Home > Khai Thị Phật Học
Ăn Chay
Cư Sĩ Huỳnh Lão | Sa Môn Thích Viên Giáo, Việt Dịch


Muốn thoát ly biển khổ luân hồi của sáu đường (ra khỏi ba cõi), thì nên ăn toàn chay.

Muốn thân thể cường tráng mạnh khỏe, ít bệnh đau, thì nên ăn toàn chay.

Vì ăn đồ chay thiên nhiên là đi tới con đường mạnh khỏe! Trái lại, thì tật bệnh nổi lên, sớm bị suy già, đó sẽ thành là một phần trong cuộc sống của anh.

Thích ăn tanh, phần nhiều thèm muốn ở nơi cửa miệng. Thói quen nhiều đời, thêm đặc biệt chú trọng, kết nhiều duyên ác, là nhân giúp cho việc sát sinh tạo nghiệp, bởi vì các lý do cẩu thả, tự cho là phải. Ăn chay bồi dưỡng hạt giống từ bi của chúng ta; Cho nên gọi: “Có ý đến gieo giống, nhân nơi đất mà quả lại sinh”.

Có thể dứt hay ngăn trừ ăn thịt rất là phải cách, chẳng được vậy thì có thể bằng phương thức lần hồi, bắt đầu mỗi lần cách một hai ngày ăn chay một ngày, lần lần tăng thêm số lượng ăn chay, sau đó khẩu vị ăn chay trở thành tập quán rồi tự có thể đạt được mục tiêu (đoạn nhục).

Động vật (súc sinh) cùng với người có thần kinh cảm giác như nhau, ném bị thương thì máu chảy, đánh đau thì rên la, ngay lúc con vật bị giết, bị nấu sống, nước sôi đổ trên thân, sống không cách trốn. Nghĩ xem lúc dao chặt hoặc trong nồi thế này nếu là thân ta hoặc cha mẹ, con cái ta, thì nỗi đau đến cùng cực ra sao! Cảnh đó thảm như thế nào!

Mỗi một cá nhân trong một đời đã từng chịu qua những bệnh nhỏ như đau đầu, đau bụng, hoặc từng bị kim đâm, dao cắt, bị phỏng, bị đốt... các bệnh đau nhỏ, thì cũng khiến cho con người ngồi đứng không yên, khó mà chịu đựng, huống gì súc sinh lúc bị bầm, cắt, chặt, thui, nấu cho đến chết, đau thương hơn cả những nỗi đau nhỏ của chúng ta gấp ngàn gấp vạn. Hãy nhìn nó chống cự lúc bị trói bắt, nó kinh sợ dọa nạt để được chạy trốn, tiếng kêu bi ai đau khổ, kéo dài rên rỉ cho tới lúc bị giết! Tiếng bi ai động đến lòng người! Nỗi sợ sệt trước lúc chết như vậy mà anh nhẫn tâm ăn thịt nó sao?

Tinh thần cơ bản của Phật tức là: Chúng sinh bình đẳng. Ngăn trừ sát hại mà ăn chay. Bởi ta có quyền lợi sinh tồn mạng sống, họ (chúng nó) cũng có quyền lợi sinh tồn mạng sống. Thấy đời sống vậy anh nỡ nhẫn tâm ăn thịt nó sao?

Học Phật, đầu tiên là học giới, không sát sinh là giới trước nhất. Không sát sinh là không ăn thịt, ăn thịt là sát sinh; Tức nếu không tự tay anh giết nó, thì cũng đã là cọng nghiệp tội phạm sát sinh, anh không ăn thịt thì người khác cũng sẽ không sát sinh.

Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật nói với Bồ tát Đại Huệ rằng: “Phàm người sát sinh, phần nhiều là vì người ăn, người nếu không ăn, cũng không có việc sát, cho nên ăn thịt cùng với sát sinh đồng tội”.

Kinh Lăng Nghiêm, quyển sáu, Phật dạy:

“A Nan, lại nữa các thế giới, chúng sinh trong sáu đường, tâm kia không sát, thì không theo việc sinh tử mà tiếp tục. A Nan! Ông tu tam muội vốn là để ra khỏi trần lao; nhưng sát sinh không trừ thì trần lao không thể ra khỏi. Dẫu có đa trí, thiền định hiện tiền, nều không dứt được việc sát thì chắc chắn sẽ rơi vào Thần đạo...”; “Các ông nên biết; là người ăn thịt dẫu được tâm khai giống như Tam Ma Đề, cũng đều là đại la sát, báo hết chắc chắn chìm vào biển khổ sinh tử - người như vậy chẳng phải là đệ tử Phật giết nhau, nuốt nhau, ăn nhau chưa thôi!”.

Kinh Lăng Nghiêm, quyển tám, viết rằng:

“Thế nào gọi là chánh tánh? A Nan, như chúng sinh vào Tam Ma Đề, cần thiết trước tiên là nghiêm trì giới luật thanh tịnh, trọn dứt thân dâm, không dùng rượu thịt... là người tu hành. Nếu không dứt được dâm và sát sinh mà ra khỏi ba cõi, thì không có lẽ đó!”

Bậc Cổ đức nói rằng: “Ở đời không có người ăn thịt thì lò mổ không mở ra”. Thế gian nếu không có người muốn ăn thịt, muốn mua thịt, thì nghề sát sinh bán thịt sẽ không cách nào tồn tại, cũng sẽ không có người làm; Thế nào thì người ăn thịt cũng nói ngược lại:

“Không phải vì ta mà giết đâu!”.

Tất cả chúng sinh đều có bản năng sinh tồn của nó, đều có sự tự do sinh tồn. Loài người vì ham thích hưởng thụ cửa miệng, nên giết mạng của nó! Một người chịu gặp cảnh nhà phá, người chết, lìa vợ, xa con, vả hãy còn đợi cơ hội tìm cừu mà phục thù; huống gì sự chấp trước, nhiễm trước của động vật càng quá hơn con người, một khi kết thù oán là không có lúc nào không tìm đòi nợ. Nhân quả báo ứng thì ở bên thân chúng ta. Không tin thì mọi người đến quán rượu lớn lặng lẽ quan sát coi, không tin thì mọi người hồi tưởng lại con cái, sự nghiệp, gia đình, đến tình trạng sức khẻo tự thân của mình coi, thì sẽ biết mức độ tàn hại của những sinh linh này tìm đòi nợ mạng. Con người đối với những động vật khác tàn khốc bất nhân như vậy, cho nên mạng mạng đền nhau, nợ nợ đòi nhau sẽ xảy ra kiếp nạn đao binh.

Do đó, muốn cầu thân thể khỏe mạnh, gia đình bình ổn an lạc, con cái hiếu thuận, sự nghiệp thuận lợi; Thì nên từ nội tâm chính mình làm ra, không nên sát sinh ăn thịt. Giả dụ như còn nhẫn tâm sát sinh, ăn thịt thân chúng sinh, thế thì trả báo nợ oán là điều trốn không khỏi!

Ăn chay, thơ xưa chép rằng: “Vị máu thịt dầm dề đáng quí, nỗi khổ đau cũng vậy khó phân, xét lòng muốn để nơi thân, thì ai chịu lấy dao phân chính mình?”.

Có người nói: “Ta niệm Phật tụng kinh, tâm cũng rất tốt, hà tất phải nhất định ăn chay?”. Đây là lời dối mình, dối người. Thử nghĩ: “Lưỡi dao chặt xuống chúng sinh, mà niệm Phật tụng kinh các thứ, nói thế nào Từ bi! Miệng nói niệm Phật tụng kinh các thứ, mà đem một cục thịt nhét vào miệng, đây nói là Từ bi thế nào?”.

Đã có thể buông cả sự quyến luyến của thế giới Ta Bà, cầu sinh thế giới Cực Lạc, vì sao buông không được vấn đề ăn thịt này? Ngài Liên Trì Đại Sư nói: “Thiên hạ nói đem thân ăn thịt đó là tâm hung dữ, tâm thảm, tâm độc, tâm ác, đâu thể vậy! Vậy còn tâm tốt đang ở đâu?”. Tâm Từ bi là bản thể của chư Phật và Bồ tát, hành vi hung tàn sát sinh ăn thịt cùng với Từ bi rất là trái nhau, mà đời hiện tại thì mắc quả báo mạng sống ngắn ngủi và nhiều bệnh. Thử hỏi: vì tật bệnh trọng đại trói buột, có mấy người còn có thể phát khởi được chánh niệm  niệm Phật. Cho nên đức Phật nói rất cảm khái: “Thân người chết nhiều như đất của đại địa”. Chư Phật dùng các món phương tiện, cứu tất cả chúng sinh, vì sao còn có những người nhiều như thế, ngay cả thân người đều giữ không được? (chỉ cho tư cách, cơ hội đầu thai chuyển sanh làm người đều không có), đây là vấn đề rất nghiêm túc, vả lại đây là vấn đề được suy nghĩ sâu xa!

Có người nói rằng: “Ta ăn thịt không nhiều, lại là thịt từ chợ mua về, tâm địa của ta cũng rất tốt, và vả lại thường niệm Phật tụng kinh, làm việc thiện, như vậy có thể giữ được bình yên hay không?”. Đây là nhân chẳng phải thường mà mong quả Tự mình sát sinh ăn thịt thì tạo nghiệp đoản mạng, bệnh nhiều; Ngược lại, mà yêu cầu quả báo bình an, trường thọ, sức khỏe của cá nhân không sát sinh, không ăn thịt, thế cầu được không?

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Người ăn thịt mà cầu công đức, tất không thành tựu!”.

Muốn chơn chánh tu hành, liễu sanh thoát tử, thì cần phải nắm lấy từ nhân địa, nhân không chánh, thì cầu không được chánh quả. Cho nên chư vị Đại đức Phật học đời này, như lão cư sĩ Hạ Liên Cư nói rằng: “Việc quả báo tìm nhau thật đáng buồn thương, ai biết được luân hồi từ cái nhân, hỏa kiếp đầy trời rực rỡ khiến lo lắng, đều là một niệm sát sinh ăn thịt mà đến”. Do đó, vấn đề khuyên nhau tu hành, niệm Phật, ăn chay, bất tất phải bàn nói đến chỗ huyền diệu nữa, chỉ cần nhớ một câu: “Việc mình không muốn, đừng nên đem đến cho người, cho chúng sinh”. Từng giờ chiếu xét chính mình, kiểm thúc chính mình, thì thịt của chúng sinh có thể ăn hay không? Ăn rồi, trả nợ thường mạng đủ không, lại bèn có thể hiểu biết rốt ráo, tự ta xét định, bất cần người sao cũng được, tự sai lầm, sai lầm đến người!

Sát nhân thường mạng, thiếu nợ trả tiền, đây đã là đạo lý của thế gian. Người sát sinh ăn thịt cướp đoạt đi cái sinh mạng rất tôn quí của chúng sinh, và đem nhục thân rất coi trọng của nó mà ăn đi; Nỗi cừu sâu hận lớn này, ở một chút lòng sửa lỗi sám hối, tình huống đó đều không có, tụng một vài biến kinh, lạy niệm một vài câu Phật, ăn một chút rau cỏ nhỏ nhoi thì có thể qua loa mà kết duyên được không? Cho nên nói: việc cầu công đức, đều không thành tựu.

“Tam tịnh nhục cũng không nên ăn. Tam tịnh nhục là: - không vì ta mà sát ta không thấy sát ta không nghe sát. Có người nói: “Ta đến chợ mua thịt mà người ta giết rồi, hoặc nấu chín đã thành rồi về ăn, nên ta không có tội lỗi?” Đây là cách nói xô đẩy trách nhiệm. Thịt ở chợ hay lò mổ là vì ai mà giết? Cần phải hiểu rằng nhân trước có người ăn thịt nên mới có người sát sinh bán thịt, nhân có người sát sinh bán thịt thì có người ăn thịt, hai loại người này là liên kết tạo thành tội ác sát sinh.

Kinh Lăng nghiêm nói rằng: “Nếu không dạy không cầu, thì không có tam tịnh nhục”.

Trứng; có người cho là trứng gà hiện tại là trứng gà chuyên nghiệp nuôi dưỡng sinh ra, đều không có thụ tinh, nên không có sinh mạng! Chúng ta có thể an tâm ăn! Nhưng trứng là có “noãn tử” tức là có sinh mạng rồi, nếu nhân duyên đầy đủ (thụ tinh) nuôi thành “ấu thể” của gà; hiện nó không có thụ tinh thì hãy còn có sinh mạng, nếu anh ăn nó rồi, như thế oán cừu đã kết. Huống gì là mùi vị của thịt ngon hơn trứng rất nhiều hãy còn không ăn, hà tất lại bỏ không được vấn đề ăn trứng này sao?

Cho nên người tin Phật thì hiểu rõ được nhân quả, không rõ nhân quả thì không thể tu hành! Nhân quả thì mảy may không sai sót, nhân quả báo ứng như bóng theo hình, so ra vi tế hơn chân tơ kẽ tóc, một chút cũng trốn lánh không được, không thể không nhận thức chính mình, không thể không rõ nhân quả, lại càng không thể không tin nhân quả.

Trong Kinh Lăng Nghiêm có một đoạn kinh văn nói: “Các chúng sinh cầu “tam ma đề”, phải dứt năm món rau cay thế gian. Ăn năm món đồ này, có năm việc hại”.

Năm việc hại là:

1 Sinh lỗi; Năm món cay, ăn sống thì sẽ khiến cho khí của tỳ biến xấu, ăn chín thì sẽ tăng trưởng lòng dâm dục.

2 Xa trời; Dẫu cho có thể giảng kinh nói pháp, thiên tiên và thiên thần mười phương cũng sẽ ngờ là dơ nhớp, mà lánh xa khỏi.

3 Gần quỉ; Chúng ngạ quỉ mừng vui liếm môi, mổ mép, thường ở chung một chỗ với quỉ.

4 Tiêu phước; Phước đức lần hồi tiêu mất, thường không được lợi ích.

5 Nhóm họp với ma; Dù cho tu được thiền định, cũng sẽ nhân việc thiện thần bỏ đi xa lìa, mà nhường cho quỉ ma trống chỗ chen vào. Ma đến dạy người quan niệm in hình như phải mà lại trái, đến nỗi hủy phạm thiện giới thanh tịnh. Sau khi chết thành quyến thuộc của ma vương, sau khi phước báo cõi ma hưởng hết rồi, lại sẽ đọa vào địa ngục vô gián.

Năm loại đồ ăn cay là: Hành, tỏi, hẹ, kiệu, và cừ (?) (có thể là loại củ nén). Năm món thực vật cay nồng này, là trí Phật coi xét không sai sót mảy may, là Phật tử nên kính tin mà ngừa ăn đó. Các loại rau cải phần nhiều là ăn được hết, chẳng nên nhân việc nhỏ mà mất việc lớn.

Nếu có người đả phá biểu tượng Phật, reo rắt là ăn thịt, uống rượu, hành dâm không ngại đến việc tu hành, cái được ở ngay nơi tâm! Người đó không phải thân chứng quả Phật, mà là tà thuyết, cuồng ngôn loạn ngữ, họ nói rằng: “ăn thịt là độ chúng sinh, ăn càng nhiều thì độ càng nhiều, rán sức mà ăn; Ăn càng nhiều, công đức càng lớn. Lại đây, ta dạy cho kiết ấn, trì chú, siêu độ chúng nó thăng thiên!”; Thế này trái với lời Phật nói! Người này nói lời mê ngủ của ma, đánh đổ cờ xí Phật, tướng giống người tu, thật là loài ma, nên cẩn thiết chớ quá đáng! Ta nên mau mau xa lìa để khỏi hư hoại huệ mạng của ta, mất đi chánh đạo.

Ăn chay là bước khởi đầu rất cơ bản của vấn đề học Phật, nếu còn sợ khó chân không bước tới trước, phải nên tự suy nghĩ, vì sao cần học Phật? Rất nhiều người chưa ăn chay không biết chỗ tốt của ăn chay, còn người đã ăn thì không sạch miệng, cho đến nỗi có kẻ chứa điều tai hại tạo nghiệp, có kẻ phạm trai phá giới, tự đoạn giống Phật, rất là đáng buồn thương!

Ăn chay là một cửa tắt để tu thân dưỡng tánh. Ăn chay, rốt cuộc có chỗ tốt đẹp gì? Do rất nhiều điều tốt, chỉ có tự mình ăn chay mới có thể hiểu được, như người uống nước, lạnh nóng tự biết. Chỗ tốt của việc ăn chay trừ vấn đề không cùng với chúng sinh kết oán cừu ra, còn có thể giảm ít đi dự phòng và phát sinh bệnh tật, thân thể cường tráng, còn được sinh tâm hoan hỉ, tâm từ bi, so về kinh tế, giá trị dinh dưỡng cũng so cao hơn.