Càng ở trong chỗ khó thì càng tinh tấn, khắp tất cả những việc nghịch ý xen nhau dẫn đến đều vẫn thư thái, chẳng oán trời, chẳng trách người.
“Càng học tốt thì oan nghiệt tìm; Cần thành Phật thì trước tiên phải bị ma”. Nếu không muốn tốt thì oan nghiệt không thể đến tìm; Càng muốn tốt thì oan nghiệt càng tìm, mong muốn tính toán cho xong nợ trần. Bởi vì từ vô lượng kiếp đến nay, nghiệp thiện ác đời đời kiếp kiếp đã tạo ra, nó lộn xộn không rõ ràng, do vậy một ngày muốn tu hành, các chủ nợ vốn có đều đến để đòi nợ. Cũng giống như anh từ trước đến giờ là người bình thường, mượn rất nhiều tiền, không rõ là bao nhiêu. Trước lúc anh chưa phát tài những chủ nợ này biết anh không có tiền, cho nên không thể đến đòi nợ. Nhưng ngay khi một ngày nào đó anh phát tài, thì những chủ nợ này lập tức đến tận nhà để đòi nợ. Vì sao? Bởi vì anh đã có tiền, nếu chẳng cần đến anh, thì không có thời gian để người ta phải quay lại. Cho nên trong việc tu hành mà gặp nghịch cảnh, thì nên càng tinh tấn mạnh mẽ mà hướng về phía trước, không được lui mất tâm bồ đề. Lúc chủ nợ đến đòi nợ thì trả cho họ. Tức là đem công đức mình có được, hồi hướng cho bọn chủ nợ cả kẻ oán lẫn người thân khiến họ được công đức, mà lià khổ được vui, liễu thoát sinh tử, chúng ta không nên gánh nợ mà không trả!
Vô lượng kiếp đến nay, do mỗi nhân duyên không đồng nhau, đời đời kiếp kiếp không biết đã làm bao nhiêu việc. Thế thì lấy đời này nói, chín chắn mà nghĩ, chúng ta đã giết bao nhiêu sinh mạng, đã làm bao nhiêu việc chẳng công bằng? Đối với những chúng sinh khác mà nói, hoặc dẫu không sát nhân, sinh mạng lớn (trâu ngựa, heo, gà, vịt, chó v.v...), nhưng có thể sát sinh mạng nhỏ (muỗi, mòng, kiến, trùng nhỏ v.v...), cũng có thể trong tâm anh đã có ý niệm sát được tồn tại. Giống như có một lúc, vì không biết, mà đã sát rất nhiều động vật nhỏ, hay một ngày nào đó anh đoạt lấy và làm tổn thương sinh mạng của chúng sinh; Nếu anh muốn tu hành, thì chúng nó đều sẽ đến đòi nợ, nợ này không phải là một hai món, mà là không thể tính kể hết, đời đời kiếp kiếp được tích lũy qua nhiều ngày tháng, nợ này nói cũng không thể xong. Cho nên chúng ta chẳng thể không nói đến lẽ chung, nói ta đã tu hành, mà chẳng nhận có nợ oan nghiệp. Nếu như có cách nghĩ như đây, thì vĩnh viễn chẳng thể thành đạo, bởi vì trong tâm chẳng công bằng, trong tâm nếu công bằng thì cần nhận rõ, trả nợ thì đã không có việc gì rồi. Cho nên nói là: “Cần học tốt thì oan nghiệp nhiều”. Cũng giống như một người mới phát tài, cho nên bạn nghèo của người đó đều đến nhà để tìm, đều muốn được một chút lợi ích.
Ma, có nội ma và ngoại ma. Thiên ma và tất cả Quỉ được tôn sùng là: “ngoại ma”; “Nội ma” tức là các phiền não và vọng tưởng ở trong tâm, cho đến tất cả những lo buồn khổ não đều là nội ma. Do những cái này hay chướng ngại tu hành cho nên gọi là MA. Ngoại ma so ra dễ khắc phục. Nội ma rất khó mà hàng phục; Có thể hàng phục được nội ma, tức ngoại ma cũng chẳng có thể làm hại được. Cho nên tu hành chủ yếu là “hàng phục nội ma”. Nội ma được hàng phục tức tâm thanh tịnh, được mở trí tuệ lớn, có trí tuệ thì có thể dứt được hoặc nghiệp, tức là thành đạo.
“Cần thành Phật thì trước tiên phải bị ma”. Phật được sự trợ giúp của ma mà thành đạo, nếu không có ma thì không có Phật. Ma là để khảo nghiệm ta, khiến ta càng tiến bộ. Cho nên nói là: “Muốn nhìn thấy đến ngàn dặm, lại phải lên một tầng lầu”. Đây cũng là muốn xem thử nội công của anh đã đủ hay chưa? Nếu đủ, thì bất động không lùi trước ngàn vạn ma quân; Tâm bồ đề không thối chuyển. Càng ở nơi chỗ khó thì càng tinh tấn, tất cả những việc nghịch ý xen nhau dẫn đến đều đối xử rất là thư thái. Phải công bằng, chẳng oán trời, chẳng trách người, có thể cái nghịch đến mà ta tùy thuận thọ lãnh, tu nhẫn Ba La Mật, nên có công phu này; Cho nên ma chướng đã đến, thì chẳng đối địch với ma, tự mình nuốt một chút thiệt thòi cũng chẳng sao, tự mình nên phát nguyện độ ma, khiến nó qui y Tam bảo, phát tâm bồ đề. Đối với ai cũng đều chẳng nên giận, oán hận, như thế có thể hóa hung thành cát, hóa chiến thành hòa, hóa thù thành bạn. Nếu nói rằng tìm chỗ tốt đẹp ở phương diện ngược lại (làm mà có chỗ không được, thì cầu ngược lại cho mình), chẳng nên làm luật sư biện hộ cho mình, không luận là việc gì: “chơn thật nhận mình lỗi, chẳng bàn cái quấy của người, “đồng thể” gọi là đại từ. Đồng thể, cũng là bao trùm cả ma; Ma cũng là một phần của tự tánh. Nếu tự tánh có ma, thì sẽ dẫn đến ma bên ngoài. Nếu tự tánh không ma, ma bên ngoài sẽ không thể tiến đến. Thế nào là ma của tự tánh? Là tham, sân, si... có câu rằng: “Nếu không có bát mèo ăn, thì nhà không có ruồi”. Ma biết được anh có chút ít béo bở, nó có thể “thừa nước đục thả câu” để kiếm chút ngon, cho nên đến quấy rối anh, mà hiện ra việc ma của nó. Cho nên nhất cử nhất động của chúng ta, một lời nói một hành vi cần phải cho chắc chắn. Nói phải trung tín, làm phải thật kính, chẳng được nói lời vọng. Nếu sợ nhận sai của mình, là rốt cuộc che dấu lỗi lầm, đây chẳng phải là hành vi của người tu hành. Nên phải thành thật mà công bố ra, làm việc rất là thẳng thắng và khảng khái, vốn được chiếu rọi từ lương tâm đạo đức và ý nghĩa để làm việc. Nếu có chỗ chẳng họp với lương tâm đạo đức, thì dứt khoát không được làm.
Phàm người tu cần phải đầy đủ trí tuệ. Trí tuệ chân chánh, tức là không khen chê người khác; Nói: “Anh xem tôi đây này, tôi là số một, tôi thanh cao nhất, mà ngược lại họ thấp hèn như thế”. Phàm là người tự khen thì đã không có tiền đồ, tuy là đang sống, nhưng kỳ thật đã chết rồi, bởi vì họ đã đi ngược với đạo đức lương tâm, nhìn không được người khác, chỉ biết có mình, đây là người rất không được sự khen vui của Phật và Bồ tát. Nếu muốn được sự vui khen và yêu giúp của chư Phật và Bồ tát, thì lời nói và việc làm một mối, “Nói phải nhìn việc làm, làm phải để ý lời nói”, chẳng mâu thuẩn với nhau. Chẳng nên thường khoe mình tốt như thế nào, đến khi làm việc thì xấu. Người tu hành không nên có tâm riêng tư, tâm tự lợi, cần có lợi ích cho người khác, chẳng nên ráng sức làm thương tổn người để lợi ích cho mình, hoặc nhìn không rõ được người khác, mỗi người nên “hồi quang phản chiếu” (quay lại soi rọi xét nét chính mình), xét coi việc quá khứ, việc hiện tại, lại chiếu xét đến tương lai. Có thể niệm đây ở tại đây (giữ niệm hiện tại), thời khắc không quên lương tâm đạo đức, thời gian lâu rồi, thiện căn tự nhiên tăng trưởng, tâm bồ đề phát lớn, thời sẽ làm đạo Bồ tát, lợi ích chúng sinh, đây là sự quan hệ liên đới.
