhỏ thì lỗi ít. Tốt nhất là đặc ra một cái “Giá công tội”, qui định tất cả hành vi thiện ác đều cần phải nhớ lấy, tự mình nhớ, nhớ công việc hàng ngày của mình, cần có tâm thường xuyên, tâm nhẫn nại và tâm quyết định, chẳng nên sợ phiền toái, hoặc so tính! Chẳng nhớ được, như thế thì khó thành công. Phàm khởi tâm động niệm, lời nói và việc làm các việc thiện - ác nhỏ nhặt đều nên nhớ lấy, tùy lúc tùy chỗ mà nhớ. Mang theo bên mình một cây bút nhỏ hai ngòi, một khi có những ý niệm, hành vi, lời nói thiện ác thì nhớ lấy, tối về lại ghi ở trên “giá công tội”.
Lúc mới bắt đầu tu nhất định thiện và ác xen lộn với nhau, chúng ta mỗi ngày nên nhớ lấy, lần lần thiện nhiều ác ít, thời gian sẽ làm được “chỉ có thiện không có ác”. “Giá công tội” một khi mở ra đều là thiện, không có ác, chỉ cần làm được một ngày này, tiêu nghiệp chướng nhất định thấy hiệu quả. Nói cách khác, một năm làm được thì một năm thấy hiệu quả, mười năm làm được thì mười năm thấy hiệu quả.
Thời gian mới học của chúng ta, mọi người đều giống nhau, lúc ban đầu đều rất khó, thiện và ác lộn xộn. Giá công tội một khi mở ra xem ta, xem ta ngày nay đã khởi bao nhiêu niệm ác hạnh ác? Đã khởi bao nhiêu niệm thiện hạnh thiện? Trong một ngày thiện nhiều hay ác nhiều? So sánh hàng ngày cho đến hàng năm. Nếu như mọi người có thể thật sự làm được như thế này, chẳng ngoài năm năm thì có thể làm được “chỉ có thiện không có ác”. Ở trong tâm chẳng khởi niệm thì thôi, một khi khởi niệm thì là thiện, chẳng có ác, đến lúc này mà hành trì thì tự nhiên tự tại, xứng họp với tâm rất nhiều. Có thể làm được ngay cả thiện niệm cũng đều không có, tâm không có niệm khác, chỉ biết niệm Phật không dứt, chẳng bị loạn bởi cảnh bên ngoài, đến lúc này thì có được sự tương ứng. Tương ứng là thân tâm an tường, tự tại và vui vẻ.
Chúng ta khởi tâm động niệm đều là tâm thiện không có niệm khác, vì sao không được tương ứng ư? Thế thì tự mình phải nên rõ biết, ứng là việc ác đã làm trong đời quá khứ, não hại chúng sinh, tội chướng rất nặng, phải rơi vào tội báo của ba đường ác, bây giờ còn có may mắn sửa ác tu thiện, tin theo Phật pháp tùy thời tùy chỗ mà niệm A Di Đà Phật, cho nên trước mắt này người đời một chút khổ nhỏ, chính để tiêu diệt tội nặng của ba đường ác lớn lao, cho nên phải nhẫn chịu, không được nói lời không có nhân quả, hủy báng Phật pháp, nên biết rằng hủy báng Phật tội lỗi rất nặng! Đây là câu “Trọng báo khinh thọ” mà trong kinh Phật thường giảng. Kinh Kim Cang dạy rằng:
“Người thiện nam, kẻ thiện nữ, thọ trì đọc tụng kinh này, nếu bị người khinh chê, đó là tội nghiệp đời trước của người, nên rơi vào đường ác, vì do đời này người ta khinh chê, thì tội nghiệp đời trước tức được tiêu diệt, nên được: Vô thượng chánh đẳng chánh giác”.
Cho nên đối với đạo lý nhân quả báo ứng cần phải tin tưởng sâu xa, chẳng được có mảy may nghi ngờ sai lệch. Đồng thời phải nên kiểm thảo tư tưởng, hành vi của mình, và kiểm thảo câu niệm Phật, có phải là niệm chí thành cung kính hay không? Có phải niệm tùy thời tùy chỗ, niệm nhiều hay không? Đối với bất cứ người nào, xử sự, tiếp vật có cung kính khiêm tốn hay không? Một mức bình đẳng, có cống cao ngã mạn hay không?
Sửa tâm bệnh đổi tập khí (đổi ác tu thiện), chứa nhóm công đức, nếu có thể tu tất cả thiện, lìa tất cả tướng, thì sẽ tiêu nghiệp trừ chướng, quả báo nặng mà nhận thọ nhẹ, là công dụng hiệu quả tốt nhất. Tốt nhất là niệm ác không sinh, ngay cả niệm thiện cũng không có, làm được “tâm chẳng động niệm” (vô niệm), lìa tất cả tướng, tất cả chẳng chấp trước, niệm Phật chẳng dứt, trong tâm có Phật, vãng sanh thế giới Cực Lạc là điều chắc chắn! Đời này còn có khả năng được “Niệm Phật tam muội”.
Chúng ta bị hủy hoại bởi tâm bệnh từ rất lâu xa đến nay, thì chẳng dễ dàng mau chóng có thể sửa đổi trừ bỏ. Nếu biết rằng tâm tham và sự phẩn nộ của chúng ta đều đã rất là khốn đốn và nguy nan, huống chi chúng ta chỉ phân tích chính mình, chuyển biến chính mình, chuyển hóa tâm ý, nhất định cần từ từ trải qua một khoảng thời gian mới có thể thành công được. Chỉ cần chúng ta từng bước từng bước, tự mình tiến tới, theo từng bước nhận thức được thói quen xấu xa của mình; Đồng thời phát huy tích cực tiềm lực tiến lên, nổ lực chẳng nên lười mỏi, thì cuối cùng sẽ đạt được cảnh giới thành công.
Tóm lại, người tu hành “sửa tâm bệnh đổi tập khí”, đều do phát tâm của mình, người khác chỉ khuyên nhắc, nếu mình không sửa đổi, thì họ cũng chẳng làm gì được cho mình, sửa đổi hay không hoàn toàn ở chính mình.
· CẨN THẬN RIÊNG MÌNH:
Người ta phàm có những việc tạo tác và hành vi, khởi tâm động niệm, Phật, Bồ tát cho đến quỉ thần, không có việc gì là chẳng thấy hết biết hết, nếu lúc dấy lên tư tưởng như thế, thì tự không dám tạo tác hồ đồ và hành vi cuồng vọng.
· TÂM TRỐNG RỖNG:
Người thường chẳng hiểu thiện ác, chẳng sợ nhân quả, quyết không chịu nhận mình có lỗi, thì nói gì đến việc cải đổi? Nhưng Thánh Hiền ngày xưa thì không phải vậy. Nay đưa ra một ví dụ, Đức Khổng Tử nói rằng: “Năm mươi vì tuổi còn dùng cái học để sửa trị, cho nên không lỗi lớn”.
· SUY XÉT:
Đã vậy rồi, tức cần phải thường suy xét, từng lời nói từng việc làm, là thiện ư? là ác ư? Nếu đó là ác thì phải cố gắng mà sửa đổi, ngoài việc từng giờ chú ý sửa lỗi ra, lại ở mỗi ngày trước lúc sắp ngủ, bèn đem việc đã làm một ngày mà suy nghĩ thật rõ ràng.
· SỬA ĐỔI:
Sau khi suy xét, nếu biết là lỗi tức thì ra sức sửa đổi, chư vị nên biết rằng việc sửa lỗi bèn là quan minh lỗi lạc mười phần, đủ để biểu thị nhân cách vĩ đại. Người xưa nói rằng: “Lỗi mà có thể biết là MINH, biết mà có thể sửa đổi tức là THÁNH”. Vì vậy có thể nào mà chẳng cố gắng ư! Việc sửa lỗi nói thì dễ mà làm thì khó, cho nên càng sửa càng phạm, tự mình chưa có thể mạnh mẽ làm chủ được, thật ra do thói quen huân tập của ngày trước từ vô thỉ đem đến, thế nên mong rằng mọi người thường nên niệm Phật để gia trì, chí tâm chí kính khẩn thiết mà sám hối nghiệp đời trước từ vô thỉ, trong mờ mịt tự có sự cảm ứng chẳng thể nghĩ bàn. Nương nơi lực Từ bi của Phật gia bị, nghiệp sẽ tiêu, trí sẽ sáng, thì việc sửa đổi lỗi lầm ngõ hầu có thể viên mãn thành tựu, đời hiện tại bước vào cõi Thánh Hiền, lúc mạng chung vãng sanh Cực Lạc, đây có thể là sự tính toán trước của chư vị vậy.
· CHỊU THUA THIỆT:
Người xưa nói rằng:
“Ta không biết những gì là Quân Tử, chỉ nhìn ở ngay sự chịu thua thiệt từng công việc; Ta không nhận thức được những gì là Tiểu nhân, chỉ xem ngay nơi những tiện nghi mà họ chiếm giữ ở nơi công việc”.
Không biện bạch khi nghe hủy báng, người xưa nói rằng: “Làm sao dứt được sự hủy báng? - Đáp rằng: Không biện bạch”. Lại nói rằng: “Nuốt chịu sự thua thiệt nhỏ, thì không đến nỗi nuốt chịu sự thua thiệt lớn”.
· KHÔNG TRANH CHẤP:
“Tranh”, là cái nhân nuôi dưỡng sự tổn thương và có hại. Tranh danh, tranh lợi, việc lớn tranh, việc nhỏ cũng tranh. Chỉ cần có tranh chấp thì sẽ có phân ra cao thấp, chia thành mạnh yếu, có niệm được mất, sẽ khó lấy khó bỏ, do tranh mà quay mặt thành cừu thù, vì sao vậy? Chỉ vì tâm riêng tư, vì sỉ diện, sẵn sàng tranh cho được, cả hai đều bại, đều tổn thương, thậm chí mất mạng ở chốn suối vàng. Người chẳng tranh chấp mới có thể nhìn rõ sự thật; Đã tranh chấp thì loạn, đã loạn thì phạm lỗi, phạm thì thất bại. Con người thường thường rất là chấp trước mà sinh ra tâm phân biệt. Là anh, là tôi, phân biệt rất rõ ràng, đến nỗi liều mạng cho sự yêu thích của ta mà đi tranh chấp cầu mong, tranh cái tốt, tranh cho nhiều, mạnh hơn người; Tâm tranh chấp một khi khởi lên, thế nào là nhân tình, hữu nghị, công lý, chánh nghĩa đều quên hết! Con người phần lớn tâm danh lợi rất nhiều, còn có tâm háo thắng, tranh chấp với người, tranh chấp với công việc. Nếu như không tranh chấp với người thì người an, không tranh chấp với công việc thì việc an, người và công việc nếu mà ta không tranh thì thế giới bình an. Thà có thể chịu một chút thua thiệt, chẳng chiếm lấy sự tiện nghi, thì sẽ không có sự tranh chấp.
Như đời nhà Thanh có một vị đại quan, nhận được một lá thư nhà của con cái dưới quê gởi lên, nhân vì sự phân chia ranh giới những người ở trong nhà mà xảy ra việc tranh chấp, cả hai bên không chịu nhường nhau nên tranh chấp mãi, mấy lần động đến võ lực, con cái muốn dựa vào quyền thế chức vị con của quan để mà tranh lấy thể diện, nhưng vị quan này là vị quan lớn có sự tu dưỡng đạo đức, ông ta sau khi đọc xong thư mĩm cười, rồi ghi vào đầu thư trả lời cho con cái thư viết rằng: “Ngàn dặm gởi thư chỉ vì tướng, ngại gì ba tấc chẳng chịu nhường, trường thành còn đó dài vạn dặm, giờ đây chẳng thấy Tần Thủy Hoàng”. Có thể xem ra thì không có gì tốt đẹp cho việc tranh chấp cả. Trong truyện Tế Công cũng có hai câu: “Dẫu có ôm giữ ngàn gian nhà, một thân khó nằm được hai giường”.
· KHÔNG OÁN HẬN:
Oán hận là biển khổ, sẽ nhìn kiểu này không đúng, kiểu kia không tốt, oán trời trách người, sinh tức giận; Thọ điều uẩn khúc, nhận lấy thiệt thòi, các việc không như ý thì sinh tâm hận, càng nghĩ càng tức, đến nỗi không chuốt lấy họa thì cũng sinh bệnh; Khí oán hận có độc, tích chứa nhiều thì sẽ thương tổn nơi thân. Xem ra thì chẳng nên oán, khoang dung thì chẳng chuốt hận. Nếu gặp việc ngược lại, thì nên nhận thức rằng bởi do kiếp trước chẳng chịu trồng nhân thiện, đời này mới bị quả báo ác, coi nó là quả báo oán, thọ nhân một cách vui mừng rồi sẽ qua đi; Nếu như thọ rồi, mà trong tâm bất mãn, muốn trả báo phục thù, thì lần kia lần này qua rồi, lần sau sẽ lại đến.
Phàm là người đối với ai đã từng chưởi ta, trêu chọc ta, đánh ta, thì canh cánh ở trong lòng, nỗi oán hận đó sẽ mãi mãi không có một ngày bình yên dừng dứt. Nỗi oán hận trong tâm con người không thể nhân vì đem ra oán hận người khác mà được bình yên và dừng nghỉ, duy chỉ có quên bỏ đi oán hận, thì nỗi oán hận mới có thể bình yên và dừng nghỉ.
· KHÔNG SO SÁNH VỚI NHÀ NGƯỜI KHÁC:
Hoàn cảnh gặp phải ở mỗi người không đồng, thể chất trí tuệ ở mỗi người mỗi khác, nếu muốn được thông, thì không có cái gì tốt so sánh cả. Tự mình kiếm được cái gì, ăn gì, mặc gì nếu thua nhà người khác thì không thể diện! Bởi vì thể diện mà ra sức so sánh với người ta, thì sẽ không vãng sanh được Cực Lạc, vì sao vậy? Bởi vì anh muốn so ra tốt hơn người ta, tận lực bận rộn ở việc thế tục, thế thì có lòng dạ nào để tu hành!
· CHẲNG ĐỐ KỴ:
Người đố kỵ ganh ghét chẳng thấy được thành công của người khác, hoặc việc tốt hơn của người khác; Chỉ cần người nào đó tốt hơn anh ta, mạnh hơn anh ta, thì anh ta ghét hận xốn mắt gay lòng, thế là chọn lấy những thủ đoạn: làm tổn thương, phá hoại, bài xích, phản kháng, hủy diệt... chỉ có anh ta mới tốt hơn, mạnh hơn người khác; Còn nếu người khác tốt hơn, mạnh hơn anh ta, thì không thích, không vui; Đây là không có tâm Từ bi.
· KHÔNG HỐI HẬN:
Vì sao phải làm kiểu này ư? Làm như thế thì chẳng tốt sao? Tự oán tự trừng trị, theo niềm hối hận mà áo não, tự trách, sai lầm lại càng sai lầm, hối hận không giúp gì được cho công việc. Nên tìm biện pháp sửa đổi lỗi lầm, hoặc là lần sau chẳng làm như thế này thì tốt, xem ra mọi người đều là Bồ Tát, ta là phàm phu, làm việc khó tránh khỏi không có lỗi lầm, đã lỗi thì nên SÁM HỐI mà sửa đổi, tâm sẽ được an. Cho nên chỉ đóng khung trong sự hối hận, thì đối với sự việc có giúp ích gì đâu?
· KHÔNG NGHI NGỜ:
Hoài nghi đối với chân lý, đối với chính mình cũng hoài nghi, mỗi một việc đều hoài nghi. Đã có tâm nghi thì không thể tin chân chánh, sẽ trở ngại cho sự nghiệp của mình không thể thành công, là gốc rễ trở ngại trên còn đường tiến vào Phật đạo.
· THA THỨ:
Tha thứ, không riêng gì lỗi lầm được người khoang thứ, mà ngược lại đem lỗi lầm này tự xét lấy, bởi vì Phật pháp chú trọng nhân quả, ví dụ người ta mắc tội với anh, mà anh nhất định cần phải báo phục, việc gì cũng quyết báo, thì “oan oan tương báo” đến bao giờ dứt? Cho nên việc có thể tha thứ thì tha thứ, chẳng nên đắc lý mà chẳng tha người, có thể tha thứ người thì vui vẻ không dứt. Tha thứ người, những phương tiện đối với mình, tâm không trở ngại, không còn tồn tại tâm báo phục, tâm tự nhiên được rỗng rang, được tự tại nhiều, vui sao chẳng làm!? Huống nữa người ta mắc tội với anh, dẫu cho có báo phục được, thì đối với những tổn thất trước kia cũng chẳng nên đòi lại, song thì tội khổ gì mà lại trồng lấy oán cừu. Nếu người khác mắc tội với ta, không những chẳng quở trách họ, mà còn phải cảm ơn họ, là đời trước của ta đối với họ không tốt, nên đời này họ đến đòi nợ, trả được cho người ta thì sự kết oán được giải trừ.
· KHÔNG CHỖ MONG CẦU:
Học Phật tu hành cần đạt được tâm cảnh “không chỗ mong cầu”. Như bố thí, là vì tu được tâm thanh tịnh; Nếu như bố thí là vì tiêu trừ nghiệp chướng hay là làm công đức, thì đó là “có chỗ mong cầu”.
· CẢNH MỘNG VÀ HIỆN THỰC:
Cái thấy ở trong mộng và cái gặp ở lúc thức, đồng là một loại cảnh huyễn; Đời người đi qua, đâu từng chẳng là một loại cảnh mộng ư? Vấn đề là ở nơi người đời khởi tâm phân biệt. Nếu tâm chẳng trụ, thì chơn hay giả, có gì phân rõ đâu? Việc quá khứ ngày nay lục lọi để nhớ, đâu từng chẳng phải là cảnh mộng? Ngày trước giàu có vinh hoa, ngày nay liền nghèo khó như tẩy rửa, lại đâu từng chẳng phải là một cuộc mộng Nam Kha? Đó là vì chơn giả giả chơn, thật ra là ở tâm của con người khiến vậy. Đức Phật nói rằng: “Ba tâm chẳng trụ, tánh vẫn như như”. Thế nào gọi là ba tâm? - Việc quá khứ, không khởi tâm nhớ tưởng phân biệt; - Việc hiện tại, không khởi tâm niệm tha thiết mong cầu; - Việc vị lai, không khởi tâm tưởng vin vào duyên. Đó là ba tâm an trụ, ngược lại là ba tâm chẳng trụ, vì người ôm ấp rõ ràng như thế.
· NHÂN DUYÊN PHIỀN NÃO:
Ban đầu của người đời vốn là rỗng rang thơ thới, không chỗ mong cầu. Nhưng khi khởi tâm phân biệt, liền sinh ra rất nhiều mầm rễ phiền não. Ví như giàu có và nghèo nàn, đều là do tâm phân biệt của con người làm ra, nếu không có “sự tham đắm” giàu có thì nghèo cũng vui, nếu không có “sự phân biệt” cái quí, thì cái hèn cũng chẳng biết, làm sao có phiền não, nếu có thể xét thấu được muôn tướng là một lý, sự mong muốn sẽ tự tiêu diệt, thì phiền não làm sao đến được.
· MUỐI:
Phật Giáo đồ nên có tinh thần giống như “Muối”, độ lượng giống như “Muối”, một lòng giúp người mà chẳng cầu danh. Muối là một vật, mà hết thảy mọi người đều biết nó là vật phẩm phổ thông thấp hèn không gì đáng nói; Nhưng nếu đem công sức của muối mà nói, thì có sự quan hệ nặng nhẹ trong vấn đề đưa ra: Muối có thể ngăn ngừa được sự thối rữa, lại có thể điều chỉnh được vị, đồ ăn ngon trăm vị đều gọi muối là bực trên, nếu không có sự điều chỉnh vị của muối, thì chắc chắn nhạt nhẽo mà lại thiếu vị, đủ thấy rằng sức lực của muối có thể nghĩ biết. Chỉ duy ở nơi sau những bàn tiệc thịnh soạn mỗi người thưởng thức xong, chỉ ra sức khen món này quí, món kia ngon, còn đối với muối công đầu to lớn thì nửa chữ cũng không được nêu lên, thật khiến cho người làm muối chẳng có giá trị gì cả. Mà muối thì “công” lại thành mà “thân” lại thối lui, đây cũng tức là sự trân trọng về muối khiến cho người ta khâm phục, địa vị tuy thấp hèn không đáng để nói, mà công sức thì đứng ở bực trên.
Lại nói rằng: Như vậy thì học như thế nào? Vả lại quán sát tiền thân của muối, muối là nước biển, nhân tánh của nước nhu hòa, bằng phẳng không góc cạnh, không phải thể cứng nhắc, để trong vật tròn thì tròn, để trong vật vuông thì vuông, ở trong biển lớn cũng chỉ dung thân, để trong vò trong bình cũng yên như vậy... làm người cũng nên như vậy.
· LÀM NGƯỜI, LÀM VIỆC:
Tâm người xưa nay bình thường nhạt nhạt, nếu như gặp dính mắc với sự hấp dẫn của vật bên ngoài liền nổi sóng, khởi lặng không nhất định, phiền não theo đó mà dẫn đến. Cho nên làm người gặp lúc tâm nổi sóng nhỏ, liền cần phải ra sức ức chế làn sóng suy nghĩ của mình, ngăn chặn ham muốn của mình, cho nên công việc làm người quyết nên tùy thời khống chế tâm mình, chẳng nên để người khác nổi sóng, cuộc sống cũng nên tùy thời mà kiểm thảo. Làm việc trước tiên phải từ góc độ xấu mà suy tưởng, ngược lại không nên từ góc độ tốt mà nhìn, như thế lại yên ổn đáng để dựa nương. Giả sử xử một việc gì, nếu từ phương diện tốt mà nhìn, nhất định không nhìn thấy tất cả, đáo đầu lại là một thất bại, lại không có gì, thất vọng càng sâu; Nếu trước tiên từ phương diện xấu mà nhìn, dẫu cho mất đi cũng chẳng đến nỗi thất vọng. Làm người, làm việc thế này chẳng thể chẳng biết.
· KHOẢNG CÁCH NHÂN NGÃ:
Người tức là ta, ta tức là người, người và ta không khác biệt. Kỳ thật thế nào là công danh, thế nào là phú quí, đều là giả tướng, hà tất tranh giành? Sao lại khởi niệm nhân – ngã? Có chỗ nói rằng: “Ngủ đến nửa đêm, cái gì là công danh đều là bóng huyễn, nghĩ sau trăm năm, không luận già trẻ, đều là người xưa!”; Bình tâm tịnh khí nghĩ thử xem. Nếu anh lấy “ta” làm “người”, thì đối phương rất là thân thiết đối với anh ta, lấy “người” làm “ta”, thì làm việc chắc chắn được người kính trọng. Cho nên ranh giới “Nhân Ngã” cần phải đả phá.
Làm người cần phải giữ bổn phận, mỗi việc đều hết phận mình, làm gì thì giống nấy, làm cha phải ra cha, làm con phải ra con. Kính để mà xử sự. Thành để mà đối đãi với người. Lề luật cho mình cần phải nghiêm, đối đãi với người cần phải khoang dung, từ ái, hiền lành, nhan sắc hòa vui, nêu tình thân thiết, phong độ nhún nhường.
Công tác cần gánh vát hết chức trách, kính hòa vui vẻ với mọi người, tài nhiều dùng ít, việc đảm nhiệm thoải mái, tài ít mà dùng nhiều, lại không thể đeo đuổi mục tiêu cao xa.
· THƯỜNG LAO ĐỘNG:
Công việc không nên phân ra cao quí hay thấp hèn, những việc này làm, những việc kia không làm, chẳng nên làm kẻ cả cần người đến hầu hạ, những việc người khác không muốn làm, như quét dọn lau chùi, ta đến làm, như không lao nhọc, làm nhiều một chút lại ngại gì, công việc nhọc về sức lực, vừa làm vừa niệm Phật, công việc làm xong, Phật cũng niệm xong, sao vui mà chẳng làm! Không nên là có những công việc này không họp với thân phận của ta, ta nghĩ chẳng thể làm; mà công việc đã làm thì thân thể khỏe mạnh, tức là được phước báo.
