Phật, chữ này là tiếng Phạn, là tiếng gọi tắt của hai chữ “Phật Đà” mà Hán văn đã dịch âm ra (lại gọi là Như Lai, Thế Tôn...), ý nghĩa đó là bậc Giác ngộ. Giác ngộ nhân sinh và tất cả vạn vật khác, xa cho đến thật tướng và chân lý của cái thể vũ trụ và chư thiên. Nhiên hậu đem chân lý này nói cho những người không hiểu được nghe, khiến người không hiểu cũng hiểu. Mọi người hiểu rồi, mọi người sẽ nương theo phương pháp dạy ở trong Phật học mà tiến đến thực hành, lấy việc liễu thoát tất cả khổ đau mà hưởng thọ vui vẻ.
Người noi theo lời dạy trong Phật học mà tu trì thành Phật rất nhiều. Đức Phật mà chúng ta đang nói là Đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngài đản sinh ở nước Ca Tì La Vệ, thuộc bắc Ấn Độ (ngày nay là Nêpan), niên đại ngài đản sinh đến nay chưa có thuyết nhất định, nhân vì Ấn độ xưa không chú trọng về việc lịch sử, đại khái suy định là sáu thế kỷ rưởi trước kỷ nguyên. Lúc nhỏ tên là Tất Đạt Đa, là thái tử của vua Tịnh Phạn, mẹ Ngài là Ma Gia phu nhân, khi Ngài sinh ra không lâu thì bà qua đời, nhờ di mẫu thay thế nuôi Ngài thành người. Khoảng mười sáu tuổi, Ngài cùng với Da Du Đà La kết hôn và sinh được một con trai là La Hầu La. Theo quá khứ thời gian, Ngài thấy được những hình ảnh sanh, lão, bệnh, tử... các điều đau khổ và chúng sinh tàn sát lẫn nhau của loài người, Ngài quyết ý cần phải tìm ra một phương pháp để giải quyết các việc khổ đau của thế gian. Năm mười chín tuổi quyết chí xuất gia, tìm kiếm đáp án, hỏi đạo sáu năm, tu trì sáu năm, dưới cây bồ đề của thành Già Da, tinh tấn nhập thiền định khai sáng chính mình, cuối cùng được đại giác ngộ chánh giác, bắt đầu giảng dạy. Một đời nói pháp bốn mươi chín năm, lúc viên tịch là tám mươi tuổi. Hầu như Ngài đi khắp cả xứ bắc Ấn Độ, dạy dẫn dắt tất cả nam phụ lão ấu các giai tầng, ngài đều xem bình đẳng không khởi tâm phân biệt, đả phá thành phần giai cấp của xã hội đương thời, đề xướng chúng sanh bình đẳng.