Home > Khai Thị Phật Học > Mot-Tam-Nguyen-Thuc-Te
Một Tâm Nguyện Thực Tế
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Thich Quang Định, Việt Dịch


Ai ai cũng có nguyện vọng, nhưng không nhất định là tất cả nguyện vọng đều thành hiện thực. Nguyện vọng có thể hỏng là vì chúng ta thường xem trọng vấn đề nhỏ nhặt trước mắt, cũng như muốn có một đoá hoa, nhất thời không có cách nào để được nó, bèn nghĩ là nguyện vọng của mình đã không thực hiện được, rồi cảm thấy đau buồn. Kì thực, nếu không có hoa, mà có một nhành cỏ cũng đã được rồi; dù cho không có hoa, không có nhành cỏ nào mà có thể có được một cành cây cũng rất tốt; và hơn nữa, cái gì cũng không có thì tâm của mình cũng không nên vì thế mà bị ảnh hưởng.

Trên thực tế, nếu vì người khác, vì chúng sinh mà phát lời thề, thì mới gọi là "nguyện". Nếu chỉ là vì thoả mãn cho cái 164 tâm riêng biệt của mình thì chỉ là một loại niệm tham lam, mà cứ kiến lập nguyện vọng theo cái tham niệm đó thì dễ dàng bị hỏng. Cái "nguyện" chân chính là vì chúng sinh mà phát, mà nguyện cho chúng sanh là không cùng không tận, vì thế nguyện của chúng ta vĩnh viễn khó mà hoàn mãn. Như trong Phật pháp dạy "hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng" (hư không là vô tận, lời nguyện của Bồ tát là vô cùng), cứ như thế cho đến lúc nào thành Phật. Vì vậy, nguyện là một phương hướng, một hy vọng, chỉ dẫn chúng ta hướng về phía trước mà không thiên lệch.

Sau khi thành Phật, liệu có phải nguyện hoàn toàn đã thực hiện xong? Tuy chư Phật trong mười phương thế giới rất nhiều, nhưng vẫn còn rất nhiều chúng sanh chưa thành Phật cần được độ. Vì vậy, sau khi thành Phật cũng vẫn tiếp tục theo nguyện hạnh đã phát lúc trước để tiếp tục bước về phía trước, cho nên vĩnh viễn cũng không thể nào đi hết. Ví như từ lúc đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, tuy đối với tự thân ngài đã hết hệ luỵ, nhưng mới là lúc chính thức ngài độ chúng sinh, mà chúng sinh thì vô 165 cùng nên nguyện lực đương nhiên cũng sẽ không giới hạn.

Vì vậy, trong lúc thực hiện nguyện vọng của chính chúng ta mà vấp phải trở ngại, tâm có thừa mà lực không đủ, thì không nên suy nghĩ nhiều, chỉ cần hiểu rõ rằng bản thân mình có cái tâm, như thế là đủ. Còn với phần việc chưa xong thì từ từ nỗ lực làm cho xong. Một lần làm chưa hoàn thành thì vẫn còn lần kế tiếp, thậm chí suốt cuộc đời mình làm chưa xong thì thế hệ con cháu tiếp theo đều có thể làm tiếp. Theo quan điểm Phật giáo, sinh mạng của con người là do quá trình tích luỹ từ vô hạn sinh mạng, một cuộc đời là một quá trình, cuộc đời này qua đi, thì tiếp theo một cuộc đời khác hay đúng hơn là một quá trình khác sẽ tiếp tục, vĩnh viễn đều có cơ hội để thực hiện nguyện vọng.

Ngoài ra, muốn độ chúng sinh còn phải cần nhiều nhân duyên cùng phối hợp, nếu chúng sinh đó nhân duyên đã hội đủ mới có thể độ được, nếu nhân duyên chưa đủ chín muồi thì cũng không nên ngồi đợi, mà phải thúc đầy nhân duyên để họ nhanh chóng được độ. 166 Ví dụ 20 năm về trước, lúc tôi hoằng pháp ở phía đông nước Mĩ, tuy đi Nam về Bắc đã bao lần, nhưng ngay một người đệ tử cũng không có. Bấy giờ có người nói với tôi rằng: "Hòa thượng Thánh Nghiêm, hình như nguyện của Thầy hỏng rồi." Tôi mới nói rằng: "Chưa hỏng, hôm nay tôi đến để thả lưới, qua một thời gian sau Tôi sẽ đến kéo lưới, bắt cá. Mà không có cá thì cũng không sao, lưới đã thả rồi, sẽ có một ngày cũng có cá mà bắt thôi. Cũng có thể thời điểm này cá vẫn còn nhỏ, mà mắt lưới của tôi thì lớn, dù kéo lưới lên có cá chăng nữa thì cá cũng sẽ theo mắt lưới mà ra thôi. Vì thế đợi đến lúc cá lớn hẳn, tự nhiên sẽ vào lưới thôi mà."

20 năm sau, vùng Đông Bắc nước Mĩ đã có rất nhiều người học Phật, rốt cuộc cá có do tôi bắt hay không thì không còn quan trọng nữa. Tuy có thể tôi không nhất định được báo đáp, biểu hiện bên ngoài hình như nguyện vọng của tôi không thực hiện được, nhưng công việc thả lưới căn bản là tâm nguyện của tôi. Cũng như Phật đã dạy "công bất đường quyên", chúng ta đã nỗ lực làm bất cứ điều gì thì sẽ không bao giờ không đạt kết quả, nhất định sẽ có công 167 dụng của nó, tuy bây giờ chưa nhìn thấy, nhưng rồi từ từ cũng sẽ xuất hiện thôi.

Chính vì như thế, chỉ cần chúng ta phát ra nguyện ý, nhất định sẽ có ảnh hưởng, tuy không biết ảnh hưởng nhiều ít, nhưng từ từ cũng sẽ có hiệu quả. Vì vậy, nếu đã có nhận thức như thế, chúng ta nên vì chúng sinh tạo phước mà phát lời nguyện, có như vậy thì nguyện vọng sẽ chẳng bao giờ hỏng.