Người chẳng nên sợ ma, mà thối lui tâm bồ đề, ma chướng chỉ là để xét nghiệm. Cũng như học sinh vừa mới bắt đầu học, cảm thấy bài khóa giáo trình rất khó, nhưng thời gian lâu rồi, học đã nhập môn thì sẽ cảm thấy không còn khó khăn nữa. Từ bắt đầu học tiểu học, trung học, rồi đến đại học, đều có những tình hình này phát sinh. Cho nên nói rằng: “Chẳng trải qua một phen lạnh buốt xương, thì làm sao hoa Mai tỏa ngát hương” hay “Mười năm song lạnh không người hỏi, một sớm thành danh thiên hạ hay”. Lúc tu hành chẳng nên cố mong tự đề cao. Người tu hành còn cầu danh cầu lợi, ham muốn lung tung là việc rất không cần. Chúng ta sau khi tu hành, nhất định cần nhận chân được thực tế rõ ràng để tu hành, vun bồi sửa sang gieo trồng hạt giống phước huệ. Tu phước thì cần phải lợi ích chúng sinh, tu huệ thì cần phải niệm Phật nhiều, nghiên cứu tụng đọc kinh điển, thường làm việc lợi ích chúng sinh, thì sẽ sinh ra phước đức. Có người hỏi là có nên dùng tiền tài để làm công đức hay không? - Chỉ cần bảo tồn tâm thiện; Làm mười nghiệp thiện, không có tâm ác; Chẳng làm mười nghiệp ác, đây đều là vun bồi chỗ phước đức, thật ra chẳng phải là nhất định cần dùng tiền làm công đức mới là công đức. Cho nên nói là: “Miệng Từ bi, lưỡi phương tiện, có tiền không tiền đều làm được công đức”. Chúng ta nên mọi chỗ mà tiếc phước, mọi nơi không bỏ phước, đâu đâu cũng tu phước huệ. Tu phước huệ chẳng phải một sớm một chiều được thành, mà năm này tháng nọ đều cần phải làm liên tục. “Chẳng nên một ngày dồn dập, một ngày nguội lạnh”, chúng ta nếu là thế này, vĩnh viễn chẳng thể có tiến bộ. Cho nên chúng ta cần nhận định “tôn chỉ”, mạnh mẽ tinh tấn, chẳng nên lùi về sau, đây là điều kiện mà mỗi người tu hành nên có.
NHỎ NHẸ KHIÊM TỐN
Gọi là “nhỏ nhẹ khiêm tốn”. “nhỏ nhẹ” tức là tâm rỗng rang (khiêm tốn) không kiêu ngạo, không tự đại, chẳng cố tự đóng chặc bước tiến; “khiêm tốn” là dằng tiếng nuốt khí, là trên thái độ biểu thị “ta ở dưới người”, người khác đều mạnh hơn ta, đều tốt hơn ta. Bởi vì tâm rỗng rang không có thành kiến, mới có thể hoàn toàn xét nghĩ khách quan, mà có thể tiếp nhận được kiến nghị của người khác. Cho nên cần phải nhỏ nhẹ khiêm tốn ở nơi việc người, ở trên sự tu hành lại cần phải nhỏ nhẹ khiêm tốn, chẳng vậy - vĩnh viễn không thành tựu. Nên biết rằng Đức Phật giảng bình đẳng, tất cả chúng sinh đều bình đẳng, nam nữ già trẻ, phú quí bần tiện, đều một lẽ bình đẳng, chẳng phân đây kia, đối với họ đều một lẽ khiêm tốn và hài hòa, ở bất kỳ tình huống nào, vẫn tâm bình khí hòa, chẳng sinh bực mình, nhẫn nại đợi chờ, đây mới là nội công tốt đẹp nhất. Chẳng thể nhỏ nhẹ khiêm tốn, như gà cồ thét gáy, có đấu được rồi, công trước bỏ hết, già chết bất thành; việc phàm việc Thánh đều như thế này, mong nguyện những người đồng tu cùng cố gắng.