Hiểu Lầm Hai Chữ Từ Bi
Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan

Người đời phần đông hiểu lầm hai chữ từ bi và họ cho từ bi cũng giống như bác ái, từ đó họ ghép chung lại thành bốn chữ từ bi bác ái, tệ hơn nữa họ dùng những từ thế tục giải thích từ bi là thương yêu giống như ngoài đời gọi nam nữ thương yêu nhau; họ gọi như thế có tách cách hạ nhục Phật giáo.

Đã vậy từ bi không phải bác ái, từ bi là của đạo Phật và bác ái là của đạo thiên chúa, bác ái là yêu sâu rộng nhưng yêu thì có mặt trái, nghĩa là yêu không được thì thù, thương không được thì ghét; còn từ bi thì không có yêu thù thương ghét.

Ý nghĩa và giá trị từ bi:

Từ năng giữ lạc chúng sanh, bi năng bạt khổ chúng sanh, nghĩa bóng là tôn trọng sự sống của chúng sanh và bảo vệ sự sống của chúng sanh.

Từ Bi, theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn: "Từ: thương tưởng, dốc lòng làm lợi ích, an lạc cho chúng sanh. Bi: Đau xót trước những cảnh khổ não, hoạn nạn, ưu sầu của chúng sanh, dốc chí ra tay cứu vớt họ".

Cũng trong Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn, Chư Bồ Tát trong khi giáo hóa, tế độ chúng sanh, thường thi thố ba điều kiện từ bi:

1. Chúng sanh duyên từ bi: Bồ Tát đem trí bình đẳng mà quán xét tất cả chúng sanh, xem họ như con cháu trong nhà, vận chuyển tâm đại Từ Bi mà tế độ họ, khiến tất đều được an lạc.

2. Pháp Duyên từ bi: Bồ Tát đem trí bình đẳng mà quán xét tất cả pháp, thấy tất cả đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra, biết rõ các pháp đều chẳng có tự tánh, thẳng thật. Tuy biết là chẳng có tự tánh, chẳng thật, nhưng cũng vận chuyển tâm từ bi để tế độ các chúng sanh, khiến cho tất cả đều được an lạc.

3. Vô Duyên Từ Bi: Bồ Tát đem trí bình đẳng một cách vô tâm để giúp đỡ các chúng sanh, nhờ đó họ hưỡng được các lợi ích an lạc.

Bồ Tát vận chuyển từ bi ấy lan tràn, bao bọc pháp giới, khiến cho chúng sanh dứt khổ nạn được an vui.

Tóm lại, trình bày hai chữ từ bi của Phật giáo không bao giờ tìm thấy trong bác ái, cũng không bao giờ tìm thấy trong thương yêu. Chiều sâu giá trị của từ bi được thể hiện trong ba lĩnh vực, chúng sanh duyên từ, pháp duyên từ, vô duyên từ và còn sâu hơn nữa từ bi được Bồ Tát vận chuyển bao trùm, lan tràn bao bọc pháp giới, khiến chúng sanh dứt khổ được vui.

Viết Xong ngày 23 07 2022
 
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm Lược Giảng, Ban Phiên Dịch Vạn Phật Thánh Thành Tải Về
2 Kinh Từ Bi Sám Pháp, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang Tải Về
3 Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
4 Từ Bi Tam Muội Thủy Sám, Hòa Thượng Thích Huyền Dung Tải Về
5 Từ Bi Địa Tạng Bảo Sám, Ni Sư Hải Triều Âm Tải Về
6 Phổ Môn Giảng Lục, Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm Tải Về
7 Kinh Phổ Môn Chú Giảng, Hòa Thượng Thích Thái Hòa Tải Về
8 Giảng Giải Phẩm Phổ Môn, Đại Lão Hòa Thượng Thích Tinh Vân Tải Về
9 Quán Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Phổ Môn Thị Hiện Đồ, Viên Huệ Dương Chiêu Anh Tải Về
10 Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp, Ni Sư Hải Triều Âm Tải Về

Từ Bi Với Bác Ái
Cư Sĩ Uông Trí Biểu

Từ Bi
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa