1. Huân tập chủng tử niệm Phật vào tạng thức khi đủ rồi, chủng tử khởi hiện hành. Không dụng công, không tác ý (không ra sức) niệm Phật mà vẫn nghe tiếng niệm. Đó là ta nghe được bằng tánh nghe. Mức độ này gọi là nhập tâm.
Thí dụ: Trong lu chứa lẫn lộn hai loại đậu trắng, đậu đen. Nay bỏ nhiều đậu trắng, dĩ nhiên đậu trắng nổi lên trên mặt (nhập tâm).
2. Nay hành giả bị mất trạng thái nhập tâm, không còn nghe tự tâm niệm nữa, vì các lý do sau:
a. Không tiếp tục nuôi lớn (huân trưởng), không chuyên tu mà tạp tu (hãy đọc Phần V chuyên tu chánh hạnh, sách Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, và câu đáp 6A).
b. Không buông bỏ được mà bận rộn, dính mắc những thứ như:
Tình cảm gia đình bị xáo trộn, sứt mẻ, vợ chồng, (không chung thủy) cha mẹ, anh chị em (giận hờn,...).
Lo lắng sinh kế gia đình (quá bận rộn việc làm hằng ngày).
Dính mắc lục trần: Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp (ghiền nghe máy thu thanh, xem truyền hình, đắm mê phim Tàu, Tây, say sưa ca nhạc, du ngoạn Âu Á…).
Thí dụ: Không tiếp tục bỏ vào lu đậu trắng mà bỏ đậu đỏ (tạp tu) và đậu đen (thế sự) quá nhiều. Dĩ nhiên đậu trắng phải bị chìm (không còn nghe tiếng tự niệm nữa).
3. Muốn hồi phục sự nghe tự tánh tự niệm, chỉ có cách duy nhất là huân trưởng mức nhập tâm (Xin đọc câu đáp 6A và 58A).
Thí dụ: Ngưng không bỏ đậu đỏ (tạp tu), đậu đen (hạt giống hữu lậu khác) vào lu nữa, mà chuyên bỏ thật nhiều đậu trắng (huân tập danh hiệu Phật thật nhiều). Tức nhiên đậu trắng tràn đầy lại trên mặt lu (chủng tử khởi hiện hành lại).
____________________________
6A: https://adidaphat.net/FAQ/1841/Sao con niem Phat ma khong nhap tam Con ong xa con niem Phat lai rai ma duoc nhap tam
58A: https://adidaphat.net/FAQ/1891/Hanh gia nhap tam roi muon nuoi lon no phai hanh tri cach nao