Phật Học Vấn Đáp


Nếu cho người khác mượn tiền quyên góp thập phương, có điều khoản nợ thì trả tiền lãi như thế nào ?
Nếu cho người khác mượn tiền quyên góp thập phương dùng, có điều khoản nợ thì trả tiền lãi như thế nào ?

8/13/2022 8:38:34 PM

Việc này cũng không như pháp, không thể cho mượn. Khi bạn thật sự có khó khăn thì thường trụ và mọi người có thể giúp đỡ bạn. Phật pháp là lấy từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa, Phật pháp có thể dùng phương thức từ bi cứu tế đối với bạn. Tương lai khi bạn có điều kiện thì lại đến tu cúng dường, không có mượn với trả gì cả. Nếu lấy tiền của thường trụ cho cá nhân sử dụng thì thường trụ phải mở cuộc họp, tuyệt đối không phải cứ làm trụ trì là mình có thể làm chủ. Họ muốn làm chủ thì họ sẽ gánh nhân quả, họ phải chịu trách nhiệm. Phải hiểu đạo lý này.

Thông thường mở cuộc họp trong Phật pháp, đa phần là vào sau bữa ăn, bởi vì khi ăn cơm thì mọi người đều có mặt. Bình thường mỗi người dụng công, ai nấy có công khóa riêng. Đều là vào bữa ăn sáng hoặc bữa ăn trưa, bữa tối thông thường không ăn, đa phần đều vào bữa trưa, mọi người tập hợp, gọi là yết ma. Yết ma là tiếng Ấn Độ, dùng lời hiện nay chính là hội nghị, là họp biểu quyết. Lão Hòa Thượng hoặc là vị Thầy phụ trách thay mặt mọi người tuyên bố, một người nào đó, xuất gia hay tại gia có khó khăn, chùa của chúng ta lấy một chút tiền giúp đỡ họ, giúp họ giải quyết khó khăn này, mọi người có đồng ý không? Sự việc rất nhỏ thì nói một lần, đồng ý thì không nói nữa, không đồng ý thì sẽ nói tiếp. Giống như việc mượn tiền thông thường, đây không phải là việc nhỏ, đây là việc lớn, ít nhất phải nói ba lần. Sau ba lần, không có ai phản đối thì việc này được thông qua, vậy thì có thể. Cho nên không cá nhân nào có thể làm chủ.

Việc lớn nhất trong Phật giáo là xuất gia, khi xuất gia thì phải bạch Tứ Yết ma, chính là nói bốn lần. Hiện nay chúng ta nói thông qua ba lần đọc, thông qua bốn lần đọc, thông qua bốn lần đọc là quan trọng nhất. Bình thường ở chùa nếu có người đến quải đơn, thông thường đều là thông qua ba lần đọc, không phải là một ai đó có thể làm chủ. Hơn nữa, khi đến quải đơn, trước khi quải đơn nhất định đã từng thọ giới, có giới điệp. Hơn nữa, trong chùa có quy củ, thông thường đến quải đơn, đầu tiên là ba ngày, năm ngày, một tuần. Phải ở rất tốt, hai bên đều có thể thích ứng thì bạn có thể ở một tháng, hai tháng. Tri kiến của mọi người có thể nhất quán, lại có thể tuân thủ giới luật, như vậy mới có thể ở lại. Bất kỳ người nào bước vào đạo tràng, đều phải nên có giai đoạn quan sát từ ba tháng đến nửa năm, đây là rất hợp đạo lý. Thường trụ phải hiểu rõ bạn, bạn phải hiểu rõ thường trụ, mọi người có thể chung sống hòa mục, có thể kiến hòa đồng giải, giới hòa đồng tu, vậy mới có chỗ tốt, không phải cứ tùy tiện mà đến. Người muốn xuất gia thì ít nhất phải bị quan sát ba năm. Bạn dùng thân phận cư sĩ ở trong đạo tràng ba năm. Ở được rất tốt trong ba năm, bạn phát tâm xuất gia thì mới có thể cạo đầu, không phải là vừa đến là cạo ngay. Cho nên ngôi chùa này có bất hòa là có nguyên nhân, không như pháp.

Trích từ:  Học Phật Vấn Đáp. Hòa Thượng Thích Tịnh Không



Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật