Phật Học Vấn Đáp


Tu Hành Là Thế Nào?
Cư Sĩ Huỳnh Lão | Dịch Giả :Sa Môn Thích Viên Giáo | Xem: 53

5/8/2024 11:35:21 AM
Xác định tính trọng yếu của vấn đề tu hành, tiếp theo, thì cần phải xét nét ý nghĩa tu hành, cũng tức là nói: Tu hành là thế nào?

Trước khi xét nét tu hành, trước tiên đối với mặt trái của tu hành, đời người là khổ, làm một phen giải thoát, tin tưởng đối với ý nghĩa của tu hành sẽ có sự hiểu rõ càng lớn, liên đới, cũng sẽ dễ hiểu rõ thế nào là tu hành rồi.

Khổ ở nơi nhân sinh, đều chẳng phải hoàn toàn do trời sinh mới có, mà là sau khi tạo nghiệp mà thành, rồi lớn lên, do nghiệp cảm báo mà có. Đã vậy, khổ là do chính mình tạo nghiệp bị cảm báo mà có. Vì sao loài người lệch lạc cần thiết đi tạo các nhân ác, nhóm các nghiệp ác đến nỗi cảm thọ quả khổ ư? Mỗi cá nhân đều không thích khổ, đã không thích vì sao lại lệch lạc đi tìm? Mười hai nhân duyên phần lớn dùng để nói nguyên rõ do và hình thành sinh mệnh của loài người, nhưng cũng có thể dùng để mà giải thích làm sao biết nguyên nhân tạo nghiệp của con người.

Mười hai nhân duyên là: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. Trong mười hai chi này lấy “vô minh” làm đầu, nhân vô minh mà vọng có: sanh mạng của chúng sanh và thế giới vũ trụ, nhân tạo các nghiệp ác, theo nghiệp trôi chảy mà chịu báo, mới có sáu nẻo luân hồi _ sanh tử tử sanh, trôi nổi nơi ba cõi, vĩnh viễn không có kỳ hạn.

Vô minh, tức là ý nghĩ không hiểu rõ, ngằn mé chân chánh của đời người cũng không hiểu rõ, không biết tin nhân quả, không biết rằng tạo nghiệp ác nhóm gom lại có thể sanh khổ... Nhân nơi vô minh mà sinh vọng động, cái vọng động này tức là “hành”, kết quả, sau một bước đi sai, theo nơi tập quán tánh (cũng gọi là “tập khí”) thì từng bước sai lầm. Cho nên từ “hành”, “thức” cho đến “lão tử”, không món nào chẳng sai lầm. Xưa nay ở nơi chân tánh, trong đó có “hành”, “thức” vốn không có “sinh”, trong đó có “lão tử” không?

Nhân đây, trong mười hai chi không có món nào chẳng phải là vọng, hành vọng, thức vọng, cho đến lão tử là những món hư vọng không thật; nhưng con người ngược lại chấp lấy những cái hư vọng lưu chuyển làm NGÃ, quên mất “chơn ngã”, thật tướng, bất sinh, bất diệt, thường tự như; Do đây mà có khổ: trong khổ tạo nhân khổ, lấy khổ làm vui, giữ chặt khổ không bỏ. Đây là nguyên nhân khổ đầy đủ của đời người.

Truy cứu nguồn cội của khổ là “vô minh”; vô minh là đầu của họa, cho nên cần phải dứt khổ, thoát khổ, quyết cần phải đem vô minh mà chặt đứt hoàn toàn, chuyển vô minh làm “linh minh” mới được.

Như thế phải như thế nào chuyển “vô minh” làm “linh minh” được? Kỳ thật, vô minh cũng là món hư vọng. Đứng trên bản thể mà nhìn, cội gốc của vô minh không tồn tại, nhưng đối với chúng sinh mới hiểu và chưa hiểu mà nói, do ở chỗ chưa lìa khỏi hư vọng, cũng sẽ có sự tồn tại của vô minh; cũng như trong hư không vốn không có bông hoa, mà cái hoạn do có người bệnh nhãn hoa, ngược lại, thấy trong hư không đầy tràn bông hoa; ở trước mắt anh ta, bệnh hoạn hoa chưa tiêu trừ, nói với anh ta trong hư không không có bông hoa, thì không thể khiến anh ta tin được. Trước tiên cần phải trị bệnh cho con mắt của anh ta, nhiên hậu bệnh tiêu thì tướng huyễn mới được trừ. Cũng giống vậy, tất cần phải có phương pháp có khả năng khiến chúng sinh thoát ly hư vọng, trong tâm không có vọng niệm làm chướng ngại, lại như mây tiêu sương tan, ánh sáng mặt trời sẽ hiện ra. Linh minh là chơn tâm, từ trước về sau, mới có thể thấy được gốc của vô minh không tồn tại. Như đây chính là chuyển “vô minh” làm “linh minh”, hoàn toàn thoát ly khổ.

Vậy thì chúng sinh cần phải như thế nào mới có thể thoát ly hư vọng?

Hư vọng từ tâm sinh, tâm vì sao phải hư vọng? Do ở nơi tâm vô chủ, mất đi sự khống chế, cho nên vọng tưởng lăng xăng. Xưa nay sản sinh ra vọng tưởng là tác dụng của tâm thể, thì chẳng phải là việc xấu, vấn đề ở nơi trong tâm vô chủ, không có khả năng tác dụng khống chế, làm được việc đáng nên dùng thì dùng, đáng nên dừng thì dừng. Ở nơi vọng tưởng hỗn loạn không thể đình chỉ được, không những chướng ngại mà chúng ta nhận thức đối với chính mình, mà còn khiến cho tâm mất đi công năng chánh thường. Cũng như một món đồ chơi điện tử, nó từ trước đến nay lúc đáng nên động thì động, lúc đáng phát sinh sóng điện từ thì phát sinh sóng điện từ, để chỉ huy thao tác máy móc của nó; bỗng nhiên khoảng thời gian bị thất thường, chuyển động không dừng, luôn luôn phát sinh ra sóng điện, không những ảnh hưởng thao tác bình thường máy móc của anh ta, mà còn khiến cho người làm không hiểu nó là cái gì. Do đó chẳng thể làm cho nó hoàn toàn đình chỉ được. Ngay lúc hư vọng tiêu trừ, tác dụng của tâm sau khi đình chỉ, tâm thể lại không bị chướng ngại, lúc đó chúng ta mới có thể nhận biết nơi tâm.

Tâm, là chủ của con người cho đến tất cả, nhận thức rõ tâm là đời người có chủ. Từ sự nhận thức về tâm, cũng biết được nguyên nhân tâm mất đi sự mẫu mực ở chỗ nào, ở đó, sau khi đem chỗ mất mẫu mực điều chỉnh sửa đổi, tâm vẫn vậy, ắt cần phải hồi phục hoạt động và công tác từ trước. Chỉ là tâm lúc này và từ trước tuy là đồng một cái tâm, ngược lại cùng với từ trước không đồng; Thiền tông nói: Người khai ngộ không khác người ngày cũ, nhưng khác hành vi ngày cũ. Tâm lúc này là tâm chánh thường, việc đáng nên dùng thì dùng, đáng nên dừng thì dừng, hoàn toàn có thể làm chủ. Đối ở việc tiếp xúc được tất cả, nó đều rõ ràng trong sáng, tuyệt không thể bị dối lừa; nó biết thế nào nên làm, làm việc đáng làm, hành việc đáng hành, không thể làm sai lầm, cho nên có thể không khổ, biết sâu xa qua các hoạt động tự chủ.

Do đó tiêu trừ tưởng niệm hư vọng trong tâm, bèn là chuyển “vô minh” làm “linh minh”, giai đoạn lìa khổ được vui chắc chắc trải qua.

Như thế, vọng niệm trong tâm có phương pháp gì tiêu trừ? Thế này cần phải dùng phương pháp tu trì rồi, tức là trì tụng một pháp ở trong tâm không gián đoạn, thí như: kinh giáo, tham thiền, chỉ quán, quán tưởng, trì chú, niệm Phật,... Lấy nhất niệm thống suất vạn niệm, khiến cho số đông vọng niệm quy về ở nơi “nhất vọng niệm”, nhiên hậu, đem một vọng niệm này cũng xả đi, như vậy, trong tâm lại hoàn toàn thoát ly hư vọng. Chỉ là ý nghĩ và việc làm thuần lương, thiện căn sâu dày, ý chí kiên cường có thể không khó; nhưng đối với con người đại đa số mà nói thì không phải là dễ như thế đâu.

Xưa nay hư vọng tức là chẳng thật có, vì sao sẽ trừ không được? Đây lại là vấn đề của tập khí. Nhiều năm cho đến nhiều đời trở lại, đều là tập quán đối với tâm mà sinh ra niệm tưởng hư vọng; chính như một con chó hoang lưu lạc, một lúc nào đó bắt về nuôi dưỡng ở trong nhà, nó làm sao có được thói quen? Trừ phi chủ nhân là người có năng lực thuần phục cực lớn, có thể chế phục tánh hoang của con chó. Tu hành cũng là như vậy, đầu mối ở tại phách lực của hành giả, có thể nhất thời khắc phục được tập khí, lại có thể đốn ngộ thành tựu, chẳng vậy thì duy có tu lần hồi (tiệm tu) thôi. Tất cần phải biết phối hợp giữa sinh hoạt thường ngày và công tác tu hành, hết một thời gian dài, từng bước từng bước bỏ đi tập khí cải chánh lỗi lầm, đợi gồm các hành vi được thuần nhất, tu trì mới dễ thành tựu. Đem tính toán nhất thời không thể thành tựu; nhưng đối với việc không tái tạo nghiệp, lại không tái cảm thọ quả khổ, đời người cũng sẽ an lạc rất nhiều rồi.

Như thế tu hành là thế nào? Tu thế nào? Đem hai chữ tu hành chẻ ra mà nói: Tu tức là ý nghĩ sửa đổi. Hành tức là hành vi của chúng ta. Hành vi này bao quát có: hữu hình và vô hình; cũng tức là ba nghiệp: thân, khẩu, ý. Tu hành lại là tu chánh lại hành vi hư hoại của thân, khẩu, ý chúng ta.

Hành vi của thân, khẩu, ý sao cần cải chánh? Vì hành vi của con người, có vài lúc làm tổn thương và hại người khác hoặc sinh linh khác, trong vô hình cũng tổn hại chính mình, khiến tự mình và người khác đều cảm thọ thống khổ. Những hành vi này tức là ác nghiệp.

Ngay trong hành vi của thân, khẩu, ý con người, những cái đó thuộc ở nơi ác ư?

Phương diện thân nghiệp có: giết, đánh, tịch thu, ăn cắp và tà dâm.

Phương diện khẩu nghiệp có: nói láo, nói hai chiều, nói ác, nói chiều uốn...

Phương diện ý nghiệp: tóm lại nhiều rồi. Duy thức học phân tích tâm niệm của chúng ta đem ra đại để chính yếu quy nạp làm ba mươi bảy món, trong khi đó THIỆN chỉ có mười một món; ngược lại ÁC có tới hai mươi sáu món, cũng tức là đem: tham, sân, si làm đầu; sau đó là mạn, nghi, ác kiến, trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri, vô tàm, vô quý, phẫn nộ, oán hận, phú tàng, ác nghiệp, não loạn, tật đố, gian lận, hư cuống, siểm mị, hại, kiêu. Như nếu lại đem chẻ chiết nhỏ nhặt ra nữa, thì lại càng nhiều. Tóm lại nói đó, phàm là hành vi làm tổn thương hại đến chúng sinh thì là ác, quyết cần phải hơn thế nữa để tu chánh.

Có thể tu được thân, khẩu, ý nghiệp đều không ác, tự nhiên thân tâm thanh tiïnh an lạc, tình huống ở thân tâm yên ổn rồi, vọng niệm lại ít hơn. Nếu như có thể tiến đến mà niệm niệm ở nơi thiện, thân hành ở nơi thiện, miệng nói ở nơi thiện, ý tưởng ở nơi thiện, thì là từ “tu hành” tiến đến “tu trì” rồi. Do đã đem các món tập khí bất lương cải chánh lỗi lầm rồi, tâm đã thuần nhất, chướng ngại cũng đã giảm thiểu hoặc tiêu trừ, lại thêm niệm chẳng gián đoạn danh hiệu “Nam mô A Di Đà Phật”, vọng tưởng tạp niệm giảm thiểu hoặc tiêu trừ, tình đời xem đã rõ, muôn duyên thế tục buông đi, việc vãng sanh thế giơÙi Cực lạc ở Tây Phương thì nắm chắc.

CHỖ TỐT ĐẸP CỦA PHÁP MÔN TRÌ DANH NIỆM PHẬT

Thứ nhất, rõ được sanh tử, ra khỏi luân hồi sáu nẻo, vãng sinh Cực Lạc thế giới, lìa khổ được vui chơn lạc thành Phật.

Thứ hai, lúc người đời chết, chết bị đau đớn khổ sở, hay chết không đau đớn khổ sở, muôn nghìn người khó được một người, càng không thể nói đứng hoặc ngồi chết được, có thể đến lúc mệnh chung biết trước giờ chết càng không thể được.

Niệm Phật tu hành đến lúc mệnh chung, thân không bệnh khổ, biết trước giờ chết, chánh niệm hiện tiền, tâm không điên đảo, đang đứng hoặc đang ngồi mà niệm Phật vãng sinh về thế giới Cực lạc; nếu công phu niệm Phật sâu, thì ở hiện đời được nhất tâm bất lọan, căn lành sâu dày, lại có thể thân chứng niệm Phật tam muội (chứng ngộ).

Thứ ba, trên sinh hoạt tinh thần có chỗ ký thác: “tin Phật”; có lý tuởng: “thành Phật”. Sống đuơc vui vẻ, tự tại.

Thứ tư, biết tin nhân quả (thiện có thiện báo, ác có ác báo), rõ thị phi, dừng ác tu thiện, thiểu dục tri túc, cuộc sống yên ổn đạm bạc giản dị, tâm cảnh khai mở, nhìn rõ tình đời, muôn duyên thế tục buông đi, công tác hiểu rõ nợ nần mà dốt hết bổn phận, không ưa cao chạy xa, công việc được thì thoải mái, trân trọng nghề, vui với tập thể, giữ bổn phận, giao tế với người quan hệ hài hòa, ngước lên không thẹn với trời, cuối xuống không tủi với đất, phần lớn giảm nhẹ đi những việc nhọc sức trên xã hội, gia đình và công việc, tự nhiên được yên ổn, tốt đẹp, tự tại, vui sướng, nhìn các việc đều thoải mái thích hợp thuận mắt.

Thứ năm, nương giáo lý của Đức Phật mà chiếu xét tư tưởng và hành vi của chính mình, như có cái gì bất chánh thì đưa vào chỗ chánh, không nề nếp thì đưa vào nề nếp, tu dưỡng ở nơi thân tâm chính mình, rất có bổ ích, là triết học nhu yếu của xử thế; đối với chân tướng của nhân sinh có chỗ nhận thức, có nhận thức ắt có chỗ chứa nuôi, có chứa nuôi ắt không gấp rút ồn ào, không biến động giận dữ, tâm tình tốt; khi gặp vấn đề khó khăn ngay trước mặt, như không mỹ mãn về cuộc sống, khổ rầu về hoàn cảnh, thiếu sót hạn chế của xã hội hiện thực, việc con người phiền não xấu xa, các việc đều có thể mở dắt từ “thánh trí”, điều chỉnh tâm cảnh bất bình chính mình, trong tâm bình hòa, bình thuận, bình tĩnh, bình đạm. Tình tự không thể theo sự vui giận mà chìm nổi, xem phú quý như khói mây qua mắt, lấy tâm tri túc để thủ xả muôn vật. Không vọng cầu, không vọng lấy, không vọng dùng, không bị sự trói buộc của vật bên ngoài, tâm an lý được, tùy duyên qua ngày, cuộc sống sẽ được hạnh phúc vui vẻ.
 

Trích từ:  Pháp Môn Trì Danh Niệm Phật Vãng Sanh Cực Lạc.

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật