Home > Khai Thị Phật Học
Chuyển Mê Khai Ngộ
Cư Sĩ Huỳnh Lão | Sa Môn Thích Viên Giáo, Việt Dịch


Một con người ở trong cuộc sống vài mươi năm, nói gần, không hiểu được đời mình như thế nào, cứ lộn xộn hồ đồ qua đi, giống như người bịt mắt đi đường, đến lúc già rồi lại không rõ không hiểu rồi chết đi, chết rồi đi đến chỗ nào? Cho đến tất cả vạn vật ở bên ngoài cá nhân là thế nào mà đến, chỗ có tất cả này, đều thì chẳng rõ được sự kỳ diệu. Nói xa, tất cả vũ trụ vạn hữu lại là thế nào mà tồn tại? Phàm không hiểu được đạo lý này gọi là MÊ. Ngược lại, hiểu được thân thể của nó chỉ là giả tướng của bốn đại hòa hợp: địa, thủy, hỏa, phong mà thành (tức là hệ thống tám đại của thân người giải phẫu, nhục thể tổ hợp mà thành), nhục thể giả tướng này, trải qua các giai đoạn: trẻ nhỏ, thiếu niên, trung niên, lão niên; rồi có một ngày bốn đại không điều hòa mà bệnh, bệnh nặng mà chết, sau khi chết tạm quy về tiêu diệt dần dần. Chỉ còn ở lại nơi nhục thể cái “thật tướng” con mắt nhìn không thấy đó, lại gọi là chân như (tục gọi là linh hồn), hoặc gọi là Phật tánh là vĩnh viễn tồn tại, là không sinh không diệt, một con người như thế này, vạn vật cũng là như thế này, người nếu hiểu được đạo lý này, tức là trụ ở nơi cảnh Ngộ. Phật học tức là đem cảnh Mê của anh, chuyển cho qua đi mà mở ra một con đường khiến anh đi vào cảnh Ngộ làm mục đích thứ nhất.



Từ Ngữ Phật Học Trong: Chuyển Mê Khai Ngộ