Tại sao nam mô a di đà phật là bao quát hết tám vạn bốn ngàn pháp môn? Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Dịch Giả :Thượng Tọa Thích Đức Trí | Xem: 631


Câu Hỏi

Tại sao Nam Mô A Di Đà Phật là bao quát hết tám vạn bốn ngàn pháp môn?

Trả Lời

Phương tiện tu hành không ngoài kinh văn, chú ngữ và danh hiệu Phật. Kinh có nghĩa là xuyên suốt, nối kết ý nghĩa từ thành câu, nối kết ý nghĩa câu thành bài và chương. Chữ “A” là từ gốc của tất cả từ, là tất cả căn bản của giáo pháp. Nếu không có từ “A” này thì không có tất cả kinh điển. Chú là chân ngôn bí mật. Sáu chữ danh hiệu Phật đều là Phạm âm, không dịch nghĩa. Tức từ “A” này dùng chỉ tiêu tai, tăng ích, hàng phục và gọi đến, hợp sáu từ lại thì bao gồm nhiều ý nghĩa, là tóm thâu ý nghĩa chân thật của các mật chú. Danh hiệu Phật tuy nhiều, nhưng được hiểu “Mười phương ba đời Phật, A Di Đà đệ nhất”. Cổ đức dạy niệm danh hiệu A Di Đà là giống như niệm tất cả toàn bộ danh hiệu chư Phật. Phương pháp tu hành dùng chỉ và quán quy nạp thống nhất, niệm Phật, nhớ Phật, tức Chỉ tức Quán. Người niệm đúng pháp, không cầu ly cảnh mà cảnh tự ly. Người thường tưởng Phật, không cầu dừng loạn động mà loạn động tự dừng. Do vậy khỏi cần phải quán tưởng hay tu các món thiền định, niệm Phật đến nhất tâm bất loạn cũng đạt triệt để giải thoát. Nếu không đạt nhất tâm bất loạn cũng dự phần vãng sanh trong chín phẩm. Cái mà Tịnh độ gọi là “Không trải qua ba kiếp[56] tu phước huệ, chỉ nhờ sáu chữ niệm Di Đà mà xuất càn khôn”.[57] Cho nên nói một câu Phật hiệu bao gồm tám vạn bốn ngàn pháp môn. Xin có lời cân nhắc mọi người, đây là tán thán sự thù thắng của pháp môn Tịnh độ, chứ không phải bài xích tất cả các pháp môn khác

___________
Tam kiếp, kinh Phật thường nói đủ là tam đại kiếp. Một đại kiếp gồm có 80 trung kiếp, một trung kiếp có 20 tiểu kiếp, và một tiểu kiếp có một ngàn sáu trăm bảy mươi chín vạn tám ngàn năm. (Theo Đại trí độ luận).

Càn khôn nghĩa đen chỉ cho trời đất. Xuất càn khôn, nghĩa bóng là giải thoát luân hồi sanh tử.

Trích từ: Phật Học Vấn Đáp Về Tịnh Độ