Phật Học Vấn Đáp


Đệ tử kiên trì độc thân tu hành cho tốt thì liệu có trái với lệnh của cha mẹ, thuộc về hành vi bất hiếu không?
Đệ tử cảm thấy kết hôn sanh con sẽ làm chướng ngại việc tu hành, nhưng người nhà phản đối quyết liệt cách nghĩ không kết hôn. Xin hỏi, nếu đệ tử kiên trì độc thân tu hành cho tốt thì liệu có trái với lệnh của cha mẹ, thuộc về hành vi bất hiếu không?

8/13/2022 10:57:43 AM

Sự việc này rất khó nói, từ xưa đến nay “thanh quan khó đoạn việc nhà”, điều này phải xem hoàn cảnh gia đình bạn. Nếu nhiều anh em thì không vấn đề gì, nếu bạn là con một thì việc này rất khó nói. Con một thì phải làm thế nào? Tốt nhất là sau khi kết hôn sinh con rồi, bạn hãy xuất gia tu hành, đây là cách hay. Nói chung, đã có thế hệ sau ở trong nhà rồi thì việc này dễ ăn nói hơn. Nếu không, thì người thế gian nhìn thấy rất nặng nề. Nếu bạn có anh em, anh em của bạn có con cái, vậy thì có thể nói được thông, bạn chuyên tâm tu đạo, dần dần người nhà đều có thể hiểu rõ, đều sẽ thay đổi quan niệm, sẽ ủng hộ, tán thành bạn. Khi họ không hiểu rõ thì nhất định phải nhẫn nại, phải có trí huệ, dùng phương tiện thiện xảo để dẫn dụ. Biết được điều quan trọng nhất là hiểu rõ chân thật tướng của con người ở trong thế gian. Con người ở thế gian trở thành người một nhà, như Phật đã nói, đều là duyên phận trong đời trước, báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Nếu rõ ràng rồi thì tâm của bạn liền bình lặng, sẽ không có chấp trước, đều là loại quan hệ này.

Dân tộc chúng ta xem trọng thế hệ sau, đặc biệt là nhà Nho nói “bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”(trong ba tội bất hiếu, không có con nối dõi là tội lớn nhất), đã xem sự việc này rất nặng nề. Nhưng tôi có cách giải thích mới cho câu nói này, giải thích của tôi không giống với người xưa, tôi nói “vô hậu vi đại” không phải là nói con cháu của bạn thật nhiều, đây là việc lớn quan trọng nhất, không phải vậy. Trong số con cháu của bạn có truyền nhân không? Gia đình, bạn xem có gia đạo, có gia nghiệp, có người kế thừa hay không? Có con cháu nhiều đi nữa mà không có người có thể kế thừa thì không thể gọi là “vô hậu vi đại”, quan trọng nhất chính là người kế thừa. Kế thừa đạo của ta, kế thừa gia nghiệp, không nhất định là con cái của chính mình, người thân bạn bè của bạn đều có thể.

Ví dụ như hiện nay bạn mở công ty kinh doanh, người kế thừa công ty không nhất định là con cháu của mình, bồi dưỡng một nhân viên ưu tú để họ có thể kế thừa, trong bạn bè cũng có thể kế thừa, không nhất định phải là con cái. Công ty đời đời truyền xuống, việc này tốt, vậy mới gọi là sự nghiệp. Chính mình cả đời làm được huy hoàng đi nữa, sau khi chết rồi con cháu không thể kế thừa, sau khi chết rồi công ty lập tức bị con cháu bán đi, tài sản đều chia ra hết. Chia ra rồi còn kiện tụng, anh chị em đều biến thành thù địch, vậy thì không được, thật sự là rất không tốt. Cho nên phải hiểu rõ đạo lý này, lời người xưa nói ý nghĩa rất sâu xa, xem chúng ta giải thích như thế nào.

Trích từ:  Học Phật Vấn Đáp. Hòa Thượng Thích Tịnh Không


Thẻ
Chướng        Tu Hành        Chướng Ngại       

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Từ Ngữ Phật Học Trong Phần Vấn Đáp



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật