Một pháp chấp trì danh hiệu: “A DI ĐÀ PHẬT ”, lúc Đức Phật Thích Ca còn tại thế, thấy được con người trên thế giới này của chúng ta, nghiệp tạo ra rất là nhiều, chịu khổ cũng rất là sâu, nhất là hạng hạ căn lại nỗ lực làm sao để tu trì, cũng khó được quả Phật, vì thương xót con người trên thế giới này, của chúng ta rất là bi thiết, bèn dạy bảo chấp trì danh hiệu “A Di Đà Phật”, nguyện sinh nước kia, đổi ác thành thiện, tự lợi lợi tha, tin sâu nguyện thiết, hành trì niệm Phật, nhất tâm không loạn, lúc người mạng chung, chánh niệm hiện tiền, tâm không đảo điên, Đức Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn vãng sinh về nước Cực Lạc của ngài; người đời cần gấp hiểu rõ có một chỗ tốt đẹp như thế này, có thể khiến con người trên thế giới chúng ta, không nên trở lại thọ các món khổ, cho nên bất kỳ người nào hỏi, thì trước tiên nói pháp môn trì danh niệm Phật này.
Đức Phật Thích Ca lúc nói pháp môn tịnh độ “trì danh niệm Phật” này, gọi pháp này là pháp thế gian khó tin. Nguyên nhân là người đời phần nhiều còn có một niềm tin sai lầm, cho rằng trên đời không có cái gì để mình nương tựa một cách xác thực, đem sự tình giao cho một người khác thì không an tâm, bởi vì sức mình làm mới rất đáng nương tựa. Do đây rất nhiều tôn giáo lấy món tưởng pháp này làm cơ sở. Không chỉ các tôn giáo khác như vậy, tôn chỉ tông phái đại đa số của Phật giáo cũng đều như đây, như tông Hoa Nghiêm, tông Duy Thức, tông Thiên Thai, tông Thiền... đều dạy người là con đường của mình do chính mình mở, tức là dựa vào sự tu trì của mình, cắt đứt phiền não mê hoặc, rõ tâm thấy tánh, chứng được chân lý thành Phật, cũng gọi là đoạn mê hoặc, thấy và chứng (khai ngộ); giáo pháp này lúc thực hành chân chánh, là rất khó khăn. Các bậc cao nhân chung của các tông các giáo hãy còn nhiều khó khăn, là trong cuộc sống làm sao cho thanh tịnh được hết hoặc nghiệp! Huống gì người thường, thật ra người mà có thể trong cuộc sống đoạn được hoặc, rõ tâm thấy tánh khai ngộ không được nhiều! Nhưng vừa nghe qua, mọi người đều có thể tin rằng, nguyên nhân tức là con đường của mình tự mở; hoặc nhân người đời ưa bàn lý luận cao xa huyền diệu, không chịu thực sự học Phật, cho là thế gian ắc có bí mật huyền diệu, bí quyết nhanh học đạo, không chịu thực sự an phận. Thực sự an phận thì: 1. Thu chuyển được dã tâm, chẳng thể suy nghĩ hồ đồ và tưởng muốn cuồng loạn. 2. Trì trai giới giữ thanh tịnh, không thể phóng túng hoặc biếng lười. 3. Còn giữ được sự mộc mạc, không tự cho là thông minh. 4. Chân thật không tà ngụy, chẳng có chút phô bày. Những việc này là cần tự mình nỗ lực, mới có thể rõ được. Nhưng người đời mê chấp rất là sâu, chung quy cảm thấy vần đề mình hiện có và sự vật dễ dàng tìm được, chẳng cần trân quý. Cho nên phải nói là bí mật vi diệu của ngàn xưa thật dễ dàng nhẹ nhàng mà truyền cho người. Hoặc giả có thuyết nói là: cảm động đến Thánh linh; hoặc Thần Tiên trao bày, không thể do người dễ dàng chứng được; do đó mới có người tin như vậy. Pháp môn trì danh niệm Phật mà Phật nói, đây cũng giống như đem tấm chi phiếu ngàn vàng cho người ngu, khiến họ khó thể lý giải. Người ngu cho là một đồng tiền còn được thật sự giá trị hơn tấm chi phiếu ngàn vàng, tâm người ngu trí cạn cợt, vả lại tự xấc láo chính mình ngay cả một bảng đồng, đều không đánh giá được; khó đối với sự tin tưởng công đức của danh hiệu A DI ĐÀ PHẬT. Cho nên lời dạy ( trì danh niệm Phật ): A DI ĐÀ PHẬT. So ra các tôn giáo và tông phái khác khó tin. Chúng ta chấp trước đối với đời người, tức ngay cả các tôn giáo khác đều rất khó tin, tôn giáo khác đó vả hãy còn khó tin thay, huống gì lời dạy là tha lực A DI ĐÀ PHẬT. Cho nên nói là: khó ở trong khó, lại nói: không khó nào qua, cũng nói: pháp rất khó tin.
Pháp môn trì danh niệm Phật là tâm đại từ bi của Đức Thích Ca Như Lai, thương xót chúng sinh chẳng đủ tự lực, không thể một đời tu hành tức xong sinh tử, một đời không xong lại chuyển một đời, dễ dàng mê hoặc, nếu lại tạo ác nghiệp, đọa lạc ba đường, công ngày trước bỏ hết; đối với việc đó nên dạy người chấp trì danh hiệu A DI ĐÀ PHẬT, cầu Phật lực gia bị, tuy tự lực yếu mỏng, cũng có thể nương vào sức từ của Phật tiếp dẫn vãng sinh về nước Cực Lạc, một khi sinh về cõi kia vĩnh viễn không thối chuyển.