· TIẾC VẬT, TIẾC PHƯỚC, CHẲNG BỎ PHƯỚC:
Trong cách ngôn “Chu Tử trị gia” nói rằng: “Chút cháo chút cơm nên nghĩ chỗ đem đến chẳng phải dễ, cọng tơ đoạn chỉ thường nhớ sức của vật khó khăn”. Bình thường hàng ngày chỉ cần mặc kín ăn no là đủ rồi, chẳng nên lại tham cầu không nhàm chán, xa xỉ lãng phí, quá dính mắc cuộc sống say bạc mê vàng.
Đồ có thể ăn chẳng nên vứt bỏ, đồ có thể dùng chẳng nên xử lý như rác rưởi. Đồ ăn, ăn bao nhiêu thì nấu bấy nhiêu, hoặc mua bấy nhiêu, không nên nấu nhiều hoặc mua nhiều, ăn không hết thì lại vứt bỏ. Đồ mặc, mặc đồ chẳng được vài lần hoặc chút ít không được lưu hành (lỗi thời) thì xử lý như đồ rác rưởi. Đồ vật còn có thể dùng được không nên chê cũ mà vứt bỏ để mua cái mới... đều tức là không tiếc vật, không tiếc vật tức là không tiếc phước. Chẳng nên cho là ăn mặc của hiện tại đều là dùng tiền của mình để mua, tiền của ta nhiều, cần tiêu gì thì tiêu, nên biết PHƯỚC của con người là phước có hạn lượng, mà anh lãng phí chà đạp một cách không hạn lượng, thế thì phước của chúng ta hưởng dùng hết rồi, đáo đầu lại là lúc bần cùng thiếu thốn, hưởng thọ cuộc sống sẽ không tốt đẹp được.
Không hiểu được sự tiếc phước, mà tùy ý lãng phí tiêu xài rộng rãi, rốt cuộc cũng giống như những người lớn tuổi, chỉ có thể thỉnh thoảng di động thân thể một chút, lại cũng không thể nào giống như kiểu không bị trói buột của trẻ nhỏ, sức lực tung tăng đầy đủ; không cách nào lấy tâm bình thường để xem và đối đãi trong thời gian hiện tại, cư xử với cảnh rất là buồn rầu.
Học Phật tu hành cần phải tu phước và tiếc phước. Tiếc phước tức là chẳng bỏ phước, bỏ phước tức là xa xỉ lãng phí trong việc đi, ở, ăn, mặc đối với cuộc sống thường ngày của chúng ta, gọi là “bỏ phước”. Người tiếc phước thì yêu tiếc phước báo, đây cũng là cái “Đức Kiệm” truyền thống của chúng ta, KIỆM là tiết kiệm, kiệm không phải là keo kiệt, kiệm tức là có sự chi phối của kế hoạch, thành quả của chỗ được, nắm vững nguyên tắc họp tình, họp lý, tự qui ước, tự chế định, đối với các khoảng tiền bạc trong cuộc sống, lấy tâm tình quí tiếc mà sử dụng cẩn thận nghiêm túc, ra sức cầu bớt phóng túng, cố gắng giảm bớt, ngõ hầu chẳng đến nỗi tàn hại hết của trời, lãng phí nguồn sống.
“Tiết kiệm” là tiếc phước ở trong Phật giáo, là đối với cuộc sống của mình, không nên xa xỉ. Tiết kiệm về tiền tài để đem làm việc cúng đường Tam bảo, cứu trợ người nghèo hoặc phóng sinh, đều chẳng phải là keo kiệt không xả bỏ. Làm bố thí tức là tu phước vậy.
Người có tiền làm việc bố thí (tu phước) rất là dễ; Nhưng bỏ phước (tạo nghiệp tội) cũng càng dễ hơn. Ví dụ như ăn cơm bình thường chỉ tiêu hơn ngàn đồng, còn ăn nhậu say xưa đến vạn đồng; Mặc đồ thì mặc hàng hiệu, họp thời trang, thế này lãng phí chẳng biết là bao nhiêu? Thức ăn là những gì? Toàn là thân thể, thịt, sinh mạng của chúng sinh, cho thỏa mãn sự ham muốn ngon miệng no bụng của mình.
Người có tiền là có phước báo hơn, phước báo là việc của đời trước đem lại cho đời này, nếu có thể lấy phước để đắp bồi thêm phước, thì phước báo càng ngày càng lớn, muốn mình tu hành, cuộc sống đừng để sự nhàn rỗi chen vào, phương diện tự lợi rất tốt cho dụng công. Muốn nghĩ đến việc lợi tha cũng rất dễ, nhu cầu của lợi tha là có phước báo - có tiền mình có phước báo có tiền tài, muốn lợi tha cần cứu giúp kẻ nghèo khó thì làm, muốn cúng dường Tam bảo thì cúng; Có tiền thì có thể dùng nó cúng dường Tam bảo, lợi ích chúng sinh, đây gọi là lấy phước bồi thêm phước, phước báo càng ngày càng thêm lớn. Nếu không có phước báo, thì miếng ăn của mình cũng là vấn đề phải lo, thì sao có thể tu hành dụng công? Cuộc sống của mình chẳng được đủ, sao có thể trên thì cúng dường Tam bảo, dưới lợi lạc cho chúng sinh? Cho nên nói là nhất định cần phải có phước. Phước đời trước vun đắp được bao nhiêu, tự thân chúng ta không biết được, ngày nay trồng thêm thì tự mình có thể làm chủ được. Mong mọi người nổ lực tu phước, nên phải tu phước thanh tịnh phước mà tịnh lại gọi là “tịnh nghiệp”.
Người bần cùng, đời này phước mỏng là bởi do đời trước không có vun bồi phước, tức là thiếu việc bố thí. Muốn tu hành thì tu không được, ma chướng rất là nhiều; - Thứ nhất là “ma bệnh”, không tu hành dụng công để không có bệnh, ngay khi muốn tu hành dụng công, thì bệnh này bệnh kia kéo đến. Bởi vì phước mỏng không có tiền bạc, đã hại bệnh không có thuốc để dùng, như vậy làm sao mà tu hành? Đây gọi là “ma bệnh”. - Thứ hai, là “ma công việc”, bởi vì phước mỏng thì cuộc sống sẽ gian nan khốn khổ, bởi vì cuộc sống không đủ đầy nên phải lặn lội mưu sinh, từ sáng bận rộn đến tối, bận rộn để được đủ ấm đủ no một cách miễn cưỡng, cách này vì mưu sinh mà phải đắng cay làm việc, làm đến khi tinh thần mỏi mệt, sức lực suy tàn, thế làm sao mà tu hành được? Đây gọi là “ma công việc”. Ma bệnh, ma công việc, tóm lại thuộc về “Ma phiền não”. Bởi vì phiền não nổi lên lăng xăng khiến cho thân bất an, tâm bất an, làm sao mà tu hành được?
Đây là người bần cùng, đời trước không tu được phước, đời này phước mỏng nên nghèo khó, chỉ có đời này gấp rút nổ lực tu phước; Vậy thì phải tu như thế nào?
Thứ nhất, nên tinh tấn TRÌ GIỚI, trì giới là nghiệp chính đối với nghiệp tội mà nói, trì giới là “phòng phi chỉ ác” (ngừa phòng sự sai quấy, dừng dứt việc ác), chẳng vì việc sai quấy mà làm ác, tức là không tạo tội, không tạo tội thì làm thiện, mà làm việc thiện tức là vun bồi thêm phước.
Thứ hai, ăn toàn chay.
Thứ ba, đọc tụng kinh điển đại thừa, phát nguyện mỗi ngày nên tụng kinh Di Đà mấy quyển.
Thứ tư, mỗi ngày đều niệm Phật, hàng giờ thường xuyên niệm Phật, thế là vun bồi thêm phước lớn; Đây đều là chẳng cần phải xin tiền bạc, mà phải cố gắng nổ lực tu hành.
Cho đến việc bố thí, chẳng thể đem tiền mà bố thí, có thể đem pháp mà bố thí, đem Phật pháp mình nghe được, chuyển nói cho người khác nghe, đây là bố thí pháp chẳng tốn tiền. Lại nói rằng người phước mỏng có thể đem tiền mà bố thí hay không? - Một là có thể làm, chỉ cần xem là có phát tâm hay không? Người nghèo khó tiền bạc thiếu thốn, chỉ cần sự phát tâm, thì có thể từ sự chi dụng ở trong cuộc sống tiết kiệm ra một hai trăm, một hai ngàn đồng mà thành tâm bố thí cầu phước, như thế này so ra công đức còn lớn hơn người có tiền bố thí trăm ngàn vạn ngàn đồng, sự vun bồi phước còn nhiều hơn. Đây là nói người phước mỏng muốn cần tự mình dụng công tu hành, thì đối với nơi có chướng ngại, cần nghĩ vì tưởng đến lợi ích chúng sinh, nên chỗ cầu mong chẳng thể mãn nguyện.
Tiết kiệm không phải là keo kiệt, tham lam và bần tiện. Người tiết kiệm là lường so được đầu vào mà xuất ra, ngay lúc tính xét thì tính xét, đến lúc dùng thì dùng; Người keo kiệt thì tính toán đầu ra để mà thu vào, có thể xét thì bèn xét, cái không đáng xét cũng xét, cái đáng dùng cũng chẳng dùng.
Có thể ở đời này được giàu có, khỏe mạnh, quyền thế, danh tiếng, bình yên, khoái lạc v.v... đều là phước báo, nhưng nếu không khéo, phước báo ấy ngược lại là nhân của sự đọa lạc, khiến người lãng phí vô độ, phí phạm của trời, tranh quyền đoạt lợi, tự tư tự lợi, vì phước báo mà sinh ra tham sân si, chính là nguồn gốc sinh khởi ra tai nạn và nghiệp chướng.
Nếu nhìn mà không thấy đối với ác nghiệp, như thế có một ngày nghiệp ác sẽ tìm đến ngay cửa, cần phải biết rằng phước báo cũng rất là mau chóng bị dùng hết (tổn phước mau chóng), nhưng sự chứa nhóm phước báo ngược lại rất khó khăn, lập tức khiến có một ngày, đó là người trời cũng có “tướng suy” hiện khởi; Chúng ta có thể nào chẳng “tiếc phước” ư? phước báo là việc khó được mười phần!
Chúng ta đọa lạc bởi vì hưởng thụ phước báo mà không biết quí tiếc để tạo thành, rõ ràng cần tiêu nghiệp chướng thì trước nhất cần phải tiếc phước, nên theo tốt mà xua đuổi xấu, càng cần phải tiếc phước mà không bỏ phước.
+ Con người cần phải có “luật của mình”, gọi là: “Luật của mình” tức là có thể dùng lý trí để trói buộc tư tưởng và hành vi của mình, chẳng ghen ghét, chẳng cầu cạnh, không oán giận, không khoe khoang, chẳng phóng túng, chẳng phí phạm, hay nhẫn nại, tự trọng tự ái, giữ nghĩa an thân, khoang thứ tiếp người.
+ “Quân tử an mạng, bất khả cưỡng cầu”; Phàm việc gì cũng đều ra sức chính ta, mong cho được tâm an mà thôi. Mưu sự ở nơi người, thành sự do trời, tự hỏi đã làm thiện hết chức năng và bổn phận chưa, thì có thể không thẹn không dối, bất tất gì việc vọng mà ganh cầu. Có chỗ nói rằng: “Không vọng cầu thì tâm an, không vọng làm thì thân an”. Ngoài việc vùi lấp oán hận ra, cũng không được tự khoe khoang, tự ngạo nghễ, tự mãn, tự kiêu. Cần phải làm cho được: “CHÁNH để ứng xử tâm, LIÊM (ngay thẳng) để làm luật lệ cho mình, CUNG để trên công việc, TÍN để tiếp vật, KHOANG DUNG để đãi người, KÍNH để thừa hành công việc”. Thường xuyên lúc nào cũng giữ nghĩa an thân, mọi việc đều nên trách lấy mình tha thứ cho người, thì tâm và cảnh hòa bình, tất cả bực tức phẩn nộ tự nhiên không cách nào phát khởi.
Cần phải tránh khỏi những mưa gió bạo tàn của sự biến họa tâm lý bi quan, phẩn nộ và ưu sầu xâm nhập.
+ Không nên muốn quản lý người ta, quản lý vợ con, anh em, bạn thân, phàm là chiếm được thế bề trên đều muốn quản lý, cưỡng người cho là đồng mình, cường điệu tự ta, quên mất sự tồn tại của người khác, giận dỗi, bực tức, khổ đau đều là do sự quản lý mà ra cả. Người trí thà có thể bị người khác quản lý, mà chẳng đi quản lý người ta để chuốt lấy phiền não. Chỉ cần đức hạnh tốt, ngay thẳng, lời nói tròn đầy, chẳng quản lý người, thì cũng sẽ được người khác tôn kính.
+ Riêng dung túng mình, lúc trời nóng thì nói: “Ngày hè chói chang ngủ là tốt nhất”, lúc trời lạnh, tự dặn mình đừng ra khỏi tổ ấm, để khỏi bị lạnh lẽo, công việc ngày hôm nay thì không làm xong, lại dùng cách qua loa tắc trách bảo rằng: “còn có ngày mai”, lúc tìm cầu hưởng lạc thì ngược lại nói: “sáng nay có rượu sáng nay say”. Dung túng người khác không phải là một việc tốt; Dung túng chính mình lại dễ chuốt lấy phiền phức.
+ Người thường có thói quen chỉ trích người khác, sẽ không biết tự xét mình, chẳng thể chấp nhận sai lầm, thiên kiến và hấp tấp, chẳng trải qua sự nắm chắc và xét nghiệm.
+ Một người nếu buông lung lòng ham muốn, chẳng kiểm thúc và tự chế hơn, rốt cuộc chắc chắn sẽ không thành một việc gì. Nên cần luyện tập chẳng dứt để chặn đứng “thất tình lục dục” trong tâm, chẳng bị lung lay vì chúng nó; Nên phải phục tùng mệnh lệnh của lương tâm, để nuôi dưỡng thành lực phán đoán phân biệt thiện ác, mới có thể tự chủ tự tại một cách chân chánh.
+ Gặp việc “đắc ý” thì hớn hở như cuồng, gặp việc “thất ý” thì buồn rầu lo lắng, hoàn toàn tùy thuộc vào những cảnh hoặc vui hoặc buồn ở trước mắt, tự thân không có mảy may sức làm chủ, lại còn làm sao bàn đến việc tu tâm dưỡng tánh nhẫn nại được ư!
Khổ, vui, thuận, nghịch đều là trong khoảng một niệm. Ở trong nghịch mà chẳng vì bị nghịch, bèn hóa nghịch làm thuận, chuyển phiền não thành bồ đề. Có lúc may mắn và không may mắn, chẳng ở nơi hoàn cảnh mà quyết định, mà ở nơi cảm giác chủ quan của chính mình vậy. Có lúc gom cảnh để kiểm tra tâm, càng ở chỗ đắng cay càng cảm thấy an tâm.
Chẳng luận là vui hay buồn, là phong phú hay khô gầy, là giàu có hay nghèo khó? Đều là một cái gặp được, từ bên ngoài đem tới, những tâm tình này đều nên thảng nhiên mà đối diện, buồn vui tùy duyên.
Giàu có, quyền thế, ham muốn, ăn uống nhìn sắc, tôn vinh, hưởng thụ... rất nhiều phương diện. Trí tuệ, tu dưỡng, đạo đức, văn chương, chí nghiệp, trí tuệ... nhiều các phương diện. Tâm chẳng đủ, cũng như con trăn nuốt con voi, sẽ thành “nhân của phiền não, mối của tật đố, nguồn của oán hận, gốc của đau khổ, họa của sự hại thân”.
+ Bình thường mặt nở nụ cười, mọi người muốn thân cận, như cả ngày cau có mặt mày để tiếp đãi người, khiến người tránh xa, việc không như ý sẽ đến với anh. Mỉm cười là phương cách hay để xa lìa tai họa.
+ Phật giáo nêu rõ đời người có sinh, già, bệnh v.v... các đau khổ; Lại nói: “Đời người vô thường”. Cho là muôn sự muôn vật trên thế giới, đều là nhơn duyên tạm có, đều là rõ dứt muôn biến, cho nên nói rằng tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ đều là hư huyễn, do đó khuyên người đời chẳng nên chấp trước thái quá, tức là tham luyến chẳng xả.
+ Người niệm Phật bình thường tức phải buông rời thân tâm, chuyên chí nơi tịnh niệm. Một mai sinh bệnh, lại ở trong sự bệnh hoạn mà thể nghiệm cái thân “bất tịnh” của sắc thân. Do vậy, có bệnh thì cần phải trị thuốc là nguyên tắc, trong thời gian trị liệu đương nhiên cũng có thể đồng thời tiến hành “Sám hối”, làm thiện, niệm Phật để cầu chuyển biến nghiệp báo, sớm ngày bình phục. Nếu muốn hoàn toàn nương vào sức niệm Phật, làm thiện, cầu cho bệnh bớt, thì khả năng nhân chuyển điều kiện nghiệp báo sẽ chẳng đủ mà thất bại, khiến kết quả xem được, so ra còn tồi tệ hơn trị liệu bằng bác sĩ. Do đó, người đương sự phải tin sâu nhân quả, kết quả chẳng khả quan nếu có phát sinh thì không oán, không hối, chẳng được vậy thì không nên tùy tiện buông bỏ sự trị liệu của bác sĩ. Xin nói với tất cả mọi người rằng cả hai việc đồng thời tiến hành so ra là lý tưởng. Nhưng nếu có hoạn mà bệnh, y học không có cách nào chữa trị, thế thì chỉ tốt nhất là nương vào “sám hối”, ngăn chặn việc sát sinh, nên ăn chay, niệm Phật, làm việc thiện, cầu Phật Bồ Tát Từ bi gia hộ cho sớm ngày được bình phục khỏe mạnh như cũ.
+ Người không bệnh nặng thì được rồi, bất tất vì bệnh nhỏ trên thân mà buồn rầu khổ não, đã chết chẳng được, còn so tính những gì, người ăn lương thực ngũ cốc thì ai không đau bệnh ư!
+ Coi nhẹ mình là Bát nhã (trí tuệ), xem trọng mình là chấp trước. Chúng sinh có phiền não là nhân vì có sự quan hệ của “Ngã chấp”, bởi sự tư riêng của NGÃ là lớn, chẳng những khiến mình đau khổ, mà còn ảnh hưởng những người xunh quanh cùng đau khổ. “Quên Ngã” mới có thể ở trong sự tu tâm dưỡng tánh, tạo cho thân tâm khỏe mạnh, nhân sinh quan hạnh phúc.
+ Hàng ngày tham cứu pháp này, tông kia; Hàng ngày cái này không hiểu, cái kia không biết, học Phật tu hành thì thành một việc khổ sai. Rời cái chướng của chữ nghĩa, đó là chơn tu hành. Chẳng cần kỳ vọng rất cao đối với kinh Phật. Con người đối với thân thể, công sức, hành động mà nói thì vô lượng pháp môn là việc khó khăn chẳng tác động được người khác, bởi vì họ không có nghĩa vụ gì để mà học cái “vô lượng” ấy. Chỉ có người trốn tránh trong đống sách, mới có thể “tham” cái vật báu vô lượng ấy, bởi vì những điều nói trên sách đều tốt, cái này tốt, cái kia cũng tốt; Thiền tông tốt, Mật tông cũng tốt, Tịnh độ tông càng tốt... mọi người đều nói tốt!
+ Phật giáo cho là: “nhiều ham muốn là khổ”; Ham muốn rất nhiều, thường là gốc rễ của phiền não và khổ đau. Do đó khuyên người nên: “ít ham muốn và biết vừa đủ”. Mỗi người đều phải đong đo tài trí của mình để quyết định sự nhiều ít của lòng ham muốn; Nếu tài trí của mình không đủ, mà ngược lại cả ngày tưởng mộng nghĩ suông, đâu chẳng phải là tự chuốt tìm phiền não sao? Nhưng nên nhớ rằng, Phật giáo thật ra không cần chúng ta “dứt ham muốn”, mà chỉ nói “ít ham muốn và biết vừa đủ”. Thậm chí đến nỗi làm tổn thương thân thể, cũng là việc không được chấp nhận trong Phật giáo.
+ Học Phật tu hành mà ở nơi hoàn cảnh “thái quá” và “bất cập”, trên cơ bản là nhân chướng ngại. Hoàn cảnh quá tốt đẹp thoải mái, tâm không dễ yên tĩnh; Còn “khổ hạnh” thì dinh dưỡng không tốt, ngủ nghỉ không đủ, tạo nên sự thiếu hụt cho sức khỏe, trái lại bị lùi sụt; Cho nên hoàn cảnh lý tưởng là chẳng khổ chẳng vui.
+ Lúc đức Phật còn tại thế, nói pháp bốn mươi chín năm, những lời dạy dỗ của Ngài không việc gì là chẳng chỉ dạy cho chúng sinh sự thật đau khổ của sinh tử luân hồi, chỉ cho chúng sinh đạo lý (phương pháp) để: “Liễu sinh thoát tử”.
Pháp môn của đức Phật nói rất nhiều, sâu có, cạn có, khó có, dễ có, từng việc từng việc chẳng đồng (giống) nhau. Pháp môn và căn khí nếu tu mà chẳng khế họp với nhau, thì dùng sức nhiều mà thu được hiệu quả ít; Còn nếu cùng với căn khí khế họp nhau, thì dụng công ít mà thu được hiệu quả lớn. Ở lúc mạt pháp này, căn khí của đại đa số chúng sinh cùng với một pháp môn nào là khế họp nhất ư? - Nói ra thì chỉ có: TỊNH ĐỘ TÔNG với pháp môn “Trì danh niệm Phật”. Bởi vì tu qua loa pháp môn khác, ở trong đời ác năm trược (kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sinh trược, mạng trược) này là khốn khó; Nếu chuyên tu “Pháp môn trì danh niệm Phật”, thì nương vào sức nguyện đại bi của Đức Phật A Di Đà mà sinh về thế giới Cực Lạc ở phương tây, được gặp Phật nghe Pháp.
Vì pháp môn trì danh niệm Phật rất là đơn giản, rất là thẳng tắc, chỉ cần kiên trì một câu - Nam Mô A Di Đà Phật chí thành chuyên nhứt, niệm đến khi: Trong tâm có Phật, nhất tâm bất loạn. Như vậy lúc mạng chung tâm không điên đảo, tức có thể nhờ Phật tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc, không luận là người lợi căn hay độn căn, đều có thể tu hành thọ lãnh.
Cách chung pháp môn đều nương vào tư lực, tu Giới Định Tuệ, thẳng đến dứt mê hoặc, mới có thể chứng được chơn (khai ngộ), nói ra thì dễ, trên thực tế không có căn cơ và công phu như nhau thì không dễ gì làm được.
Vấn đề tu hành Phật pháp, phải có tu tự lực và tu tha lực: Như học kinh, tập luật, tu mật, niệm chú, xếp bằng tham thiền v.v... các pháp môn đó là “tu tự lực”, là dựa vào sự nổ lực của mình mà tu thành, đã có thành tựu (khai ngộ) thì ra khỏi ba cõi, nếu không thành tựu thì còn lẩn quẩn trong sáu đường, lại được thân người thì phải tu lại; Tu tha lực cũng nhờ vào nổ lực tu của mình, lại nhờ vào lực gia bị hộ trì của Phật mà sinh về thế giới Cực Lạc ở phương tây. Không luận người thượng trí kẻ hạ ngu, dẫu ít hiểu giáo lý, chưa đoạn được nghiệp mê hoặc, chỉ cần TÍN – HẠNH – NGUYỆN đầy đủ và trì giữ câu danh hiệu Phật, lúc mạng chung tâm không điên đảo, quyết nương nhờ Phật hiệu mà tiếp dẫn vãng sanh về thế giới Cực Lạc.