Home > Nhân Qủa Nghiệp Báo
Ngài Trúc Pháp Hộ
| Thượng Tọa Thích Hằng Đạt, Việt Dịch


Trước thời của ngài Cưu Ma La Thập, vị có công nhất trong việc truyền bá giáo lý Đại Thừa là đại dịch giả Trúc Pháp Hộ. Lại nữa, tuy có nhiều nhà dịch giả phiên dịch kinh điển thuộc loại bộ số, nhưng người có công nhiều nhất là ngài Trúc Pháp Hộ.

Ngài Trúc Pháp Hộ cũng được gọi là Đàm Ma La Sát (Dharmaraksa), người nước Đại Nhục Chi, gia thế cư trú ở quận Đôn Hoàng, tám tuổi xuất gia, theo học đạo với ngoại quốc sa môn là Trúc Cao Tọa (Thi Lê Mật). Vì học đạo với sa môn người Thiên Trúc, nên lấy danh tánh là Trúc. Ngài thường tụng đọc kinh cả muôn chữ. Do lập chí học vấn, nên không màng gian khổ, đi muôn dặm tầm thầy học đạo. Ngài thông sáu bộ kinh, thấu suốt luận thuyết trăm tôn giáo, nên kiến thức rất uyên thâm. Dẫu bị người đời khen chê, trách mắng, Ngài vẫn không động tâm. Thiên tánh của Ngài nhu hòa, thuần hậu.

Vì biết tại kinh đô Lạc Dương chưa có các bộ kinh Đại Thừa như Phương Đẳng, Bát Nhã, nên Ngài quyết tâm lập chí, hoằng dương đại đạo. Ngài theo thầy mình đi qua các nước ở Tây Vực, nên thông thạo ba mươi sáu ngôn ngữ, cùng tinh thông thể văn tự của Thiên Trúc và Tây Vực, lập nền tảng căn bản cho sự phiên dịch kinh điển sau này. Vì cầu kinh Bát Nhã, từ Đôn Hoàng, Ngài qua nước Vu Điền.

Xưa kia, Châu Sĩ Hành đã từng sao chép lại nguyên bản chữ Phạn của kinh Bát Nhã tại nước Vu Điền. Đương thời, Vu Điền vốn là trung tâm của Phật giáo Đại Thừa và đang được phát triển mạnh mẽ. Từ nước Vu Điền, Ngài lại tới Sa Lặc, rồi vòng qua phía bắc Tây Vực (đại lộ phía nam của núi Thiên Sơn), sang nước Quy Từ, lại trở về Đôn Hoàng. Tại đạo tràng phiên dịch của Ngài có các cư sĩ người nước Quy Từ như Bạch Nguyên Tín, Bạch Pháp Cự, v.v...

Từ Tây Vực, Ngài mang rất nhiều kinh điển tiếng Phạn sang Trường An vào năm 266, rồi trở lại Đôn Hoàng. Từ năm 274 đến năm 283, Ngài ẩn cư trong núi sâu rừng thẳm, tinh tấn hành đạo tại chùa Ngoại Kiến ở Thanh Môn, và dùng oai đức giáo hóa đồ chúng ở bốn phương, nên có hàng ngàn tăng đồ theo Ngài học đạo. Vào ngày mười bốn tháng mười năm 284, tại Đôn Hoàng Ngài dịch xong bộ kinh Tu Hành Đạo Địa và A Duy Việt Chí Giá. Năm 286, Ngài mang rất nhiều kinh điển tiếng Phạn trở qua Trường An. Vì trên đường, Ngài vừa đi vừa dịch kinh, nên khi đến Trường An thì dịch xong quyển kinh Phổ Siêu. Hơn hai mươi năm trường tại Trường An, Ngài hăng say tích cực dấn mình vào sự nghiệp phiên dịch kinh điển.

Đời Tây Tấn Huệ Đế, do loạn bá vương khiến chiến tranh giết chóc không ngừng. Lại nữa, Hồ tộc liên tục xâm nhập vào vùng Hoa Bắc, và vây hãm thành Lạc Dương. Vào tháng mười một niên hiệu Vĩnh Hưng nguyên niên (304), Huệ Đế bị bức bách dời đô về Trường An. Vào tháng năm, Quang Hi nguyên niên (306), Kỳ Tư thống lãnh quân Tiên Ti xâm nhập Trường An, giết hơn hai trăm ngàn người, khiến máu chảy đầy sông. Kinh thành Trường An trở nên hoang tàn. Bá tánh đói rách lầm than. Thiên hạ hỗn loạn cùng cực.

Tuy gặp thời loạn ly, nhưng Ngài vẫn không dừng công nghiệp phiên dịch kinh điển. Trong thời gian Ngài phiên dịch kinh điển, người sao chép là Pháp Cự. Giữa đời Huệ Đế và Hoài Đế (290 312), Pháp Cự dịch được kinh Lâu Thán, và cùng Pháp Lập dịch kinh Pháp Cú Dụ, kinh Phước Điền.

Y cứ theo quyển 'Xuất Tam Tạng Ký Tập', những bộ kinh do ngài Trúc Pháp Hộ phiên dịch vào đời Tây Tần như sau:

Kinh Đời vua Hiệu Năm Thời Gian và địa điểm

- Tu Chân Thiên Tử Võ Đế Thái nt Thủy 2 266 8/11 30/12 (tại Trường An)

- Tỳ Kheo Ni Giới nt Thái Thủy 3 267 10/9

- Tam Phẩm Hối Quá nt Thái Thủy 3 267 21/9

- Hoàn Thái Thủy 5 269 23/10

- Đức Quan nt Thái Thủy 6 270 tháng 10

- Văn Thù Sư Lợi Ngũ Thể Hối Quá nt Thái Thủy 7 271 27/1

- Trì Nhân Bồ Tát nt Thái Thủy 7 271 15/9

- Nhạn Vương nt Thái Thủy 9 273 1/2

- Tu Hành Đạo Địa nt Thái Khang 5 284 23/12 (tại Đôn Hoàng)

- A Duy Việt Chí Giá nt Thái Khang 5 284 14/10 (tại Đôn Hoàng)

- Đại Thiện Quyền nt Thái Khang 6 285 17/6

- Hải Long Vương nt Thái Khang 6 285 10/7

- Trì Tâm Phạm Thiên ntThái Khang 7 286 10/3 (tại Trường An)

- Quang Tán Bát Nhã nt Thái Khang 7 286 25/11 (tại Trường An)

- Phổ Chiếu nt Thái Khang 7 286 27/12 (tại Trường An )

- Phổ Môn nt Thái Khang 8 287 11/1

- Bảo Nữ nt Thái Khang 8 287 27/4

- Mật Tích nt Thái Khang 9 288 8/10

- Văn Thù Sư Lợi Tịnh Luật nt Thái Khang 10 289 8/4 (tại Lạc Dương)

- Ly Cấu Thi Nữ nt Thái Khang 10 289 2/10

- Ma Nghịch nt Thái Khang 10 289 2/12 (tại Lạc Dương)

- Pháp Một Tận nt Thái Hy 1 290 7/2

- Cấp Cô Độc Minh Đức nt Vĩnh Hy 1 290 12

- Bảo Kế Huệ Đế nt Vĩnh Hy 1 290 14/7

- Tứ Phụ Dụ nt Vĩnh Bình 1 291 đầu năm

- Mã Vương nt Vĩnh Bình 1 291 6

- Phổ Nghĩa nt Vĩnh Bình 1 291 6

- Lộc Mẫu nt Nguyên Khang 1 291 đầu năm

- Dõng Phục Định nt Nguyên Khang 1 291 9/4

- Độ Thế Phẩm Nguyên Khang 1 291 13/4

- Đại Ai ntNguyên Khang 1 291 7/7

- Như Lai Hưng Hiển nt Nguyên Khang 1 291 24/12

- Quán Hạnh Bất Di Tứ Sự nt Nguyên Khang 2 292 6

- Thánh Pháp Ấn nt Nguyên Khang 4 294 25/12 (tại Tửu Tuyền)

- Tiệm Bị Nhất Thiết Trí nt Nguyên Khang 7 297 21/11 (tại Trường An)

- Hiền Kiếp nt Vĩnh Khang 1 300 21/10 (tại Trường An)

- Đại Tịnh Pháp Môn nt Vĩnh Ninh 1 301 26/3

- Lâu Thán nt Thái An 1 302 23/1

- Ngũ Cái Nghi Kết Thất Hành nt Thái An 1 302 12/4

- Bồ Tát Thập Trụ nt Thái An 1 302 3/10

- Thuận Quyền Phương Tiện nt Thái An 2 303 9/4

- -- Ngũ Bách Đệ Tử Bổn Khởi nt Thái An 2 303 1/5

- Phật Vi Bồ Tát Ngũ Mộng nt Thái An 2 303 6/5

- Như Huyễn Tam Muội nt Thái An 2 303 11/5

- Di Lặc Bổn Nguyện nt Thái An 2 303 17/5

- Xá Lợi Phất Hối Quá nt Thái An 2 303 20/5

- Bào Thai nt Thái An 2 303 1/8

- Thập Địa nt Thái An 2 303 4/12

- Ma Điều Vương nt Thái An 3 304 18/1

- Chiếu Minh Tam Muội nt Thái An 3 304 1/2

- Sở Dục Chí Hoạn nt Vĩnh An 1 304 7/2

- Nghiêm Tịnh Định nt Vĩnh An 1 304 18/2

- Cổ Khách nt Vĩnh An 1 304 2/3

- Canh Xuất A Xà Thế Vương nt Vĩnh An 1 304 16/4

- Diệt Thập Phương Minh nt Kiến Võ 1 304 14/8

- Nhân Sở Tùng Lai nt Vĩnh Hưng 2 305 25/1

- Thập Đẳng Tạng nt Vĩnh Hưng 2 305 28/1

- Nhạn Vương Ngũ Bách Nhạn Câu nt Vĩnh Hưng 2 305 2/2

- Giới Cụ nt Vĩnh Hưng 2 305 7/2

- Quyết Đạo Tục nt Vĩnh Hưng 2 305 11/2

- Mãnh Thí nt Vĩnh Hưng 2 305 20/2

- Thành Dụ nt Vĩnh Hưng 2 305 1/3

- Thí Dụ Tam Bách Thủ nt Quang Hy 1 306 7/2

- Vô Cực Bảo Hoài Đế Vĩnh Gia 1 307 5/3

- A Sai Mạt nt Vĩnh Gia 1 307 1/12

- Phổ Diệu nt Vĩnh Gia 2 308 6 (tại chùa Thiên Thủy)

Công nghiệp phiên dịch vĩ đại của ngài Trúc Pháp Hộ khiến cho quyển 'Xuất Tam Tạng Ký Tập' ghi: "Kinh pháp sở dĩ được lưu truyền rộng rãi khắp Trung Thổ vào buổi sơ thời, đa số đều nhờ công sức của ngài Trúc Pháp Hộ".

Từ lúc bắt đầu phiên dịch cho đến lúc cuối, có rất nhiều người trợ giúp Ngài trong sự nghiệp phiên dịch kinh điển, như sau:

Kinh Năm Người Trợ giúp

- Tu Chân Thiên Tử 266 An Văn Huệ, Bạch Nguyên Tín,

- Nhiếp Thừa Viễn, Pháp Thừa, Pháp Bảo.

- Tu Hành Đạo Địa 284 Pháp Thừa, Pháp Bảo, Quý Ưng, Vinh Thừa, Tác Điểu Tử, Thiện Trì Thời, Thông Võ, Chi Tấn, Chi Tấn Bảo, Vinh Huề Nghị, Hầu Vô Anh, và ba mươi người khác.

- A Duy Việt Chí Giá 284 Pháp Thừa.

- Trì Tâm Phạm Thiên 286 Nhiếp Thừa Viễn.

- Chánh Pháp Hoa 286 Nhiếp Thừa Viễn, Trương Sĩ Minh, Trương Trung Chí, Trúc Đức Thành, Trúc Văn Thịnh, Nghiêm Oai Bá, Tích Văn Thừa, Triệu Thúc Sơ, Trương Văn Long, Trần Trường Huyền, Bạch Nguyên Tín, Khang Na Luật, Tôn Bá Hổ.

- Quang Tán Bát Nhã 286 Nhiếp Thừa Viễn, Bạch Nguyên Tín, Pháp Độ.

- Văn Thù Sư Lợi Tịnh Luật 289 Nhiếp Đạo Chân, Lưu Nguyên Mưu, Phó Công Tín, Hầu Nham Trường.

- Ma Nghịch 289 Nhiếp Đạo Chân, Triết Hiển Nguyên, Nhiếp Thừa Viễn.

- Dũng Phục Định 291 Nhiếp Thừa Viễn.

- Đại Ai 291 Nhiếp Thừa Viễn, Nhiếp Đạo Chân.

- Chư Phật Yếu Tập 292 Nhiếp Thừa Viễn, Trúc Pháp Thủ.

- Thánh Pháp Ấn 294 Trúc Pháp Thủ.

- Tiệm Bị Nhất Thiết Trí Đức 297 Nhiếp Thừa Viễn, Bạch Nguyên Tín, Pháp Độ.

- Hiền Kiếp 300 Triệu Văn Long.

- Phổ Diệu 308 Khang Thù, Bạch Pháp Cự.

Trong số người đó, có Trúc Pháp Thừa là đệ tử thân tín nhất của ngài Trúc Pháp Hộ. Trúc Pháp Thừa theo ngài Trúc Pháp Hộ, thọ giới Sa Di từ thuở thiếu niên. Kể từ lúc ngài Trúc Pháp Hộ đến Trường An lần đầu, Trúc Pháp Thừa luôn đi theo hầu cận, trợ giúp phiên dịch kinh điển và hoằng pháp. Tại Đôn Hoàng, Trúc Pháp Thừa kiến lập chùa chiền, tận lực tuyên dương Phật pháp, khiến chánh giáo được lưu bố khắp Tây Vực. Lúc ngài Trúc Pháp Hộ trở lại Đôn Hoàng, Trúc Pháp Thừa đã từng trợ giúp dịch kinh Tu Hành Đạo Địa và A Duy Việt Chí.

Ngài Trúc Pháp Hộ vốn là một đại dịch giả, vị phiên dịch kinh điển vào thời cổ. Suốt đời, Ngài chuyên chú vào sự nghiệp phiên dịch kinh điển. Song song, có hai giai thoại về Ngài.

Giai thoại thứ nhất: Suốt đời Ngài chăm chú không mỏi mệt, dốc chí tận tâm hành sự nghiệp phiên dịch kinh điển. Cuối đời Tấn Võ Đế (263 274), Ngài ẩn cư trong thâm sơn cùng cốc. Trên núi có một dòng nước trong xanh, là nơi các người đốn củi thường súc miệng tắm rửa, nên khiến dòng nước bị ô uế. Thời gian sau, dòng nước bị khô cạn. Ngài bồi hồi đứng bên dòng nước khô kiệt mà tự bảo:

- Nước chảy đến đây là cạn. Chẳng còn có cách gì để tự sống. Chắc phải đi qua nơi khác!

Ngài vừa dứt lời thì nguồn nước xanh bỗng vụt chảy ra trở lại.

Sau này, tại Trường An, Ngài xây cất chùa viện tại cửa phía đông của thành, và tinh cần hành đạo. Đương thời, người ngưỡng mộ oai đức của Ngài cả hơn ngàn người. Trong quyển 'Cao Tăng Truyện' và 'Khải Nguyên Lục', ngài Chi Độn tán thán ngài Trúc Pháp Hộ như sau: "Ngài Trúc Pháp Hộ tâm tánh trầm tĩnh lặng lẽ, nhu hòa, đạo đức cao thâm".

Ngài là một dịch giả vĩ đại, thâm giải giáo lý u huyền. Giai thoại về dòng nước khô vụt chảy trở lại, biểu hiện cho oai lực thần dị kiệt xuất của Ngài.

Giai thoại thứ hai: Trúc Pháp Thừa đã theo hầu Ngài và làm sa di từ lúc tám tuổi. Lần nọ, một số người dòng quý tộc muốn thử đạo lực của Ngài, nên đến nơi trụ xứ mà mượn hai trăm ngàn đồng. Nghe họ hỏi han vay mượn, Ngài chỉ đứng lặng thinh mà không đối đáp. Lúc đó, chú sa di mười ba tuổi Trúc Pháp Thừa bèn bảo với các người khách:

- Tâm của Hòa Thượng đã chấp thuận lời thỉnh cầu của quý vị rồi!

Nghe lời này, khách bèn từ tạ ra về. Trúc Pháp Thừa liền thưa với Ngài:

- Xem sắc mặt của họ, chẳng phải đến đây để mượn tiền, mà chỉ muốn thử pháp lực của Hòa Thượng thôi!

Ngài bảo:

- Ta cũng nghĩ như thế!

Ngày thứ hai, những người khách kia trở lại, và dẫn theo hơn một trăm người, đến cầu thỉnh Ngài truyền năm giới cấm, cùng nhắc lại bổn ý vay tiền. Nguyên nhân khiến họ đến mượn tiền vì có người bảo rằng Ngài có cả hai trăm ngàn đồng vàng. Tuy nhiên, tiền này không phải do Ngài vay mượn, mà chỉ do tín đồ cúng dường hoặc ủng hộ trong công việc phiên dịch kinh điển. Điều này khác hẳn với sự nghiệp phiên dịch kinh điển của ngài Cưu Ma La Thập và Huyền Trang. Hai ngài vốn được quốc vương quyền thế ủng hộ bảo trợ. Nghe những người khách muốn mượn tiền, Ngài liền hứa khả mà không chút sẻn tiếc. Điều này hiển lộ đạo đức sâu dầy, không tham đắm tiền tài vật chất của Ngài.

Tấn Tôn Xước trong quyển luận Đạo Hiền rất tán thán đạo hạnh của Ngài. Sau này, Ngài tịch vào lúc bảy mươi tám tuổi.

Trong thời Tây Hán, các nhà dịch giả dịch kinh, được liệt kê như sau: Sa môn Cương Lương Lâu Chí dịch một bộ, một quyển kinh. Sa môn An Pháp Khâm dịch năm bộ, mười sáu quyển. Sa môn Vô La Xoa dịch một bộ, ba mươi quyển. Sa môn Bạch Pháp Tổ dịch mười sáu bộ, mười tám quyển. Sa môn Thích Pháp Lập dịch bốn bộ, mười hai quyển. Sa môn Thích Pháp Cự dịch bốn mươi bộ, năm mươi quyển. Sa môn Chi Pháp Độ dịch bốn bộ, năm quyển. Sa môn Nhược La Nghiêm dịch một bộ, một quyển. Ưu bà tắc Trúc Thúc Lan dịch hai bộ, năm quyển. Thanh tín sĩ Nhiếp Thừa Viễn dịch hai bộ, ba quyển. Thanh tín sĩ Nhiếp Đạo Chân dịch hai mươi bốn bộ, ba mươi sáu quyển.

Các nhà dịch giả, không nhất thiết chỉ có sa môn, mà các vị cư sĩ cũng tham gia góp sức.