Tác Giả

Đại Sư Thái Hư

Thái Hư Đại Sư tục danh Lữ Phái Lâm, sinh ngày 08/01/1890 (18/12/Kỷ Sửu), niên hiệu Quang Tự thứ 15, tại trấn Trường An, huyện Hải Ninh, tỉnh Chiết Giang, Trung Hoa.

Ngài sinh trong gia đình nghề thợ mộc, mồ côi từ thuở ấu thơ, người ốm yếu nhiều bệnh tật, nhờ bà ngoại (ngoại Tổ mẫu) dưỡng nuôi. Bà là một phật tử thuần thành, kính tin Tam bảo, Chánh tín, Chánh kiến, kim kinh ngọc kệ hôm sớm của lão bà khiến hạt giống Bồ đề của Ngài được vun quén.

Năm lên 9 tuổi, Ngài theo lão ngoại Tổ mẫu (bà ngoại) hành hương chiêm bái Cửu Hoa sơn, Phổ Đà sơn cùng các danh lam thắng tích Phật giáo. Từ đây hạt giống Bồ đề nẩy mầm và phát triển xinh tươi. 

Năm lên 16 tuổi xuân, đất Bồ đề được vun đắp, cửa Bát nhã tiếp nhận một Thích tử vào chốn Thiền môn, tháng 03 năm Giáp Thìn (tháng 05/1904), niên hiệu Quang Tự thứ 30, Ngài đăng Phổ Đà sơn quyết chí cầu đạo giải thoát, xuất gia tu học. Nhưng lại đi nhầm thuyền đến huyện Ngô Giang, Ngài tiến thẳng lên ngọn Tiểu Cửu Hoa sơn, cầu xin xuất gia với lão Khoan Công, lão Khoan Công đưa Ngài về Tứ Minh, đảnh lễ Sư tổ Tráng Niên lão nhân. Nơi đây Ngài được thế phát xuất gia, trang nghiêm pháp phục cà sa, trở thành trang Thích tử, được Hòa thượng Bổn sư ban pháp danh Duy Tâm, pháp hiệu Thái Hư. 

 

Tháp Chạp trong năm, Ngài cầu thụ Cụ túc giới với trưởng lão Hòa thượng Kính An Ký Thiền, Tổ đình Thiên Đồng làng Thiên Đồng ở dưới chân núi Thái Bạch của Ngân huyện, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang ngày nay. Đại Giới đàn này có đến hàng trăm giới tử, Ngài là một giới tử trẻ nhất, đối đáp bén nhại nhất (ký ức lực siêu quần); trưởng lão Hòa thượng Kính An Ký Thiền ngợi khen là bậc pháp khí Đại thừa, Huyền Trang tái thế.

Bước đầu tham vấn học Phật, nương nơi trưởng lão Hòa thượng Kính An Ký, lão Pháp sư Kỳ Xương học Đại thừa Liễu nghĩa Diệu Pháp Liên Hoa kinh và tông chỉ Thiên Thai Giáo quán cùng văn tự thế gian. Ngài thường nghe các bậc lão Pháp sư đương thời như Đạo Giai, Đế Nhàn… giảng giải các kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm. Ngoài ra còn tham duyệt các tác phẩm văn học Phật giáo như Chỉ Nguyệt lục, Cao Tăng truyện, Hoằng Minh tập… Ngài tham cứu thiền, tu học với trưởng lão Hòa thượng Kính An Ký. Ký ức lực siêu thường, ứng khẩu lanh lợi như điện chớp, biện tài vô ngại của Ngài làm cho đồng môn học chúng vô cùng thán phục.

Năm Đinh Mùi (1907), vừa tròn 18 tuổi xuân, tại Tổ đình Tây Khê Cổ Tự, Từ Khê, Ngài tham duyệt Đại Tạng kinh. Khi đọc đến kinh Đại thừa Liễu Nghĩa Bát Nhã kinh, Ngài hoát nhiên tổ ngộ, thân tâm, thế giới thấu suốt, vọng niệm băng tiêu, trải qua hằng giờ như thế mà cảm nhận như trong chốc lát, cho đến ngày hôm sau, thân tâm vẫn thanh thản như đang ở thế giới Tịnh Cực Lạc Quốc độ. 

Năm Kỷ Dậu (1909), Ngài đến Nam Kinh, cùng với Cư sĩ Dương Nhân San phát tâm gánh vác, vận động lập ra hình thức đoàn thể cư sĩ để phục hưng Phật giáo. Tiến hành các hoạt động kết tập, in ấn, phát hành kinh điển, mở trường lớp, nghiên cứu Phật giáo, bồi dưỡng nhân tài, cải cách hưng long Phật giáo, đây là thời kỳ đầu phát triển của Cư sĩ Phật giáo.

Cuối đời nhà Thanh, năm Mậu Thân (1908), văn hóa phương Tây bắt đầu du nhập vào đất nước Trung Hoa, các luồng tư tưởng cách mạng nổi dậy như cuồng phong bảo vũ. Đồng môn huynh đệ với Ngài, các vị Pháp sư trẻ như Hoa sơn, Kinh Ái… thảy đều hấp thu tư tưởng của trào lưu đương đại, cùng nhau cực lực làm nên cuộc Cách mạng Tăng đoàn Phật giáo, xây dựng xứ sở. Riêng Ngài, lúc bấy giờ vẫn say sưa với đèn sách, mặc cho thế sự thăng trầm, bể dâu thay đổi, tâm Ngài vẫn an nhiên. 

Sau đó, nhân đọc các loạt bài của Khang Hữu Vi “Đại Đồng thư”, Lương Khải Siêu “Tân Dân thuyết”, Chương Thái Viêm “Cáo Phật Đệ tử thư”… các sách báo phiên dịch từ châu Âu, Ngài mới lập thệ nguyện cứu thế độ sinh, lý tưởng Bồ tát đạo, mang ánh sáng Đạo vàng Từ bi Trí tuệ vào cuộc đời, trở thành vị Đại sư làm nên cuộc Cách mạng toàn diện của Phật giáo đương thời và ảnh hưởng tác động khắp các quốc gia Phật giáo vào đầu thế kỷ 20. 

Mùa Đông năm Kỷ Dậu (1909), niên hiệu Tuyên Thống thứ nhất, vừa tròn 20 tuổi, Ngài theo trưởng lão Hòa thượng Ký Thiền dự Đại hội Giáo dục Phật giáo tại Giang Tô. 

Năm Canh Tuất (1910), Ngài an trú sáu tháng tại Tịnh xá Kỳ Hoàn. Mùa Thu năm này, Ngài lãnh trách nhiệm giáo sư Trường Tiểu học Phật giáo tại Tiểu Vũ Tự, Phổ Đà Sơn. Năm 23 tuổi, Ngài giảng dạy giáo lý Phật đà trong tỉnh Quảng Châu, và được mời nhậm chức trụ trì ngôi già lam Song Khê tự, Bạch Vân sơn. 

Tháng 03 năm Tân Hợi (04/1911), Đồng Minh hội Hoàng Hoa Cương khởi nghĩa bạo phát và thất bại, Ngài sáng tác bài Thi “Điếu Hoàng Hoa Cương-弔黄花岗”. 

Cuối triều đại nhà Thanh, tư tưởng truyền thống Nho gia chủ đạo, chiếm ưu thế trong một xã hội phong kiến quân chủ tập quyền, độc tài đã đến lúc phải kết thúc, để lại những vấn đề của một xã hội thối nát, giai cấp thống trị chiếm phần lớn điền sản, nạn tham nhũng leo thang, giới quan chức triều đình đại đa số hủ bại đọa lạc; đạo đức tâm linh xã hội suy đồi trầm trọng, nhấn chìm trong tuyệt vọng. Lực lượng sản xuất chính của xã hội là nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề. Thương nhân cho vay nặng lãi, họ lợi dụng những lúc nông dân gặp lúc khó khăn như thiên tai, sưu thuế cao để bóc lột. Chính quyền Mãn Thanh thối nát và tăng cường nạn bóc lột nông dân. Thuế má, tạp dịch nặng nề khiến đời sống tầng lớp công nông tay lấm chân bùn càng thêm điêu đứng. Chính vì vậy phong trào nông dân nổi dậy liên tục khắp nơi.

Thời đại khoa học văn minh hiện đại châu Âu và Mỹ, trong điều kiện các quốc gia nghèo nàn lạc hậu, không được viện trợ giúp đỡ, bởi những đam mê lợi ích vật chất, ích kỷ tác động dễ tổn thương đối với những quốc gia nhược tiểu, thậm chí còn tệ hơn Trung Quốc.

