Bồ Đề Tâm
Cư Sĩ Huỳnh Lão | Sa Môn Thích Viên Giáo, Việt Dịch


Hai chữ “Bồ đề” là tiếng Phạn của Ấn Độ, dịch là Giác, ý là “chánh giác”, giác chính mình, giác người khác và giác ngộ viên mãn. Giác ngộ Phật đạo cũng tức là ý nói thành Phật. Bồ đề tâm tức là tâm giác ngộ, tức là tâm học tập Phật pháp, là thường ở trên hiện tượng mà rõ ràng và thông đạt, cũng tức là tâm thành Phật.

PHÁT TÂM BỒ ĐỀ, phát ấy là phát tâm, cho nên phát tâm bồ đề, lại là phát khởi tâm thành Phật. Vì sao cần thành Phật ư? Là vì lợi ích tất cả chúng sinh.

Phát tâm bồ đề tức là phát tâm thành Phật, “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”, rộng tu tất cả thiện hạnh, ngộ triệt để pháp tánh bình đẳng, quyết không kiến chấp ta và chúng sinh có sai biệt gì, như thế mới cùng tâm bồ đề tương ứng.

Như thế nào mới có thể rộng tu các thiện hạnh ư? Lấy “bốn vô lượng tâm” làm cơ sở căn bản, lấy “bốn nhiếp tâm” mà hành trì.

Phát tâm bồ đề, đức Phật muốn chúng ta bồi dưỡng tâm bồ đề, chủ yếu thành trách nhiệm của một cá nhân, cho nên mới có lời cảm là: “Nhân thành Phật thành”, đây là quy củ mô phạm làm người xử thế.

Không phát tâm bồ đề thì không có tâm thành Phật.

Tâm bồ đề tức là tâm giác ngộ, tâm từ bi, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm đại nguyện.

Phát tâm bồ đề, nói một cách đơn giản, tức là anh xem chúng sinh chỗ có, đều cùng với tự mình giống nhau, không có ta lớn anh nhỏ, ta mạnh anh yếu, chỉ một mực bình đẳng. Cần tận khả năng của mình giải thoát đau khổ của chúng sinh tức là lợi tha.

Tâm bồ đề không phải lấy Ngã làm trọng tâm xuất phát, mà là kiến lập ở trên một tướng bình đẳng của tất cả chúng sinh cho nên không có bỉ thử, phân biệt bạn thù, cũng không sát hại, không làm việc si mê tham ái, cần ở lúc làm bất kỳ việc gì, hay thức tỉnh chính mình, việc này rốt ráo đối với việc giải trừ mọi người hoặc chúng sinh trầm mê có giúp ích thế nào?

Tâm bồ đề thật chẳng phải là ngay khi gieo hạt giống thì có thể mọc lên liền, chỉ được tăng tiến từ từ.

Bước thứ nhất, không nên còn tâm hại chúng sinh. Bước thứ hai, thường thường tỉnh thức chính mình, ta làm việc này cùng với chúng sinh có ích hay không có. Bước thứ ba, nghĩ muốn là chẳng có thể giúp đỡ người khác thoát ly các nỗi khổ đau của nhân sinh. Đối tượng lúc bắt đầu, qua loa là rất hẹp hòi, chậm chậm mới phổ cập được một nhóm người, nhận thức của anh, lại lần hồi đem tâm từ bi tìm mở rộng ra, siêu vượt ranh giới và giới hạn quốc gia phổ cập mọi chúng sinh.

Tâm Bồ đề sản sinh có hai món: Một là xưa nay đầy đủ; một là huân tập mà có. Chúng ta mỗi người đều có tâm giác ngộ, vì sao chẳng giác ngộ ư? Nhân vì không có sự khởi phát. Khởi phát về sau, cái tâm này tức là tâm giác ngộ. Đối với tất cả vũ trụ đều là giác ngộ, đây cũng là căn bản tâm Bồ đề, tâm xưa nay đầy đủ. Cho nên chúng ta cần do từ sự dẫn dắt của thầy và kinh điển, chầm chậm học tập và huân tu, dùng tâm “như minh” này khởi phát sau khi tăng trưởng trí tuệ, mới có thể giác ngộ xưa nay. Trước kia chưa nhận thức bản tâm, thường thường hiểu rằng có giá trị thế nào mà tu, mà biết? Nhưng phát tâm Bồ đề tức là muốn chúng ta triệt để giác ngộ pháp của tất cả chẳng lìa tự tánh, tất cả tánh tức là tự tâm, điều này chẳng người khác bảo với anh mà có, mà là tự mình xưa nay đầy đủ, không có bất kỳ mê hoặc nào. Cho nên nói mọi người đều có trí huệ và đức tướng của Phật tánh, chỉ nhân nơi vọng tưởng và chấp trước mà mê hoặc.

Hóa độ chúng sinh, trước phải độ chính mình, “kỷ sở bất dục, vật ư chúng sinh” (việc mình không muốn chớ đem cho chúng sinh), bất luận là thân, miệng, ý đều chẳng thể được, lại chẳng thể có tư tưởng và hành vi làm tổn hại chúng sinh, nghìn vạn việc khác chớ làm tùy tiện, phóng túng, buông lung, mượn cớ lót miệng mà làm, trong tâm thường còn lòng từ ái và sự bao dung, khiêm tốn hiền hòa, nghĩ đến chúng sinh. Chờ có lúc trí huệ sinh khởi, lời của anh nói sẽ có ích cho chúng sinh, nói được chúng sinh miệng tâm đều phục, chúng sinh tự nhiên sẽ tự động gần gũi anh, chẳng cần anh nhọc sức quảng cáo tuyên truyền; cung kính anh, lúc đó chúng sinh sẽ nghe lời dạy răn của anh; Anh không có trí tuệ, lời nói không viên dung, làm sao dẫn khởi sự hứng thú cho chúng sinh? Dẫn pháp cần phải khế cơ, lời nói không gieo vào căn cơ, nói rách da miệng cũng không tác dụng.

Khắp độ chúng sinh có hai việc: 1. Cứu huệ mạng cho người, trừ si mê cho người, khiến cho họ được minh giác, tự mở mang ra, chuyển thức thành trí, triệt ngộ rốt ráo, tự tại không ngại, giải thoát luân hồi sinh tử, an trụ cảnh tịnh cực lạc, vĩnh hằng thọ dụng. 2. Cứu thân mạng con người, làm chút việc tốt, cho người ít tiền bạc hoặc y thực, hoặc lên núi xuống biển để cúng một chút công sức nhọc nhằn mà phục vụ, cứu nhân mạng, chẳng qua là trăm năm, rốt cuộc cũng chết, công hiệu ngắn tạm.

Phát tâm Bồ đề phổ độ chúng sinh chẳng phải cần là anh hiện tại độ bao nhiêu chúng sinh mà là cần có thành tâm độ chúng sinh, chẳng phải làm cho mình rồi than thở.

Độ chúng sinh rất là khó! Nhân vì Phật pháp không theo nơi thế tục (không theo cái tâm tục của người đời, theo tâm tham muốn), không giống như kiểu của ngoại đạo theo thế tục mà dụ người. Không có trí tuệ mà khuyên người tin Phật đã chẳng phải dễ, còn có thể nói được cho người đời miệng tâm đều phục mà học Phật tu hành, phát khởi sức lực tu hành sao? Trước mắt chỉ có đủ thật chính mình, chờ có một ngày trí tuệ phát ra mới độ chúng sinh, trước mắt chỉ có miệng nói ái ngữ, lượng sức tùy duyên mà làm việc thiện; giữ gìn thiện tâm, tùy duyên tùy sức mà làm việc thiện.

Luận đại trí độ nói rằng: “Bồ tát chưa được sinh pháp nhẫn, chẳng thể độ chúng sinh; dụ như phá bỏ thuyền mà cứu người chết đuối, mình và người đều bị chìm”.

Bồ Tát đất qua sông, tự thân khó bảo tồn! Làm sao độ được người!