Phật Học Vấn Đáp


Nếu chỉ phát nguyện là biệt thời ý. Thì như thế nào là biệt thời ý?

10/6/2022 8:30:20 PM

Phật vì chúng sinh phiền não lẫy lừng, trôi lăn sinh tử, đắm chìm trong biển khổ, không hẹn ngày ra khỏi, thế nên xưng tán thế giới Cực lạc Tây phương, y báo chánh báo, bốn thứ trang nghiêm, khuyên các chúng sinh, sinh về Tịnh độ. Các loài chúng sinh tuy nghe Phật pháp nhưng chướng có nặng nhẹ, ngộ có cạn sâu, nên khiến cho y theo giáo pháp có hơn kém sai biệt. Có một loại chúng sinh, tuy nghe Tịnh giáo, nhưng hủy báng chê bai, chẳng những không sinh Tây phương mà còn bị đắm chìm trong đường ác, đây cùng với Tây phương hoàn toàn xa cách. Có một loại chúng sinh, tuy nghe Tịnh giáo, tin sâu không hủy báng, năm dục ràng buộc tâm, vui sống với cõi uế, vừa không phát nguyện, lại chẳng tu hành, người này tu thiện, hoặc sinh trời người, hoặc trở lại tạo ác, chìm đắm trong đường ác, người này vọng sinh Tây phương cũng là xa vời. Vì hoàn toàn không có tâm cầu đến, hoặc còn phỉ báng chê bai. Kinh Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác nói: “Nếu có chúng sinh nghe nói giáo pháp Tịnh độ, nghe như không nghe, trở lại sinh phỉ báng, ta nói người này chưa được giải thoát, mới từ trong đường ác đến, không có tín hướng, cũng hoàn toàn không có hạnh nguyện, nên không được giải thoát.” Có một loại chúng sinh, có túc duyên thuần thục với Phật Di đà, nghe nói giáo môn Tịnh độ, tâm thanh tịnh kính tin, phát thệ nguyện rộng lớn, nguyện vãng sinh Tịnh độ Tây phương, càng không mong cầu quả báo trời, người. Dù có nguyện này, nhưng người này hoặc vì nhân duyên phiền não, đắm nhiễm năm dục, hoặc lại biếng nhác buông lung, không thể tu đạo, vì gặp ác tri thức, gây ra mười nghiệp ác, hoặc khi sắp qua đời không gặp Thiện tri thức, hoậc vì thân bị bệnh nặng, cuồng loạn mất tâm, hoặc bị thất ý lâu ngày, không hiểu lời nói của người, nên không phát nguyện, chưa từng tu tịnh hạnh, tuy không vãng sinh Tịnh độ, nhưng nguyện này là sinh nhân xa, hoặc do thắng lực phát nguyện, về sau chắc chắn có thể tu hành, hoặc người khởi hạnh, chắc chắn có ý tu hành, người đó tuy chưa thể khởi hạnh, nhưng sẽ có công phu khởi hạnh.

Hai hạng người trước tức có nghĩa vãng sinh xa, nên kinh khen ngợi người này được vãng sinh Tây phương. Người ngu sẽ cho rằng liền được, không nhờ riêng tu tịnh nhân. Luận sư giải thích văn kinh này, đây là biệt thời ý, chẳng những chỉ do phát nguyện liền được vãng sinh Tây phương, mà người sau đọc luận không hiểu liền nói thực hành không được vãng sinh, đây rất là sai lầm.

Còn có một loại chúng sinh, gốc lành rất sâu dày, phiền não mỏng nhẹ, gặp được thắng duyên, nghe được Tịnh giáo, sinh lòng tin thanh tịnh, phát nguyện tu hành, khi qua đời được vãng sinh, đầy đủ như kinh nói. Đây là hành nguyện đầy đủ, liền được vãng sinh, khác với nguyện rổng không (suông) của người kia, nên chẳng phải giáo lý biệt thời.

Phật đối với hai hạng người chưa được vãng sinh ở trước, thọ ký cho người phát nguyện thì được vãng sinh; Luận sư sợ người đồng hạnh nguyện đầy đủ liền được vãng sinh, cho nên chia riêng người chỉ có nguyện là biệt thời ý. Nên nguyện dụ ban đầu là một đồng tiền vàng, niệm Phật tu hành là chín trăm chín mươi tám đồng tiền vàng, khoảng giữa của vãng sinh Tịnh độ là một ngàn đồng tiền vàng. Nên Nhiếp luận nói: “Như dùng một đồng tiền vàng để đổi, được một ngàn đồng tiền vàng.”

Còn như niệm Phật Đa Bảo, chưa hẳn đến địa vị Bất thoái. Vị Bất thoái ở thập trụ sơ tâm, khi người này đang niệm Phật Đa Bảo, hoặc là tâm trước thập tín, hoặc là sơ tâm thập tín… chưa thể niệm Phật Đa Bảo liền vượt qua thập tín mười ngàn kiếp, tức đến sơ tâm thập trụ, vì khoảng giữa cần phải tu tám vạn bốn ngàn hạnh Ba la mật mới đến sơ tâm. Mà niệm Phật Đa Bảo cùng với hạnh bất thoái là duyên xa, nên gọi là biệt thời ý.

Trên đây đã dùng nhiều nghĩa để hiển rõ biệt thời ý, từ cửa ải phát nguyện, chẳng phải là người khởi hành, đó là Luận sư Nhiếp luận nói về ý biệt thời.

Còn văn biệt thời ý của Nhiếp luận là báo Tịnh độ chỉ nguyện niệm Phật, lý chưa sinh ngay, nếu hóa Tịnh độ chỉ nguyện niệm Phật, thì chắc chắn được sinh ngay, như kinh Hoa Nghiêm, nói không nên nghi ngờ.

Trích từ:  Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận. Đại Sư Hoài Cảm | Dịch Giả :Hòa Thượng Thích Pháp Chánh



Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật