Home > Khai Thị Phật Học
Khuyến Phát
Thiên Thân Bồ Tát | Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Việt Dịch


Kính lễ vô biên trần sát độ
Vị lai, quá khứ, hiện tại Phật,
Bậc trí bất động như hư không,
Đấng Cứu thế Đại bi Đại nguyện.

Có diệu pháp tối thượng đại phương đẳng, là pháp tu hành của đại Bồ tát Ma đắc lặc già tạng ([1]) là pháp khuyến khích ưa thích tu tập đạo vô thượng bồ đề, pháp ấy thường khuyến chúng sanh phát tâm sâu rộng, xây dựng thệ nguyện đến mức tuyệt đối trang nghiêm, xả bỏ thân mạng, của cải, thâu phục kẻ tham lẫn; tu năm tụ giới ([2]), hóa đạo kẻ phạm cấm; thực hành rốt ráo nhẫn nhục, điều phục những kẻ sân si; phát tâm dũng mãnh tinh tấn an lạc cho chúng sanh; tu tập các pháp thiền định, để soi thấu mọi tâm địa, tu hành trí huệ, diệt trừ vô minh; chứng nhập pháp môn chân như, hầu xa lìa các chấp trước; nêu rõ hạnh vô tướng thậm thâm, xưng tán công đức, làm cho Phật chủng không đoạn. Có vô lượng phương tiện như vậy để tán trợ làm pháp nhập môn thanh tịnh vào đạo bồ đề nên tôi vì tất cả những bậc Thượng thượng thiện nhơn phân biệt chỉ bày khiến hết thảy đề chứng quả vô thượng Chánh đẳng chánh giác (Phật quả).

Này các Phật tử ! Nếu các đệ tử của Phật, thọ trì lời Phật và vì chúng sanh diễn thuyết chánh pháp, thì trước tiên nên xưng dương tán thán công đức của Phật. Chúng sanh nghe rồi mới phát tâm cần cầu trí huệ Phật; nhờ sự phát tâm đó mà Phật chủng bất đoạn.

Nếu tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di trong khi tu đạo bồ tát nhớ nghĩ Phật, nhớ nghĩ pháp, lại nhớ nghĩ Như lai vì sự cần cầu chánh pháp, trải qua vô số kiếp chịu các cần khổ. Vì nhớ nghĩ như thế nên nói pháp cho các bồ tát nghe, dù chỉ một bài kệ, bồ tát được nghe pháp ấy hoan hỷ lợi ích (thị giáo lợi hỷ), trồng được căn lành, tu tập theo Phật pháp, chứng được quả vô thượng Chánh đẳng chánh giác.

Vì muốn đoạn trừ các khổ não vô thỉ sanh tử cho vô lượng chúng sanh cho nên đại bồ tát muốn thành tựu vô lượng thâm tâm tinh tấn tu tập phát nguyện rộng lớn, thi hành đại phương tiện, khởi đại từ bi, cầu đại trí tuệ tối thượng tuyệt đỉnh. Cầu đại pháp của chư Phật, như vậy thì nên biết pháp ấy là vô lượng vô biên. Vì pháp vô lượng nên phước đức quả báo cũng vô lượng. Như lai dạy rằng: các vị bồ tát lúc đầu phát tâm tuy chỉ trong một niệm rất sơ sài mà phước đức quả báo dầu nói đến trăm ngàn muôn kiếp cũng không hết, huống nữa một ngày một tháng một năm hay suốt đời phát tâm bồ đề tu tập tinh tấn thì phước đức quả báo đâu có thể nói hết được. Vì sao? Vì rằng chỗ sở hành của bồ tát là vô tận là muốn khiến cho tất cả chúng sanh đều an trú Vô sanh pháp nhẫn, được thật chứng Phật quả vô thượng Chánh đẳng chánh giác.

Nầy các Phật tử ! Bồ tát sơ thỉ phát tâm bồ đề, ví như biển lớn bắt đầu có , nên biết đó là chỗ an trú của ngọc như ý bảo châu, giá trị tăng dần từ hạ trung thượng cho đến vô giá, vì thứ bảo châu ấy đều từ biển lớn phát sanh. Bồ tát phát tâm bồ đề cũng như thế. Khi mới bắt đầu sanh khởi, sơ phát tuy nhỏ, nhưng nên biết đó là chỗ khởi thỉ của tất cả thiện pháp thiền định, trí huệ của nhơn, thiên, thanh văn, duyên giác, bồ tát và chư Phật.

Lại nữa, như tam thiên đại thiên thế giới, khi mới bắt đầu thành lập, nên biết về sau đó là chỗ che chở, nương tựa của tất cả chúng sanh trong 25 cõi. Bồ tát phát tâm bồ đề cũng như vậy. Khi bắt đầu sanh khởi, bồ đề tâm là chỗ y chỉ che chở và nương tựa cho tất cả vô lượng chúng sanh trong sáu cõi, bốn loài.Chánh kiến, tà kiến, tu thiện, làm ác, giữ giới, phạm giới, tôn thờ tam bảo hay hủy báng chánh pháp, tà ma ngọai đạo, phạm chí, sa môn, sát đế lợi, bà la môn, tỳ xá, thủ đà ... Bồ đề tâm là y chỉ hết thảy.

Bồ tát phát tâm lấy lòng từ bi làm đầu. Lòng đại từ của bồ tát vô lượng vô biên nên sự phát tâm cũng vô lượng vô biên mênh mông như chúng sanh giới. Như hư không giói, không chỗ nào là không cùng khắp, sự phát tâm của bồ tát cũng như thế, vô luợng vô biên không có cùng tận. Hư không vô cùng tận cho nên chúng sanh cũng vô cùng tận. Chúng sanh không cùng tận cho nên bồ tát phát tâm cũng không cùng tận như chúng sanh giới...Giờ đây tôi xin vâng lãnh trình bày sơ lược để gợi một ý niệm về sự không cùng tận ấy, từ đây qua Đông phương cùng tột ngàn ức hằng hà sa vô lượng thế giới chư Phật, Tây, Nam, Bắc phương và bốn phíaThượng phương Hạ phương mỗi mỗi đều có ngàn ức hằng hà sa vô lượng thế giới chư Phật, mỗi mỗi thế giới đều nghiền vụn làm vi trần, các vi trần ấy nhỏ đến nổi mắt thường không trông thấy được. Rồi cho những chúng sanh ở trong trăm ngàn ức hằng hà sa vô lượng tam thiên đại thiên thế giới đến nhóm họp, chung nhau lấy một vi trần; cho đến chúng sanh ở trong hai trăm ngàn ức hằng hà sa số vô lượng tam thiên đại thiêân thế giớ cũng đến nhóm họp chung nhau lấy ra hai vi trần; cứ như thế lần lượt lấy hết trăm ngàn ức hằng hà sa số vi trần trong khắp mười phương thế giới chư Phật, số chúng sanh kia chỉ mới một phần ít thôi. Số vi trần ấy hết rồi, thế mà số chúng sanh kia vẫn còn chưa hết được. Lại nữa, ví như có người chẻ một sợi lông chia làm trăm phần, dùng một phần lông ấy nhúng vào biển lớn để lấy ra một giọt nước, tôi nay nói một phần ít chúng sanh thì các người nên hiểu phần ít ấy cũng chỉ bằng giọt nước, còn những chúng sanh chưa nói đến còn nhiều vô cùng vô tận, như nước trong biển cả, giả sử chư Phật ở trong vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, rộng nói thí dụ cũng không làm sao hết được số lượng chúng sanh. Bồ tát phát tâm thảy đều che chở cùng khắp số chúng sanh rộng lớn ấy.

Thế nào các thiện nam tử, tâm bồ đề ấy có cùng tận được không? Nếu có bồ tát nghe nói như vậy mà không kinh hãi, không lo sợ, không thối tâm, không tránh trút thì nên biết người đó quyết định phát bồ đề tâm được. Dù cho vô lượng chư Phật ở trong vô lượng a tăng kỳ kiếp tán thán công đức kia cũng không thể hết được. Vì sao vậy? Vì tâm bồ đề kia không có hạn lượng không thể hết được.Có vô lượng lợi ích như thế đó, cho nên cần phải tuyên thuyết khiến cho chúng sanh thảy đều được nghe sự phát tâm bồ đề vậy.
__________________________
[1] Luận tạng.
[2] Năm tụ giới, tức là năm loại giới hay năm phần giới.
Trích từ: Tâm Như Trí Thủ Toàn Tập: Phát Bồ Đề Tâm Luận


Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Bồ Đề Chánh Đạo Bồ Tát Giới Luận, Đại Sư Thang Hương Danh | Hòa Thượng Thích Tịnh Nghiêm, Việt Dịch
2.    Đại Thừa Khởi Tín Luận, Mã Minh Bồ Tát | Cố Giáo Sư Cao Hữu Đính, Việt Dịch
3.    Đại Thừa Ngũ Uẩn Luận, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang | Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
4.    Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Hòa Thượng Thích Quảng Độ
5.    Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận, Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
6.    Đại Trí Độ Luận Tập 1, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Việt Dịch
7.    Đại Trí Độ Luận Tập 2, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Việt Dịch
8.    Đại Trí Độ Luận Tập 3, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Việt Dịch
9.    Đại Trí Độ Luận Tập 5, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Việt Dịch
10.    Luận Bảo Vương Tam Muội, Đại Sư Phi Tích | Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn, Việt Dịch
11.    Luận Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Đại Sư Diệu Hiệp | Cư Sĩ Minh Chánh, Việt Dịch
12.    Luận Đại Trượng Phu, Đề Bà La Bồ Tát | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, Việt Dịch
13.    Luận Khởi Tín Đại Thừa, Mã Minh Bồ Tát | Hòa Thượng Thích Giác Qủa, Việt Dịch
14.    Luận Về Bốn Chân Lý, Pháp Sư Bà Tẩu Bạt Ma | Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
15.    Luận Về Con Đường Giải Thoát, Ngài Tam Tạng Già Bà La | Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
16.    Ngộ Tánh Luận, Bồ Đề Đạt Ma | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
17.    Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Đại Sư Phi Tích | Tịnh Sĩ, Việt Dịch
18.    Phát Bồ Đề Tâm Kinh Luận, Hòa Thượng Thích Như Điển
19.    Phát Bồ Đề Tâm Luận, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Cư Sĩ Quảng Minh, Việt Dịch
20.    Tâm Như Trí Thủ Toàn Tập, Hòa Thượng Thích Trí Thủ