Niên hiệu Đồng Trị, Hồng Tú Toàn (1814- 1864) tự xưng mình là em trai của đức Chúa Giêsu, sáng lập ra đạo "Bái Thượng đế", để tập hợp người dân chống lại chính quyền. Ông tự xưng là Thiên Vương, thành lập Thái Bình Thiên Quốc và từng chiếm lĩnh nhiều vùng đất rộng lớn ở miền Đông Nam Trung Quốc. Nơi nào có dấu chân Hồng Tú Toàn đặt chân cất bước đến, nơi ấy những cơ sở tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo đều được xem là “ngoại đạo” và bị phá hủy trong thập kỷ nổi loạn.

Bối cảnh Phật giáo vào thời hỗn loạn bởi pháp nạn, lòng dân bất an, xã hội sa sút suy thoái nghiêm trọng. Pháp nạn Phật giáo trong bối cảnh bên ngoài thế lực ngoại đạo đàn áp, nội tình thì tăng sĩ yếu kém, quần chúng nhân dân bị bóng đêm mê tín tà kiến bao phủ khắp. 
 

Đầu Xuân Nguyên Đán năm Tân Hợi (1911), tuyên cáo thành lập Trung Hoa Dân Quốc tại Nam Kinh. Ngài cùng Pháp Sư Nhân Sơn thành lập “Phật giáo Hiệp tiến hội” trù bị thiết lập tại Tỳ Lô Tự, Nam Kinh. 

Không bao lâu, trưởng lão Hòa thượng Ký Thiền tuẫn giáo vì cuộc vận động cho Phật giáo tại Bắc Kinh. Chư tôn đức tăng già, Phật giáo đồ cả tỉnh Thượng Hải long trọng cử hành lễ truy điệu. Buổi lễ truy điệu trong nỗi khổ niềm đau của Phật giáo đồ, Ngài công bố ba điều trọng đại trong đại cuộc Cách mạng Phật giáo đương thời qua ba điểm.

1. Cải cách về giáo lý; 
2. Cải cách về giáo chế; 
3. Cải cách về giáo sản.

Từ năm 1913 đến năm 1917, sau việc tổ chức Tổng hội Phật giáo Trung Hoa tại Thượng Hải, và làm chủ bút cho tờ Phật giáo Nguyệt San không đạt kết quả như ý, Ngài về kiết thất ba năm tại Thiền viện Tích Lân núi Phổ Đà.

Thời gian này, Ngài nghiên cứu khắp hết kinh luận của các tông phái Phật giáo, nhưng với hai tông Duy Thức và Tam Luận, Ngài rất lưu tâm.

Ở đây, các vị Ấn Quang, Phật Sơn cũng thường lui tới đàm đạo với Ngài.

Ngoài ra, đối với học thuyết Đông Tây, xưa nay Ngài đều phán xét bằng cặp mắt Phật thừa và đều có viết bài bình luận. Có thể nói, đây là thời kỳ Ngài chuẩn bị một đường hướng mới thích hợp, để đáp ứng thời cơ, chấn hưng đạo pháp, xây dựng xứ sở. Chính thời gian này, bộ luận Chỉnh lý chế độ Tăng già ra đời, đồng thời các luận khác như Thiền Điển Tông, Pháp giới, Tam minh cũng lần lượt xuất hiện.

Điểm đặc biệt của Ngài trong thời gian nhập thất. "Có một chiều nhập định, nghe chuông lúc đầu vào buổi hoàng hôn, rồi Ngài vào trong Tam muội. Lúc sau nghe chuông báo xả định, Ngài xả ra mới hay trời đã sáng..."

Ngài cũng thường nói:

"Lúc nào thấy mệt mỏi, thân tâm không được điều hòa, để trị bệnh vặt này, chỉ có cách lấy bút mực ra thảo ít bài, liền thấy trong người thư thái..."

Vừa ra thất, Ngài đi Đài Loan, Nhật Bản, để quan sát những cải tiến của Phật giáo. Những điều mắt thấy, tai nghe, làm cho Ngài càng tin tưởng vào bộ Tăng già chế độ của mình vừa tung ra.

Chúng ta cũng nên hiểu thêm rằng, tiêu chuẩn cải cách của Thái Hư Đại Sư đưa ra là đặt sự cải cách trên nền tảng luật nghi, để tránh những tệ hại về sau.

Từ năm 1918 đến năm 1921, Ngài nhận lời yêu cầu của Hòa thượng Liễu Dư, giữ chức Tri chúng chùa Phổ Đà. Chẳng bao lâu, Ngài từ chức, rồi đi du hóa khắp nơi trong nước. Một mặt giảng diễn các kinh luận Đại thừa, để gây niềm tin chân chính cho mọi người. Mặt khác, Ngài tiếp xúc với các yếu nhân, phật tử, sáng lập cơ quan truyền bá giáo lý, lập hội Chánh Tín Phật Giáo… Ngài đã phát động phong trào học Phật mới mẻ chưa từng có.

Như lúc Ngài giảng Đại Thừa Khởi Tín tại Hán Khẩu, có Cư sĩ Lý Ẩn Trần, ông đọc được Đạo Học Luận Hành, Lăng Nghiêm Nhiếp Luận của Ngài rồi khen : "Dẫu cho gặp Lục Tổ, chưa chắc Ngài đã độ được tôi, nhưng với văn chương tam muội thế này, đã làm cho tôi cúi đầu bái phục".

Chính thời gian này, tờ Giác Xã Tùng Thư xuất hiện (tiền thân Nguyệt san Hải Triều âm) cùng các luận Phật Thừa Tông Yếu Tân Đích, Duy Thức… cũng lần lượt được xuất bản.

Về sau, Ngài được cử làm trụ trì chùa Tịnh Từ, nhưng gặp sự chống đối, Ngài lại bỏ đi.

Từ năm 1922, năm này Ngài 34 tuổi, đến năm 1928, Ngài càng hăng say sáng tác và để hết tâm lực vào công cuộc vận động cải cách Phật giáo nước nhà. Có thể nói, bao nhiêu hoài bão trong lòng, Ngài đều tung ra hết. Chính hai bài báo “Chi Hành Tự Thuật”, “Thích Tân Tăng” đã nói lên chí nguyện, cùng chỗ mong muốn của Ngài, đối với tiền đồ đạo pháp và sự tồn vong của đất nước.

Trong năm Quý Hợi (1923), Ngài cho ra một loạt bài tranh luận với Cư sĩ Âu Dương Cánh Vô về Khởi Tín Luận có phải ngụy tạo chăng? Vấn đề tướng phần đồng chủng, biệt chủng, năm Phật giáng sinh.

Việc làm trên của hai vị đã làm cho giới học Phật bấy giờ càng thích thú nghiên cứu Phật pháp hơn nữa.

Sang năm Giáp Tý (1924), Ngài có mở một "Đại hội Phật giáo Liên hiệp thế giới" tại chùa Đại Lâm. Kế tiếp bốn năm liền, Ngài giảng kinh Nhân Vương Hộ Quốc tại trường Đại Học Trung Hoa. Rồi đi thăm Ngũ Đài Sơn và hướng dẫn phái đoàn Phật giáo Trung Hoa đi Nhật tham dự "Đại hội Phật Giáo Đông Nam Á". Về nước, Ngài đi Thượng Hải lập "Phật Hóa Giáo Dục Xã", xuất bản tuần san Tâm Đăng, đến giảng tại Đại học Hạ Môn và Phật học viện Mân Nam.

Bấy giờ trong nước cuộc chiến tranh đã lan tràn tới phương Bắc, tăng, ni bị bắt buộc phải hoàn tục. Trong tình thế này, Ngài có viết ra quyển Tăng Chế Kim Luân để vận động cho tân Phật giáo.

Năm Đinh Mão (1927) Ngài được mời làm trụ trì chùa Nam Phổ Đà và Viện trưởng Phật học viện Mân Nam. Cũng năm này, Đại học Lãng Phước đặt tại bên Đức mời Ngài giảng về môn Trung Hoa. Khi đó Ngài có trước tác quyển "Tự Do Sử Quan" đã dịch ra tiếng Anh.

Năm sau, Ngài từ chùa Linh Ẩn (Hàng Châu) về giảng "Phật học đại cương" tại Nam Kinh.

Công việc vừa xong, Ngài lại xuất dương công du các nước Âu Mỹ để diễn giảng. Ở đây, có rất nhiều học giả của các nước Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Mỹ nhiệt tình hoan nghinh ngài (Ghi rõ trong Hoàn du ký).

Ngài là vị tăng đầu tiên của Trung Hoa sang Âu Mỹ hoằng pháp và lập "Phật học Uyển" ở Paris.
 


Từ năm 1929 đến năm 1939, Ngài nhận chức Ủy viên thường vụ "Hội Phật Giáo Trung Hoa" làm viện trưởng Viện giáo lý Bá Lâm ở Bắc Kinh. Rồi vào Tứ Xuyên hoằng pháp, hợp với Cư sĩ Lưu Tương lập "Viện Giáo Lý Hán Tạng"... và có kế hoạch đặt Phật học uyển tại Nam Kinh. Các Phật học viện Vũ Xương, Mân Nam, Bá Lâm, Hán Tạng cùng ba chùa Đại Lân, Quy Sơn, Tuyết Đậu đều thuộc Phật học uyển cả.

Năm Nhâm Thìn (1932), niên hiệu Dân Quốc thứ 21, đáp lời thỉnh cầu của Chính phủ Dân Quốc,  Ngài quang lâm trụ trì Tuyết Mai tự, cho nên Ngài chuyển giao Phật sự Bản tự Nam Phổ Đà cho đệ tử Thường Tinh và Tính Nguyện kế nhậm phương trượng trụ trì.

Năm Quý Tỵ (1933), niên hiệu Dân Quốc thứ 22, vào tháng 05, sau khi chiến tranh bùng nổ, Hạ Môn bị chiếm đóng thì Ngài sắp xếp hai vị Pháp sư Giác Bân và Hội Giác kế tục trụ trì Nam Phổ Đà tự, Ngài luân lưu giảng dạy ở các tỉnh lớn nước nhà Trung Hoa như: Triết Giang, Giang Nam, Thiểm Tây, Phước Kiến, Quảng Châu... và công du các nước châu Á, lập mối bang giao giữa các nước Phật giáo miền này với Trung Hoa.

Năm Bính Tý (1936), niên hiệu Dân Quốc thứ 25, Ngài đã ấn hành cuốn Giảng nghĩa Chương Duy Thức học, bản Giảng nghĩa Kinh Ưu Bà Tắc, Kinh Kim Cương, Ba cuốn sách của Từ Tôn v.v… ra đời tiếp với bộ Thái Hư Văn sao.

Năm Đinh Sửu (1937), niên hiệu Dân Quốc thứ 26, Nhật Bản xâm lược, Trung Hoa kháng chiến. Ngài bèn lấy tư cách một tăng sĩ Phật giáo, gửi điện văn thúc Phật giáo đồ Nhật Bản kháng nghị Chính phủ Nhật Bản đình chỉ hành vi xâm lược tàn bạo, đồng thời Đại sư lấy tư cách một công dân, đứng ra tổ chức các đoàn cứu hộ, cứu giúp nỗi khổ của tất cả nạn nhân chiến tranh, không phân biệt người thân hay quân địch, quân sĩ hay dân chúng, toàn quốc tất cả chiến tuyến đều có đoàn người Từ bi phục dịch cho nỗi thảm cảnh khốn khổ của người bị nạn. Đồng thời, những lời kêu gọi thiết tha của Đại sư kêu gọi dân tộc Nhật Bản đừng xâm phạm sự sống của người, kêu gọi dân tộc Trung Hoa cố bảo vệ sự sống của mình, được quần chúng hưởng ứng và trí giả khâm phục.

Việc làm của Ngài đều nhắm vào mục đích bảo vệ Chính pháp và giúp người vơi bớt khổ đau. Đồng thời cũng thể hiện việc hoằng pháp bằng thân giáo (tự thân thực hành, làm gương), khẩu giáo (diễn giảng, trứ thuật) và ý giáo (một lòng hộ trì Chính pháp, nhất tâm Từ bi vô ngã vị tha) của Đại sư vẫn tiến hành mãnh liệt. Đại sư đã gióng tiếng đại hồng chung linh thiêng cùng hòa nhịp với tiếng súng đại bác trong cuộc chiến tranh, cho thế nhân đem lại niềm tự tin, tia hy vọng.

Năm Kỷ Mão (1939), niên hiệu Dân Quốc thứ 28, Ngài đứng ra tổ chức đoàn phỏng vấn của Phật giáo Trung Hoa, xuất ngoại hoằng pháp khắp tất cả các nơi: Miến Điện, Ấn Độ, Nam Dương, Tích Lan v.v... quần chúng hoan nghênh, kết quả khả quan.

Năm Canh Thìn (1940),  niên hiệu Dân Quốc thứ 29, từ Ấn Độ trở về Trung Quốc, được đại biểu hơn 60 đoàn thể hoan nghênh tại Bồi Đô. Giữa Đại hội Ngài trình bày công việc của đoàn phỏng vấn và tình hình Phật giáo các nơi. Tiếp giảng Chân Hiện Phật Luận và ấn hành trong mùa đông năm ấy.

Năm Tân Tỵ (1941), niên hiệu Dân Quốc thứ 30, Đại sư giảng "Pháp tính Không tuệ học khái luận", "Trung Quốc Phật học" tại viện Giáo lý Hán Tạng, rồi trù bị cải tổ Giáo hội Tăng già Trung Quốc, lập "Trung học Đại hùng" ở Bắc Bồi và tổ chức "Hội Phật giáo Trung Quốc", cũng chính Đại sư giữ chức "Ủy viên Chỉnh lý" trong đó.

Năm Đinh Hợi (1947), niên hiệu Dân Quốc thứ 36, vào thượng tuần tháng 02, Ngài giảng một thời pháp cuối đời với đề tài "Bồ tát Học xứ" tại Diên Khánh tự, và sau khi không nhận Huân chương lãnh tụ tôn giáo của Kháng chiến thắng lợi, Đại sư định triệu tập Đại biểu Đại hội toàn quốc Phật giáo trong ngày 08/04, đồng thời phát động triệu tập Hội nghị Liên hiệp Phật giáo Quốc tế. Tất cả công việc đang lên như nước thủy triều, bỗng bệnh cũ tái phát, Ngài đang cầm bút dịch kinh Đại Bát Nhã, bỗng nhiên an tường xả báo thân, thị tịch vào 01 giờ 13 phút ngày 25/02/ÂL (17/03/DL, tại ngôi già lam Ngọc Phật tự, Thượng Hải, hưởng dương 59 xuân, Pháp lạp 43 hạ).

Lễ nhập kim quan vào ngày 27 tháng 02 năm Đinh Hợi (19/03/1947), Nhục thân Ngài với tư thế tọa thiền với sắc diện hồng hào đang nhập đại định. Tang lễ cử hành cho đến ngày 17 tháng 02 năm Đinh Hợi (08/04/1947), tứ chúng tăng ni phật tử đến thụ tang đông vô số, khi chiêm bái từ dung an nhiên tự tại của Ngài, đều phát tín tâm kiên cố, tinh tấn tu tịnh nghiệp.

Thái Hư Đại sư, vị Đại Bồ tát mang áng sáng Từ bi Trí tuệ Phật pháp chan hòa khắp muôn nơi, Ngài mang lý tưởng Bồ tát đạo, tổ chức cơ quan tuyên dương Diệu pháp Như Lai khắp nơi trên lãnh thổ Trung Hoa và tác động phong trào chấn hưng Phật giáo khắp thế giới. Bản thân Ngài luôn chú trọng đến việc trước tác, dịch thuật, diễn giảng Phật lý phát huy tinh nghĩa Thượng thừa liễu nghĩa Phật pháp, dung nạp các tư tưởng mới, chắt lọc mọi tà thuyết di đoan và kêu gọi tinh thần Lục Hòa Đoàn kết, khuyến học đối với tăng, tục trên toàn thế giới.

Di sản quý giá nhất của Ngài để lại cho hậu thế là “Thái Hư Bồ tát tạng-太虚菩薩藏.

Cố Giáo Sư Minh Chi
Cố Giáo Sư Trương Đình Nguyên
Cư Sĩ Bành Tế Thanh
Cư Sĩ Bích Ngọc
Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Cư Sĩ Cao Hữu Đính
Cư Sĩ Chân Hiền Tâm
Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền
Cư Sĩ Đạo Quang
Cư Sĩ Diệu Âm
Cư Sĩ Diệu Hà
Cư Sĩ Định Huệ
Cư Sĩ Đoàn Trung Còn
Cư Sĩ Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ
Cư Sĩ Dương Đình Hỷ
Cư Sĩ Đường Tương Thanh
Cư Sĩ Giang Đô Trịnh Vĩ Am
Cư Sĩ Giang Vị Nông
Cư Sĩ Hạnh Cơ
Cư Sĩ Hồ U Trinh Ở Núi Tứ Minh
Cư Sĩ Hoàng Phước Đại
Cư Sĩ Hồng Như
Cư Sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai
Cư Sĩ Huệ Thiện
Cư Sĩ Khánh Vân
Cư Sĩ Lâm Cự Tinh
Cư Sĩ Lê Huy Trứ MSEE
Cư Sĩ Lê Sỹ Minh Tùng
Cư Sĩ Liêu Nguyên
Cư Sĩ Liêu Địch Liên
Cư Sĩ Lưu Minh Chánh
Cư Sĩ Lưu Thừa Phù Ghi Chép
Cư Sĩ Lý Viên Tịnh
Cư Sĩ Lý Nhất Quang
Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập
Cư Sĩ Minh Chánh
Cư Sĩ Minh Trí và Mẫn Đạt
Cư Sĩ Ngô Đức Thọ
Cư Sĩ Nguyên Giác
Cư Sĩ Nguyên Hồng
Cư Sĩ Nguyễn Lang
Cư Sĩ Nguyên Phong
Cư Sĩ Nguyễn Đức Sâm , Ngô Đức Thọ
Cư Sĩ Nguyễn Đức Sinh
Cư Sĩ Nguyễn Hữu Kiệt
Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến
Cư Sĩ Nguyễn Xuân Chiến
Cư Sĩ Phạm Cổ Nông
Cư Sĩ Phúc Trung
Cư Sĩ Phương Luân
Cư Sĩ Quách Huệ Trân
Cư Sĩ Quảng Minh
Cư Sĩ Tâm Phước
Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám
Cư Sĩ Thiên Nhơn
Cư Sĩ Thôi Chú Bình
Cư Sĩ Thuần Bạch
Cư Sĩ Tiểu Bình Thật
Cư Sĩ Tịnh Mặc
Cư Sĩ Tô Khắc Minh
Cư Sĩ Tôn A Tử
Cư Sĩ Uông Trí Biểu
Cư Sĩ Viên Đạt
Cư Sĩ Vọng Tây
Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang
Đại Lão Hòa Thượng Thích Diễn Bồi
Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ
Đại Lão Hòa Thượng Thích Mộng Tham
Đại Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ
Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
Đại Lão Hòa Thượng Tinh Vân
Đại Sư An Thế Cao
Đại Sư Bách Trượng Hoài Hải
Đại Sư Chí Công
Đại Sư Cổ Diêm Khuông Am Thanh Liên bật-sô Linh Thừa
Đại Sư Đạo Bái
Đại Sư Đạo Nguyên
Đại Sư Đạo Tuyên
Đại Sư Diệu Hiệp
Đại Sư Diệu Khẩu
Đại Sư Diệu Không
Đại Sư Diệu Liên
Đại Sư Đời Tống, Nguyên Chiếu
Đại Sư Gia Tường Cát Tạng
Đại Sư Hải Đông
Đại Sư Hám Sơn
Đại Sư Hàm Thị
Đại Sư Hoài Cảm
Đại Sư Hoằng Nhất
Đại Sư Hoằng Tán
Đại Sư Huệ Ngộ
Đại Sư Khuy Cơ
Đại Sư Liên Trì
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc
Đại Sư Pháp Tạng Hiền Thủ
Đại Sư Phi Tích
Đại Sư Pomnyun Sunim Trí Quang
Đại Sư Quán Đảnh
Đại Sư Quảng Khâm
Đại Sư Tăng Triệu
Đại Sư Thái Hư
Đại Sư Thân Loan
Đại Sư Thang Hương Danh
Đại Sư Thanh Lương Trừng Quán
Đại Sư Thật Hiền
Đại Sư Thật Xoa Nan Đà
Đại Sư Thích Ấn Thuận
Đại Sư Thích Tăng Triệu
Đại Sư Thiên Thai Trí Giả
Đại Sư Thượng Sư Tsong Kha Pa
Đại Sư Tĩnh Am
Đại Sư Tông Bổn
Đại Sư Triệt Ngộ
Đại Sư Trung Phong Minh Bổn
Đại Sư Tsong Kha Pa
Đại Sư Ưu Đàm
Đại Sư Viên Hư
Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ
Đời Dao Tần, Duy Tắc Thiền sư Thiên Như
Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Đời Đường Sa Môn Văn Thẩm Thiếu Khương
Đời Lưu Tống Cương Lương Gia Xá
Hòa Thượng DaLai Lama
Hòa Thượng Thích Bảo Lạc
Hòa Thượng Thích Bích Liên
Hòa Thượng Thích Chân Thường
Hòa Thượng Thích Đồng Bổn
Hòa Thượng Thích Đổng Minh
Hòa Thượng Thích Đức Nhuận
Hòa Thượng Thích Đức Niệm
Hòa Thượng Thích Đức Thắng
Hòa Thượng Thích Giác Khang
Hòa Thượng Thích Giác Qủa
Hòa Thượng Thích Giác Quang
Hòa Thượng Thích Hân Hiền
Hòa Thượng Thích Hoằng Tri
Hòa Thượng Thích Hoằng Trí
Hòa Thượng Thích Hồng Đạo
Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn
Hòa Thượng Thích Huệ Hưng
Hòa Thượng Thích Huyền Dung
Hòa Thượng Thích Huyền Tôn
Hòa Thượng Thích Huyền Vi
Hòa Thượng Thích Khánh Anh
Hòa Thượng Thích Khế Chơn
Hòa Thượng Thích Mãn Giác
Hòa Thượng Thích Minh Cảnh
Hòa Thượng Thích Minh Châu
Hòa Thượng Thích Minh Lễ
Hòa Thượng Thích Minh Quang
Hòa Thượng Thích Minh Thành
Hòa Thượng Thích Nhất Chân
Hòa Thượng Thích Như Điển
Hòa Thượng Thích Phước Nhơn
Hòa Thượng Thích Phước Sơn
Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Hòa Thượng Thích Quang Phú
Hòa Thượng Thích Tâm Châu
Hòa Thượng Thích Tâm Quang
Hòa Thượng Thích Thái Hòa
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Hòa Thượng Thích Thiên Ân
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Hòa Thượng Thích Thiện Huệ
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Hòa Thượng Thích Thông Bửu
Hòa Thượng Thích Tịnh Không
Hòa Thượng Thích Tịnh Nghiêm
Hòa Thượng Thích Toàn Châu
Hòa Thượng Thích Trí Chơn
Hòa Thượng Thích Trí Hoằng
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Hòa Thượng Thích Trí Quảng
Hòa Thượng Thích Trí Thủ
Hòa Thượng Thích Trung Quán
Hòa Thượng Thích Từ Quang
Hòa Thượng Thích Tuệ Đăng
Hòa Thượng Thích Tuệ Đặng
Hòa Thượng Thích Tuệ Nhuận
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa
Hòa Thượng Thích Viên Giác
Hòa Thượng Thích Viên Huy
Hòa Thượng Thích Viên Lý
Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã
Tam Tạng Pháp Sư Đàm Vô Sấm
Tam Tạng Pháp Sư Đề Vân Bát Nhã
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Thượng Nhân Pháp Nhiên
Thượng Tọa Thích Chân Tính
Thượng Tọa Thích Chánh Lạc
Thượng Tọa Thích Đồng Ngộ
Thượng Tọa Thích Đức Trí
Thượng Tọa Thích Giải Hiền
Thượng Tọa Thích Hằng Đạt
Thượng Tọa Thích Hạnh Bình
Thượng Tọa Thích Huyền Châu
Thượng Tọa Thích Mật Thể
Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
Thượng Tọa Thích Nguyên Bình
Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn
Thượng Tọa Thích Nguyên Hùng
Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng
Thượng Tọa Thích Nhuận Châu
Thượng Tọa Thích Phổ Huân
Thượng Tọa Thích Phước Hòa
Thượng Tọa Thích Phước Thái
Thượng Tọa Thích Quảng Ánh
Thượng Tọa Thích Thiện Phụng
Thượng Tọa Thích Tiến Đạt
Thượng Tọa Thích Trí Đức
Thượng Tọa Thích Trí Siêu
Thượng Tọa Thích Trường Lạc
Thượng Tọa Thích Vĩnh Hóa
Tiến Sĩ Lê Sơn Phương Ngọc
Tiến Sĩ Sinh Học Matthieu Ricard
Tiến Sĩ Vật Lý Trịnh Xuân Thuận
Tỳ Kheo Thích Đăng Quang
Tỳ Kheo Thích Đồng Thọ
Tỳ Kheo Thích Đồng Tịnh
Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Tỳ Kheo Thích Giác Nghiên
Tỳ Kheo Thích Giới Bổn
Tỳ Kheo Thích Giới Đức
Tỳ Kheo Thích Giới Nghiêm
Tỳ Kheo Thích Hoằng Đạo
Tỳ Kheo Thích Hoằng Thường
Tỳ Kheo Thích Huệ Chiểu Chùa Đại Vân Ở Chuy Châu
Tỳ Kheo Thích Minh Điền
Tỳ Kheo Thích Minh Định
Tỳ Kheo Thích Minh Trí
Tỳ Kheo Thích Nguyên Chứng
Tỳ Kheo Thích Tâm Hạnh
Tỳ Kheo Thích Thanh Giác
Tỳ Kheo Thích Thiện Hạnh
Tỳ Kheo Thích Thiện Trang
Tỳ Kheo Thích Thông Huệ
Tỳ Kheo Thích Viên Ngộ
Tỳ Kheo Visuđhacara



Quá khứ đã thành hư vô, tương lai còn là mộng tưởng, sống cho hiện tại mới là quan trọng nhất. Đừng bận tâm về quá khứ, không cần lo lắng cho tương lai, sống thiết thực với hiện tại, thì có thể đồng hành cùng quá khứ và vị lai.