Phật Học Vấn Đáp


Không nghĩ đến người khác, nhưng ít bệnh sống lâu. có phải là họ không để ở trong tâm không?
Có một số người toàn làm việc theo cảm tính, chỉ làm theo ý mình, không nghĩ đến cảm nhận của người khác hay để lại hậu quả gì cho người khác, nhưng lại ít bệnh sống lâu, xin hỏi có phải nguyên nhân là họ không để ở trong tâm không?

8/12/2022 11:00:59 PM
Không phải vậy, đây là hai sự việc. Bản thân họ có sức khoẻ tốt. Tuổi thọ dài, sức khoẻ tốt là do nhân thiện họ đã tu trong đời quá khứ, trong đời này có được quả báo. Những hành vi họ tạo trong đời này, quả báo là ở đời sau, không phải ở đời này. Cho nên, nhất định phải hiểu, quả báo thông ba đời. Điều này trong kinh Phật thường hay nói, người thế gian “muốn biết nhân đời trước”, “xem quả hưởng đời này”, chính là những gì ta nhận được trong đời này. “Muốn biết quả đời sau, xem việc làm đời này”, đời sau có quả báo như thế nào? Hãy xem khởi tâm động niệm, lời nói việc làm trong đời này của chúng ta. Nhân quả thông ba đời! Cho nên, nghĩ xem trong cả đời này của chính chúng ta, tất cả khổ vui mừng lo, thì sẽ biết được nghiệp đã tạo đời trước. Nghiệp, quả đều là tự làm tự chịu, không liên quan đến người khác. Nếu quả báo của chúng ta không tốt, hi vọng có thể cải thiện môi trường sống của chúng ta, đây là thuộc về quả báo, có được không? Được. Bởi vì nhân quả là do chính mình tạo, cho nên người khác không thể giúp bạn thay đổi. Bạn tìm thầy bói, tìm thầy phong thủy để giúp bạn thay đổi, đó là giả, đó hoàn toàn là lừa gạt người, do chính mình thay đổi. Chính mình tạo nhân, chính mình chịu quả báo, chính mình có thể thay đổi. Phương pháp thay đổi, các bạn xem Liễu Phàm Tứ Huấn thì sẽ hiểu rõ, xem Du Tịnh Ý Ngộ Táo Thần Ký thì bạn sẽ hiểu. Bạn y theo phương pháp của họ mà thay đổi, khẳng định là hữu hiệu, hơn nữa là vô cùng nhanh. Trước hết phải sám tội, chính mình có tội nghiệp, làm việc sai thì không được giấu giếm, càng giấu thì càng nghiêm trọng, việc đó thì phiền phức rồi. Cho nên, Phật dạy chúng ta “phát lồ sám hối”, chính mình có lỗi lầm thì phải nên nói với người khác, đừng sợ người khác chỉ trích, người khác chỉ trích bạn thì báo hết rồi, rất tốt, cho nên nói tội nặng báo nhẹ. Tạo tội nghiệp mà giấu giếm, càng giấu thì càng nặng. Giấu giếm không chút sơ sót, người khác không biết, người ta vẫn tán thán bạn, nhưng quỷ thần biết, bạn không giấu nổi quỷ thần, cho nên quả báo sau này thì khổ rồi, đây là điều không thể không biết. Cho nên không thể nói đây là nguyên nhân do họ không để tâm, không để tâm là mê hoặc điên đảo, là ngu si.
Trích từ:  Học Phật Vấn Đáp. Hòa Thượng Thích Tịnh Không


Thẻ
Bệnh       

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật